DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Nhậu say dắt bộ xe máy về thì có bị CSGT xử phạt nồng độ cồn?

Avatar

 
Vi phạm nồng độ cồn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông với khung hình phạt cao. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người dân thờ ơ trước quy định này. 
 
Thậm chí còn có muôn vàng kiểu lách luật như nhậu say dắt bộ xe máy về nhà để qua mặt lực lượng chức năng. Vậy hành vi này có được xem là vi phạm giao thông hay chưa?
 
nhau-say-dat-bo-xe-may-ve-thi-co-bi-csgt-xu-phat-nong-do-con
 
1. Có cấm việc dắt xe máy về mà trong người có nồng độ cồn cao?
 
Cụ thể tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch 2018) liệt kê hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.
 
Nhằm ngăn phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia thì tại khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 cũng quy định người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
 
Dù vậy, các quy định trên không có nghiêm cấm chủ phương tiện giao thông có nồng độ cồn cao trong người dắt xe về. Do đó, người dắt xe máy mà tinh thần không tỉnh táo thì cũng sẽ không bị phạt.
 
2. Trường hợp thấy chốt CSGT kiểm tra mới dắt bộ xe máy thì có bị phạt?
 
Đối với trường hợp người uống rượu, bia điều khiển xe máy, nhưng thấy chốt/trạm CSGT mới thực hiện việc dắt bộ nhằm qua mặt lực lượng tuần tra/kiểm soát giao thông thì có thể bị xử phạt. 
 
Qua đó, nếu CSGT có thể chứng minh hành vi vi phạm (trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện kỹ thuật quay phim, ghi hình), CSGT hoàn toàn có quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
 
Mức phạt nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông hiện nay được quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6, điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt như sau:
 
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:
 
Mức phạt tiền: Từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng; đồng thời còn áp dụng hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
 
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở:
 
Mức phạt tiền: Từ 04 triệu đồng đến 05 triệu đồng; đồng thời còn áp dụng hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
 
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:
 
Mức phạt tiền: Từ 06 triệu đồng đến 08 triệu đồng; đồng thời còn áp dụng hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
 
Như vậy, pháp luật không cấm người nhậu say dắt bộ xe máy về nhà nhưng tuyệt đối không được điều khiển xe máy. Nếu lực lượng chức năng phát hiện hoặc có chứng cứ thì người dắt bộ nhằm lách luật vẫn có tể bị phạt.
  •  1328
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…