DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người nước ngoài có thể làm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam?

Avatar

 

Lãnh đạo doanh nghiệp - Minh họa

Khi nhắc đến “doanh nghiệp nhà nước”, không ít người cho rằng những nhóm doanh nghiệp này đại diện cho “nhà nước” làm kinh tế ở những lĩnh vực nhất định nên phải có lãnh đạo là người Việt Nam. Thực tế có phải như vậy hay không?

Doanh nghiệp nhà nước và các văn bản quy định chi tiết

Để làm rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm “doanh nghiệp nhà nước” theo quy định của pháp luật hiện nay.

Trước đây, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, “doanh nghiệp nhà nước” là những doanh nghiệp có 100% vốn chủ sở hữu thuộc về nhà nước.

Tuy nhiên, từ khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2021) khái niệm này đã có sự thay đổi lớn, cụ thể tại Khoản 11 Điều 3 Luật này có định nghĩa:

“Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”

Vì khái niệm “doanh nghiệp nhà nước” đã được mở rộng, những Nghị định hướng dẫn luật này về quản lý người đứng đầu doanh nghiệp cũng có sự thay đổi.

Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được ban hành, thay thế cho Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, những người giữ chức danh, chức vụ mà Nghị định 159 điều chỉnh chỉ bao gồm những người làm việc tại doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ và gọi chung là người quản lý doanh nghiệp nhà nước (Khoản 4 Điều 2)

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể là người nước ngoài?

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định này, 7 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

“1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

4. Tuổi bổ nhiệm:

a) Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

b) Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.

5. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

7. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.”

Theo đó, không có quy định bắt buộc người quản lý doanh nghiệp nhà nước phải là người Việt Nam. Điều này là dễ hiểu bởi lẽ thực chất doanh nghiệp nhà nước được lập ra với mục đích làm kinh tế, vấn đề quốc tịch của người lãnh đạo hoàn toàn không phải là một trở ngại cho việc quản lý, điều hành!

Tuy nhiên, có thể thấy tại tiêu chí đầu tiên trong 7 tiêu chí này, vẫn có quy định việc bổ nhiệm phải theo tiêu chuẩn của cơ quan chủ quản, nếu cơ quan đó có yêu cầu không nhận người nước ngoài làm lãnh đạo thì người được bổ nhiệm cũng phải tuân theo nguyên tắc!

Ngoài ra, với những doanh nghiệp không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của nhà nước (doanh nghiệp có tối đa 49% vốn điều lệ thuộc quyền sở hữu của nhà nước), tuy vẫn được  gọi là doanh nghiệp nhà nước, nhưng việc lựa chọn lãnh đạo sẽ không nhất thiết phải áp dụng Nghị định này,họ hoàn toàncó thể đề ra tiêu chí bổ nhiệm riêng.

 

  •  1413
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…