DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội xử lý ra sao?

Avatar

 

 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý đưa ra các thông tin không đúng sự thật, hoặc dùng những thủ đoạn gian dối để người khác tin tưởng, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được pháp luật xử lý như thế nào? Hành vi cấu thành tội phạm ra sao? Chúng ta cùng phân tích bản án dưới đây để hiểu rõ hơn về tội phạm này.

Bản án 11/2020/HS-ST ngày 28/04/2020 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

“Thông qua mạng xã hội facebook, Hồ Thị T sinh năm 1997 biết được tại Việt Nam đang có dịch bệnh Corona nên nhu cầu về sử dụng khẩu trang y tế và giá cả trên thị trường đều tăng cao. Do đó, Hồ Thị T nảy sinh ý định đăng bài bán khẩu trang y tế trên các nhóm của Facebook nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. 

Ngày 26/01/2020, T dùng điện thoại di động đăng nhập vào tài khoản facebook và đăng bài viết lên các hội, nhóm trên facebook để bán khẩu trang. Ngày 01/02/2020, chị Doãn Thanh H đọc thấy thông tin bán hàng của T trên mạng xã hội nên chị Hòa đã nhắn tin cho T hỏi mua khẩu trang. T đồng ý bán khẩu trang y tế cho chị Hòa với tổng giá trị đơn hàng là 21.345.000 đồng. 

Chị Hòa chuyển trước cho T số tiền 14.330.000đ. Sau khi nhận được toàn bộ số tiền trên, T đã không giao hàng, đồng thời chặn tin nhắn để chị Hòa không liên lạc được. 

Chị Hòa đã trình báo Công an và cơ quan chức năng đã tiến hành bắt giữ Hồ Thị T”

Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên bố bị cáo phạm tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt là 05 năm tù. Căn cứ vào các yếu tố phạm tội sau: 

Về hành vi: Lợi dụng tình hình dịch bệnh, chị T đã đăng bán khẩu trang nhưng thực tế lại không có hàng để giao. Hành vi cố ý đưa ra thông tin sai để người mua hàng tin và chuyển tiền. 

Về giá trị tài sản: Số tiền chiếm đoạt được là 14.330.000 đồng. Theo quy định của Bộ luật hình sự các đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 02 triệu đồng đến dưới 02 triệu đồng thì sẽ bị ghép vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ những phân tích trên, kết hợp với lời khai của bị cáo, bị hại và người làm chứng thì việc truy tố bị cáo theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tòa án là hoàn toàn có căn cứ.

Về căn cứ pháp lý: Tòa án đã áp dụng điểm c, khoản 3  Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 để quyết định hình phạt.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1...

2...

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a)...

b)….  

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”

Với hành vi phạm tội của bị cáo theo quy định của Bộ luật hình sự sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 

Tuy nhiên bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 đó là  thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải ,có nhân thân tốt và đã tự nguyện trả lại số tiền chiếm đoạt được cho bị hại.

Vì vậy, theo Điều 54 Bộ luật hình sự trong trường hợp bị cáo có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn.

 Do đó mức án được áp dụng cho bị cáo của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình là có căn cứ và hợp lý. 

  •  4418
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…