DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không có người đại diện pháp luật có được thôi việc?

Avatar

 
Khi doanh nghiệp chưa thể bầu lại người đại diện pháp luật (thông thường là giám đốc), vậy người lao động (NLĐ) có được giải quyết nghỉ việc trong trường hợp mà doanh nghiệp chưa có người đại diện pháp luật?
 
khong-co-nguoi-dai-dien-phap-luat-co-duoc-thoi-viec?
 
1. Doanh nghiệp cho NLĐ thôi việc trong trường hợp nào?
 
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 có quy định 13 trường hợp sau đây NLĐ được chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp:
 
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp khác.
 
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
 
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
 
- NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án.
 
- NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án.
 
- NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
 
- Doanh nghiệp là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
 
- NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải.
 
- NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
 
- Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
 
- Doanh nghiệp cho NLĐ thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật Lao động 2019.
 
- Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
 
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
 
2. Thôi việc có được trợ cấp thất nghiệp?
 
Theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định để NLĐ cần đáp ứng được các điều kiện sau đây để được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
 
NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
 
(1) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
 
- NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
 
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
 
(2) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
 
(3) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013.
 
(4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:
 
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
 
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
 
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
 
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
 
- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
 
- Chết.
 
Như vậy, NLĐ hoàn toàn sẽ được giải quyết nghỉ việc mặc dù không có người đại diện pháp luật trong thời gian đó, nếu doanh nghiệp chưa chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh.
 
Sẽ ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật sẽ giải quyết nghỉ việc cho NLĐ.
 
  •  886
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…