DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi nào công dân không được chụp ảnh, quay phim

Avatar

 
Chụp ảnh, quay phim có lẽ là một trong những thói quen muốn ghi lại khoảnh khắc, kỷ niệm của một người. Thói quen này có thể tốt hoặc cũng có thể để lại nhiều tác hại xấu. Tại một số nơi người dân cần lưu ý sẽ có thông báo cấm chụp ảnh, ghi hình hoặc nó đã trở thành luật bất thành văn mà người dân phải biết.
 
khi-nao-cong-dan-khong-duoc-chup-anh-quay-phim
 
Việc chụp ảnh, ghi hình có thể gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức hay an ninh quốc gia và nhiều hệ lụy khác. Để tránh bị xử phạt, vậy những địa điểm nào và khi nào thì công dân bị không được chụp ảnh, quay phim?
 
1. Nghiêm cấm chụp ảnh, quay phim ảnh hưởng đến bí mật đời tư
 
Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu sự kiện, hoàn cảnh về đời tư của cá nhân mà người khác không được loan truyền nếu không được người đó đồng ý hoặc pháp luật cho phép. Bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
 
Chụp ảnh, quay phim là quyền của cá nhân và được nhà nước khuyến khích quảng bá hình ảnh văn hóa của đất nước tới cộng đồng trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, người có hành vi trên cũng cần lưu ý một số quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
 
(1) Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình
 
- Trong trường hợp cá nhân chụp mà có sử dụng hình ảnh của người khác trong dữ liệu hình ảnh, video mà mình ghi được thì phải được người đó đồng ý.
 
- Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
 
(2) Sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý
 
- Như đã nói ở trên, nhà nước luôn khuyến khích các cá nhân, tổ chức làm đẹp hình ảnh đất nước và truyền tải thông điệp tốt đẹp đến cộng đồng. Thì hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng không cần phải xin phép.
 
- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
 
Lưu ý: Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm đến hình ảnh cá nhân thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
 
Ngoài ra, việc chụp hình, quay phim đối với cá nhân mà không cần phải có sự đồng ý đó chính là chụp hình, ghi hình cảnh sát đang làm nhiệm vụ. Theo khoản 3 Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018 quy định nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân được thực hiện như sau:
 
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
 
Như vậy, việc công dân chụp hình, ghi hình cảnh sát cụ thể là cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ thì không bị xem là xâm phạm bí mật đời tư mà đang thực hiện quyền giám sát của nhân dân.
 
2. Nghiêm cấm chụp ảnh, quay phim ảnh hưởng đến bí mật nhà nước
 
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
 
Hiện nay, để bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh quốc gia nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 nhằm ngăn chặn việc hình ảnh, tư liệu, thông tin quốc gia bị lộ ra ngoài làm ảnh hưởng đến đất nước.
 
Theo đó, Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm khi có liên quan đến bí mật nhà nước:
 
Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
 
Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
 
Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
 
Việc cấm chụp hình, ghi hình tại các cuộc họp, lưu lại tư liệu chưa được cơ quan nhà nước cho phép thì xem như vi phạm các quy định về bí mật nhà nước.
 
Ngoài ra, một số địa điểm có đặt biển báo cấm ghi hình, chụp hình tại trụ sở cơ quan, tổ chức thì người dân phải nên tuân theo như cơ quan chính quyền, bảo tàng nghệ thuật, công trình chưa được công bố,...
 
3. Cấm chụp hình, quay phim tại cảng hàng không
 
Cảng hàng không chắc hẳn trong thời gian qua đã làm chúng ta chú ý với những quyết định xử phạt nặng khi mà người dân đã vi phạm các quy định nghiêm cấm tại sân bay. Cụ thể, đó là chụp hình, ghi hình tại địa điểm sân bay.
 
Căn cứ khoản 9 Điều 32 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT (sửa đổi bởi Thông tư 41/2020/TT-BGTVT) về việc ghi âm, ghi hình trong khu vực hạn chế quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hoặc tại các điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc trong nơi làm việc của cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng hàng không phải được đơn vị chủ quản cho phép bằng văn bản, trừ các trường hợp sau đây:
 
Việc ghi âm, ghi hình thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước thực hiện theo các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.
 
- Ghi âm, ghi hình tại phòng chờ lên tàu bay, chờ lấy hành lý mà không phải điểm kiểm tra an ninh hàng không.
 
- Cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không ghi âm, ghi hình phục vụ công vụ theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao.
 
*Những địa điểm cụ thể bao gồm:
 
- Khu vực cách ly, khu vực từ điểm kiểm tra an ninh đối với nhân viên nội bộ trước khi vào khu vực hạn chế vào bên trong nhà ga.
 
- Khu vực sân bay.
 
- Khu vực phân loại hành lý.
 
- Khu vực dành cho hành khách quá cảnh.
 
- Khu vực phân loại, lưu giữ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi.
 
- Nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay ưu tiên.
 
- Khu vực giao nhận hành lý cho hành khách tại nhà ga đến.
 
- Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt tàu bay.
 
- Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn.
 
- Khu vực kho nhiên liệu cung cấp cho tàu bay.
 
- Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không; Trung tâm khẩn nguy hàng không quốc gia.
 
- Trung tâm kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận, trung tâm quản lý luồng không lưu;
 
- Đài kiểm soát tại sân bay, trạm ra-đa kiểm soát không lưu, trạm thông tin điều hành bay;
 
- Trạm cấp điện, cấp nước của cảng hàng không, sân bay (nằm ngoài khu vực hạn chế nhà ga, sân bay);
 
- Khu vực từ điểm soi chiếu hành lý ký gửi vào bên trong nhà ga;
 
- Khu vực từ điểm soi chiếu hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay vào bên trong nhà ga, nhà kho;
 
- Khu vực lắp đặt các thiết bị điều khiển trung tâm của hệ thống kỹ thuật nhà ga, sân bay, kiểm soát cổng cửa ra vào nhà ga, sân bay, quản lý tòa nhà.
 
Trên đây, là tổng hợp một số địa điểm, khu vực và đối tượng mà người dân bị hạn chế hoặc bị cấm hành vi chụp hình, ghi hình tư liệu mà chưa có sự cho phép của cá nhân, tổ chức đó. Ngoài những vấn đề đó ra thì người dân được nhà nước khuyến khích quảng bá hình ảnh đất nước thông qua hình ảnh, tư liệu.
  •  20511
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…