DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn cách kiểm tra giấy phép lái xe giả dễ dàng

Avatar

 
Nếu không phải là người làm việc có liên quan nhiều đến kiểm tra, cấp GPLX thì sẽ khó có thể nhận biết đâu là đặc điểm của GPLX giả. Do hiện nay có nhiều trường hợp sử dụng GPLX giả để xin việc. Vậy làm thế nào để các chủ doanh nghiệp có thể kiểm tra GPLX giả?
 
huong-dan-cach-kiem-tra-giay-phep-lai-xe-gia-de-dang
 
1. 02 cách kiểm tra GPLX giả
 
Hiện có hai cách kiểm tra giấy phép lái xe là thật hay giả dễ dàng và thông dụng nhất, cụ thể:
 
Cách 1: Kiểm tra trên website của Tổng cục đường bộ Việt Nam.
 
Bước 1: Truy cập Trang thông tin giấy phép lái xe của Tổng cục đường bộ Việt Nam tại địa chỉ https://gplx.gov.vn/.
 
Bước 2: Nhập các thông tin bao gồm: Loại giấy phép lái xe; số giấy phép lái xe; ngày, tháng, năm sinh; mã bảo vệ. Cuối cùng chọn "Tra cứu giấy phép lái xe".
 
Bước 3: Xem kết quả
 
Nếu hệ thống không hiện đầy đủ thông tin (bao gồm: họ và tên, ngày sinh, số giấy phép lái xe, số phôi thẻ giấy phép lái xe, nơi cấp giấy phép lái xe, ngày cấp giấy phép lái xe, ngày hết hạn giấy phép lái xe, hạng giấy phép lái xe, ngày trúng tuyển) hoặc thông tin không trùng khớp với thông tin trên giấy phép lái xe thì là giả.
 
Cách 2: Kiểm tra bằng mã QR trên Giấy phép lái xe.
 
Theo Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT về giấy phép lái xe, giấy phép lái xe được cấp sau ngày 1/06/2020 mà không có mã QR ở mặt sau thì có thể là giả.
 
Theo đó, với giấy phép lái xe có mã QR, bạn có thể tiến hành quét mã QR đó bằng các ứng dụng quét mã. Sau khi quét mã sẽ hiện ra các thông tin: Số giấy phép lái xe; họ tên, ngày, tháng, năm, sinh; hạng giấy phép lái xe; nơi cấp giấy phép lái xe.
 
Nếu quét mã QR mà không ra các thông tin nói trên hoặc các thông tin trên không trùng với thông tin trên giấy phép lái xe thì có thể đó là giả.
 
Tuy nhiên, ngoài trường hợp giấy phép lái xe là giả, việc tra cứu cũng có thể không ra kết quả bởi một số lý do như người dùng nhập sai thông tin, thông tin về giấy phép lái xe chưa kịp cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Vì vậy, khi tra cứu thông tin giấy phép lái xe, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin nhập
 
2. Sử dụng GPLX giả sẽ bị xử lý thế nào?
 
Căn cứ điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe sử dụng bằng lái không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bằng lái xe giả) có thể bị xử phạt đến 12 triệu đồng.
 
 Cụ thể:
 
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
 
- Đối với người điều khiển xe mô tô sử dụng bằng lái xe giả, mức phạt như sau:
 
+ Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.
 
+ Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.
 
Ngoài ra, căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Hình sự 2017) người có hành vi làm bằng lái xe giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tùy mức độ vi phạm mà hình phạt có thể lên tới 7 năm tù, phạt tiền đến 100 triệu đồng.
  •  3170
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…