DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hạn chế phát sóng, biểu diễn đối với nghệ sĩ, KOLs có hành vi vi pháp luật từ 10/2023

Avatar

 

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 512/QĐ-BTTTT ngày 31/3/2023 về việc ban hành kế hoạch hành động cập nhật kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025.

Theo Kế hoạch hành động được ban hành kèm theo Quyết định 512/QĐ-BTTTT, nổi bật với một số nội dung chính sau:

1) Quản lý thông tin trên môi trường mạng, tăng tỷ lệ thông tin tích cực, cụ thể:

- Định hướng, chỉ đạo trực tuyến mạng lưới trang tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội có lượng người truy cập lớn: Thực hiện thường xuyên Mạng lưới trang thông tin điện tử và mạng xã hội có người truy cập lớn. 

- Quản lý người nổi tiếng trên mạng: xây dựng quy trình xử lý (hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo) đối với nghệ sĩ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục) kể từ tháng 10/2023.

Xem bài viết liên quan: Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất: "cấm diễn", "cấm sóng" với nghệ sĩ vi phạm pháp luật, đạo đức

- Điều hướng dòng tiền quảng cáo xuyên biên giới vào các cơ quan báo chí chính thống, các nền tảng nội dung số, website, các kênh, tài khoản đã được cấp phép hoặc có đăng ký hoạt động với Bộ TT&TT (quảng cáo trên white list, chặn quảng cáo black list): từ tháng 12/2023

Xem bài viết liên quan: Công bố danh sách nội dung “đã được xác thực”  cho hoạt động quảng cáo trên mạng

- Hoàn thiện bộ máy nhân sự, tài chính và hệ thống kỹ thuật để vận hành Trung tâm xử lý tin giả: Bộ phận tiếp nhận tin giả Cổng tingia.gov.vn vận hành hàng năm (2021-2025).

Xem bài viết liên quan: Cách phòng chống tin giả trên không gian mạng

(2) Thúc đẩy phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng trong nước

Mục tiêu giai đoạn 2022-2025: Tăng doanh thu ngành công nghiệp trò chơi điện tử trong nước từ 400 triệu USD lên 800 triệu USD; tỷ lệ trò chơi điện tử sản xuất trong nước chiếm 25%. Theo đó, đề ra một số nhiệm vụ như sau:

- Phối hợp với đơn vị Liên minh Game Online tổ chức hàng năm các Hội thảo kết nối ngành game; các Hội thảo kết nối các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các quỹ đầu tư...

- Đồng thời, triển khai các chương trình đào tạo, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp sản xuất game của nước ngoài.: chương trình đào tạo thường xuyên trên game.gov.vn.

- Đề xuất Chính phủ cho phép bổ sung, hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp game trong nước: năm 2023-2024.

Xem thêm bài viết liên quan: Bộ TTTT hướng dẫn 02 cách kiểm tra website lừa đảo

  •  782
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…