DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách phòng chống tin giả trên không gian mạng

Avatar

 

Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mạng xã hội. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó mang lại, mạng xã hội gây ra cũng không ít “trắc trở” cho người dùng. Điển hình phải kể đến là tin giả trên mạng xã hội, theo đó, việc đưa tin, chia sẻ hay truyền bá tin giả đều là các hành vi vi phạm pháp luật. 

Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan về phòng chống tin giả trên không gian mạng và những quy định xử phạt vi phạm đối với vấn đề này.

Tin giả trên không gian mạng là một khái niệm khá quen thuộc đối với chúng ta, hằng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều tin giả mà một người dùng thông minh cần phải biết cách chọn lọc.

Vậy “Tin giả trên không gian mạng” được hiểu như thế nào?

Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra định nghĩa về tin giả trên không gian mạng như sau: 

Tin giả trên không gian mạng là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính đáng, gây hiểu lầm cho người đoc, người xem hoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do không được kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của sự việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.

Biết được sức ảnh hưởng và mức độ lan truyền của mạng xã hội, nhiều đối tượng xấu đã tìm cách vụ lợi trong những bảng tin giả đưa lên không gian mạng nhằm để người dùng dễ dàng tiếp cận. 

Một số tin giả nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay thậm chí là vu khống người khác. Một số tin lại gây kích động, phẫn nộ cho người dùng khi đăng những tin về các vụ án không có thật hay vụ án đã xảy ra nhiều năm trước nhằm gây rối trật tự ninh xã hội, chống phá nhà nước,...

Như vậy, việc tiếp thu một tin không chính xác hay thậm chí là bịa đặt, vu khống, gây loạn không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà còn gây hoang mang trong dư luận. Vậy những dấu hiệu nhận biết một tin giả là gì?

03 dấu hiệu nhận biết một tin giả

Khi đọc thông tin trên mạng, nếu thấy có những dấu hiệu sau thì rất có thể bạn đang đọc một tin giả:

- Tiêu đề giật gân, thu hút, nội dung thông tin mới lạ, thường đề cập đến một vấn đề nóng đang được nhiều người quan tâm.

- Thông tin không ghi nguồn hoặc nguồn không rõ ràng.

- Thông tin xuất phát từ những trang web, tài khoản, kênh nội dung trên mạng xã hội thường xuyên tung tin giả, hoặc từ những trang, tài khoản, kênh không thuộc cơ quan báo chí chính thống hoặc cơ quan nhà nước.

Cách xác định tin giả

Khí nghi ngờ một tin giả bạn cần thực hiện những bước sau để kiểm tra, xác minh:

- Xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả.

- KIểm tra thông tin, hình ảnh minh họa và đường dẫn liên kết.

- Đọc toàn bộ, nội dung, tìm những điểm nghi ngờ, mâu thuẫn.

- Đối chiếu với thông tin trên báo chí chính thống hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các cơ quan chức năng.

Quy định pháp luật về việc đưa, lan truyền tin giả trên không gian mạng 

Xử phạt vi phạm hành chính

Đối với cá nhân, tổ chức:

Căn cứ tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội, cụ thể:

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

- Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm

Căn cứ tại điểm b khoản 13 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Đối với nhà cung cấp dịch vụ:

Tại điểm c khoản 36 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định chủ động cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng có nội dung vi phạm pháp luật (thông tin xuyên tạc, tin giả, tin sai sự thật thì bị phạt tiền từ 30-50 triệu.

- Căn cứ tại điểm a,d,e, i khoản 3 Điều 100 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo. thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc,thông tin bịa đặt, gây hoang mang bị phạt tiền từ 50-70 triệu và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tùy theo tính chất mức độ của từng trường hợp mà hành vi đưa, truyền bá tin giả trên không gian mạng mà các hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các Tội sau:

- Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 bị phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.

Hình thức xử phạt bổ sung là 10-30 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề 01-05 năm.

- Tội vu khống quy định tại Điều 156 BLHS 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 bị phạt tù từ 01-03 năm.

Hình thức xử phạt bổ sung là 10-50 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01-05 năm.

- Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 331 BLHS 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội quy định tại Điều 331 BLHS 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 bị phạt tù từ 02-07 năm.

- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt nam quy định tại Điều 177 BLHS 2015 bị phạt tù từ 05-12 năm.

Làm thế nào để tránh bẫy “tin giả”

- Không tin ngay vào tất cả mọi thứ bạn thấy trên mạng.

- Suy nghĩ hai lần trước khi chia sẻ, đăng tải hoặc bình luận video, hình ảnh, tin tức trên mạng.

- Hỏi thăm, tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân khi bạn cảm thấy chưa chắc chắn hoặc chờ sự xác nhận thông tin từ cơ quan báo chí chính thống hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Làm gì khi lỡ đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật?

- Gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

- Đưa ra lời đính chính, xin lỗi.

- Hợp tác với cơ quan chức năng nếu có yêu cầu.

Các bước cần làm khi thấy tin giả

- Lưu lại bằng chứng ( lưu lại đường link, chụp ảnh màn hình tin, bài viết nghi là giả, tải video nghi là giả về máy tính, điện thoại của mình…)

- Không chia sẻ và cảnh báo cho người thân, bạn bè không chia sẻ những thông tin nghi ngờ là giả này.

- Thông báo tin giả ( kèm theo thông tin, bằng chứng) đến cơ quan chức năng có thẩm quyền theo các cách sau:

1. Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông qua các phương thức sau:

Website: https://tingia.gov.vn;

Email: [email protected];

Hotline: 18008108.

- Đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương (Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố (có thể lấy thông tin liên hệ qua các website của cơ quan này).

Xem Cẩm nang phòng chống tin giả trên không gian mạng tại file đính kèm

  •  8764
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…