DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giấy tờ xe thế chấp tại ngân hàng, dùng bản sao có bị phạt?

Avatar

 

Khi ngân hàng nhận thế chấp xe từ khác hàng, ngân hàng có quyền giữ bản chính giấy tờ đăng ký xe. Điều này là phù hợp với quy định hiện hành tại Điều 317, Điều 323 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, vấn đề này lại được quy định hoàn toàn khác tại điều 20a Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 11/2012/NĐ-CP như sau:

“Điều 20a. Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp

Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.

Theo đó, với quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì ngân hàng được phép giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo thỏa thuận, trừ trường hợp Luật có quy định khác. Trong khi Nghị định 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP) lại đưa ra quy định được hiểu rằng ngân hàng không được giữ giấy tờ của người thế chấp tài sản. 

Giải quyết quy định chồng chéo này, Khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về thứ tự ưu tiên áp dụng khi có nhiều văn bản cùng quy định về một vấn đề thì Bộ luật dân sự 2015 sẽ được ưu tiên áp dụng bởi Luật có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng việc ngân hàng giữ bản gốc giấy chứng nhận đăng ký xe là hợp pháp.

Mặt khác, hiện nay hành vi không mang theo giấy phép lái xe khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 100 – 200 nghìn đồng đối với xe máy (điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) và 200 – 400 nghìn đồng đối với xe ô tô (điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Vậy khi tham gia giao thông không có giấy đăng ký xe bản gốc vì ngân hàng đã giữ thì người điều khiển mang bản sao giấy đăng ký xe thì có bị phạt hay không?

Với quy định tại mục 1 của Công văn 8601/VPCP-CN thì câu hỏi trên đã được giải đáp:

“Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm đảm bảo nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện.”

Như vậy, trong thời gian ngân hàng giữ bản chính giấy đăng ký xe thì chủ xe vẫn có thể sử dụng bản sao chứng thực giấy đăng ký xe, kèm theo bản gốc giấy biên nhận của ngân hàng còn hiệu lực, thay cho bản chính giấy đăng ký xe để tham gia giao thông mà không bị phạt về hành vi không mang giấy đăng ký xe.

 

  •  22611
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…