DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giả bị bắt cóc, con tống tiền cha mẹ có bị truy cứu TNHS không?

Avatar

 

Dạo gần đây, liên tục xuất hiện các vụ bắt cóc tống tiền mà người núp bóng đằng sau chính là nạn nhân. Cụ thể, nhiều đối tượng còn đang là sinh viên vì nợ nần, thiếu tiền tiêu xài nên bày kế dàn dựng bị bắt cóc rồi gọi điện về cho cha mẹ để đòi tiền chuộc.

Vậy hành vi này được pháp luật quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

Hiện trạng

Do cần tiền để chi tiêu và trả nợ, nhiều đối tượng đã nghĩ ra việc vòi tiền của cha mẹ bằng cách thông đồng với bạn bè hay thuê người dàn dựng một vụ bắt cóc bằng việc giả vờ đang bị bắt giữ để tống tiền gia đình.

Cụ thể, vừa qua, một nam sinh viên đã giả giọng gọi điện về gia đình với số máy lạ và thông báo rằng con cái họ đang bị bắt giữ do nợ tiền bạc. Lợi dụng sự hoang mang và lo lắng trước tình thế đó của gia đình, chúng thúc ép nạn nhân phải đưa tiền nếu không sẽ gây hại đến con họ,  thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Lúc này, cha mẹ nóng lòng và sợ con mình gặp chuyện không may nên đã gom góp số tiền cho bọn chúng và bị sập bẫy. Số tiền có thể từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.

Ngoài ra, để tránh bại lộ, các đối tượng còn cẩn thận tắt các chế độ hoạt động trên Facebook, Zalo,.. để hạn chế gọi điện cho cha mẹ và sử dụng tài khoản ngân hàng của người khác nhằm nhận tiền chuộc.

Theo đó, việc làm của các đối tượng này cần phải được xử lý nghiêm minh, bởi lẽ, hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng nặng nề về mặt đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục.

tong-tien-cha-me

Xử lý hành vi giả bị bắt cóc tống tiền gia đình

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong vụ việc này, hành vi của các đối tượng đã sử dụng là đe dọa sát hại người thân để buộc nạn nhân phải nộp tiền, đây là hành vi uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định trong tội cưỡng đoạt tài sản. 

Cụ thể, hành vi này có thể xét về Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 - 05 năm. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 - 05 năm.

Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 - 10 năm:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

- Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07-15 năm:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xử phạt vi phạm hành chính

Trường hợp có hành vi phạm tội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người dàn dựng bị bắt cóc để tống tiền gia đình có thể căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  •  1858
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…