Theo điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC được quy định như sau: Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.
Như vậy, trường hợp Anh/Chị mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện tuân thủ theo các quy định của Bộ tài chính và được Bộ Tài chính phê chuẩn triển khai thì sẽ được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế. Mức giảm trừ như sau:
- Nếu Anh/Chị đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí tự nguyện là 900.000 đồng/tháng (tương ứng với 10,8 triệu đồng/năm) thì mức giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế là 10,8 triệu đồng;
- Nếu Anh/Chị đóng góp quỹ bảo hiểm hữu trí tự nguyện là 02 triệu đồng/tháng (tương ứng với 24 triệu đồng/năm) thì mức giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế là 12 triệu đồng.
Ngoài ra, các khoản tiền sau đây cũng được trừ ra khỏi phần thu nhập tính thuế:
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học: không được vượt quá thu nhập của người nộp thuế (Điều 13 Nghị định 65/2013/NĐ-CP);
- Các trường hợp được giảm thuế khác: Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp (Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007); và
Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng khác không tính vào thuế TNCN tại điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).