DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Đề xuất quy định xử phạt hành chính về định danh điện tử

Avatar

 

Bộ Công an đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Việc đề xuất quy định xử phạt hành chính về định danh điện tử là một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, việc định danh điện tử đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong việc xác thực, bảo mật thông tin và quản lý công dân. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những rủi ro về an ninh mạng và gian lận trong quá trình thực hiện cấp và sử dụng định danh điện tử. 

Vì vậy, việc đề xuất quy định xử phạt hành chính về định danh điện tử là cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi công dân và góp phần công tác quản lý phòng chống tội phạm được hiệu quả. 

(1) Ai được cấp định danh điện tử?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về phân loại, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử như sau:

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử như sau:

- Đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02.

+ Công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Công dân Việt Nam dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu.

- Đối với người nước ngoài từ đủ 06 tuổi trở lên đã được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. 

Người nước ngoài dưới 06 tuổi được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 khi có nhu cầu.

- Đối với cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử không phân biệt theo mức độ.

Như vậy, đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02.

Công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu.

Bài được viết theo dự thảo lần 03:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/04/du-thao-nd-sua-144.doc

 
 

(2) Đề xuất quy định xử phạt hành chính về định danh điện tử

Hiện nay, có một số trường hợp đã sử dụng thông tin không đúng sự thật, sử dụng tài khoản điện tử giả trong quá trình cấp và sử dụng định danh điện tử. Thế nhưng, pháp luật hiện hành lại không có quy định xử phạt về vấn đề này. 

Chính vì vậy,  Bộ Công an đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Trong đó bổ sung thêm các hành vi vi phạm và mức phạt cụ thể.

Theo khoản 17  Điều 1, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung Điều 22a vào sau Điều 22 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đối với việc xử phạt về hành vi vi phạm quy định về cấp định danh và xác thực điện tử; sử dụng ứng dụng định danh và xác thực điện tử như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp tài khoản định danh điện tử.

+ Không thực hiện đúng quy định về việc xác thực điện tử.

- Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Chiếm đoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử của cá nhân.

+ Cung cấp thông tin về danh tính điện tử giả để được định danh cá nhân.

- Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp tài khoản định danh điện tử.

+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp tài khoản định danh điện tử.

+ Cung cấp thông tin về danh tính điện tử giả để được định danh tổ chức.

- Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Làm giả tài khoản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Sử dụng tài khoản định danh điện tử giả.

+ Chiếm đoạt tài khoản định danh điện tử của tổ chức.

+ Mua, bán, thuê, cho thuê tài khoản định danh điện tử.

+ Mượn, cho mượn tài khoản định danh điện tử để người khác thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 06 - 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Tạo lập ứng dụng định danh và xác thực điện tử giả; tổ chức làm giả tài khoản định danh và xác thực điện tử.

+ Can thiệp trái phép vào việc sử dụng ứng dụng định danh và xác thực điện tử của cá nhân, tổ chức.

+ Cản trở việc thực hiện phương thức xác thực điện tử trong thực hiện giao dịch thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Như vậy, Bộ Công đã đề xuất dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trong đó có hai hình thức là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi vi phạm. 

Mức phạt tiền cao nhất là 10 triệu đồng khi công dân vi phạm một trong bốn hành vi được dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 22a.

Tóm lại, dự thảo đã đề xuất hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với các hành vi vi phạm cấp định danh và xác thực điện tử; sử dụng ứng dụng định danh và xác thực điện tử. Tùy vào từng hành vi, tính chất, mức độ mà mức xử phạt sẽ khác nhau.

Bài được viết theo dự thảo lần 03:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/04/du-thao-nd-sua-144.doc

 

  •  237
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…