DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CSGT có được xử phạt vi phạm giao thông qua video đăng tải trên MXH?

Avatar

 

Có nhiều trường hợp người tham gia giao thông bị người khác quay lại hình ảnh vi phạm các quy định về an toàn giao thông và đăng tải lên các trang mạng xã hội. Như vậy, các hình ảnh, video này có được dùng làm căn cứ để xử phạt người vi phạm hay không? Nếu được mà hành vi đã xảy ra trước đó rất lâu thì có còn thời hiệu xử phạt hay không?

Có được xử phạt vi phạm giao thông qua video đăng tải trên MXH?

Trước đây theo quy định tại Khoản 11 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này. Và người có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm theo Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP là CSGT

Tuy nhiên hiện nay, quy định trên đã bị bãi bỏ bởi điểm i Khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Theo đó hiện nay không phải tất cả các thông tin, hình ảnh đều được dùng làm căn cứ để xác minh, phát hiện hành vi vi phạm nữa. Các yêu cầu về thông tin, hình ảnh được dùng làm căn cứ sẽ được phân tích cụ thể ở phần tiếp theo.

Đồng thời, trước đây khoản 1 Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA có quy định cho phép CSGT được sử dụng hình ảnh, video về hành vi vi phạm được đăng tải trên mạng xã hội để xác minh và xử lý vi phạm. Tuy nhiên hiện nay, Thông tư 65 đã bị bãi bỏ toàn bộ và thay thế bởi Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/9/2023.

Như vậy, Thông tư mới không còn quy định cụ thể về việc tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, MXH như trước đây.

Thay vào đó, đơn vị Cảnh sát giao thông sẽ tiếp nhận thông tin, hình ảnh vi phạm giao thông để xử lý tại địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng, trực ban 24/24 giờ... của đơn vị.

Quy trình tiếp nhận thông tin vi phạm do người dân cung cấp 

Toàn bộ quy trình này được quy định tại Chương III Nghị định 135/2021/NĐ-CPĐiều 29 Thông tư 32/2023/TT-BCA, cụ thể một số quy định liên quan đến việc cung cấp thông tin như sau:

1) Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật

Theo Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Hình thức cung cấp dữ liệu cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt:

- Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp;

- Thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng;

- Dịch vụ bưu chính;

 Kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Quyền của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu:

- Cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền;

- Bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;

- Yêu cầu cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thông báo kết quả xác minh, xử lý dữ liệu đã cung cấp.

Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dữ liệu:

- Cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ, phương thức liên lạc trong trường hợp cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, nguyên vẹn của dữ liệu đã cung cấp;

- Hợp tác với người có thẩm quyền giải quyết khi được yêu cầu.

2) Yêu cầu và giá trị sử dụng của dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật

Theo Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Yêu cầu về dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật:

- Thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định;

- Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật;

- Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;

- Đáp ứng yêu cầu về thời hạn sử dụng theo quy định.

Giá trị sử dụng của dữ liệu

Dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp, nếu đáp ứng được yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3) Các nguồn dữ liệu được tiếp nhận

Theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

- Dữ liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đến đề nghị kiểm tra, xác minh;

- Dữ liệu đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng;

-Dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp theo các hình thức đã nêu ở trên.

Như vậy, hiện nay các hình ảnh, video do người dân cung cấp được khi vi phạm vẫn được dùng làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, các hình ảnh, video này phải đảm bảo về yêu cầu và được gửi về các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, việc xử lý vi phạm phải nằm trong thời hiệu mà pháp luật cho phép.

Thời hiệu xử phạt vi phạm giao thông

Theo Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính. Trong đó đối với vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông cụ thể như sau:

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm.

- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

+ Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

+ Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

- Trong thời hạn được quy định mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Tổng hợp lại, hiện nay các hình ảnh, video không phải do thiết bị kỹ thuật chuyên môn của CSGT mà do người dân chụp, quay lại vẫn được dùng làm căn cứ để xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, sẽ không áp dụng đối với các hình ảnh, video được tăng tải trên MXH mà áp dụng với hình ảnh, video được gửi đúng thủ tục đến cơ quan chức năng có thẩm quyền và phải đảm bảo các yêu cầu về dữ liệu. Đồng thời, việc xử lý vi phạm phải nằm trong thời hiệu, tức là 01 năm kể từ thời điểm người vi phạm thực hiện hành vi vi phạm.

  •  768
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…