DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chủ nhà trọ thu tiền điện cao có bị xử phạt hay không?

Avatar

 

Năm học mới sắp bắt đầu, các bạn sinh viên đã và đang chuẩn bị cho mình những hành trang để có một mùa tựu trường thuận lợi. Đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất, các bạn cần chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng và bản lĩnh để thích nghi tốt nhất với môi trường học tập và chổ ở mới. Sau đây sẽ là những thông tin giúp ích cho các bạn trên hành trình tìm trọ của mình. Bởi lẽ nhiều trường hợp các bạn sinh viên luôn than thở về giá tiền điện mỗi tháng một tăng cao khi ở trọ và gặp một số rắc rối về giá tiền điện với chủ nhà.

Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn vững tin hơn trong quá trình tìm một chổ trọ ưng ý nhé!

Giá bán điện trong trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà

Theo điểm c, khoản 4 điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BTC ngày 29/5/2016 quy định về thực hiện giá bán điện (đã được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BTC) thì:

Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê không phải là một hộ gia đình) thì giá bán điện được tính như sau:

- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà). Công ty điện lực sẽ phát hành hóa đơn trực tiếp cho người ở trọ.

- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ. (Giá bán điện bậc 3 hiện được quy định là 2.014 đồng/kWh.)

Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn.

thu-tien-dien-cao

Cứ 04 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể:

- 01 người được tính là 1/4 định mức.

- 02 người được tính là 1/2 định mức.

- 03 người được tính là 3/4 định mức.

- 04 người được tính là 1 định mức.

Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.

Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.         

Theo thông tin của một số nhà trọ hiện nay, người lao động và sinh viên là người thuê nhà và đang phải đóng tiền điện cao hơn mức quy định này, thì khi đó, người cho thuê nhà đang có hành vi vi phạm pháp luật về việc sử dụng điện.

Xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm sử dụng điện

Người có hành vi vi phạm sử dụng điện được quy định tại Khoản 6, Khoản 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có thể bị xử phạt hành chính, có hiệu lực từ ngàu 31/01/2022.

Theo đó, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đổi với hành vi vi phạm này là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.

Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước.

Tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP còn quy định tăng nhiều lần mức xử phạt với các hành vi vi phạm về sử dụng điện so với quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, với mức phạt tiền cao nhất đến 80.000.000 đồng.

Như vậy, nhằm bảo về quyền lợi của bản thân, bạn bè và gia đình, chúng ta cần trang bị đầy đủ các kiến thức về pháp luật để áp dụng vào những tình huống như thế này hiệu quả nhất.

Hơn thế nữa, khi phát hiện hành vi vi phạm của chủ nhà, bạn có thể gửi đơn tố cáo về hành vi vi phạm này đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nơi bạn đang thuê nhà hoặc Điện lực địa phương để cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Sau đây là một số mức phạt hành chính cho các hành vi vi phạm quy định sử dụng điện tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện;

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;

- Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu; khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm quy định của pháp luật.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây);

- Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm của khách hàng sử dụng điện lớn sau đây:

- Không thực hiện chế độ sử dụng điện theo đúng mức yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia trong trường hợp hệ thống bị hạn chế công suất; không có biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn điện áp đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện;

- Sử dụng trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để đấu nối vào lưới điện quốc gia;

- Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;

- Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng;

- Không thực hiện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/ DMS, đo đếm điện năng theo quy định;

- Không duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/DMS, đo đếm điện năng đã đầu tư theo quy định.

  •  770
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…