DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chia thừa kế trong trường hợp có 02 người vợ hợp pháp

Avatar

 

>>> Khi nào được phép có nhiều vợ? 

>>> Khác biệt giữa "Thừa kế theo di chúc" và "Thừa kế theo pháp luật"

>>> Hướng dẫn cách viết di chúc để không bị vô hiệu

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

- Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990;

- Thông tư 60/TATC ngày 22/02/1978;

Làm rõ trường hợp có 02 vợ hợp pháp

Về nguyên tắc, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tại khoản 1 Điều 2 quy định: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có trường hợp một người đàn ông có đến 02 người vợ mà vẫn được pháp luật công nhận là hợp pháp.

- Trường hợp 1:

Trước khi Luật Hôn nhân và gia đình 1959 có hiệu lực (13/01/1960). Đó là những trường hợp do hoàn cảnh lịch sử, xã hội lúc bấy giờ, quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng ở miền Bắc mặc dù vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng vẫn được coi là quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Tương tự, đối với miền Nam, những trường hợp có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 25/03/1977 (thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình 1959 áp dụng trên phạm vi cả nước) vẫn được coi là hợp pháp.

- Trường hợp 2:

Cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng ở trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ lấy chồng khác (giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, 1954 – 1975) , theo Khoản 1 Phần I Thông tư 60/TATC ngày 22/02/1978, những trường hợp này có thể công nhận cả 02 quan hệ hôn nhân, tức là một người có 02 vợ hợp pháp.

Có thể thấy, 02 trường hợp đặc biệt này đều vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nhưng do bối cảnh lịch sử, xã hội, chiến tranh chia cắt, vì vậy, quan hệ hôn nhân trong trường hợp này vẫn được xem xét chấp nhận.

Chia thừa kế trường hợp người chồng có 2 vợ hợp pháp

Khi đã xác định được quan hệ hôn nhân mà người chồng có 02 vợ vẫn được coi là hợp pháp, thì việc chia di chúc sẽ thực hiện như sau:

*Trường hợp người để lại di sản có để lại di chúc và di chúc hợp pháp:

Việc chia di sản được thực hiện theo nội dung di chúc đó.

*Trường hợp di chúc KHÔNG HỢP PHÁP:

Thực hiện chia di sản theo pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Khoản 2 Điều 651 BLDS 2015 quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Về trường hợp xác định 02 người vợ có nằm trong hàng thừa kế thứ nhất: Theo điểm a Mục 4 Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định: "Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25/3/1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ".

Như vậy theo những quy định nêu trên, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản, bao gồm: 02 nguời vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi, cha mẹ (đương nhiên nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế) và được hưởng phần di sản bằng nhau.

Tình huống cụ thể: 

Ông A + B sinh đuợc C (Có con X, Y), D (Con H), E, G

Ông A + S sinh được Q, T  ( Q có con là I, K)

Ông A lập di chúc chia đều tài sản cho các con.

Sau khi lập di chúc, ông A, D, Q cùng chết trong 1 vụ tại nạn.

Ông A + B có 600 triệu

Ông A + S có 860 triệu

Hãy chia di sản thừa kế trong trườg hợp này.

Trong tình huống vừa nêu, xem di chúc của ông A là hợp pháp, việc chia thừa kế thực hiện như sau:

- Xác định di sản do A để lại: giả sử tài sản của A với mỗi người vợ là tài sản chung và chia làm 2 phần bằng nhau thì:

Di sản ông A để lại = 600/2+860/2 = 730 triệu đồng.

- Xác định những người thừa kế của A:

Theo di chúc, ông A để lại cho các con, các con của ông A gồm C, D, E, G, Q, T. Tuy nhiên, do D và Q chết cùng thời điểm với A và có con nên con của Q sẽ và D sẽ được hưưởng thừa kế thế vị. Theo Điều 652 BLDS 2015: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;…”.

 Phần di sản mỗi người con của A sẽ được chia như sau:

Trường hợp này di chúc không để lại cho 2 người vợ, mà điều 644 quy định về việc thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ bằng 2/3 suất tài sản của người thừa kế nên:

Một suất thừa kế theo pháp luật là:

730.000 : 8 = 91,25
91,25 x 2/3 = 60,83 triệu


Phần di sản còn lại sẽ được chia theo di chúc:
730 - ( 60,83x2 ) = 608,34
608,34 : 6 = 101,39

Kết quả cuối cùng:

B,S = 60,83

C, con D, E, G, con Q, T = 101,39

Mọi ngưười đóng góp ý kiến giúp mình nhé!

  •  21217
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

5 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…