DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cha có quyền không cho mẹ gặp con sau ly hôn không?

Avatar

 

Có nhiều trường hợp ly hôn nhưng cha được quyền nuôi con và vì lý do nào đó cha không muốn cho con gặp mẹ thì có được không? Nếu hành vi này là không đúng thì người cha sẽ bị xử lý thế nào?

Cha có quyền không cho mẹ gặp con sau ly hôn không?

Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, dù sau ly hôn người mẹ không trực tiếp nuôi con thì vẫn có quyền và nghĩa vụ thăm nom con và người hay hoặc không ai khác có quyền cản trở người mẹ thăm con mình, chỉ trừ khi người mẹ lạm dụng quyền này để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dạy con của người cha.

Cha không cho mẹ gặp con sẽ bị xử lý thế nào?

Theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Như vậy, người cha không cho mẹ thực hiện quyền thăm, gặp con mình sau ly hôn sẽ có thể bị phạt đến 10 triệu đồng.

Có được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn không?

Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức có quyền theo quy định, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Trong trường hợp có căn cứ theo quy định thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, khi thay đổi người trực tiếp nuôi con dưới 7 tuổi thì không phải xem nguyện vọng của con, từ 7 tuổi trở lên thì phải xem nguyện vọng của con thế nào. Đồng thời, chỉ thay đổi người nuôi con trực tiếp khi giữa cha và mẹ có thỏa thuận thay đổi người để phù hợp với lợi ích của con hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con nữa.

  •  345
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…