Cắt lương, phụ cấp nghề thâm niên và các loại phụ cấp khác của giáo viên nữ nghỉ thai sản
Giáo viên nữ nghỉ thai sản thì trường có thể cắt lương và phụ cấp thâm niên nghề không? Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp khác không có tính BHXH thì khi nghỉ thai sản giáo viên nữ có được hưởng tiếp hay bị cắt toàn bộ?
Giáo viên nữ nghỉ thai sản thì trường có thể cắt lương và phụ cấp thâm niên nghề không?
- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
+ Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
+ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
+ Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39
Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của
Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Như vậy, theo quy định trên khi lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ 6 tháng. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ hưởng thai sản và khoản tiền này sẽ do BHXH chi trả, không phải do trường chi trả.
Mặt khác, điểm c Khoản 2 Điều 3
Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên là thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, thời gian nghỉ thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về BHXH thì thì mới không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản đúng quy định thì thời gian này vẫn sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp khác không có tính BHXH thì khi nghỉ thai sản giáo viên nữ có được hưởng tiếp hay bị cắt toàn bộ?
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Như vậy, trong thời gian nghỉ thai sản 6 tháng thì vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi; nếu vượt quá thời hạn nghỉ thai theo quy định của
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ không được tính phụ cấp ưu đãi.