DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cảnh giác: Tình trạng sử dụng tiền giả xuất hiện trở lại

Thời gian vừa qua tại các tỉnh thành miền bắc nhiều đối tượng làm giả hàng loạt các loại đồng tiền khác nhau trong đó sử dụng phổ biến nhất là tờ tiền có mệnh giá 500.000 đồng.
 
Cách thức thực hiện của nhóm đối tượng này là sử dụng tờ tiền có mệnh giá 20.000 đồng đè lên tờ 500.000 đồng để mua hàng hóa rồi được thối lại tiền thật. 
 
Trường hợp sử dụng tiền giả không còn quá xa lạ nhưng những dịp gần Tết Nguyên đán 2023 cận kề các đối tượng xấu lợi dụng tình hình trên để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
 
canh-giac-tinh-trang-su-dung-tien-gia-xuat-hien-tro-lai
 
Nhiều trường hợp cho biết rằng ban đầu vẫn chưa nhận ra điều bất thường vì tờ tiền 500.000 đồng được che khuất bởi tờ 20.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy tờ tiền polymer 500.000 đồng khi nhàu lại thì nó nhăn và không phẳng ra như những tờ khác thì mới biết là tiền giả và trình báo đến cơ quan công an.
 
Thế nào là tội làm, tàng trữ và lưu hành tiền giả?
 
Theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật hình sự 2017) quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Trong đó, hành vi lưu hành tiền giả được thể hiện bằng hành vi đưa tiền giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi. 
 
Theo đó, hành vi sử dụng tiền giả là một hành vi bị cấm của pháp luật và bất kỳ ai thực hiện hành vi này đều có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.
 
Truy cứu trách nhiệm hình sự tội sử dụng tiền giả
 
Pháp luật hiện hành đã quy định đầy đủ và có chế tài nghiêm khắc về hành vi sử dụng tiền giả. Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước  2010 quy định: Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả là một trong các hành vi bị cấm. 
 
Do đó, căn cứ Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả tại như sau:
 
Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì bị phạt tù từ 03 năm - 07 năm.
 
Phạm tội trong trường hợp tiền giả có giá trị tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt tù từ 05 năm - 12 năm.
 
Phạm tội trong trường hợp tiền giả có giá trị tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm - 20 năm hoặc tù chung thân.
 
Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm - 03 năm.
 
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
 
Người vô ý sử dụng tiền giả có vi phạm pháp luật?
 
Trường hợp này xảy ra không hiếm khi người không tiếp xúc nhiều với tiền bạc sẽ rất khó để nhận ra tiền giả sẽ có khác biệt thế nào so với tiền thật và tiếp tục sử dụng số tiền đó cho mục đích giao dịch của mình.
 
Một trong những yếu tố cấu thành tội đó chính là lỗi. Tùy vào trường hợp sẽ xem xét rằng người vi phạm cố ý hay vô ý mà truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
Trong trường hợp người sử dụng tiền giả vô ý không biết được đó là tiền giả thì căn cứ Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 đối với người vô ý phạm tội.
 
Người nào được xem là vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
 
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
 
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
 
Như vậy, dù là người vô ý sử dụng tiền giả mà không biết đó là giả thì vẫn phạm tội nhưng với mức phạt nhẹ hơn. Nguyên nhân được quy định tại khoản 2 Điều này là dù người đó không thấy trước nhưng đây là trách nhiệm của họ và có đủ năng lực nhận biết.
 
Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người đó chưa đủ độ tuổi nhận thức và không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chứng minh hoàn toàn mình vô tội và không có lỗi.
 
Như vậy, người nào có hành vi sử dụng tiền giả, lưu hành và phát hành tiền giả có thể bị phạt tù cao nhất lên đến chung thân. Trong những ngày dịp cận Tết người dân cần chú ý về việc giao dịch tiền có mệnh giá lớn và có dấu hiệu bất thường về hành vi người sử dụng hoặc tiền giả có dấu hiệu khác biệt cần thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để được xử lý.
  •  1582
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…