DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cải chính hộ tịch cho người đã chết như thế nào?

Avatar

 

Ngày 08/3/2022, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) đã có Công văn 169/HTQTCT-HT hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch, hay cụ thể hơn là việc cải chính hộ tịch cho người đã chết. Cụ thể như sau.

(1) Những người nào có trách nhiệm đăng ký khai tử?

Căn cứ Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử như sau: 

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử.

Trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử. 

- Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết.

Trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.

Theo đó, căn cứ dẫn chiếu quy định nêu trên, trường hợp một người đã chết thì những người có trách nhiệm đăng ký khai tử bao gồm, vợ, chồng, hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân khác của người đã chết, việc này phải được thực hiện trong thời hạn là 15 ngày tính từ khi người này chết, Trường hợp người chết tại đây không có người thân thích nào thì trách nhiệm đăng ký khai tử thuộc về cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

(2) Hướng dẫn cải chính hộ tịch cho người đã chết

Trước tiên, căn cứ Khoản 3 Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định về việc cải chính Hộ tịch như sau: 

“3. Việc cải chính nội dung đăng ký khai tử thuộc thẩm quyền của cơ quan đã đăng ký khai tử, theo đề nghị của người có trách nhiệm đăng ký khai tử quy định tại Điều 33 Luật Hộ tịch”.

Căn cứ những dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, pháp luật hiện hành về cải chính hộ tịch chỉ có quy định hướng dẫn việc cải chính nội dung đăng ký khai tử chứ chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về các nội dung đăng ký hộ tịch khác của người đã chết, trong đó đặc biệt là cải chính Giấy khai sinh.

Theo đó, để bảo vệ quyền lợi của người dân trong các quan hệ dân sự, đồng thời để bảo đảm tính chính xác của nội dung đăng ký hộ tịch. Trong trường hợp này, người thân thích của người chết có thể áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 25 Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền nhân thân để cung cấp các hồ sơ, giấy tờ liên quan, chứng minh việc có sai sót trong nội dung đăng ký hộ tịch. Theo đó, Sở Tư pháp sẽ chỉ đạo cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cải chính nội dung đăng ký hộ tịch của người đã chết.

(3) Cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm những cơ quan nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về Cơ quan đăng ký hộ tịch như sau:

“Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).” 

Như vậy, cơ quan đăng ký hộ tịch chính là UBND cấp xã, cấp huyện và các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

  •  162
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…