DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách viết đơn trình báo mất giấy tờ chi tiết nhất

Avatar

 

Mất giấy tờ, đặc biệt là các giấy tờ tùy thân là điều không ai mong muốn xảy ra vì có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân rất cao. Nếu mất giấy tờ thì phải viết đơn trình báo thế nào?

Mất giấy tờ phải làm gì đầu tiên?

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Căn cước công dân 2014 quy định công dân có nghĩa vụ sau đây:

- Chấp hành quy định của Luật Căn cước công dân 2014 và pháp luật có liên quan;

- Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014;

- Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

- Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật;

- Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;

- Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014.

Theo đó, CCCD cũng là một trong các loại giấy tờ tuỳ thân, người dân có nghĩa vụ trình báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền. 

Ngoài ra, đối với các loại giấy tờ khác, người dân cũng cần trình báo sớm nhất nếu bị mất để có thể đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hạn chế thấp nhất tình trạng lộ thông tin cá nhân vào tay các đối tượng xấu.

Như vậy, khi bị mất giấy tờ, đầu tiên người dân nên bình tĩnh và liên hệ với cơ quan công an cấp xã, phường nơi đăng ký thường trú để trình báo về việc mất giấy tờ. Sau đó, làm theo hướng dẫn của cơ quan công an để thực hiện các thủ tục tiếp theo.

Cách viết đơn trình báo mất giấy tờ chi tiết nhất

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể mẫu đơn trình báo mất giấy tờ (đối với đơn cớ mất, sau khi trình báo với cơ quan công an sẽ được cơ quan công an cung cấp mẫu).

Dù không có quy định nhưng đơn trình báo mất giấy tờ là một loại giấy tờ để làm việc với cơ quan chức năng nên cũng cần viết đầy đủ, chi tiết và đúng nhất. Thông thường, nội dung đơn trình báo mất giấy tờ sẽ có các thành phần chính như:

- Quốc hiệu, Tiêu ngữ;

- Ngày tháng năm viết đơn;

- Tên cơ quan nhận đơn;

- Thông tin cơ bản của người viết đơn như họ tên, phương thức liên lạc...;

- Nội dung trình báo: giấy tờ bị mất

- Chữ ký xác nhận của người làm đơn.

Xem và tải miễn phí mẫu đơn trình báo mất giấy tờ chi tiết nhất: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/25/mau-don-trinh-bao-mat-giay-to.docx

Hướng dẫn thủ tục xin cấp lại CCCD mới nhất 2024

Theo Điều 24 Luật Căn cước công dân 2014 quy định trình tự thủ tục đổi cấp lại thẻ căn cước công dân sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014.

Theo đó, thủ tục xin cấp lại CCCD mới nhất 2024 thực hiện như sau:

Bước 1: Người mất thẻ điền vào tờ khai theo mẫu do cơ quan cung cấp;

- Mẫu tờ khai Căn cước công dân gắn chip là Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2015/TT-BCA (được sửa đổi bởi Thông tư 41/2019/TT-BCA).

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/25/to-khai-can-cuoc-cong-dan.docx Mẫu tờ khai Căn cước công dân gắn chip (Mẫu CC01)

- Mẫu tờ khai Căn cước công dân gắn chip (Mẫu CC01) được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình khi có yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (kể cả trường hợp công dân kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến).

Sau khi viết xong nộp lên Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

Bước 2: Người có thẩm quyền sẽ kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Căn cước công dân 2014, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; 

Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

Bước 5: Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn.

Cơ quan quản lý CCCD trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Lưu ý: Luật Căn cước công dân 2014 sẽ được thay thế bằng Luật Căn cước 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Xem thêm: 

Các trường hợp phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo Luật mới

Hướng dẫn quy trình cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024

  •  7494
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…