DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bạn nhầm lẫn giữa "Ủy quyền" và "Chuyển quyền"?

Avatar

 

Ủy quyền” và “Chuyển quyền” là hai thuật ngữ pháp lý khác nhau; tuy vậy, đôi khi chúng ta vẫn không tránh khỏi những nhầm lẫn nhất định trong quá trình học tập, nghiên cứu và áp dụng quy định pháp luật. Vậy hiểu thế nào cho đúng hai khái niệm đặc biệt này.

Phân biệt ủy quyền và chuyển quyền

STT

Tiêu chí

Ủy quyền

Chuyển quyền

1

Định nghĩa

“Ủy quyền” là việc người ủy quyền giao cho người được ủy quyền thay mặt mình thực hiện công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện dựa trên những quyền và nghĩa vụ mà người ủy quyền có được một cách hợp pháp.

“Chuyển quyền” là việc cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu đối với một tài sản nhất định chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản cho cá nhân, tổ chức khác.

Khái niệm “chuyển quyền” thường không đứng “một mình” mà sẽ gắn liền với một số loại tài sản nhất định.

Ví dụ: Chuyển quyền sử dụng đất, Chuyển quyền khai thác khoáng sản,…

2

Đối tượng áp dụng

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tổ chức

3

Phạm vi

Người ủy quyền chỉ có khả năng thực hiện giao dịch ủy quyền nếu họ là người có quyền thực hiện các công việc, hành vi đó, bao gồm:

1. Các Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;

2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;

3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

(Điều 15, Bộ luật dân sự 2005)

Người chuyển quyền chỉ có thể chuyển những quyền liên quan đến một số loại tài sản, không thể áp dụng đối với quyền nhân thân, quyền nhân thân gắn với tài sản.

Theo đó, người chuyển quyền sẽ được thực hiện hành vi đối với:

1. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;

2. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

(Điều 15, Bộ luật dân sự 2005)

4

Phân loại

Không

 

Việc chuyển quyền bao gồm các hình thức sau:

- Chuyển đổi;

- Chuyển nhượng;

- Thừa kế;

- Tặng cho;

- Góp vốn;

- Cho thuê, cho thuê lại;

- …

5

Cách thức thể hiện

Việc ủy quyền được thực hiện bằng văn bản ủy quyền, gồm:

1, Hợp đồng ủy quyền: đặc điểm nổi bật nhất là khi giao kết hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải có mặt hai bên cùng kí kết;

2. Giấy ủy quyền.

Việc chuyển quyền có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

6

Công chứng, chứng thực

Tùy từng trường hợp cụ thể mà pháp luật có quy định riêng về việc công chứng, chứng thực giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền.

Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị pháp lí và có cở sở giải quyết khi tranh chấp xảy ra, cá nhân, tổ chức được khuyên nên đi công chứng giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền.

Tham khảo: Công chứng hợp đồng ủy quyền (Điều 55 Luật công chứng 2013)

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà pháp luật có những quy định riêng về việc công chứng, chứng thực.

Ví dụ:

1. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Điểm b, khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai 2013);

2. Công chức di chúc theo yêu cầu (Điều 56 Luật công chứng 2013)

7

Thù lao

Có thể có hoặc không.

Tùy theo thỏa thuận của các bên hoặc quy định khác của pháp luật. (khoản 3, Điều 586 Bộ luật dân sự 2005)

Không.

Bản chất của chuyển quyền không phải là một thỏa thuận dịch vụ, do đó không có thù lao khi thực hiện hoạt động này.

 

8

Trách nhiệm pháp lý

 

Bên ủy quyền sẽ là người phải chịu trách nhiệm pháp lý trước tiên đối với các vi phạm xảy ra trong phạm vi ủy quyền cũng như với bên thứ ba  (nếu có).

Bên chịu trách nhiệm có thể là bên chuyển quyền hoặc bên nhận chuyển quyền hoặc liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy theo từng trường hợp.

Trên đây là những tổng hợp được rút ra trong quá trình bản thân nghiên cứu, bạn nào có ý kiến khác xin đưa ra để mọi người cùng thảo luận.

  •  44243
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…