DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ai được gửi giấy triệu tập? Được gửi giấy triệu tập nhưng vắng mặt có sao không?

Avatar

 

Trong một số trường hợp, người dân nhận được giấy triệu tập của Công an, tuy nhiên vì do cá nhân mà không thể có mặt thì có bị phạt hay không? 

(1) Giấy triệu tập là gì?

Theo quy định tại Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11), giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng.

Trong đó, việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định.

Ngoài ra, giấy triệu tập bị can tại ngoại; giấy triệu tập hoặc giấy mời người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến Cơ quan điều tra để làm việc chỉ có giá trị làm việc trong một lần.

Xem thêm bài viết: Mẫu giấy mời làm việc của cơ quan CA? Phân biệt Giấy mời và Giấy triệu tập?

(2) Ai sẽ được gửi giấy triệu tập?

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi 2021), giấy triệu tập có thể gửi đến cho các đối tượng:

- Bị can: Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Bị cáo: Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

- Bị hại: Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Nguyên đơn dân sự: Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Bị đơn dân sự: Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Người làm chứng: Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Người giám định: Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Người định giá tài sản: Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Người phiên dịch, dịch thuật: Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Người bào chữa: Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

(3) Trường hợp nào Công an gửi giấy triệu tập cho công dân?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi 2021), công an gửi giấy triệu tập cho công dân lên làm việc trong những trường hợp sau đây:

- Triệu tập và hỏi cung bị can;

- Triệu tập và lấy lời khai của các đối tượng: Người tố giác, báo tin về tội phạm; Người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

- Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ;

- Triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự.

(4) Được gửi giấy triệu tập mà vắng mặt thì có sao không?

Trường hợp công dân được gửi giấy triệu tập được nêu ở mục 2 nhưng không có mặt theo nội dung, yêu cầu trong văn bản thì có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi 2021), cụ thể:

- Bị can, Bị cáo: Có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

(Điểm a khoản 3 Điều 60 và Điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi 2021))

- Bị hại: Trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải.

(Theo điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi 2021))

- Người làm chứng: Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải.

(Theo điểm a khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi 2021))

Có thể từ chối làm việc khi bị triệu tập, cách từ chối không vi phạm quy định pháp luật?

Bộ luật tố tụng Hình sự hiện chỉ quy định người dân bắt buộc phải làm việc với cơ quan công an khi là người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bị tố giác, nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…) trong một vụ án đã được khởi tố. 

Trường hợp cần khai thác thông tin, công an chỉ được gửi giấy mời làm việc. Song, không có điều luật nào quy định người dân phải chấp hành giấy mời của cơ quan công an vì các lý do không liên quan đến một vụ án đã được khởi tố.

Khi được công an mời lên làm việc thì người dân có quyền lên hoặc không lên (không bắt buộc).

Có thể hiểu giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan điều tra, tòa án… mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc/vụ án đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc/vụ án.

Giấy mời không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật. 

Người dân có quyền từ chối làm việc với cơ quan điều tra trong những trường hợp nào?

Người dân có quyền từ chối làm việc với cơ quan điều tra trong những trường hợp sau:

- Cơ quan điều tra yêu cầu sự hợp tác của người dân mà không có giấy mời, giấy triệu tập đúng quy định của pháp luật.

- Nội dung làm việc không được ghi trong giấy mời, giấy triệu tập.

Việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự được thực hiện theo quy định tại các điều 185, 186 và 187 của Bộ luật tố tụng hình sự.

- Trường hợp bắt giữ, cưỡng chế trái với quy định phạm luật, xâm phạm quyền con người được quy định trong hiến pháp. 

Trong những trường hợp trên, người dân có quyền từ chối làm việc với cơ quan công an. Hành vi từ chối này không vi phạm quy định của pháp luật mà đó là cách bảo vệ quyền con người quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Xem thêm bài viết: Mẫu giấy mời làm việc của cơ quan CA? Phân biệt Giấy mời và Giấy triệu tập?

  •  36158
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…