Chỉ còn ít thời gian nữa là bước sang năm 2019, mình đã tổng hợp những nội dung mà người lao động cần chú ý để bảo vệ quyền lợi của mình khi bước sang năm mới
1. Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019
Theo đó, từ ngày 01/01/2019, áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau:
-Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
- Vùng II: 3.710.000 đồng/tháng tăng 180.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
- Vùng III: 3.250.000 đồng/tháng tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
- Vùng IV: 2.920.000 đồng tháng tăng 160.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ).
Nội dung được quy định tại nghị định 157/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thay thế nghị định 141/2017/NĐ-CP
2. Các khoản tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2019
Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc |
Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc |
- Tiền lương; - Phụ cấp chức vụ, chức danh; - Phụ cấp trách nhiệm; - Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - Phụ cấp thâm niên; - Phụ cấp khu vực; - Phụ cấp lưu động; - Phụ cấp thu hút; - Các phụ cấp có tính chất tương tự; - Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. |
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012; - Tiền thưởng sáng kiến; - Tiền ăn giữa ca; - Khoản hỗ trợ xăng xe; - Khoản hỗ trợ điện thoại; - Khoản hỗ trợ đi lại; - Khoản hỗ trợ tiền nhà ở; - Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ; - Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ; - Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết; - Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn; - Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động; - Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; - Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp; - Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP. |
Căn cứ:
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì trong năm 2019 các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc và không tính đóng BHXH được thực hiện theo bảng sau:
3. Mức tiền lương tối đa đóng BHXH bắt buộc của người lao động năm 2019
Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Nếu tiền lương cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Hiện nay, theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP, mức lương cơ sở là 1,39 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ được kéo dài đến hết ngày 30/06/2019. Từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở sẽ được tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua.
Như vậy, mức tiền lương tối đa đóng BHXH bắt buộc của người lao động năm 2019 như sau:
Thời điểm |
Mức tiền lương tối đa đóng BHXH bắt buộc |
Từ 01/01/2019 - 30/06/2019 |
27.800.000 đồng |
Từ 01/07/2019 |
29.800.000 đồng |
4. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, khi điều trị thương tật, bệnh tật, Lao động nữ sinh con
- Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày trong một năm. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau một ngày là 447.000 đồng/ngày; tăng 30.000 đồng/ngày so với trước.
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động (NLĐ) nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2.980.000 đồng (mức hiện hành là 2.780.000 đồng);
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 2.980.000 đồng (mức hiện hành là 2.780.000 đồng) cho mỗi con.
- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật một ngày bằng:
+ 372.500 đồng (mức hiện hành là 347.500 đồng) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
+ 596.000 đồng (mức hiện hành là 556.000 đồng) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
Theo đó, 01/07/2019 mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng
Căn cứ:
5. Tăng mức lương hưu tối thiểu hàng tháng
Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở (trừ một số trường hợp cá biệt).
Do đó, từ 01/07/2019, mức lương hưu tối thiểu hàng tháng là 1,49 triệu đồng, không còn là mức 1,39 triệu đồng như trước.
Căn cứ:
Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Nghị quyết 70/2018/QH14
6. Tăng trợ cấp một lần sau khi sinh con
Lao động nữ sinh con thì được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Nếu chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được nhận khoản trợ cấp này.
Nếu sinh con từ ngày 01/07/2019 trở đi thì người lao động được trợ cấp thai sản là 2,98 triệu đồng, tăng 200.000 đồng so với trước.
Căn cứ:
- Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Nghị quyết 70/2018/QH14
7. Những nội dung bắt buộc phải có trong HĐLĐ theo quy định mới
Xem chi tiết : TẠI ĐÂY
Mời bạn cùng bổ sung những quy định mới để nội dung hoàn thiện hơn nhé!