DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

05 phương án phát triển hệ thống tiêu, thoát nước và chống ngập úng

Avatar

 
Ngày 14/7/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
 
Theo đó, Thủ tướng phê duyệt 05 phương án phát triển hệ thống tiêu, thoát nước và chống ngập úng như sau:
 
05-phuong-an-phat-trien-he-thong-tieu-thoat-nuoc-va-chong-ngap-ung
 
(1) Phương án tiêu, thoát nước và chống ngập úng tại các đô thị Việt Nam
 
- Tập trung tiêu, thoát nước ra sông chính, tăng diện tích tiêu bằng tự chảy, động lực. Phân vùng tiêu phù hợp, khép kín hệ thống đê bao, bờ bao kết hợp sử dụng các cống điều tiết, trạm bơm hỗ trợ tiêu thoát nước tại các khu vực trũng thấp thường xuyên bị ngập lụt, úng.
 
- Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực tiêu, thoát nước, xây mới các cống, trạm bơm đầu mối và nạo vét các sông, kênh, rạch kết hợp giao thông thủy phục vụ tiêu, thoát nước cho khu dân cư tập trung, đô thị, công nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.
 
- Bổ sung, nâng cấp hệ thống trữ nước; duy trì tỷ lệ diện tích mặt nước tạo hồ điều hòa phù hợp, bảo vệ diện tích trữ nước tự nhiên, dành không gian cho nước nhằm giảm áp lực ngập, lụt, úng, kết hợp tạo cảnh quan, môi trường.
 
- Nghiên cứu giải pháp tiêu, thoát nước thời đoạn ngắn cho cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, giải pháp phòng chống ngập lụt, úng cho các khu công nghiệp, đô thị có tính đến quản lý rủi ro.
 
(2) Một số giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
 
- Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình tạo nguồn nước, tích trữ nước, điều tiết, cân đối nước, cấp nước tại chỗ; sử dụng nước từ hệ thống thủy lợi, hồ thủy điện... phục vụ cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra thiên tai, hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn.
 
- Nghiên cứu, đầu tư xây dựng công trình trữ, hồ chứa nước phân tán phù hợp với đặc điểm từng vùng, triển khai đầu tư hồ trữ nước ngọt, công trình để trữ nước trên hệ thống sông, kênh rạch. Đầu tư các công trình điều tiết, kiểm soát nguồn nước, kiểm soát mặn vùng cửa sông, ven biển (sông Mã, Cả, Vàm Cỏ, Hàm Luông,..) để chủ động cấp nước ngọt nội vùng, điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp.
 
- Triển khai giải pháp thu, trữ, xử lý, tái sử dụng nước; khai thác, bổ cập, bảo vệ nguồn nước dưới đất trên các đảo; triển khai đầu tư hệ thống lọc nước biển, kết hợp liên kết các nguồn nước để cấp nước cho sinh hoạt, du lịch, dịch vụ, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên các đảo có đông cư dân sinh sống.
 
- Triển khai xây dựng kế hoạch sử dụng nước, dự báo nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh. Bố trí cơ cấu sản xuất, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; rà soát chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng sang các loại cây trồng khác hoặc loại hình sản xuất phù hợp.
 
(3) Một số giải pháp về khoa học và công nghệ phòng chống thiên tai
 
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu và các tác động từ bên ngoài.
 
- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo lũ, lũ quét, lụt, hạn hán, thiếu nước, sạt lở; ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới trong thiết kế, xây dựng công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai.
 
- Ứng dụng công nghệ số, hạ tầng quản trị số, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh vào chỉ đạo điều hành, quản lý, khai thác, vận hành hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai.
 
- Triển khai nghiên cứu, phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, tuần hoàn, tái sử dụng nước; quản lý nhu cầu sử dụng nước, đẩy mạnh áp dụng công nghệ, biện pháp tưới tiết kiệm nước, tăng hiệu quả sử dụng nước, giảm phát thải khí nhà kính.
 
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi nguồn nước tại các hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm; bảo vệ môi trường nước, kiểm soát chất lượng nước, quản lý, xử lý hiệu quả nguồn gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.
 
(4) Hợp tác quốc tế phát triển công trình thủy lợi, ứng phó biến đổi khí hậu
 
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, chính sách, chuyển giao công nghệ trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai; huy động nguồn lực quốc tế cho công tác thủy lợi, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
- Thực hiện hiệu quả các cam kết, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.
 
Xem thêm Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023 có hiệu lực từ ngày ban hành.
  •  319
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…