DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

02 trường hợp sĩ quan được hưởng chế độ nghỉ phép đặc biệt

Avatar

 

Nhiều người thắc mắc liệu chế độ nghỉ phép của sĩ quan sẽ như thế nào có giống người lao động hay không? Hay có chế độ nghỉ phép riêng? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

(1) Sĩ quan là ai?

Căn cứ quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (sửa đổi năm 2008) thì sĩ quan quân đội là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định.

Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

(2) Sĩ quan có những chế độ nghỉ phép nào? 

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau:

- Nghỉ phép hằng năm;

- Nghỉ phép đặc biệt;

- Nghỉ ngày lễ, tết;

- Nghỉ an điều dưỡng;

- Nghỉ hằng tuần;

- Nghỉ chuẩn bị hưu.

Trong thời gian nghỉ nêu trên, sĩ quan được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp; được thanh toán tiền nghỉ phép theo quy định tại Thông tư 13/2012/TT-BQP quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị Quân đội.

(3) Pháp luật quy định như thế nào về chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan như sau:

- Sĩ quan dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;

- Sĩ quan từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;

- Sĩ quan từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.

Đối với sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:

- 10 ngày đối với các trường hợp:

+ Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;

+ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;

+ Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.

- 05 ngày đối với các trường hợp:

+ Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;

+ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;

+ Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.

Đối với những sĩ quan này, do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định tại Thông tư 13/2012/TT-BQP.

Lưu ý: Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm.

Ngoài ra, hằng năm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và công tác của đơn vị, lập kế hoạch cho sĩ quan nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% tổng số sĩ quan của đơn vị. Các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu, tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ để thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường chủ yếu bố trí cho sĩ quan nghỉ phép vào dịp hè.

(4) Trường hợp nào sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt?

Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp:

TH1: Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.

TH2: Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.

(5) Khi nào sỹ quan bị đình chỉ chế độ nghỉ?

Sĩ quan bị đình chỉ chế độ nghỉ trong trường hợp:

- Khi có lệnh công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, mọi sĩ quan đang nghỉ theo quy định tại Thông tư này phải về ngay đơn vị.

- Khi Chủ tịch nước công bố tình trạng chiến tranh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ các chế độ nghỉ của sĩ quan.

- Khi đơn vị có nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt, chỉ huy cấp nào có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ, được quyền gọi sĩ quan về đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy, nếu sĩ quan nghỉ trùng với một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị cấp có thẩm quyền giải quyết đình chỉ.

Trong đó, thẩm quyền giải quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan bao gồm:

- Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền.

- Sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên do người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp quyết định.

  •  693
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…