DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Tài khoản giao thông được dùng để làm gì? Thông tin nào có trong tài khoản giao thông?

Avatar

 

Tài khoản giao thông được dùng để làm gì? Khi nào sẽ đưa vào sử dụng? Những thông tin nào có trong tài khoản giao thông?

Ngày 30/9/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ. Nghị định 119/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/10/2024.

Xem chi tiết Nghị định 119/2024/NĐ-CP: Tại đây

Tài khoản giao thông được dùng để làm gì? 

Theo Điều 43 Luật Đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 01/01/2025) quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ như sau:

- Thanh toán điện tử giao thông đường bộ là việc thanh toán các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ thông qua tài khoản giao thông.

- Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.

- Thanh toán tiền sử dụng đường bộ trên đường cao tốc phải thực hiện theo hình thức điện tử không dừng.

Như vậy, tài khoản giao thông là tài khoản được dùng để chủ phương tiện kết nối với phương tiện thanh toán để thực hiện thanh toán điện tử. Tài khoản giao thông sẽ thay thế tài khoản thu phí tại Quyết định 19/2020/QĐ-TTg.

Khi nào sẽ đưa vào sử dụng tài khoản giao thông?

Theo Điều 31 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định người chủ phương tiện khi sử dụng tài khoản giao thông phải phối hợp với Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện việc chuyển đổi tài khoản thu phí đã có theo Quyết định 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 sang tài khoản giao thông và thực hiện kết nối phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với tài khoản giao thông trước ngày 01/10/2025.

Ngoài ra, Điều 36 Nghị định 119/2024/NĐ-CP có các quy định chuyển tiếp như sau:

- Việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng đã được thực hiện theo  Quyết định 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 tiếp tục được thực hiện đến ngày 01/7/2026.

- Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ tiếp tục thu tiền sử dụng đường bộ theo các quy định về thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng tại  Quyết định 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 đến ngày 01/7/2026.

- Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ hoàn thiện việc chuyển tài khoản thu phí của chủ phương tiện theo Quyết định 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 sang tài khoản giao thông kết nối với phương tiện thanh toán của chủ phương tiện trước ngày 01/10/2025.

- Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ hoàn thiện việc chuyển tiền từ tài khoản thu phí của chủ phương tiện theo  Quyết định 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 sang phương tiện thanh toán của chủ phương tiện được kết nối với tài khoản giao thông trước ngày 01/10/2025.

Như vậy, từ 01/10/2024 sẽ đến trước ngày 01/10/2025 sẽ bắt buộc hoàn thành việc chuyển đổi từ tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông. Mặc dù vậy nhưng việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng đã được thực hiện theo Quyết định 19/2020/QĐ-TTg vẫn được tiếp tục sử dụng đến 01/7/2026. Theo đó, kể từ 01/7/2026 thì mới chính thức sử dụng đồng loạt tài khoản giao thông.

Xem thêm: Từ 01/10/2024, chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông

Thông tin nào có trong tài khoản giao thông?

Theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định thông tin tài khoản giao thông bao gồm:

- Số tài khoản giao thông, ngày mở tài khoản giao thông.

- Thông tin chủ tài khoản giao thông (trường hợp chủ tài khoản là cá nhân): Họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; địa chỉ liên lạc; số định danh cá nhân; số điện thoại đăng ký; email đăng ký.

- Thông tin chủ tài khoản giao thông (trường hợp chủ tài khoản là tổ chức): Tên tổ chức; quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ liên lạc; số điện thoại đăng ký; email đăng ký.

- Thông tin phương tiện gắn thẻ đầu cuối: Biển số xe, số khung, số máy, tải trọng, số chỗ ngồi, loại xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng minh xe ưu tiên (nếu có).

- Thông tin thẻ đầu cuối: Mã định danh thẻ đầu cuối (TID); mã sản phẩm điện tử của thẻ đầu cuối (EPC); ngày, tháng, năm gắn thẻ đầu cuối.

- Thông tin phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt: Loại phương tiện thanh toán; số phương tiện thanh toán; đơn vị cung ứng phương tiện thanh toán.

Như vậy, tài khoản giao thông của người tham gia giao thông sẽ có các thông tin theo quy định trên.

Xem chi tiết Nghị định 119/2024/NĐ-CP: Tại đây

  •  289
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…