Giảm trừ gia cảnh là gì? Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh bao gồm những thành phần gì, trình tự, thủ tục ra sao? Bài viết sẽ hướng dẫn người dân cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2023.
Giảm trừ gia cảnh là gì?
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa đối với xây dựng đạo đức xã hội, giúp tăng cường gắn kết gia đình, phát huy tinh thần tương trợ lẫn nhau. Ngoài ra, về mặt kinh tế còn giúp thúc đẩy năng suất lao động của người lao động.
Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 mức giảm trừ gia cảnh năm 2023 là:
- Đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân là là 11 triệu đồng/tháng, tương đương 132 triệu đồng/năm.
- Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Xem bài viết liên quan: Mức giảm trừ gia cảnh và điều kiện khi nộp thuế TNCN năm 2023
Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
(1) Trình tự thực hiện
Bước 1: Đăng ký, nộp hồ sơ chứng minh NPT
++ Đăng ký NPT:
Trường hợp (1): Người nộp thuế lập hồ sơ đăng ký NPT lần đầu để tính giảm trừ gia cảnh trong suốt thời gian tính giảm trừ gia cảnh, gửi đến tổ chức, cá nhân trả thu nhập (nếu cá nhân nộp thuế qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập) chậm nhất là trước thời hạn khai thuế (hoặc trước khi nộp hồ sơ quyết toán thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập theo quy định của Luật Quản lý thuế).
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) bộ hồ sơ và nộp một (01) bộ hồ sơ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó (hoặc khi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN theo quy định của Luật quản lý thuế).
Trường hợp (2): Người nộp thuế trực tiếp khai thuế với cơ quan Thuế thì nộp hồ sơ Đăng ký NPT cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế hoặc khi nộp hồ sơ quyết toán thuế theo quy định.
Riêng đối với người phụ thuộc khác (ví dụ: anh, chị, em ruột; ông, bà nội ngoại; cô, dì...) theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế.
Trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế có thay đổi (tăng/giảm) về NPT hoặc thay đổi nơi làm việc thì NNT phải thực hiện lại việc đăng ký NPT (hồ sơ, thời hạn, trình tự các bước, thực hiện như đăng ký NPT lần đầu).
++ Nộp hồ sơ chứng minh NPT: Chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký NPT lần đầu, NNT lập hồ sơ chứng minh NPT theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC ngày 30/12/2022 của Bộ Tài chính, gửi đến tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan Thuế (nơi đã nộp mẫu đăng ký NPT lần đầu).
Trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, cá nhân có thay đổi (tăng/giảm) về NPT hoặc thay đổi nơi làm việc thì NNT phải thực hiện nộp lại hồ sơ chứng minh NPT (hồ sơ, trình tự các bước, thực hiện như nộp hồ sơ chứng minh NPT lần đầu).
+ Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:
++ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc hồ sơ được gửi qua đường bưu chính: cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo quy định.
++ Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận, giải quyết hồ sơ (và trả kết quả nếu có kết quả) thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.
(2) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Xem và tải Mẫu số 07
(3) Cơ quan thực hiện
Tổng cục Thuế - Bộ tài chính
(4) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Trường hợp người nộp thuế đăng ký khai thuế điện tử và gửi hồ sơ đến cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử tại Thông tư 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.