Vào thời điểm tháng 02/2023, nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực, đặc biệt là các lĩnh vực: lao động - tiền lương, lệ phí, kế toán- kiểm toán với các quy định đáng lưu ý như các trường hợp được miễn lệ phí đăng ký cư trú, thay đổi điều kiện hưởng BHXH một lần đối với người bệnh, điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH,...
1. 04 trường hợp được miễn lệ phí đăng ký cư trú kể từ 05/02/2023
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí đăng ký cư trú.
Trong đó, theo Thông tư 75/2022/TT-BTC, Bộ Tài chính vừa ban hành ngày 22/12/2022 quy định công dân Việt Nam khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú (đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, tách hộ) với cơ quan đăng ký cư trú theo quy định pháp luật cư trú thì phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư 75/2022/TT-BTC.
Tuy nhiên, trừ 04 trường hợp được miễn lệ phí bao gồm:
- Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em; người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi; người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật.
- Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện dào; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
- Công dân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mồ côi cả cha và mẹ.
(Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 75/2022/TT-BTC )
2. Thay đổi điều kiện hưởng BHXH một lần đối với người bệnh
Ngày 31/12/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.
Theo đó, sửa đổi Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT về trường hợp mắc bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như sau:
Ngoài trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Ngoài ra còn có người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi. trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn được hưởng BHXH một lần.
(So với quy định hiện hành, bắt buộc người bị các bệnh nêu trên đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn thì mới được nhận BHXH một lần)
Thông tư 18/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
3. Mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH có hiệu lực từ 20/02/2023
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH về quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, từ ngày 01/01/2023, tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với NLĐ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH được điều chỉnh theo công thức sau:
Trong đó, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể về mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng từ trước năm 1995 đến năm 2023, đơn cử như:
- Trước năm 1995: 5,26 (tăng 0,16 so với mức điều chỉnh của năm 2022);
- Năm 1995: 4,46 (tăng 0,13 so với mức điều chỉnh của năm 2022);
- Năm 1996: 4,22 (tăng 0,13 so với mức điều chỉnh của năm 2022);
- Năm 1997: 4,09 (tăng 0,13 so với mức điều chỉnh của năm 2022);
- Năm 1998: 3,80 (tăng 0,12 so với mức điều chỉnh của năm 2022);
- Năm 2023: 1,00;...
Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2023; các quy định tại Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH áp dụng kể từ ngày 01/01/2023.
4. Các công việc ký HĐLĐ trong CQHC áp dụng chế độ như công chức
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính thay thế cho Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 và Nghị quyết Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 03/7/2020.
Theo đó, các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức, gồm:
- Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;
- Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
- Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Ngoài ra, còn thực hiện hợp đồng lao động với các vị trí công việc, hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính (CQHC), đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) sau đây sẽ thực hiện ký kết, áp dụng chế độ, chính sách theo pháp luật lao động, dân sự và các quy định khác có liên quan; và các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong ĐVSNCL.
Nghị định 111/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/02/2023 và Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 7 Nghị định 06/2013/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực từ ngày này.
5. Kế toán được sử dụng các tài khoản NHNN hiện hành
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 25/2022/TT-NHNN quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong đó, kể từ ngày 15/02/2023, kế toán các nghiệp vụ giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được sử dụng các tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán NHNN hiện hành.
Căn cứ yêu cầu quản lý nghiệp vụ, NHNN hướng dẫn việc mở các tài khoản chi tiết. Kế toán sử dụng các tài khoản sau:
(1) TK 101001 - Quỹ dự trữ phát hành
- TK 10100101 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông
- TK 10100102 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
- TK 10100103 - Tiền đình chỉ lưu hành
- TK 10100104 - Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành
- TK 10100105 - Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển
(2) TK 101002 - Quỹ nghiệp vụ phát hành
- TK 10100201 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông
- TK 10100202 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
- TK 10100203 - Tiền đình chỉ lưu hành
- TK 10100204 - Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành
- TK 10100205 - Quỹ nghiệp vụ phát hành đang vận chuyển
(3) TK 102001 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
(4) TK 315004 - Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý
(5) TK 315999 - Các khoản phải thu nội bộ khác
(6) TK 414001 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng
(7) TK 415001 - Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý
(8) TK 401001 - Tiền giấy phát hành
- TK 40100101 - Tiền cotton phát hành
- TK 40100102 - Tiền polymer phát hành
(9) TK 401002 - Tiền kim loại phát hành
(10) TK 799999 - Thu khác
(11) TK 708002 - Thu về dịch vụ ngân quỹ
(12) TK 001001 - Tiền chưa công bố lưu hành
(13) TK 001002 - Tiền đã công bố lưu hành
(14) TK 001003 - Tiền đang vận chuyển
- TK 00100301 - Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển
- TK 00100302 - Tiền đã công bố lưu hành đang vận chuyển
(15) TK 001004 - Tiền không có giá trị lưu hành
- TK 00100401- Tiền mẫu
- TK 00100402- Tiền lưu niệm
- TK 00100403- Tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý
- TK 00100404- Tiền giả
- TK 00100405- Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá
(16) TK 001005- Tiền giao đi tiêu hủy
(17) TK 001006- Tiền đã tiêu hủy
Nội dung, tính chất và kết cấu của các tài khoản này thực hiện theo quy định cụ thể trong Hệ thống tài khoản kế toán NHNN.
Bên cạnh đó, các nghiệp vụ giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt có sử dụng các tài khoản trung gian của hệ thống (tài khoản 699) quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán NHNN hiện hành thì thực hiện theo hướng dẫn chi tiết trong Sổ tay hướng dẫn vận hành của Cục Công nghệ thông tin.
Thông tư 25/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ 15/02/2023 và thay thế Quyết định 37/2007/QĐ-NHNN
Xem thêm các chính sách mới nổi bật về ngân hàng, xử phạt hành chính có hiệu lực từ 02/2023 tại đây