DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chậm nộp báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải chịu mức xử phạt như thế nào?

Avatar

 

Hằng năm doanh nghiệp sẽ thực hiện quyết toán thuế trong kỳ tính thuế, việc nộp báo cáo tài chính cần đúng hạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trường hợp nộp chậm trễ hay vi phạm thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?

Báo cáo tài chính là gì?

Hiện nay, báo cáo tài chính được quy định rõ tại khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán 2015 có giải thích rằng báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Có thể hiểu rằng báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. 

Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ thời gian nộp báo cáo tài chính, hoặc đã biết những vì một số lý do mà chậm nộp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ phải đối diện với mức phạt như thế nào?

Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính năm 2023 là bao nhiêu?

Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính 2022 sẽ căn cứ theo điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập về Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính:

Khung 1: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

- Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

Khung 2: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; 

- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

- Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

- Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Khung 3: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

- Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

Khung 4: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Lưu ý: Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền cá nhân.

Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

Xem thêm: Mẫu Báo cáo tài chính mới nhất? Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2023 khi nào?

Tổng Cục Thuế hướng dẫn nộp thuế bằng điện thoại thông qua ứng dụng eTax Mobile

Điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN? Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN 2024

Hạn chót nộp hồ sơ quyết toán thuế trực tiếp năm 2024 là khi nào? Nộp hồ sơ tại đâu?

  •  4008
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…