1. Giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàngThông tư
173/2014/TT-BTC điều chỉnh giảm thuế suất nhập khẩu ưu đãi nhiều mặt hàng tại Thông tư
164/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:
- Xe ô tô có nội thất được thiết kế như căn hộ (mã hàng 8703.23.40; 8703.24.70) giảm từ 67% xuống còn 64%.
- Xe bốn bánh chủ động (mã hàng 8703.24.51, 8703.24.91) giảm từ 59% xuống còn 55%.
- Xe có động cơ để vận tải hàng hóa tổng trọng lượng có tải tối đa không quá 5 tấn (mã hàng 8704.10.23) giảm từ 59% xuống còn 56%.
- Mô tô và xe đạp có động cơ phụ trợ, có hoặc không có thùng xe bên cạnh; mô tô thùng (mã hàng 8711.50.90) giảm 47% xuống 40%.
- Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá và các loại thịt khác thuộc nhóm 03.04 (mã hàng 0303.19.00) giảm từ 19% xuống còn 18%.
2. Tổ chức tín dụng không được ủy thác để đầu tư dự án KDTheo Thông tư
30/2014/TT-NHNN tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (TCTD) không được ủy thác, nhận ủy thác cho vay trong các trường hợp:
- Đối tượng ủy thác thuộc trường hợp không được cấp tín dụng.
- Đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh; trừ công ty tài chính vẫn cho phép thực hiện.
- Góp vốn, mua cổ phần; trừ Ngân hàng thương mại vẫn thực hiện được.
- Mua trái phiếu của TCTD khác.
TCTD khi nhận ủy thác không phải phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro đối với số dư ủy thác, còn khi ủy thác thì ngược lại.
Các hoạt động ủy thác ký trước ngày 01/01/2015 được tiếp tục thực hiện cho đến hết thời hạn hợp đồng và không được gia hạn.
Hợp đồng trên chỉ được sửa đổi, bổ sung khi nội dung thay đổi phù hợp với Thông tư này và quy định liên quan.
3. Hướng dẫn chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYTCuối tháng 11/2014, Bộ Y tế ban hành Thông tư
37/2014/TT-BYT hướng dẫn một số nội dung liên quan đến chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Theo đó:
- Người bệnh có thẻ BHYT được chuyển tuyến khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế;
- Người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện hạng I, II thuộc huyện nơi người tham gia BHYT cư trú được xác định là đúng tuyến;
- Từ 01/01/2016, người tham gia BHYT được quyền khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh tương đương trong cùng địa bàn tỉnh với cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu;
- Trường hợp cấp cứu, sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại các khoa của cơ sở khám chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn.
4. Xe khách giường nằm không được chạy đường núiThông tư
63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, theo đó:
- Không được sử dụng xe khách có giường nằm hai tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến đường cấp 5 và cấp 6 miền núi từ 01/07/2015.
- Từ 01/07/2016, khoang chở hành lý của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch phải được chia thành các ngăn theo quy định để hành lý không bị xê dịch, đảm bảo an toàn của xe trong quá trình vận chuyển.
Thông tư 63 Bãi bỏ Thông tư
18/2013/TT-BGTVT, 23/2014/TT-BGTVT. 5. Trích khấu hao tài sản cố định trong cơ quan nhà nướcThông tư
162/2014/TT-BTC thêm điều khoản quy định về trích khấu hao tài sản cố định của cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:
- Tài sản không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết: chỉ tính hao mòn tài sản, không trích khấu hao.
- Tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết: phải trích khấu hao tài sản cố định (trừ trường hợp liên kết tạo ra pháp nhân mới hoặc cho thuê).
6. Tăng số sinh vật phải kiểm dịch thực vậtTừ ngày 01/01/2015, danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật lên đến 114 sinh vật, trong đó một số nhóm tăng số lượng như sau:
- Côn trùng tăng từ 22 lên 60 sinh vật;
- Thêm 03 sinh vật Nhện vào danh sách cần kiểm dịch;
- Tăng số Tuyến trùng từ 5 lên 13 sinh vật.
Những sinh vật này đều chưa có trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối với nhóm sinh vật phân bố hẹp trên lãnh thổ Việt Nam thì giảm từ 12 xuống còn 7 sinh vật.
Nội dung nêu trên được đề cập tại Thông tư
35/2014/TT-BNNPTNT .
7. Điều kiện kinh doanh tại chợ đầu mối, đấu giá nông sảnTheo Thông tư
24/2014/TT-BNNPTNT, để được kinh doanh tại chợ đầu mối, đấu giá nông sản tổ chức, cá nhân cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm tại Thông tư liên tịch
13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ;
- Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh phải được khám sức khỏe và có xác nhận đủ sức khỏe theo quy định;
- Chỉ sử dụng hóa chất tẩy rửa, sát trùng theo quy định;
- Trường hợp sử dụng phụ gia thực thẩm phải đảm bảo theo Thông tư
27/2012/TT-BYT ;
- Chấp hành sự kiểm tra về an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước và ban quản lý chợ;
- Và các yêu cầu khác như: giữ vệ sinh khu vực kinh doanh; quét dọn, tẩy rửa, khử trùng sau khi kết thúc kinh doanh trong ngày; không bày bán sản phẩm sơ chế, chế biến trực tiếp trên nền chợ…
Ngoài ra, các điều kiện về địa điểm; nước, nước đá sử dụng tai chợ; trang thiết bị, dụng cụ; vận chuyển sản phẩm; thu gom phế thải, phế liệu... cũng được quy định cụ thể tại Thông tư.
Riêng các chợ hoạt động trước giai đoạn này sẽ phải đảm bảo đủ điều kiện từ ngày 01/01/2016.
(Còn tiếp…)