Bản dịch này thuộc bản quyền THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Bạn được khai thác sử dụng cho công việc của riêng mình, nhưng không được sao chép, đăng lại trên bất cứ phương tiện nào.

Toàn văn file word Bản tiếng Việt Hiệp định EVIPA
Toàn văn Bản tiếng Việt Phụ lục Hiệp định EVIPA

LIÊN MINH CHÂU ÂU,

sau đây gọi tắt là “Liên minh”

VƯƠNG QUÔC BỈ,

CỘNG HÒA BUN-GA-RI,

CỘNG HÒA SÉC,

VƯƠNG QUỐC ĐAN MẠCH,

CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC,

CỘNG HÒA E-XTÔ-NI-A,

AI-LEN,

CỘNG HÒA CROAT-TI-A,

CỘNG HÒA HÊ-LÊ-NIC,

VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA,

CỘNG HÒA PHÁP,

CỘNG HÒA Ý,

CỘNG HÒA SÍP,

CỘNG HÒA LÁT-VI-A,

CỘNG HÒA LÍT-VA,

ĐẠI CÔNG QUỐC LÚC-XĂM-BUA,

HUNG-GA-RI,

CỘNG HÒA MAN-TA,

VƯƠNG QUỐC HÀ LAN,

CỘNG HÒA ÚC,

CỘNG HÒA BA LAN,

CỘNG HÒA BỒ ĐÀO NHA,

RU-MA-NI,

CỘNG HÒA XLÔ-VA-KI-A,

CỘNG HÒA XLÔ-VẮC,

CỘNG HÒA PHẦN LAN,

VƯƠNG QUỐC THỤY ĐIỂN, và

LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AILEN,

của một bên, sau đây gọi chung là “Liên minh Châu Âu”, và

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

của bên còn lại, sau đây gọi tắt là “Việt Nam”,

sau đây gọi chung là “các Bên”,

THỪA NHẬN sự hợp tác lâu dài và mạnh mẽ dựa trên các nguyên tắc và giá trị chung được phản ánh trong Hiệp định khung về Đối tác toàn diện và Hợp tác giữa một bên là Liên minh Châu Âu và một bên là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ký tại Brúc-xen ngày 27 tháng 6 năm  2012 (sau đây gọi là “Hiệp định Đối tác và Hợp tác”) và mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư quan trọng; bao gồm cả những vấn đề trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ký tại Brúc-xen ngày…(sau đây gọi là “Hiệp định Thương mại Tự do”);

MONG MUỐN tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế, như là một phần và theo một cách thống nhất với các mối quan hệ tổng thể, và tin chắc rằng Hiệp định này sẽ tạo ra một không khí mới cho sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa các Bên;

THỪA NHẬN rằng Hiệp định này sẽ bổ sung và thúc đẩy các nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực;

QUYẾT TÂM tăng cường các mối quan hệ kinh tế, thương mại, và đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, trên khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, và để thúc đẩy thương mại và đầu tư theo Hiệp định này theo hướng lưu ý ở mức cao về bảo vệ môi trường và lao động, và các thỏa thuận và tiêu chuẩn quốc tế có liên quan;

MONG MUỐN nâng cao mức sống, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm mới và cải thiện phúc lợi chung và, với mục đích này, tái khẳng định cam kết thúc đẩy thương mại và tự do hóa đầu tư;

TÁI KHẲNG ĐỊNH cam kết của các Bên về các nguyên tắc phát triển bền vững trong Hiệp định Thương mại Tự do;

THỪA NHẬN tầm quan trọng của tính minh bạch trong cam kết của các Bên trong Hiệp định Thương mại Tự do;

TÁI KHẲNG ĐỊNH cam kết của các Bên với Hiến chương Liên Hợp Quốc ký tại San Francisco vào ngày 26 tháng 6 năm 1945, và có liên quan đến các nguyên tắc nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền, thông qua tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948;

XÂY DỰNG trên cơ sở quyền và nghĩa vụ tương ứng của các Bên theo Hiệp định Marrakesh về Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, ký tại Marrakesh ngày 15 tháng 4 năm 1994 (sau đây gọi là “Hiệp định WTO”) và các hiệp định và thỏa thuận đa phương, khu vực và song phương khác mà các Bên tham gia; cụ thể là Hiệp định Thương mại Tự do;

MONG MUỐN thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các công ty của các Bên bằng cách mang lại một khuôn khổ pháp lý có thể dự đoán được cho quan hệ thương mại và đầu tư,

ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 11,621

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]