Việt Nam được xem như là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất khi gia nhập TPP khi nền kinh tế có GDP bằng 186 tỷ đô la Mỹ này được kỳ vọng sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư rất lớn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư vào các ngành sản xuất giá thành thấp Việt Nam hiện vẫn đang giữ bí mật về chi tiết các thỏa thuận đạt được.
Trong các lĩnh vực có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, một số doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam có thể sẽ nằm ngoài hiệp định này và những ngành nghề mà các doanh nghiệp này đang hoạt động sẽ cũng không được tiết lộchi tiết.
Thuế xuất khẩu than, dầu thô và các
khoáng sản khai thác quặng mỏ sẽ được giữ nguyên như ban đầu và một số các quốc
gia khác cũng đã đạt được thỏa thuận với nhau về trường hợp này. Năm vừa rồi,
Việt
Vị này cho biết: “Ảnh hưởng lên ngân sách nhà nước là không đáng kể”.
Ông cũng khẳng định thêm một vài nguyên phụ liệu chuyên biệt hay có nguồn cung thấp sẽ không bị chi phối bởi hiệp định TPP nhưng vẫn phải tuân thủ theo nguyên tắc xuất xứ “tính từ sợi trở đi” (yarn forward) trong việc xuất khẩu các sản phẩm ngành dệt may – một trong những ngành được xem như là thế mạnh của Việt Nam.
Ngành dệt may và giày da sẽ hưởng lợi rất nhiều nhờ TPP, sau khi đã đạt kim ngạch xuất khẩu là 31 tỷ đô la Mỹ trong năm rồi đối với các thương hiệu như Nike, Adidas, H&M, Gap, Zara, Armani và Lacoste.
Việt
Việt Nam hy vọng sẽ thu hút vốn đầu tư kỷ lục trong năm nay, chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, nhờ vào nguồn nhân công giá rẻ và những kỳ vọng vào mức thuế quan giảm mạnh sau khi gia nhập TPP – hiệp định ký kết giữa các quốc gia chiếm 40 phần trăm tổng GDP toàn cầu.
Mặc dù lợi ích của Việt Nam khi tham gia TPP sẽ lớn hơn nhiều so với những bất lợi nhưng các chuyên gia cũng lo lắng về các tiêu chí đặt ra khi tham gia TPP mà Việt Nam phải tuân thủ như về việc thành lập các công đoàn tự chủ hay môi trường cạnh tranh công bằng và minh bạch với các doanh nghiệp nhà nước.
Việt
Đức Huy (lược dịch)
Theo Reuters