TPP là một khối thương mại gồm 12 quốc gia: Úc, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, Mỹ, Việt Nam, Chile, Brunei, Singapore and New Zealand cùng ký kết bản thỏa thuận sau hơn 5 năm đàm phán. Phần lớn nội dung của bản thoả thuận này được giữ bí mật và do đó gây lo ngại cho những nước khác, trong đó có Ấn Độ.
Ngoài khả năng mất thị phần tại Mỹ vào tay các quốc gia khác như Việt Nam, Ấn Độ còn phải đối mặt với nỗi lo rằng các vấn đề liên quan tới lao động, môi trường và bảo vệ đầu tư có thể sẽ dần ảnh hưởng tới các đàm phán của Tổ chức Thương mại thế giới.
Trong thực tế, nhân viên phòng thương mại cho rằng 7 nước TPP là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Ấn Độ cùng là thành viên, có thể sẽ tạo áp lực để các quốc gia phải đàm phán theo cách tương tự như TPP.
“Chúng tôi cho rằng những thành viên chung của 2 hiệp định thương mại này sẽ tạo áp lực và đòi hỏi một sự tương đồng,” một nhân viên của phòng thương mại trả lời trước phiên đàm phán tiếp theo của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực tổ chức tại Busan - Hàn Quốc vào tuần tới.
Không riêng gì Ấn Độ, các vấn đề trên cũng được Trung tâm quốc tế về Thương mại và Phát triển nhấn mạnh trong những nghiên cứu gần đây rằng các nước ngoài TPP có thể sẽ phải đối mặt với khó khăn nếu các tiêu chuẩn thương mại mới và sự nhượng bộ tiếp cận thị trường ảnh hưởng tới thương mại giữa họ và các nước TPP.
Vì Ấn Độ hiện đã thiết lập các hiệp định với Singapore và Nhật Bản và hiện đang đàm phán các hiệp định tương tự với Úc và New Zealand, thương mại của nước này không có nguy cơ bị tổn hại.
“Chúng ta không có một hiệp định thương mại nào với Mỹ và đó chính là điều bất lợi cho chúng ta. Việt Nam cạnh tranh với chúng ta trên thị trường Mỹ mà hiện giờ lại đang có lợi thế hơn chúng ta. Việt Nam sẽ được miễn thuế để xâm nhập vào thị trường Mỹ với các lĩnh vực như dệt, may mặc và giày da,” Abhijit Das, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu WTO cho biết.
Các nhà máy dệt trong nước sẽ phải đặc biệt chú ý đến nguyên tắc 'yarn forward rule'của TPP (đòi hỏi các nước TPP phải dùng sợi có xuất xứ từ các nước TPP trong sản phẩm dệt may của mình để được hưởng ưu đãi thuế quan).
Hương Thảo (dịch)
Theo Kirtika Suneja