08/01/2021 08:40

VKSNDTC giải đáp 35 vướng mắc về các vụ việc dân sự

VKSNDTC giải đáp 35 vướng mắc về các vụ việc dân sự

Ngày 25/12/2020, VKSNDTC ban hành Công văn 5814/VKSTC-V14 về việc giải đáp vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình.

Theo đó, VKSND TC giải đáp 35 thắc mắc về các vụ việc dân sự. Cụ thể như sau:

 

Vướng mắc 1. Có bắt buộc phải ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa vào bản án không? Nếu Tòa án không ghi thì có vi phạm không?

Trả lời:

Theo Điều 266 và Điều 313 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) thì bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm không có nội dung ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Tuy nhiên, theo Mẫu số 52-DS (Mẫu Bản án dân sự sơ thẩm)1, tại ghi chú số (25) và (26) hướng dẫn ghi đối với phần "Nội dung vụ án" và "Nhận định của Tòa án" đều có nội dung ghi "ý kiến của Viện kiểm sát". Mặc dù vậy, tại Mẫu số 75-DS (Mẫu Bản án phúc thẩm) không có nội dung hướng dẫn ghi ý kiến của Kiểm sát viên mà chỉ có ghi chú về ghi nội dung kháng nghị (ghi chú số 25).

Như vậy, do biểu mẫu trong tố tụng dân sự được ban hành bởi nghị quyết của HĐTP TANDTC, là văn bản quy phạm pháp luật nên nếu bản án sơ thẩm không ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa là vi phạm pháp luật, khi phát hiện vi phạm, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị; còn đối với bản án phúc thẩm, do không có quy định nên không bắt buộc phải ghi nội dung trên.

 

Vướng mắc 2. Tại phiên tòa phúc thẩm có kháng nghị của Viện kiểm sát, nguyên đơn rút đơn khởi kiện nhưng bị đơn vắng mặt tại phiên tòa nên không hỏi được ý kiến của bị đơn theo khoản 1 Điều 299 BLTTDS thì Viện kiểm sát có rút kháng nghị không?

Trả lời:

Điểm c khoản 5 Điều 28 Quy định về hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm (Quy định số 363)2 hướng dẫn như sau: "Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện mà Tòa án không thể hỏi ý kiến bị đơn do bị đơn không đến phiên tòa mặc dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ thì căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 296 BLTTDS coi như bị đơn từ bỏ quyn của mình và đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa rút kháng nghị".

Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm có thể là người kháng cáo hoặc người không kháng cáo, theo các khoản 2 và 3 Điều 296 BLTTDS thì:

- Bị đơn là người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án xét xử vắng mặt họ, nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

- Bị đơn là người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

Như vậy, tại phiên tòa phúc thẩm có kháng nghị của Viện kiểm sát, nguyên đơn rút đơn khởi kiện nhưng bị đơn vắng mặt tại phiên tòa, nếu Tòa án xác định không thể hỏi được ý kiến của bị đơn và đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì Kiểm sát viên tham gia phiên tòa rút kháng nghị.

 

Vướng mắc 3. Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên đề nghị tạm ngừng phiên tòa để xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ nhưng Tòa án vẫn xét xử thì Kiểm sát viên có phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án không? Phát biểu như thế nào?

Trả lời:

Điểm b khoản 2 Điều 30 Quy định về hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm (Quy định số 458)3 đã hướng dẫn: "Trường hợp tại phiên tòa, vụ án phát sinh các tình tiết cần phải xác minh, thu thập b sung tài liệu, chứng cứ nhưng Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử mà không tạm ngừng phiên tòa thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa và tự chịu trách nhiệm về đề nghị của mình.

Khi Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà Hội đồng xét xử không chấp nhận, vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nêu rõ việc chưa có đủ cơ sở để giải quyết vụ án vì thiếu những chứng cứ mà Kim sát viên đã yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập b sung".

 

Vướng mắc 4. Khi kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, Viện kiểm sát đã yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nhưng Tòa án không thu thập được (cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trả lời không lưu trữ hồ sơ hoặc hồ sơ thất lạc) thì Kiểm sát viên tham gia phiên tòa có phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án không?

Trả lời:

Trong trường hợp Tòa án đã tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà không thể thu thập được thì Tòa án sẽ giải quyết vụ việc trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã có. Vì vậy, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã có.

 

Vướng mắc 5. Trong vụ án dân sự về tranh chấp đất đai có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự rút yêu cầu về tranh chấp đất nhưng vẫn giữ nguyên yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính thì là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Theo Điều 105 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Theo các khoản 4 và 5 Điều 32 Luật TTHC thì khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trong trường hợp này, nếu Tòa án cấp huyện đang xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì Tòa án cấp huyện ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp tỉnh và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý theo khoản 1 Điều 41 BLTTDS; nếu Tòa án cấp tỉnh đang xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì vẫn tiếp tục giải quyết và đính chính trong sổ thụ lý để theo dõi, tổng hợp.

 

Vướng mắc 6. Vụ việc dân sự đã được thụ lý nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý, Tòa án ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền. Như vậy, sau khi Tòa án có thẩm quyền nhận hồ sơ vụ án có cần phải tiến hành lại các thủ tục mà Tòa án trước đã tiến hành không hay tiến hành giải quyết tiếp vụ việc trên cơ sở kết quả giải quyết của Tòa án trước?

Trả lời:

Về nguyên tắc, vụ việc dân sự do Tòa án không có thẩm quyền giải quyết thì các hoạt động tố tụng do Tòa án đó thực hiện không có giá trị pháp lý. Khi vụ việc được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền thì Tòa án phải thụ lý vụ việc và tiến hành tố tụng từ đầu.

Tuy nhiên, khi tiến hành các thủ tục tố tụng, Tòa án có thẩm quyền có thể kế thừa kết quả của các hoạt động t tụng đã được thực hiện bởi Tòa án trước (Chẳng hạn như Tòa án có thẩm quyền vẫn phải mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nhưng Tòa án có thể sử dụng tài liệu, chứng cứ đương sự đã cung cấp, do Tòa án trước thu thập, vẫn chấp nhận kết quả hòa giải của các bên nếu các bên không có ý kiến thay đổi...).

 

Vướng mắc 7. Trường hợp giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản có lãi mà một bên có yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 184 BLTTDS quy định: "Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên vi điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc". Như vậy, nếu yêu cầu áp dụng thời hiệu thỏa mãn điều kiện tại khoản 2 Điều 184 thì yêu cầu này được chấp nhận. Đối với tranh chấp hợp đồng vay tài sản có lãi thì cần lưu ý:

- Đối với yêu cầu thanh toán tiền lãi thì áp dụng thời hiệu. Thời hiệu đối với khoản tiền lãi được xác định như sau: căn cứ điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 thì "Giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này". Tức là, hợp đồng vay tài sản được xác lập trước hay sau ngày BLDS 2015 có hiệu lực (01/01/2017) thì đối với khoản lãi đều áp dụng thời hiệu khởi kiện là "03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm" theo Điều 429 Bộ luật sân sự 2015.

- Đối với yêu cầu thanh toán nợ gốc thì không áp dụng thời hiệu vì đây là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu theo khoản 2 Điều 155 BLDS.

 

Vướng mắc 8. Trường hợp gần hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà Tòa án đưa thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng thì thời hạn chuẩn bị xét xử có được tính lại từ đầu không?

Trả lời:

- Khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015 quy định: Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án và được gia hạn ti đa 02 tháng (đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình); là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án và được gia hạn ti đa 01 tháng (đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại, lao động). Nếu vụ án được tạm đình chỉ thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử được tính kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án hoặc từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp vụ án được tạm đình chỉ mà không tính từ ngày Tòa án đưa thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng. Theo Điều 214 BLTTDS thì việc Tòa án đưa thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng không thuộc trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án để thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại từ đầu.

- Khi Tòa án đưa thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng thì Tòa án vẫn tiếp tục tiến trình giải quyết vụ án theo thủ tục chung, không phải quay lại thủ tục hòa giải nếu đã hòa giải trước đó. Các đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận và yêu cầu Tòa án công nhận, nếu tại phiên tòa mà có đề nghị thì Tòa án sẽ tạm ngừng phiên tòa để các đương sự tự hòa giải theo điểm đ khoản 1 Điều 259 BLTTDS.

 

Vướng mắc 9. Vụ án ban đầu không thuộc trường hợp VKS tham gia phiên tòa. Tuy nhiên, tại phiên tòa HĐXX xét thấy cần thiết phải xác minh, thu thập chứng cứ nên tạm ngừng phiên tòa. Khi Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ thì vụ án lại thuộc trường hợp VKS tham gia phiên tòa theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS. Vậy, xử lý như thế nào để bảo đảm VKS tham gia phiên tòa?

Trả lời:

- Thời hạn tạm ngừng phiên tòa tối đa là 01 tháng kể từ ngày HĐXX quyết định tạm ngừng, sau đó còn có thể tạm đình chỉ (khoản 2 Điều 259 BLTTDS). Tòa án phải chuyển hồ sơ cho VKS nghiên cứu theo quy định chung, VKS phải gửi cho Tòa án quyết định phân công KSV tham gia phiên tòa ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án.

- Trường hợp Tòa án không chuyển hồ sơ nhưng VKS phát hiện được vụ án thuộc trường hợp VKS tham gia phiên tòa, nếu xét thấy thời gian còn đủ cho VKS nghiên cứu hồ sơ, tham gia phiên tòa thì VKS yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ và gửi ngay cho Tòa án quyết định phân công KSV tham gia phiên tòa.

- Trường hợp Tòa án không chuyển hồ sơ mà VKS cũng không phát hiện được thì sau khi phiên tòa kết thúc, thông qua kiểm sát bản án, quyết định mà phát hiện vi phạm thì VKS kháng nghị vì Tòa án đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

 

Vướng mắc 10. Khoản 3 Điều 210 BLTTDS quy định: Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ. Vậy, việc thông báo kết quả phiên họp được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

BLTTDS không quy định cụ thể về hình thức, nội dung Tòa án thông báo kết quả phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ cho đương sự vắng mặt tại phiên họp; đồng thời, không có biểu mẫu về thông báo này trong hệ thống biểu mẫu trong tố tụng dân sự7. Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 210, khoản 2 Điều 211 BLTTDS thì Thông báo kết quả phiên họp phải bằng văn bản và có thể có các nội dung sau:

- Những vấn đề đương sự có mặt đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết trong số các yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập;

- Các tài liệu, chứng cứ đã được đương sự giao nộp, tiếp cận, công khai tại phiên họp;

- Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; các yêu cầu khác của đương sự. Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự.

 

Vướng mắc 11. Trường hợp vụ án được giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm do bị HĐXX phúc thẩm hủy, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Tòa án có thể đình chỉ việc giải quyết vụ án mà không cần có sự đồng ý của bị đơn. Còn vụ án được giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm do bị HĐXX giám đốc thẩm, tái thẩm hủy thì khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện phải có sự đồng ý của bị đơn Tòa án mới được đình chỉ giải quyết vụ án theo khoản 4 Điều 217 BLTTDS. Tại sao có sự khác biệt như vậy?

Trả lời:

Khi vụ án được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm thì bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, chưa được đưa ra thi hành nên quyền, nghĩa vụ của các bên theo bản án sơ thẩm chưa được thực hiện trên thực tế. Do đó, khi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo thủ tục như vụ án được xét xử sơ thẩm lần đầu, theo điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 217 BLTTDS.

Khi bản án, quyết định được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và có thể đang được thi hành hoặc đã được thi hành án xong theo hướng có lợi cho nguyên đơn. Nếu bản án bị HĐXX giám đốc thẩm, tái thẩm hủy để xét xử sơ thẩm lại theo hướng bất lợi cho nguyên đơn mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án không có sự đồng ý của bị đơn thì quyền, lợi ích hợp pháp của bị đơn có thể sẽ bị ảnh hưởng do bản án đã được thi hành, mà Tòa án cấp sơ thẩm lại không có căn cứ để giải quyết hậu quả của việc thi hành án theo khoản 4 Điều 217 BLTTDS.

 

Vướng mắc 12. Trong các quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được Tòa án ban hành trên thực tế đều không ghi nội dung trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ cho đương sự. Đây có được coi là vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 217 BLTTDS không?

Trả lời:

Khoản 3 Điều 217 BLTTDS quy định "Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong s thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu...".

Theo quy định trên, việc trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự khi Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự chỉ được thực hiện nếu đương sự có yêu cầu.

Bên cạnh đó, tại mẫu Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (mẫu số 45-DS và mẫu số 46-DS)8 không hướng dẫn ghi nội dung trên.

Như vậy, nếu đương sự có yêu cầu Tòa án trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì Tòa án có thể ghi hoặc không ghi trong Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Khi trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự, Tòa án vẫn phải lập biên bản giao nhận và đưa vào hồ sơ vụ án.

 

Vướng mắc 13. Trong quá trình giải quyết vụ án mà bị đơn không có mặt tại phiên tòa thì Viện kiểm sát gặp khó khăn do không được nghe trực tiếp lời trình bày của họ hoặc hỏi họ tại phiên tòa dẫn đến quan điểm về việc giải quyết vụ án chưa toàn diện.

Trả lời:

Trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên đã nghiên cứu hồ sơ vụ án, trong đó, có thể đã có các tài liệu, chứng cứ do bị đơn cung cấp. Trường hợp chưa có đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ án thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Tòa án thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ.

Tại phiên tòa, nếu bị đơn không có mặt mà Tòa án vẫn tiến hành xét xử và không có thêm tài liệu, chứng cứ mới thì Kiểm sát viên phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã có; nếu nguyên đơn hoặc đương sự khác cung cấp tài liệu, chứng cứ mới và tài liệu, chứng cứ đó được HĐXX chấp nhận thì Kiểm sát viên xem xét trường hợp này có thuộc điểm c khoản 1 Điều 259 BLTTDS không để đề nghị HĐXX tạm ngừng phiên tòa nhằm tạo điều kiện cho bị đơn được tiếp cận với tài liệu, chứng cứ mới và thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ từ phía bị đơn. Trường hợp HĐXX không chấp nhận, vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nêu rõ việc chưa có đủ cơ sở để giải quyết vụ án vì thiếu những chứng cứ mà Kiểm sát viên đã yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập bổ sung (theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 30 Quy định số 458).

 

Vướng mắc 14. Vụ án dân sự đang được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đương sự thỏa thuận được về toàn bộ nội dung vụ án thì Thẩm phán hay Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự?

Trả lời:

Tham khảo điểm b Mục 3 Phần II Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của HĐTP TANDTC thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính có nêu:

"b) Về thm quyền ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

Điều 219 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về Thẩm quyền ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là:

"1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thm quyền ra quyết định...

2. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định..."

Vậy đến ngày mở phiên tòa đã được coi là "tại phiên tòa" hay chưa? Mục 2 Chương XIV Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thủ tục bt đầu phiên tòa. Theo quy định tại Mục này thì phiên tòa bắt đầu bằng thủ tục "Khai mạc phiên tòa" (Điều 239). Do đó, đến ngày mở phiên tòa (được triệu tập) nhưng chưa khai mạc phiên tòa thì chưa coi là "bắt đu phiên tòa", chưa coi là "tại phiên tòa". Nếu nguyên đơn nộp đơn xin rút yêu cầu khởi kiện trước khi khai mạc phiên tòa thì Thẩm phán vẫn có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án chứ không phải là Hội đồng xét xử".

Theo tinh thần trên, nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đương sự thỏa thuận được về toàn bộ nội dung vụ án trước khi khai mạc phiên tòa thì Thẩm phán có thẩm quyền ra quyết định.

 

Vướng mắc 15. Trường hợp HĐXX sơ thẩm ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, khi lý do tạm đình chỉ không còn thì HĐXX ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án hay ra văn bản thông báo thời gian tiếp tục phiên tòa?

Trả lời:

Điều 216 BLTTDS quy định về quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự như sau: "Trong thời hạn 03 ngày làm việc, k từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 214 của Bộ luật này không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự và gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp".

Tham khảo tiểu mục 2 phần IV Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của HĐTP TANDTC thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử thì trường hợp vụ án đã được đưa ra xét xử sau đó mới tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 259, nhưng sau đó lý do tạm đình chỉ không còn thì Tòa án phải căn cứ Điều 216 BLTTDS để ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự theo Mẫu số 44-DS. Tuy nhiên, trong Mẫu số 44-DS không có nội dung về ngày mở phiên tòa, vì vậy, kèm theo quyết định tiếp tục giải quyết vụ án, Tòa án gửi văn bản thông báo ngày mở lại phiên tòa và phiên tòa sẽ được tiến hành lại từ đầu.

 

Vướng mắc 16. Theo quy định của BLTTDS, ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm Tòa án chỉ tiếp nhận tài liệu, chứng cứ do đương sự giao nộp mà không có quyền xác minh, thu thập chứng cứ bổ sung (Điều 287), chỉ đến khi mở phiên tòa, HĐXX mới có quyền xác minh, thu thập chứng cứ bổ sung (Điều 304). Vậy ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, VKS có quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ không?

Trả lời:

- Tham khảo tiểu mục 1 phần III Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của HĐTP TANDTC thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử thì "...Khoản 2 Điều 97 của BLTTDS không giới hạn việc thu thập chứng cứ của Tòa án ở giai đoạn sơ thẩm, phúc thm mà chỉ giới hạn việc thu thập chng cứ ở giai đoạn giám đc thẩm, tái thẩm. Thực tế, nếu tài liệu, chứng cứ trong h sơ chưa đủ căn cứ đ giải quyết vụ án thì Thm phán vn tiến hành thu thập b sung. Do vậy,...Thm phán có quyn tiến hành thu thập chứng cứ bổ sung ở giai đoạn xét xử phúc thẩm".

- Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 13 Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm (Quy định số 363)10 thì VKS có quyền yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.

 

Vướng mắc 17. Trường hợp cần sửa chữa, bổ sung bản án theo Điều 268 BLTTDS mà Hội thẩm nhân dân là thành viên HĐXX vụ án đó không còn đảm nhiệm Hội thẩm nhân dân tại Tòa án đã ra bản án thì Thẩm phán có phải phối hợp với Hội thẩm nhân dân ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án đó không?

Trả lời:

Điều 268 BLTTDS không đặt ra yêu cầu Hội thẩm nhân dân là thành viên HĐXX vụ án phải vẫn còn đảm nhiệm Hội thẩm nhân dân tại Tòa án đã ra bản án mới được phối hợp với Thẩm phán ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án như đối với Thẩm phán. Đồng thời, theo mẫu Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án sơ thẩm (Mẫu số 53-DS)11 thì các Hội thẩm nhân dân không được nêu tên cũng không phải ký vào quyết định này. Vì vậy, khi cần sửa chữa, bổ sung bản án thì Thẩm phán đã xét xử vụ án vẫn phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên HĐXX vụ án đó để thực hiện, dù họ còn hay không còn đảm nhiệm Hội thẩm nhân dân tại Tòa án đã ra bản án.

 

Vướng mắc 18. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự thực hiện theo Điều 273 hay Điều 372 BLTTDS?

Trả lời:

- Điều 372 BLTTDS quy định về thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự, không phải đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự nên không thể áp dụng Điều 372.

- Điều 361 BLTTDS quy định: "...Những quy định của Phần này được áp dụng để giải quyết việc dân sự...Trường hợp Phần này không quy định thì áp dụng những quy định khác của Bộ luật này để giải quyết việc dân sự".

Mẫu số 19-VDS12 (về Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự) và Mẫu số 20-VDS (về Quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự) đều quy định quyền và thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với các quyết định này như sau: "Người yêu cầucó quyền kháng cáo trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc k từ ngày quyết định được niêm yết, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn 07 ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn 10 ngày, k từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định". Quy định này hoàn toàn giống với quy định về kháng cáo, kháng nghị quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự tại khoản 2 Điều 273, khoản 2 Điều 280 BLTTDS.

Từ những căn cứ trên, thời hạn kháng cáo, kháng nghị các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 273, khoản 2 Điều 280 BLTTDS.

 

Vướng mắc 19. VKS có trách nhiệm gửi quyết định kháng nghị phúc thẩm cho các đương sự mà quyền, lợi ích hợp pháp của họ không bị ảnh hưởng bởi quyết định kháng nghị không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 281 BLTTDS quy định: "VKS ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị". Mẫu số 15/DS13 về Quyết định kháng nghị phúc thẩm, tại phần "Nơi nhận" có ghi người nhận là "Các đương sự có liên quan đến kháng nghị". Vì vậy, VKS chỉ có trách nhiệm gửi quyết định kháng nghị phúc thẩm cho đương sự có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến (có thể bị ảnh hưởng hoặc bị thay đổi bởi) kháng nghị.

 

Vướng mắc 20. Trường hợp đương sự kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm nhưng sau đó rút đơn kháng cáo, đồng thời rút đơn khởi kiện thì Tòa án giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 289 BLTTDS quy định: khi người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.

Trường hợp người kháng cáo đồng thời là nguyên đơn trong vụ án dân sự và họ rút cả kháng cáo và đơn khởi kiện thì Tòa án áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 299 BLTTDS: "Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau: (a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn; (b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thm ra quyết định hủy bản án sơ thm và đình chỉ giải quyết vụ án ...

Như vậy, có thể xảy ra 02 trường hợp:

- Nếu bị đơn không đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận việc rút kháng cáo và ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Trong trường hợp này, quyết định bị kháng cáo sẽ có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

- Nếu bị đơn đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận cả việc rút kháng cáo và rút đơn khởi kiện. Tòa án ra Quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án.

 

Vướng mắc 21. Trường hợp HĐXX phúc thẩm tuyên sửa một số sai sót nhỏ của bản án sơ thẩm thì thuộc trường hợp giữ nguyên bản án sơ thẩm (khoản 1 Điều 308) hay sửa bản án sơ thẩm (khoản 2 Điều 308 BLTTDS)?

Trả lời:

- Thuộc trường hợp giữ nguyên bản án sơ thẩm theo khoản 1 Điều 308 BLTTDS nếu HĐXX phúc thẩm không sửa bất kỳ nội dung nào của bản án sơ thẩm.

- Nếu HĐXX phúc thẩm tuyên sửa bất kỳ nội dung nào của bản án sơ thẩm, kể cả đính chính những lỗi nhỏ như lỗi chính tả, lỗi nhầm lẫn về số liệu, tính toán sai thì đều thuộc trường hợp sửa bản án sơ thẩm theo khoản 2 Điều 308 BLTTDS.

 

Vướng mắc 22. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự rút đơn yêu cầu tại phiên họp giải quyết việc dân sự thì tiền tạm ứng lệ phí đã nộp được xử lý như thế nào?

Trả lời:

Tại phiên họp giải quyết việc dân sự mà người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Thẩm phán hoặc Hội đồng giải quyết việc dân sự ra Quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự (Điều 361 BLTTDS, Mẫu số 20-VDS).

Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án (Nghị quyết số 326), tại khoản 5 Điều 18 quy định: "Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 366 ...của Bộ luật Tố tụng dân sự thì tin tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước". Như vậy, Nghị quyết số 326 chỉ quy định xử lý tiền tạm ứng lệ phí trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi người yêu cầu rút đơn yêu cầu trong giai đoạn chun bị xét đơn yêu cầu, không quy định đối với trường hợp rút đơn yêu cầu tại phiên họp. Tuy nhiên, do tính chất pháp lý tương đồng nên có thể áp dụng tương tự pháp luật theo khoản 2 Điều 45 BLTTDS, tức là áp dụng quy định tại khoản 5 Điều 18 của Nghị quyết số 326 để giải quyết trường hợp này, theo đó, tiền tạm ứng lệ phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

 

Vướng mắc 23. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và thụ lý vụ án theo quy định tại khoản 5 Điều 397 BLTTDS thì thời điểm thụ lý được xác định như thế nào? VKS kiểm sát việc thụ lý vụ án dựa trên cơ sở nào? Tư cách nguyên đơn, bị đơn của đương sự trong vụ án được xác định như thế nào? Tòa án có căn cứ vào hồ sơ việc dân sự trước đó để giải quyết vụ án không?

Trả lời:

Theo Điều 397 BLTTDS, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Khoản 5 Điều 397 quy định: "Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông o về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung... ".

Trong trường hợp trên thì:

- Thời điểm thụ lý vụ án được xác định là thời điểm Tòa án vào sổ thụ lý vụ án dân sự. VKS kiểm sát việc thụ lý vụ án dựa trên cơ sở quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự (Quyết định này được gửi cho VKSND cùng cấp).

- Việc xác định tư cách nguyên đơn, bị đơn trong vụ án phải căn cứ vào kết quả hòa giải không thành, yêu cầu, nguyện vọng của các bên (người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự trước đó không đương nhiên trở thành nguyên đơn nếu trong quá trình hòa giải họ không thay đổi thỏa thuận ban đầu về việc ly hôn, nuôi con và chia tài sản khi ly hôn nhưng bên kia lại có thay đổi).

- Hồ sơ việc dân sự trước đó được chuyển hóa thành hồ sơ vụ án dân sự. Hồ sơ kiểm sát việc giải quyết việc dân sự của VKS cũng phải được chuyển thành hồ sơ kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự.

- VKS cần theo dõi vụ án này có thuộc trường hợp VKS phải tham gia phiên tòa sơ thẩm hay không để thực hiện việc thông báo Kiểm sát viên tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 1 Điều 24 TTLT số 02/2016.

 

Vướng mắc 24. Tranh chấp hợp đồng giữa nguyên đơn là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có trụ sở hoạt động tại Việt Nam (có đại diện theo pháp luật là người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam khi giải quyết tranh chấp) với bị đơn là doanh nghiệp Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp nào?

Trả lời:

Khoản 3 Điều 35 BLTTDS quy định về thẩm quyền của TAND cấp huyện như sau: "Những tranh chấp, yêu cu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện...".

Tham khảo điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS thì được coi là đương sự ở nước ngoài nếu "Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự".

Trong trường hợp nêu trên, doanh nghiệp là nguyên đơn có trụ sở hoạt động tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự nên không thuộc trường hợp "có đương sự ở nước ngoài"; nếu vụ án không rơi vào các trường hợp khác tại khoản 3 Điều 35 BLTTDS như có tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở của bị đơn.

 

Vướng mắc 25. Trường hợp Tòa án không chuyển hồ sơ cho VKS theo điểm b khoản 1 Điều 5 TTLT số 02/2016, không chuyển tài liệu, chứng cứ cho VKS theo Điều 8 TTLT nêu trên thì VKS có quyền yêu cầu Tòa án hoãn phiên tòa để bảo đảm thời gian nghiên cứu hồ sơ không hay chỉ có quyền kiến nghị đối với Tòa án?

Trả lời:

Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2016 về việc VKS yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị quy định như sau: "Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu".

Điều 8 TTLT số 02/2016 quy định: "Trước khi mở phiên tòa, phiên họp, nếu hồ sơ vụ việc dân sự đã được chuyển cho Viện kiểm sát mà có tài liệu, chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập bổ sung thì Tòa án chuyển ngay cho Viện kiểm sát bản sao tài liệu, chứng cứ đó".

Căn cứ quy định về các trường hợp hoãn phiên tòa tại khoản 1 Điều 233 BLTTDS thì việc Tòa án chậm chuyển hồ sơ hoặc không gửi tài liệu, chứng cứ cho VKS trong các trường hợp trên không thuộc trường hợp hoãn phiên tòa. Vì vậy, VKS không yêu cầu Tòa án hoãn phiên tòa mà kiến nghị để Tòa án khắc phục vi phạm.

Trường hợp VKS không có đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ tham gia phiên tòa theo khoản 2 Điều 220 BLTTDS thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Quy định số 458/QĐ-VKSTC ngày 04/10/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm.

 

Vướng mắc 26. Người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định trước khi được Tòa án chuyển hồ sơ vụ án để xem xét việc kháng nghị không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 332 BLTTDS quy định: "Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm". Điểm c khoản 3 Điều 5 TTLT số 02/2016 quy định: "Trường hợp Tòa án đang quản lý h sơ nhận được yêu cầu của Tòa án hoặc Viện kim sát trước mà không có yêu cầu hoãn thi hành án, nếu trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, hồ sơ chưa được chuyển cho cơ quan đó thì Tòa án chuyn hồ sơ cho Tòa án hoặc Viện kim sát đã có yêu cầu hoãn thi hành án và thông báo cho cơ quan không được chuyn hồ sơ biết".

Như vậy, việc yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể được thực hiện trước khi được Tòa án chuyển hồ sơ để xem xét, quyết định việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

 

Vướng mắc 27. Khi đặt cọc để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, nếu một bên từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 328 BLDS quy định: "... nếu bên đặt cọc từ chi việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác". Như vậy, trường hợp một bên từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng mà không có thỏa thuận khác về trách nhiệm của bên từ chối thì xử lý theo quy định trên.

 

Vướng mắc 28. Khi giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, Tòa án đã giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng đương sự không yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu. Tại phiên tòa, đương sự mới yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì HĐXX có chấp nhận không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 5 BLTTDS quy định: "Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ gii quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó". Do đó, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, Tòa án sẽ không giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu nếu đương sự không yêu cầu để bảo đảm nguyên tắc "tự định đoạt" của đương sự theo quy định trên.

Theo khoản 3 Điều 200, khoản 3 Điều 201 và khoản 2 Điều 210 BLTTDS thì nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập chậm nhất là tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu tại phiên tòa, đương sự mới bổ sung yêu cầu "giải quyết hậu quả của hợp đng vô hiệu" thì đây được coi là yêu cầu mới, vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu nên HĐXX có thể không chấp nhận yêu cầu này.

 

Vướng mắc 29. Khi giải quyết vụ án hành chính theo đơn khởi kiện của A yêu cầu hủy Giấy CNQSD đất do đã cấp cho B là người không có quyền sử dụng đất, Tòa án ra bản án chỉ tuyên hủy Giấy CNQSD đất mà không xác định diện tích đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ai nên không giải quyết được dứt điểm nội dung tranh chấp. Sau đó, A phải khởi kiện vụ án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất. Tòa án giải quyết vụ án dân sự xác định đất tranh chấp vẫn thuộc quyền sử dụng của B đã được cấp Giấy CNQSD đất mà đã bị bản án hành chính tuyên hủy trước đó. Trường hợp này phải xử lý như thế nào?

Trả lời:

Trong trường hợp nêu trên, A (đã khởi kiện vụ án hành chính) có thể kháng cáo bản án dân sự theo thủ tục phúc thẩm hoặc đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm (nếu bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật) để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nêu trên theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, nếu Tòa án nhận thấy bản án dân sự xác định đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của B đã được cấp Giấy CNQSD đất là đúng (đồng ý với bản án DSST hoặc bản án DSPT) thì bác kháng cáo, kháng nghị, giữ nguyên bản án đã xét xử đúng; đồng thời, người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm phải xem xét, kháng nghị bản án hành chính đã tuyên hủy Giấy CNQSD đất vì lý do đã cấp cho người không có quyền sử dụng đất để xem xét lại vụ án hành chính.

 

Vướng mắc 30. Sau khi Tòa án cấp huyện thụ lý vụ án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất, bị đơn có đơn phản tố yêu cầu hủy Giấy CNQSD đất đã cấp cho nguyên đơn. Trong trường hợp này, thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về TAND cấp huyện hay TAND cấp tỉnh?

Trả lời:

Khoản 4 Điều 34 BLTTDS 2015 quy định: "Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh".

Khoản 4 Điều 32 Luật TTHC quy định Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết "Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án".

Trong trường hợp trên, do bị đơn có yêu cầu phản tố đề nghị hủy Giấy CNQSD đất thuộc điểm b khoản 2 Điều 200 BLTTDS nên Tòa án phải xem xét, giải quyết yêu cầu này trong cùng vụ án dân sự. Do đó, lúc này vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

 

Vướng mắc 31. Trường hợp nguyên đơn yêu cầu 02 người trả nợ và được Tòa án chấp nhận (nghĩa vụ liên đới trả nợ) nhưng chỉ có 01 người được miễn án phí theo quy định của Nghị quyết số 326/2016 của UBTVQH. Vậy nghĩa vụ liên đới trả nợ có dẫn đến liên đới miễn án phí mà các bị đơn phải nộp không?

Trả lời:

- Nghĩa vụ liên đới trả nợ là nghĩa vụ dân sự của bị đơn đối với nguyên đơn và độc lập với nghĩa vụ chịu án phí của bị đơn đối với Nhà nước. Những người nào, trường hợp nào phải chịu trách nhiệm liên đới phải do thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

- Án phí được xác định cho từng chủ thể. Pháp luật không quy định về trách nhiệm liên đới chịu án phí hoặc miễn án phí.

- Khoản 5 Điều 147 BLTTDS, khoản 9 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016 quy định: "Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này". Như vậy, trong trường hợp trên, đương sự nào được miễn án phí thì không phải nộp án phí; đương sự còn lại vẫn phải chịu án phí theo quyết định của Tòa án.

 

Vướng mắc 32. Trong vụ án yêu cầu chia di sản thừa kế mà tài sản không còn là di sản của người chết để lại thì Tòa án buộc người yêu cầu phải chịu án phí dân sự có giá ngạch hay không có giá ngạch?

Trả lời:

Điểm a khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016 quy định: Khi các bên đương sự không xác định được hoặc mỗi người xác định phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.

Như vậy, do tài sản được Tòa án xác định không phải là di sản, nên không được chia theo yêu cầu chia di sản, đương sự không được nhận phần tài sản nào nên đương sự chỉ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.

 

Vướng mắc 33. Trong vụ án ly hôn, nguyên đơn yêu cầu chia tài sản chung nhưng bị Tòa án bác yêu cầu thì có phải chịu án phí có giá ngạch đối với phần tài sản bị bác không?

Trả lời:

Điểm b khoản 5 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016 quy định: "Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia".

Trường hợp nêu trên, nguyên đơn yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng nhưng bị Tòa án bác thì phải chịu án phí không có giá ngạch; do không được chia phần tài sản nào trong tài sản chung nên nguyên đơn không phải chịu án phí có giá ngạch.

 

Vướng mắc 34. Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án tiến hành định giá quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thì áp dụng án phí có giá ngạch hay không có giá ngạch?

Trả lời:

Điểm b khoản 2 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016 quy định: "Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau: ...b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng".

Như vậy, trường hợp Tòa án phải định giá quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thì được coi là Tòa án xác định giá trị của tài sản theo điểm b khoản 2 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016. Do đó, đương sự phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất mà họ được hưởng.

 

Vướng mắc 35. Trường hợp Tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng cầm cố tài sản vô hiệu mà đương sự không có yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì hiện đang có 02 quan điểm về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm: (1) Đương sự chỉ phải chịu án phí không có giá ngạch đối với việc hợp đồng bị tuyên vô hiệu; (2) Ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch đối với việc hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì đương sự có nghĩa vụ hoàn trả tài sản còn phải chịu án phí có giá ngạch đối với giá trị tài sản chuyển nhượng, cầm cố tại thời điểm chuyển nhượng, cầm cố vì đây là nghĩa vụ tài sản theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 27 Nghị quyết 326/2016. Quan điểm nào đúng?

Trả lời:

Đương sự không yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì đương sự chỉ phải chịu án phí không có giá ngạch.

Đương sự có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng điểm b khoản 3 Điều 27 Nghị quyết 326/2016 (điểm b khoản 3 Điều 27 Nghị quyết 326/2016 chỉ áp dụng đối với hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất) hoặc quy định khác.

Như Ý
1896

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn