Theo quy định tại Điều 24 Thông tư 05/2025/TT-BTP về các biểu mẫu được ban hành kèm theo như sau:
Điều 24. Biểu mẫu kèm theo
Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau đây:
...
18. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-18).
19. Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-19).
20. Quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-20).
21. Quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của toàn bộ thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-21).
22. Quyết định cho phép bán Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Mẫu TP-CC-22).
23. Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-23).
24. Mẫu biển hiệu của tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-24).
25. Mẫu thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-25).
26. Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với giao dịch (Mẫu TP-CC-26).
...
Do đó, từ ngày 01/7/2025 sẽ chính thức áp dụng mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với giao dịch (Mẫu TP-CC-26) theo Thông tư 05/2025/TT-BTP:
Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với giao dịch (Mẫu TP-CC-26): Tải về
Mẫu TP-CC-26: Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với giao dịch mới nhất áp dụng từ 01/7/2025 (hình từ internet)
Theo quy định tại Điều 45 Luật Công chứng 2024 về thời hạn công chứng như sau:
Điều 45. Thời hạn công chứng
1. Thời hạn công chứng được tính từ ngày công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng hợp lệ được ghi nhận trong sổ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến giao dịch, niêm yết việc tiếp nhận công chứng văn bản phân chia di sản không tính vào thời hạn công chứng.
2. Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc do nguyên nhân từ phía người yêu cầu công chứng dẫn đến không bảo đảm thời hạn theo quy định tại khoản này thì người yêu cầu công chứng có quyền thỏa thuận bằng văn bản với tổ chức hành nghề công chứng về thời hạn công chứng.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc. Tuy nhiên, đối với giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc do nguyên nhân từ phía người yêu cầu công chứng dẫn đến không bảo đảm thời hạn theo quy định thì người yêu cầu công chứng có quyền thỏa thuận bằng văn bản với tổ chức hành nghề công chứng về thời hạn công chứng.
Theo quy định tại Điều 50 Luật Công chứng 2024 về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng như sau:
Điều 50. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
...
3. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng vân tay của ngón trỏ phải; nếu không sử dụng được vân tay của ngón trỏ phải thì sử dụng vân tay của ngón trỏ trái; trường hợp không thể sử dụng vân tay của 02 ngón trỏ đó thì sử dụng vân tay của ngón khác và công chứng viên phải ghi rõ trong lời chứng việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng vân tay của ngón nào, của bàn tay nào để điểm chỉ.
4. Việc điểm chỉ có thể được thực hiện đồng thời với việc ký trong những trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Như vậy, theo quy định trên thì việc điểm chỉ có thể được thực hiện đồng thời với việc ký trong những trường hợp sau đây:
- Công chứng di chúc;
- Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
- Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.