Bản án về tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán số 31/2022/DSPT

A ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BN ÁN 32/2022/DSPT NGÀY 23/02/2022 VỀ TRANH CHẤP YÊU CẦU THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THANH TOÁN

Ngày 23-02-2022, tại trụ sở. Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 12/2020/TLPT-DS ngày 27-10-2020 về “Tranh chấp về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2020/DS-ST ngày 27-8-2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 1017/QĐXX-PT ngày 12-02-2022, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Nguyễn Thị H; địa chỉ cư trú: Karl Marx Str 34b-15859 Siorkow, Cộng hòa liên bang Đức; địa chỉ tạm trú: Nhà số 138A đường N, phường P, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa, vắng 11mặt.

Người đại diện theo ủy quyền (Giấy ủy quyền ngày 20-7-2016):

Ông Hoàng Vĩnh Y, sinh năm 1952, địa chỉ cư trú: Nhà số 04 Đường T, phường L, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa, có mặt tại phiên tòa.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:

Luật sư Nguyễn Đình T1 - Văn phòng Luật sư Nguyễn Đình T1, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa; đa chỉ: Số 119 đường N2, phường P1, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa, có mặt tại phiên tòa.

1 - Bị đơn:

1. Bà Nguyễn Thị T2; địa chỉ cư trú: P3 Allee 103, 14532 Stahnsclort, Cộng hòa liên bang Đức, vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền (Giấy ủy quyền ngày 15-11-2020):

Tăng Thị Thúy, sinh năm 1950; địa chỉ cư trú: Nhà số 16 đường M, phường P1, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa, có mặt tại phiên tòa.

2. Ông Đỗ Q; địa chỉ cư trú: P3 Allee 103, 14532 Stahnsclort, Cộng hòa liên bang Đức; địa chỉ tạm trú: NV16-03 KĐT Phước Long B, phường Phước Long, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa, vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn, bà Nguyễn Thị H trình bày:

Ngày 31-8-2004, bà chuyển nhượng cho vợ chồng em gái là Nguyễn Thị T2 và Đỗ Q một cửa hàng kinh doanh mang tên “L-P” tại thành phố P3, Cộng hòa liên bang Đức, với số tiền là 72.000 Euro, nhưng sợ vợ chồng bà T2 phải chứng minh nguồn gốc số tiền mua và phải đóng thuế cao, nên khi làm thủ tục thay đổi Giấy phép kinh doanh, bà và vợ chồng bà T2 thống nhất chỉ ghi trên giấy tờ là 15.000 Euro và tiền cấp dưỡng 500 Euro/tháng cho tới khi trả hết khoản nợ 72.000 Euro (theo Giấy xác nhận nợ ngày 01-9-2004, có chữ ký của bà và bà T2). Năm 2015, bà yêu cầu Công ty Cổ phần thu hồi nợ Khánh Hòa thu hồi khoản nợ này, nhưng chưa được thực hiện. Do đó, bà khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa buộc bà Nguyễn Thị T2 và ông Đỗ Q trả cho bà số tiền sang nhượng cửa hàng “L- P” là 72.000 Euro.

Bị đơn:

- Bà Nguyễn Thị T2 trình bày:

Bà Nguyễn Thị H khởi kiện bà về nghĩa vụ thanh toán là không đúng sự thật; đồng thời, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa xác định ông Đỗ Q là bị đơn cũng không đúng, vì việc tranh chấp giữa bà Nguyễn Thị H với bà là sự kiện xảy ra năm 2004, nhưng bà và ông Đỗ Q kết hôn năm 2010. Ngoài ra, vụ việc tranh chấp là giao dịch dân sự xảy ra tại Cộng hòa liên bang Đức, giữa những người cư trú tại Đức. Bà không đồng ý việc Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án, nên yêu cầu Tòa án trả lại đơn khởi kiện và đình chỉ giải quyết vụ án.

- Ông Đỗ Q trình bày:

Tranh chấp giữa bà Nguyễn Thị H với bà Nguyễn Thị T2 là sự kiện phát sinh năm 2004, trong khi ông và bà T2 kết hôn năm 2010. Do đó, ông không đồng ý việc Tòa án xác định ông tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn, nên yêu cầu Tòa án trả lại đơn khởi kiện và đình chỉ giải quyết vụ án.

Ti phiên tòa sơ thẩm:

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa thụ lý, giải quyết vụ án dân sự là đúng thẩm quyền và yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ, vì thực tế năm 2004, bà Nguyễn Thị H có bán cho vợ chồng bà Nguyễn Thị T2 cửa hàng “L-P”, với giá 72.000 Euro. Do sợ nộp thuế cao, nên hai bên thỏa thuận ghi trên giấy tờ chỉ là 15.000 Euro và bà H đồng ý để vợ chồng bà T2 trả dần mỗi tháng 500 Euro cho đến khi hết nợ, nhưng sau đó phía bị đơn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, nguyên đơn khởi kiện và đề nghị Tòa án buộc bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn 72.000 Euro, tương đương giá trị là 1.963.296.000 VND (là tỷ giá 1 Euro = 27.268 VND của Ngân hàng Vietcombank ngày 21-7-2020); đồng thời, tiếp tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa căn nhà của ông Đỗ Q và bà Nguyễn Thị T2 tại số 72 Nguyễn Thiện Thuật, phường L, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa để đảm bảo thi hành án.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày:

Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa thụ lý, giải quyết vụ án này là không đúng thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, nên đề nghị đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp, Tòa án không đình chỉ giải quyết vụ án mà tiếp tục xét xử, thì đề nghị không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị H; đồng thời, đề nghị Tòa án hủy Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với căn nhà số 72 Nguyễn Thiện Thuật, phường L, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa của bà Nguyễn Thị T2 và ông Đỗ Q.

Bị đơn, ông Đỗ Q trình bày:

Tuy ông và bà Nguyễn Thị T2 đăng ký kết hôn năm 2010, nhưng vì muốn cư trú lâu dài tại Cộng hòa liên bang Đức, nên mỗi người phải đăng ký kết hôn với người có quốc tịch Đức, còn thực tế ông và bà T2 chung sống như vợ chồng tại Cộng hòa liên bang Đức từ năm 1999, có con chung tên Julia, sinh năm 2002 và cùng năm 2002, hai bên gia đình đã làm lễ đính hôn cho ông và bà T2, tại số 05A Đường T, phường L, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa. Thời gian ông và bà T2 sinh sống, làm ăn tại Đức, thì năm 2004, bà Nguyễn Thị H có chuyển nhượng cho ông và bà T2 cửa hàng “L-P” đúng như bà H trình bày. Do mua nhà đất tại Việt Nam, nên vợ chồng ông được bà H cho mua chịu và trả dần hàng tháng, còn việc làm giấy tờ, đứng tên cửa hàng và thanh toán tiền đều do bà T2 thực hiện, ông không biết cụ thể.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2020/DS-ST ngày 27-8-2020, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa:

Căn cứ Điều 469, khoản 3 Điều 26, khoản 3 Điều 35, Điều 37 và khoản 11 Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 2 và Điều 438 của Bộ luật Dân sự năm 2005; Mục 1 Nghị quyết số 45/2005/NQ-QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội; khon 1 Điều 27 Pháp Lệnh án phí năm 2009; xử:

1. Bác yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị H đối với ông Đỗ Q.

2. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H đối với bị đơn là bà Nguyễn Thị T2.

Buộc bà Nguyễn Thị T2 phải thanh toán cho bà Nguyễn Thị H số tiền 1.931.544.000 đồng (một tỷ chín trăm ba mươi mốt triệu năm trăm bốn mươi bốn nghìn đồng).

3. Giữ nguyên Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2016/QĐ-DS ngày 12-10-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa để đảm bảo thi hành án.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí sơ thẩm và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

- Ngày 01-9-2021, người đại diện theo ủy quyền của bị đơn là ông Trần Mạnh kháng cáo toàn bộ bản án.

- Ngày 03-9-2021, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là ông Hoàng Vĩnh Y kháng cáo toàn bộ bản án.

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ các tài liệu chứng cứ, lời trình bày của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ý kiến của Kiểm sát viên.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Sau khi xét xử sơ thẩm, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn và của bị đơn đều kháng cáo bản án; đơn kháng cáo của các đương sự là trong thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự, do đó Hội đồng xét xử quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn giữ nguyên kháng cáo và đề nghị buộc ông Đỗ Q phải có nghĩa vụ cùng với bà Nguyễn Thị T2 thanh toán cho bà Nguyễn Thị H 72.000 Euro, vì ông Q và bà T2 sống với nhau như vợ chồng từ năm 2001, cả hai người cùng mua cửa hàng của bà H để cùng kinh doanh, phục vụ cho cuộc sống chung. Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn cho rằng bản án sơ thẩm chưa đánh giá đúng bản chất sự việc, chưa xem xét khách quan các chứng cứ và chưa phù hợp với quy định của pháp luật, nên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Như vậy, các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Đại diện viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự:

- Không chấp nhận kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn và kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của bị đơn; giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm.

[2]. Xét kháng cáo của các đương sự:

[2.1]. Về tố tụng:

Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H khởi kiện yêu cầu bà Nguyễn Thị T2 và ông Đỗ Q thanh toán khoản tiền nhận chuyển nhượng cửa hàng “L-P” tại thành phố P3, Cộng hòa liên bang Đức với giá trị là 72.000 Euro, tương đương 1.963.296.000 đồng.

Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa thụ lý và xác định quan hệ pháp luật giải quyết trong vụ án là “Tranh chấp về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán” là đúng quy định tại khoản 3 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Bà Nguyễn Thị T2 và ông Đỗ Q là người Việt Nam, nhưng sinh sống và lao động tại Cộng hòa liên bang Đức. Mặc dù, đối tượng giao dịch là quyền quản lý, sử dụng tài sản tại Cộng hòa liên bang Đức, nhưng bà T2 và ông Q đều có quốc tịch Việt Nam, có tài sản tại Việt Nam là nhà, đất tại số 72 Nguyễn Thiện Thuật, phường L, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa và nhà, đất tại NV16-03 KĐT Phước Long B, phường Phước Long, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa. Do đó, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa thụ lý, giải quyết là đúng thẩm quyền được quy định tại khoản 3 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 và điểm b khoản 2 Điều 469 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trong quá trình giải quyết vụ án; ngày 02-11-2016, bà Nguyễn Thị T2 thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng tới thời điểm xét xử sơ thẩm (ngày 27-8-2020), bà T2 có quốc tịch Việt Nam và đang sinh sống tại Cộng hòa liên bang Đức. Như vậy, theo quy định tại Điều 471 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thì thẩm quyền giải quyết vụ án không thay đổi.

Theo trình bày của các đương sự (đơn khởi kiện - các bút lục số 01, 05, 06, 07 và 08; đơn khiếu nại - bút lục số 75), thì việc chuyển nhượng cửa hàng “L-P” thực hiện vào năm 2004, bà Nguyễn Thị T2 trả dần hàng tháng là 500 Euro, bắt đầu vào tháng 9-2004. Do đó, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa căn cứ Điều 2 của Bộ luật Dân sự năm 2005; Mục 1 Nghị quyết số 45/2005/NQ-QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội để áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải quyết tranh chấp là đúng pháp luật.

[2.2]. Về nội dung:

[2.2.1]. Đối với kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của bị đơn:

Để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, nguyên đơn (bà Nguyễn Thị H) cung cấp bản chính Biên bản làm việc ngày 13-7-2015 (bút lục số 325), giữa Công ty Cổ phần thu hồi nợ Khánh Hòa với bà Nguyễn Thị T2 và bà Nguyễn Thị H, nội dung thể hiện bà Nguyễn Thị T2 xác nhận nợ tiền của bà Nguyễn Thị H từ việc mua bán cửa hàng “L-P”; bản photocoppy Giấy viết tay ngày 01-9-2004, bằng tiếng nước ngoài có chữ ký và họ tên của bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị T2 và bản dịch Giấy viết tay này ra tiếng Việt ngày 20-8-2015 (các bút lục số 393, 394 và 395), thể hiện nội dung: “Tôi Nguyễn Thị T2 chứng nhận tôi trả cho chị/em của tôi là Nguyễn Thị H hàng tháng 500 -€ để trang trải cuộc sống. Bà Nguyễn Thị H có bán cửa hàng kinh doanh của bà cho tôi vào ngày 31.08.04, giá bán là 15.000 €, khoản tiền mà tôi trả lại dần hàng tháng ở mức là 500 -€, bắt đầu vào tháng 9.2004” - Có chữ ký của phiên dịch viên Nguyễn Văn Nghĩa và đóng dấu của công ty (được Đại sứ quán Việt Nam tại Công hòa liên bang Đức chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự ngày 11-7-2016) và cung cấp bản photocoppy Giấy xác nhận ngày 10-6-2016 của người có tên Nguyễn Thị Minh Hồng (bút lục số 49), có nội dung thể hiện có việc bà Nguyễn Thị T2 và ông Đỗ Q mua lại cửa hàng “L-P” của bà Nguyễn Thị H. Ngoài ra, để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn còn cho rằng tại phiên tòa sơ thẩm ngày 26-8-2020, ông Đỗ Q thừa nhận việc bà Nguyễn Thị T2 mua lại cửa hàng “L-P” của bà Nguyễn Thị H, nhưng vì bà H chưa có bảng lương, nên mới ghi giá chuyển nhượng là 15.000 Euro để tránh việc phải chứng minh với cơ quan nước sở tại.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn cho rằng, khi ông nhận ủy quyền, bà Nguyễn Thị T2 khẳng định không có việc mua bán cửa hàng “L-P” với bà Nguyễn Thị H; bà T2 không làm việc và không ký bất kỳ một văn bản nào với Công ty Cổ phần thu hồi nợ Khánh Hòa. Phía nguyên đơn khẳng định Biên bản làm việc ngày 13-7-2015, giữa Công ty Cổ phần thu hồi nợ Khánh Hòa với bà Nguyễn Thị T2 và bà Nguyễn Thị H là thật, thì cần phải chứng minh bằng yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định chữ viết, chữ ký của bà T2. Nếu chữ viết, chữ ký là của bà Nguyễn Thị T2 thì còn có cơ sở để xem xét việc mua bán cửa hàng? khoản nợ trả dần được thanh toán ra sao?. Vì vậy, phía bị đơn không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Xem xét các tài liệu, chứng cứ do phía nguyên đơn cung cấp, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng:

- Đối với Biên bản làm việc ngày 13-7-2015, giữa Công ty Cổ phần thu hồi nợ Khánh Hòa với bà Nguyễn Thị T2 và bà Nguyễn Thị H:

(1). Về hình thức: mặt trước của biên bản làm việc ghi đại diện Công ty Cổ phần thu hồi nợ Khánh Hòa là ông Đỗ Hoàng V và ông Nguyễn Minh Đ, nhưng mặt sau của biên bản làm việc người ký tên đại diện cho Công ty là ông Nguyễn Hữu Trí. (2). Về nội dung: mặt trước ghi: “Bà T2 nói việc mua của hàng của bà H là 72.000 Euro, bà T2 đã trả hết cho bà H, vì lý do tin tưởng chị em ruột nên khi đưa tiền không có giấy tờ”, nhưng lại không có chữ ký xác nhận nội dung này của bà Nguyễn Thị T2.

Như vậy, về hình thức và nội dung của Biên bản làm việc ngày 13-7-2015 không đúng quy định của pháp luật về việc xác nhận công nợ, bởi lẽ: tại trang biên bản ghi nội dung xác nhận nợ không có chữ ký của bà Nguyễn Thị T2; mặt khác, nếu có chữ ký và ghi họ tên Nguyễn Thị T2, thì cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định đó là chữ ký, chữ viết của bà Nguyễn Thị T2. Ngoài ra, tại Bản tự khai ngày 03- 3-2020 (bút lục số 325), ông Đỗ Hoàng V xác nhận: “Năm 2015, Công ty Cổ phần thu hồi nợ Khánh Hòa nhận ủy quyền thu hồi nợ của bà Nguyễn Thị H. Sau nhiều lần làm việc thấy hồ sơ của bà H có nhiều vấn đề tranh chấp giữa hai bên, nên công ty trả hồ sơ và hủy hợp đồng với bà Nguyễn Thị H”. Nội dung xác nhận này không thể hiện được đại diện Công ty Cổ phần thu hồi nợ Khánh Hòa là ông Đỗ Hoàng V có làm việc trực tiếp với bà Nguyễn Thị T2 không?. Do đó, phía bị đơn cho rằng không làm việc và không ký bất kỳ văn bản nào với Công ty Cổ phần thu hồi nợ Khánh Hòa là có cơ sở.

- Đối với Giấy viết tay ngày 01-9-2004 bằng tiếng nước ngoài có chữ ký của bà Nguyễn Thị H và bà Nguyễn Thị T2:

Kèm theo Giấy viết tay ngày 01-9-2004 là bản dịch sang tiếng Việt, có nội dung thể hiện bà Nguyễn Thị T2 mua lại cửa hàng của bà Nguyễn Thị H với giá 15.000 Euro (được Chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự ngày 11-7-2016).

Tại khoản 3 Điều 96 của Bộ luật Tố tụng dân sự về Giao nộp tài liệu, chứng cứ quy định: “3) Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp”; điểm a, điểm b khoản 2 Điều 478 của Bộ luật Tố tụng dân sự về Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho Tòa án Việt Nam quy định: “2) Tòa án Việt Nam công nhận giấy tờ, tài liệu do cá nhân cứ trú ở nước ngoài lập trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy tờ, tài liệu lập ở nước ngoài được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật nước ngoài và đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

b) Giấy tờ, tài liệu do công dân Việt Nam ở nước ngoài lập bằng tiếng Việt có chữ ký của người lập giấy tờ, tài liệu đó và đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam” và tại Điều 3 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 24-8-2010 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự quy định: “Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, không bao hàm chứng nhận dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu”.

Như vậy, nội dung của bản dịch (đánh máy), có chữ ký và đóng dấu của phiên dịch viên Nguyễn Văn Nghĩa, nhưng tài liệu này không được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật nước sở tại, mà việc hợp pháp hóa lãnh sự tại tài liệu chỉ có ý nghĩa là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh của ông Nguyễn Văn Nghĩa, không bao hàm chứng nhận nội dung của tài liệu này. Ngoài ra, tài liệu mà nguyên đơn cung cấp và khẳng định là giấy xác nhận nợ của bà Nguyễn Thị T2 chỉ là bản photocoppy; quá trình giải quyết vụ án, phía nguyên đơn cho rằng do thời gian quá lâu, bản gốc đã bị thất lạc, nên không giao nộp được cho Tòa án để tiến hành giám định. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm lại sử dụng tài liệu này để giải quyết vụ án là sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ.

- Đối với Giấy xác nhận ngày 10-6-2016:

Khon 1 Điều 95 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận”.

Giy xác nhận ngày 10-6-2016, người có tên Nguyễn Thị Minh Hồng xác nhận nội dung: “Bà Nguyễn Thị T2 và ông Đỗ Q mua lại cửa hàng L-P của bà Nguyễn Thị H với giá 72.000 Euro, nhưng vì chưa có tiền để thanh toán và vì lý do khai báo thuế, nên bà T2 đã viết tay một giấy nợ cho bà H với giá tiền nợ chỉ là 15.000 Euro”. Tuy nhiên, tài liệu này cũng chỉ là bản photocoppy và không được công chứng, chứng thực theo quy định của nước sở tại, không được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 95 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thì tài liệu này không được coi là chứng cứ.

- Đối với lời khai của ông Đỗ Q xác nhận về việc mua bán cửa hàng “Late Shop” của bà Nguyễn Thị H: 

Tòa án cấp sơ thẩm nhận định: “…Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Đỗ Q xác định, năm 1998 lúc mới sang Đức làm ăn có quen biết chị Hoa và cô Tâm. Khi tôi và cô Tâm kết hôn, thì vợ chồng tôi có mua của chị Hoa một gian hàng để buôn bán, trị giá 72.000 Euro. Do phải sợ nộp thuế cao, nên hai bên thống nhất chỉ ghi 15.000 Euro. Sau này chúng tôi (Tâm - Quảng) ly hôn, tôi cũng không biết cô Tâm đã trả cho chị Hoa chưa, nhưng việc mua bán gian hàng của chị Hoa là có thật”. Qua kiểm tra các biên bản phiên tòa sơ thẩm lưu trong hồ sơ vụ án đều không có lời khai nào ông Đỗ Q xác định nội dung như bản án sơ thẩm đã trích dẫn trên. Tại Biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 05-3-2020, ông Đỗ Q khai “Tôi chung sống như vợ chồng với bà Nguyễn Thị T2, ở chung nhà và có 04 con, nhưng việc bà T2 sang nhượng cửa hàng hay đứng tên hộ cửa hàng cho bà H thì tôi không biết”, “Tôi không đồng ý yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị H, vì tôi không biết gì về việc mua bán” và tại Biên bản phiên tòa ngày 26-8-2020, ông Đỗ Q khai: “Năm 2004, tôi và bà T2 có mua một cửa hàng L-P của bà H, việc đứng tên hợp đồng mua bán hay thanh toán tiền cụ thể như thế nào, hay thủ tục đứng tên đăng ký ở cơ quan Nhà nước là do bà T2 và bà H thực hiện, tôi không hỏi và không biết”. Như vậy, ông Đỗ Q có nhiều lời khai và các lời khai này có mâu thuẫn với nhau. Có lời khai ông Q khẳng định không mua bán hoặc không biết việc mua bán cửa hàng, có lời khai ông Q cho rằng có mua bán cửa hàng, nhưng thủ tục mua bán, thanh toán tiền như thế nào, thì ông không biết. Mặc dù, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 26-8-2020, ông Đỗ Q khai có việc mua bán cửa hàng, nhưng lời khai này là khai tại thời điểm ông Q và bà Nguyễn Thị T2 đã ly hôn và có tranh chấp về tài sản là nhà, đất tại số 72 Nguyễn Thiện Thuật, phường L, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa, nên lời khai này không đủ giá trị để chứng minh.

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được phân tích nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ cơ sở để khẳng định các tài liệu do nguyên đơn cung cấp không đủ giá trị pháp lý để sử dụng làm chứng cứ trong việc giải quyết vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm sử dụng các tài liệu này để làm chứng cứ và xác định bà Nguyễn Thị T2 có mua lại cửa hàng “L-P” tại Cộng hòa liên bang Đức của bà Nguyễn Thị H, từ đó: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị H; buộc bà Nguyễn Thị T2 phải thanh toán cho bà Nguyễn Thị H số tiền 1.931.544.000 đồng” là không đủ căn cứ vững chắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nguyễn Thị T2.

Như vậy, các chứng cứ mà phía nguyên đơn cung cấp không có giá trị pháp lý để chứng minh tính hợp pháp, nên không được Hội đồng xét xử phúc thẩm sử dụng để làm chứng cứ trong việc giải quyết vụ án; do đó, kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của bị đơn đề nghị không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có cơ sở, nên được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận.

[2.2.2]. Đối với kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn:

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn đề nghị buộc ông Đỗ Q phải có nghĩa vụ cùng bà Nguyễn Thị T2 thanh toán cho bà Nguyễn Thị H 72.000 Euro, vì ông Q và bà T2 sống chung với nhau như vợ chồng từ năm 2001. Cả hai người cùng mua cửa hàng của bà H để cùng kinh doanh, phục vụ cho cuộc sống chung. Tuy nhiên, do kháng cáo của phía bị đơn có cơ sở, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của phía nguyên đơn. Trường hợp, nếu có xem xét kháng cáo của phía nguyên đơn, thì cũng không có căn cứ để buộc ông Đỗ Q phải có nghĩa vụ thanh toán tiền mua cửa hàng “L-P” cho bà Nguyễn Thị H, bởi lẽ: mặc dù tại phiên tòa sơ thẩm ngày 26-8-2020, ông Đỗ Q thừa nhận thời điểm năm 2004, ông và bà Nguyễn Thị T2 chung sống như vợ chồng, nhưng do chưa nhập quốc tịch Cộng hòa liên bang Đức, nên chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn. Đến năm 2011, ông Q và bà T2 mới đăng ký kết hôn và được cấp Giấy chứng nhận kết hôn số 165/2011/CNKH, quyển số 17 ngày 22-9-2011 của Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức (bút lục số 72). Năm 2016, ông Q và bà T2 ly hôn và được giải quyết bởi Tòa án Bang Berlin, Cộng hòa liên bang Đức. Do đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì tại thời điểm năm 2004, ông Đỗ Q và bà Nguyễn Thị T2 không phải là vợ chồng, nên không có nghĩa vụ của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000; vì vậy, ông Đỗ Q không có nghĩa vụ cùng bà Nguyễn Thị T2 trả khoản tiền 72.000 Euro cho bà Nguyễn Thị H (nếu có việc mua bán cửa hàng “L-P”).

Như vậy, kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn đã được Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét, nhưng không có cơ sở để chấp nhận.

[2.2.3]. Đối với việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Căn cứ vào “Đơn đề nghị cấm dịch chuyển tài sản” ngày 08-8-2016 của bà Nguyễn Thị H (bút lục số 47); ngày 12-10-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2016/QĐ-DS, phong tỏa tài sản là căn nhà số 72 Nguyễn Thiện Thuật, phường L, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa của bà Nguyễn Thị T2 và ông Đỗ Q (bút lục số 55) và để đảm bảo việc thi hành án, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2020/DS-ST ngày 27-8-2020, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa giữ nguyên Quyết định áp dụng biện pháp biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với nhà, đất (nêu trên). Tuy nhiên, do kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của bị đơn được chấp nhận, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đương sự được thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản này.

[3]. Về án phí:

- Do sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, nên bà Nguyễn Thị H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch theo quy định của pháp luật; đồng thời, do không được chấp nhận kháng cáo, nên nguyên đơn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

- Do được chấp nhận kháng cáo, nên bị đơn không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ khoản 2 Điều 308 và Điều 309 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Không chấp nhận kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là ông Hoàng Vĩnh Y.

- Chấp nhận kháng cáo của người đại diện theo ủy quyền của bị đơn là ông Trần Mạnh.

- Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2021/DS-ST ngày 27-8-2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

2. Căn cứ khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 95, khoản 3 Điều 96, điểm g khoản 1 và khoản 2 Điều 138, điểm a và b khoản 2 Điều 478, điểm c khoản 1 Điều 469 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các Điều 116, 119 và 122 của Bộ luật Dân sự, xử:

2.1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị H đối với bà Nguyễn Thị T2 và ông Đỗ Q về việc “buộc bà Nguyễn Thị T2 và ông Đỗ Q phải thanh toán cho bà Nguyễn Thị H 72.000 Euro, tương đương giá trị là 1.963.296.000 VND”.

2.2. Hy Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 05/2016/QĐ-DS ngày 12-10-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa (có quyết định kèm theo án án phúc thẩm).

2.3. Trả lại ông Hoàng Vĩnh Y; địa chỉ cư trú: Nhà số 04 Đường T, phường L, thành phố N1, tỉnh Khánh Hòa số tiền 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng) được gửi tại Thẻ tiết kiệm có kỳ hạn số PK 4935468 ngày phát hành 13-10-2016 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) - Chi nhánh Khánh Hòa.

3. Về án phí:

Căn cứ khoản 1 Điều 147, khoản 1, 2 Điều 148 của Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 3 Điều 26, khoản 1 và khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

3.1. Về án phí dân sự sơ thẩm:

- Bà Nguyễn Thị H phải chịu 74.411.754 đồng án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch, nhưng được trừ vào số tiền 16.366.500 đồng tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2016/0000038 ngày 02-8-2016 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa; bà Nguyễn Thị H còn phải chịu 58.045.254 đồng (năm mươi tám triệu không trăm bốn mươi lăm nghìn hai trăm năm mươi bốn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Nguyễn Thị T2 không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

3.2. Về án phí dân sự phúc thẩm:

- Nguyên đơn, bà Nguyễn Thị H phải chịu 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) án phí dân sự phúc thẩm, nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2016/0001322 ngày 25-9-2020 (do ông Hoàng Vĩnh Y nộp thay) của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa, nay được chuyển thành án phí; bà H đã nộp đủ án phí dân sự phúc thẩm.

- Bị đơn, bà Nguyễn Thị T2 không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; trả lại bà T2 tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp là 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2016/0001326 ngày 01-10- 2020 (do ông Trần Mạnh nộp thay) của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa.

4. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1656
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán số 31/2022/DSPT

Số hiệu:31/2022/DSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 23/02/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!