Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 386/2022/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 386/2022/DS-PT NGÀY 12/12/2022 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN VÀ HỦY GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Trong các ngày 08 và 12 tháng 12 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa công khai xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số 80/2022/TLPT-DS ngày 16 tháng 4 năm 2022 về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, do có kháng cáo của bị đơn đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2022/DS-ST ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 10956/2022/QĐ-PT ngày 22 tháng 11 năm 2022 giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Ông Nguyễn Xuân N, sinh năm 1974; Địa chỉ: Thôn TH, thị trấn TP, Huyện QX, tỉnh Thanh Hóa; Có mặt.

* Bị đơn: Ông Nguyễn Xuân L, sinh năm 1950; Địa chỉ: Thôn TH, thị trấn TP, Huyện QX, tỉnh Thanh Hóa; Vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn: Ông Nguyễn Xuân M, sinh năm 1980; Địa chỉ: Thôn TH, thị trấn TP, Huyện QX, tỉnh Thanh Hóa; Có mặt.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan:

- Bà Nguyễn TL, sinh năm 1961; Địa chỉ: Thôn TH, thị trấn TP, Huyện QX, tỉnh Thanh Hóa; Vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Trần Thị P, sinh năm 1977; địa chỉ: Thôn TH, thị trấn TP, Huyện QX, tỉnh Thanh Hóa; Có mặt.

- Bà Nguyễn TH, sinh năm 1964; Hiện đang sống tại Quảng Đông Trung Quốc; Người đại diện theo ủy quyền là ông Nguyễn Xuân N; Có mặt.

- Ông Nguyễn XH, sinh năm 1968; Địa chỉ: thành phố Hồ Chí M.

Người đại diện theo ủy quyền của ông XH: Ông Nguyễn Xuân T, sinh năm 1998; địa chỉ: Thôn TH, thị trấn TP, Huyện QX, tỉnh Thanh Hóa; Có mặt.

- Ông Nguyễn XC, sinh năm 1951; Vắng mặt.

Đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Xuân N2; Địa chỉ: Thôn TH, thị trấn TP, Huyện QX, tỉnh Thanh Hóa; Vắng mặt.

- Bà Nguyễn TL; Địa chỉ: Thôn TH, thị trấn TP, Huyện QX, tỉnh Thanh Hóa; Vắng mặt.

- Bà Nguyễn TL2; Địa chỉ: Thôn TH, thị trấn TP, Huyện QX, tỉnh Thanh Hóa; Vắng mặt.

* Người kháng cáo: Bị đơn là ông Nguyễn Xuân L.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo nguyên đơn là ông Nguyễn Xuân N trình bày:

Bố mẹ ông là cụ Nguyễn Xuân K (chết 2012) và cụ Đặng Thị G (chết 2015); sinh được 06 người con gồm: Ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH, ông Nguyễn XH, ông Nguyễn Xuân H (đã hy sinh, không có vợ con), ông Nguyễn Xuân N (nguyên đơn). Sinh thời, cụ K và cụ G đã tạo lập và để lại khối tài sản gồm:

- Diện tích đất 1.025m2 loại đất T, thửa 493 tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, đã được UBND Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ngày 30/6/1993, mang tên Nguyễn Xuân K.

- Diện tích đất 150m2 loại đất CLN, thửa 497 tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, chủ sử dụng trong sổ mục kê Nguyễn Xuân Kim.

- Diện tích đất 120m2 loại đất ao, thửa 498 tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, đã được UBND Huyện Quảng Xương cấp GCNQSDĐ ngày 30/6/1993, mang tên Nguyễn Xuân K.

- Diện tích đất 940m2 loại đất lúa, thửa 259, tờ bản đồ số 01, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 2002 đã được UBND Huyện Quảng Xương cấp GCNQSDĐ ngày 28/5/2023, mang tên hộ ông Nguyễn Xuân K.

cụ K, cụ G và các con đều sinh sống trên thửa đất số 493, khi các con trưởng thành thì đều có gia đình riêng, Nhà nước cấp đất riêngđể tách hộ; ông L nhà nước cấp đất cho ở riêng từ năm 1982 tại thửa 499 gần 1.000m2, ngay giáp thửa đất ao 498 của bố mẹ để lại. Ông XH thì sinh sống tại miền Nam; bà L bà H lập gia đình và ở riêng; ông N lập gia đình sống cùng bố mẹ đến nay tại thửa số 493.

Khi cụ K và cụ G còn sống đã phân chia cho ông Nguyễn Xuân N thửa đất số 493; ông Nguyễn Xuân L thửa số 498; ông Nguyễn XH thửa số 497. Năm 2013, Nhà nước hỗ trợ xây nhà cho mẹ liệt sỹ Nguyễn Xuân H, ông N đã đã bỏ công và đóng góp thêm tiền để xây dựng nhà rộng rãi, khang trang hơn. Ông N có công sức lớn trong việc chăm sóc bố mẹ, trông coi đất đai, nộp nghĩa vụ tài chính đối với thửa đất số 493. Thực tế ông N sử dụng thửa số 493, ông L sử dụng thửa số 497 để thu hoạch cây kè, thửa số 498 làm ao và thửa số 259 để trồng lúa thu hoạch.

Khi cụ K và cụ G còn sống đã phân chia đất cho các con như trên; tuy nhiên, chỉ nói miệng và cũng không để lại di chúc, nên sau khi bố mẹ chết, anh em trong gia đình không thống nhất được cách chia thừa kế.

Ông N có nguyện vọng chia thừa kế diện tích đất của bố mẹ để lại theo diện tích hiện trạng Tòa án đã tiến hành thẩm định, đo đạc theo quy định của pháp luật; không thống nhất trích một phần đất để xây nhà thờ theo yêu cầu của ông L, lý do: Ngôi nhà mà Nhà nước hỗ trợ xây cho cụ G ở khi còn sống, hiện nay chỉ để bát hương thờ cụ G và cụ K; liệt sỹ Nguyễn Xuân H thì ông N rước bát hương về thờ tại nhà riêng ông N. Mọi chế độ chính sách của liệt sỹ, ông L nhận. Ông N đề nghị chia cho ông N phần đất đã có ngôi nhà do ông N xây dựng tại thửa số 493, chia cho bà L phần đất có ngôi nhà tình nghĩa để bà L có nơi ở, vì hiện nay ngôi nhà của bà L đã quá cũ, không ở được và chia cho bà L phần đất nông Nệp vì bà L không có nguồn thu nhập. Chia cho bà H phần diện tích đất tại thửa giáp đất chia cho ông N để tiện cho ông N trông coi đất cho bà H. Tại thửa số 493 trích ra phần đất làm ngõ đi chung rộng 03m cho những người được chia đất phía trong. Đề nghị Tòa án xem xét trích công sức cho ông N theo quy định của pháp luật.

Theo ý kiến của bị đơn ông Nguyễn Xuân L:

Ông L thống nhất với nội dung trình bày của ông Nguyễn Xuân N về hàng thừa kế thứ nhất của cụ K, cụ G và thống nhất di sản thừa kế các cụ để lại là diện tích đất tại thửa 493, 497, 498, 93 (năm 1993 là thửa số 295) và ngôi nhà tình nghĩa trên thửa số 493 như kết quả thẩm định, định giá của Tòa án. Ông L được nhà nước cấp đất ở và ra ở riêng từ năm 1982 tại thửa số 499 giáp với thửa đất ao số 498 của bố mẹ để lại.

Khi còn sống thì cụ K đã cho ông L thửa 497, 498 và giao toàn bộ diện tích đất ruộng cho ông L canh tác, nhưng không có giấy tờ. Nay ông N yêu cầu chia thừa kế, ông L đề nghị Tòa án trích một phần đất tại thửa số 493 để làm nhà thờ, di sản còn lại chia đều bằng đất cho những người được hưởng theo quy định pháp luật.

Ông L có nguyện vọng nhận phần đất tại thửa số 498, vì thửa số 498 từ trước đến nay ông L đang sử dụng và giáp với thửa số 499 của gia đình ông L; diện tích đất còn thiếu ông L yêu cầu được chia tại thửa số 493, phần có ngôi nhà tình nghĩa; đề nghị chia cho ông 1/5 diện tích thửa đất lúa. Không đồng ý trích công sức cho ông N và cũng không đồng ý chia cho bà L phần đất có ngôi nhà tình nghĩa.

Theo ý kiến của người đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn XH: Thống nhất với nội dung trình bày của ông Nguyễn Xuân N. Ông XH có nguyện vọng được phần di sản thừa kế tại thửa đất số 497 (đất vườn kè), phần còn thiếu đề nghị được chia tại thửa đất số 493. Ông XH không có điều kiện canh tác, sử dụng đất nông Nệp (đất lúa) nên đề nghị chia phần diện tích đất lúa ông được nhận tại thửa số 93 cho bà L, để bà L canh tác, vì bà L không có nguồn thu nhập gì ngoài làm ruộng. Đề nghị Tòa án chia cho bà L phần đất có ngôi nhà tình nghĩa, vì bà L không có chồng con, hiện nay không có điều kiện xây dựng nơi ở mới, ngôi nhà nhỏ của bà L đã quá cũ nát, không thể ở được nữa. Thống nhất trích công sức cho ông N để ông N không bị thiệt.

Theo ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan bà Nguyễn TL: Bà L thống nhất với nội dung trình bày của ông N và người đại diện theo ủy quyền của ông XH. Bà L có nguyện vọng được nhận phần di sản thừa kế tại thửa đất số 493, phần đất có ngôi nhà tình nghĩa của bố mẹ bà. Vì bà không có chồng con, điều kiện kinh tế khó khăn, ngôi nhà nhỏ của bà đã quá cũ nát, không thể tiếp tục ở được, bà sẽ tự nguyện tháo dỡ trả lại mặt bằng cho người được chia vào phần đất có ngôi nhà của bà. Bà đề nghị được nhận phần đất ruộng tại thửa số 93 để bà canh tác, tạo nguồn sống, nhận cả phần của ông XH, ông N và bà H.

Theo ý kiến của ông Nguyễn Xuân Ngọc: Ông Nguyễn XC (bố ông Ngọc) và cụ Nguyễn Xuân K có chung thửa số 497 tờ bản đồ số 2 bản đồ địa chính năm 1993; hai gia đình sử dụng chung từ trước năm 1980. Ngày 02/12/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tiến hành đo đạc thẩm định để xác định diện tích đất thửa số 497; giữa gia đình ông C và các con của cụ K là ông L, ông N, bà L đã thống nhất thỏa thuận chia đôi thửa đất số 497, ông C có quyền sử dụng ½ thửa đất số 497 về phía Tây diện tích 76,5m2, các con ông Kiêm có quyền sử dụng ½ thửa đất số 497 về phía Đông diện tích 76,5m2; cụ thể đã cắm mốc giới trên đất. Đề nghị Tòa án xác định di sản của cụ K để lại tại thửa số 497 có diện tích 76,5m2.

Theo ý kiến của bà Nguyễn TL2: Bà Lý và cụ K có quyền sử dụng chung thửa số 498 tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính năm 1993. Khoảng năm 1994, 1995 giữa bà Lý và các con của ông Kiêm (cụ thể là ông L) đã chia đôi thửa đất số 498 và đến năm 2007, bà Lý đã chuyển nhượng phần đất được chia cho bà Nguyễn Thị L. Sau khi mua đất của bà Lý thì bà L đã xây nhà ở ổn định, không có tranh chấp với ai. Ngày 02/12/2021, Tòa án thẩm định đo đạc thửa số 498 để xác định phần diện tích đất của cụ K, bà Lý không tranh chấp gì.

Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị L: Khoảng năm 2007, 2008 bà L có nhận chuyển nhượng của bà Nguyễn TL2 một thửa đất theo bản đồ 2014 là một phần của thửa 217 (một phần của thửa 217 bà L mua của ông Nguyễn XC). Sau khi mua đất, bà L đã làm nhà năm 2009 trên toàn bộ phần đất của bà Lý và của ông C; cụ thể diện tích bà L mua của bà Lý thời điểm năm 2007 thì không đo chính xác là bao nhiêu mét vuông. Lúc đó, các bên chỉ xác định mốc giới phần đất để cho bà L xây nhà và bà L đã sử dụng từ năm 2009 đến nay không tranh chấp. Ngày 02/12/2021, Tòa án tiến hành đo đạc, thẩm định thì xác định phần đất bà mua của bà Lý năm 2007 là 109,6m2; bà L thống nhất với diện tích đất này, không có ý kiến gì, không có tranh chấp. Đề nghị Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế của đại gia đình ông N, ông L theo quy định pháp luật.

Theo ý kiến của bà Trần Thị P (vợ ông Nguyễn Xuân N): Bà P kết hôn với ông N năm 1997, từ khi kết hôn đến nay vợ chồng bà P sống cùng bố mẹ là cụ K và cụ G trên thửa đất số 493, các anh chị em của ông N khi trưởng thành đều có được nhà nước cấp đất tách hộ ở riêng, chỉ có vợ chồng bà P sống cùng bố mẹ, sau này bà L xin quay về sống trên thửa số 493 với bố mẹ. Vợ chồng bà P có công sức lớn trong việc chăm sóc bố mẹ khi về già, trông coi, quản lý và nộp nghĩa vụ tài chính đối với thửa đất số 493. Do anh em trong gia đình không thống nhất được nên ông N đề nghị Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại; bà P từ chối tham gia tố tụng, mọi quyền lợi đề nghị Tòa án chia cho ông N được hưởng, bà P không yêu cầu đối với di sản thừa kế của cụ K và cụ G để lại.

Tại Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ và Biên bản định giá tài sản ngày 02/12/2021, kết quả như sau:

- Thửa đất số 493 tờ bản đồ số 02,diện tích đất 1.025m2, loại đất T, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993; tương ứng thửa 144 tờ bản đồ số 02, diện tích 1.025m2, đo đạc năm 2002; tương ứng thửa 274, diện tích 1.180,6m2, loại đất ONT, tờ bản đồ số 09, đo vẽ năm 2014.

Đo đạc thực tế: Diện tích 1.155,9m2; tứ cận: phía Đông giáp nhà ông Nguyễn Xuân H và ông Nguyễn Xuân San; phía Tây giáp nhà ông Nguyễn Xuân K, phía Nam giáp nhà bà Nguyễn Thị Sẻ, phía Bắc giáp nhà bà Nguyễn TL2 và ngõ đi. Ranh giới tứ cận đã được xây tường, bờ rào, không tranh chấpvới các hộ liền kề. Hiện ông Nguyễn Xuân N đang quản lý sử dụng. Giá trị đất ở 1.600.000 đồng/m2; đất cây lâu năm 27.000 đồng/m2.

- Thửa số 497 tờ bản đồ số 02, diện tích Diện tích đất 150m2 loại đất CLN, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993; tương ứng thửa 131 tờ bản đồ số 02, diện tích 150m2, đo đạc năm 2002; tương ứng thửa 216, diện tích 107,5m2, loại đất CLN, tờ bản đồ số 09, đo vẽ năm 2014.

Đo đạc thực tế: diện tích 76,5m2; tứ cận: phía Đông giáp nhà Nguyễn Thị L; phía Tây giáp nhà ông Nguyễn XC, phía Nam giáp nhà ông Nguyễn XC, phía Bắc giáp ngõ đi. Ranh giới tứ cận đã được cắm mốc, không tranh chấp với các hộ liền kề. Hiện ông Nguyễn Xuân L đang quản lý sử dụng.Giá trị đất 27.000 đồng/m2.

- Thửa số 498 tờ bản đồ số 02, diện tích Diện tích đất 120m2 loại đất ao, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993; tương ứng thửa 130 tờ bản đồ số 02, diện tích 120m2, đo đạc năm 2002; tương ứng với một phần thửa 217 và thửa 219, tờ bản đồ số 09, đo vẽ năm 2014.

Đo đạc thực tế: diện tích 109,6m2; tứ cận: phía Đông giáp nhà ông Nguyễn Xuân L; phía Tây giáp nhà bà Nguyễn Thị L trước đây đã nhận chuyển nhượng của bà Lý, phía Nam giáp nhà ông Nguyễn Xuân C, phía Bắc giáp nhà ông Nguyễn Xuân C2. Ranh giới tứ cận đã được xây tường, không tranh chấp với các hộ liền kề. Hiện ông Nguyễn Xuân L đang quản lý sử dụng. Giá trị đất 45.000 đồng/m2.

- Thửa số 259 tờ bản đồ số 01, diện tích đất 940m2 loại đất Lúa, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993; Hộ ông Nguyễn Xuân K đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 28/5/2003; tương ứng thửa 93 tờ bản đồ số13, diện tích 967,2m2, đo đạc năm 2014. Giá trị đất 50.000 đồng/m2.

- Tài sản, công trình trên thửa đất 493: 01 nhà lợp tôn, xây dựng năm 2013 (nhà tình nghĩa), diện tích 5,9m x 6,32m = 37,3m2; trị giá còn lại 40.614.000 đồng.

Ngoài ra trên thửa đất số 493 còn có công trình là nhà, cây cối trên đất của gia đình ông Nguyễn Xuân N xây dựng, các bên đương sự không yêu cầu xem xét, định giá.

Những nội dung các đương sự đã thống nhất: Cụ Nguyễn Xuân K (chết năm 2012) và cụ Đặng Thị G (chết 2015); sinh được 06 người con gồm: Ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH, ông Nguyễn XH, ông Nguyễn Xuân H (đã Hy sinh, không có vợ con), ông Nguyễn Xuân N. Trước khi chết hai cụ không để lại di chúc; di sản hai cụ để lại gồm thửa đất đất 493, 497, 498 và 93; thống nhất diện tích đất thực tế như biên bản thẩm định của Tòa án; giá trị tài sản như biên bản định giá của Hội đồng định giá tài sản ngày 02/12/2021. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều thống nhất chia di sản thừa kế theo pháp luật và chia bằng hiện vật; thửa số 493 sẽ để ra con đường rộng 3m làm ngõ đi chung; ông L nhận được hưởng thửa số 498, và 1/5 thửa 93, còn lại nhận đất tại thửa 493. Ông N nhận đất tại thửa số 493 phần đã có ngôi nhà của gia đình ông N xây dựng.

Các bên đương sự không thống nhất trích một phần đất tại khu vực có nhà tình nghĩa để làm nhà thờ chung, ông L không thống nhất trích công sức cho ông N và không thống nhất chia cho bà L phần đất có ngôi nhà tình nghĩa.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2022/DS-ST ngày 18 tháng 01 năm 2022, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã quyết định:

Căn cứ: Khoản 3 Điều 26; khoản 3 Điều 35; Điều 37; khoản 2, 5 Điều 147; các Điều 227, 228, 229, 271, 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các Điều 612, 613, 623, 649, 651,660, 357 Bộ luật Dân sự 2015; điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Xuân N về việc chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Xuân K và cụ Đặng Thị G.

2. Xác định di sản thừa kế là:

Thửa đất 493: 1.025m2 x 1.600.000 đồng/m2 + 130,9m2x 27.000 đồng/m2 = 1.643.534.300 đồng.

Thửa đất số 497: 76,5m2 x 27.000 đồng/m2 = 2.065.500 đồng. Thửa đất số 498: 109,6m2 x 45.000 đồng/m2 = 4.932.000 đồng. Thửa đất số 93: 967,2m2 x 50.000 đồng/m2 = 48.360.000 đồng.

01 nhà lợp tôn, xây dựng năm 2013, diện tích 5,9m x 6,32m = 37,3m2; trị giá 40.614.000 đồng.

Tổng giá trị di sản thừa kế: 1.739.500.800 đồng.

3. Trích công sức cho ông N: 328.706.860 đồng.

4. Ông Nguyễn Xuân L, ông Nguyễn Xuân N, ông Nguyễn XH, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH mỗi người được hưởng giá trị di sản là 282.159.788 đồng. Ông N hưởng di sản thừa kế và công sức là 610.866.648 đồng.

5. Phân chia di sản thừa kế theo hiện vật:

5.1. Ông Nguyễn Xuân L được chia quyền sử dụng đất:

- Diện tích 109,6m2 loại đất NTTS, thửa số 498, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, lập năm 1993; Trị giá 4.932.000 đồng;

Tứ cận: Phía Đông giáp nhà ông Nguyễn Xuân L (16,8m), phía Tây giáp nhà bà Nguyễn Thị L (17,37m), phía Nam giáp nhà ông Nguyễn Xuân C (5m + 1,54m), phía Bắc giáp nhà ông Nguyễn Xuân C2 (6,23m).

- Diện tích 193m2, đất lúa, thửa số 93, tờ bản đồ số 13, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, lập năm 2014; trị giá: 9.650.000 đồng;

Tứ cận: Phía Đông giáp đường (12,3m), phía Tây giáp phần đất chia cho bà Nguyễn TL (16,22m), phía Nam giáp bờ ruộng (11,16m), phía Bắc giáp giáp đất bà T (12,3m).

- Diện tích 163,7m2 đất ONT, thửa số 493, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa lập năm 1993; trị giá 261.920.000 đồng.

Tứ cận: Phía Đông giáp nhà bà Nguyễn Thị T (3,65m + 5,15m + 4,3m + 2,47m), phía Tây giáp ngõ đi chung (8,5m), phía Nam giáp đất chia cho ông Nguyễn XH (19,11m), phía Bắc giáp nhà ông Nguyễn Xuân H (10,85m + 4,13m).

- Có quyền sử dụng ngõ đi chung tại thửa số 493, trị giá 43.200.000 đồng; Tổng trị giá tài sản ông L thực nhận: 319.702.000 đồng Ông L phải thanh toán số tiền chênh lệch cho các đồng thừa kế là 37.582.212 đồng, cụ thể: Thanh toán cho ông N số tiền 16.855.636 đồng, ông XH 11.254.288 đồng, cho bà L 9.472.288 đồng.

5.2. Ông Nguyễn Xuân N được chia quyền sử dụng đất:

- Diện tích 422,6m2, tại thửa 493, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa lập năm 1993; trong đó có 342,2m2 đất ONT, trị giá 547.520.000 đồng;

80,4m2 đất CLN trị giá 2.170.800 đồng và có quyền sử dụng ngõ đi chung tại thửa 493, trị giá 43.240.000 đồng.

Tứ cận: Phía Đông giáp ngõ đi chung (18,33m), phía Tây giáp đất ông Nguyễn Xuân K (1,6m + 9,62m + 4,45m + 3m), phía Nam giáp đất chia cho bà Nguyễn TH (21,4m), phía Bắc giáp đất chia cho bà Nguyễn TL (24,48m).

Tổng trị giá tài sản ông N thực nhận: 592.930.800 đồng.

Ông N được nhận phần giá trị còn thiếu từ ông Nguyễn Xuân L số tiền 16.855.636 đồng và nhận từ bà Nguyễn TH số tiền 1.080.212 đồng.

Ông N được quyền sử dụng nhà, công trình của gia đình ông N xây dựng trên phần đất được chia của thửa số 493.

5.3. Ông XH được chia quyền sử dụng đất:

- Diện tích 76,5m2, thửa số 497, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa lập năm 1993, trị giá 2.065.500 đồng;

Tứ cận: Phía Đông giáp nhà bà Nguyễn Thị L (18,09m), phía Tây giáp đất ông Nguyễn XC (18,9m), phía Nam giáp ngõ đi (4,29m), phía Bắc giáp đất ông Nguyễn XC (18,9m).

- Diện tích 141 m2 đất ONT, thửa số 493, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa lập năm 1993, trị giá 225.600.000; và có quyền sử dụng ngõ đi chung tại thửa số 493, trị giá 43.240.000 đồng.

Tứ cận: Phía Đông giáp nhà ông Nguyễn Xuân Bằng (7,89m), phía Tây giáp ngõ đi chung (8,4m), phía Nam giáp đất ông Nguyễn Sỹ N (1,93m + 11,57mm + 3,64m), phía Bắc giáp đất chia cho ông Nguyễn Xuân L (19,11m).

Tổng trị giá tài sản ông XH thực nhận: 270.905.500 đồng.

Ông XH được nhận phần giá trị còn thiếu từ ông L số tiền là 11.254.288 đồng.

5.4. Bà L được chia quyền sử dụng đất và tài sản trên đất:

- Diện tích 170,5m2, thửa số 493, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa lập năm 1993; trong đó có 120m2 đất ONT, trị giá 192.000.000 đồng và 50,5m2 đất vườn trị giá 1.363.500 đồng.

Tứ cận: Phía Đông giáp ngõ đi (4,24m + 5,17m), phía Tây giáp đất ông Nguyễn Xuân K (6,79m), phía Nam giáp đất chia cho ông N (24,48m), phía Bắc giáp đất bà Nguyễn TL2 (3,08m + 1,27m + 16,91m).

- Diện tích 774,2m2 đất lúa, thửa số 93, tờ bản đồ số 13, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, lập năm 2014, trị giá: 38.710.000 đồng;

Tứ cận: Phía Đông giáp đất chia cho ông Nguyễn Xuân L (16,22m), phía Tây giáp ông Nguyễn Sỹ D (12,27m + 7,67m), phía Nam giáp bờ ruộng (22,79m + 16,8m + 3,08m), phía Bắc giáp đất của bà T (42,3m).

Ngôi nhà trên thửa số 493 trị giá 40.614.000 đồng Tổng trị giá tài sản bà L thực nhận: 272.687.500 đồng Bà L được nhận phần giá trị còn thiếu từ ông L số tiền: 9.472.288 đồng.

5.5. Bà H được chia quyền sử dụng đất:

Diện tích Thửa số 493: 150m2 đất ONT, thửa số 493, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính xã Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa lập năm 1993; trị giá 240.000.00; và có quyền sử dụng ngõ đi chung tại thửa 493, trị giá 43.240.000 đồng. Tổng trị giá tài sản bà H thực nhận:

283.240.000 đồng.

Bà H phải thanh toán cho ông N số tiền chênh lệch là 1.080.120 đồng.

Tứ cận: Phía Đông giáp ngõ đi chung (12,18m), phía Tây giáp đất ông Nguyên Xuân K (5,85m), phía Nam giáp nhà ông Bùi Sỹ N (2,4m + 9,05m +3,82m + 3,81m + 0,19m +3,72m), phía Bắc giáp đất chia cho ông Nguyễn Xuân N (21,4m).

Tạm giao cho ông Nguyễn Xuân N quản lý diện tích đất của bà H được chia thừa kế. Khi nào bà H có mặt tại địa phương và có yêu cầu thì ông N phải có trách nhiệm bàn giao lại cho bà H.

Bà Nguyễn TL có nghĩa vụ tháo dỡ phần nhà cũ của bà trên thửa số 493 để trả lại mặt bằng sử dụng đất cho các đồng thừa kế sử dụng đất.

Các đồng thừa kế được chia quyền sử dụng đất có quyền, nghĩa vụ L hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất được chia theo quy định pháp luật.

5.6 Vị trí, ranh giới, kích thước các cạnh tiếp giáp các thửa đất chia cho người hưởng thừa kế, có sơ đồ kèm theo.

Ngoài ra, bản án còn quyết định về án phí, thông báo quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 25/01/2022, bị đơn là ông Nguyễn Xuân L có đơn kháng cáo đề nghị sửa bản án sơ thẩm tuyên không trích công sức cho ông N mà tuyên trích công sức cho ông, ông L đề nghị được nhận phần đất giáp đất của ông N được chia và phần diện tích đất trích làm lối đi chung đề nghị được chia đều cho cả 05 người con.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn giữ nguyên nội dung kháng cáo, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Xuân L.

Nguyên đơn giữ nguyên quan điểm như đã trình bày tại Tòa án cấp sơ thẩm, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội sau khi phân tích các tình tiết của vụ án và phát biểu về việc giải quyết vụ án cho rằng không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Xuân L, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, không chấp nhận kháng cáo của ông L, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi Nên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; lời khai của các các đương sự và kêt qua tranh tung tai phiên toa, quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tạiHà Nội; Hội đồng xét xử phúc thẩm nhân điṇh:

[1]. Kháng cáo của ông Nguyễn Xuân L trong thời hạn luật định và hợp lệ nên được xem xét, giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

[2]. Xét yêu cầu khởi kiện chia thừa kế của nguyên đơn ông Nguyễn Xuân N, yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Xuân L, Hội đồng xét xử thấy:

[2.1]. Về thời điểm mở thừa kế và hàng thừa kế: Theo lời khai thống nhất của các đương sự thì cụ Nguyễn Xuân K và cụ Đặng Thị G sinh được 06 người con chung gồm: ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH, ông Nguyễn XH, ông Nguyễn Xuân H (đã hy sinh, không có vợ con), ông Nguyễn Xuân N, các cụ không có con nuôi hay con riêng nào khác. Cụ Nguyễn Xuân K chết năm 2012, cụ Đặng Thị G chết năm 2015, hai cụ đều không để lại di chúc. Ngày 10/7/2020, ông Nguyễn Xuân N khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Xuân K và cụ Đặng Thị G theo quy định pháp luật là còn thời hiệu theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự. Theo quy định pháp luật thì thời điểm mở thừa kế đối với khối di sản do cụ Nguyễn Xuân K để lại là năm 2012, hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nguyễn Xuân K là: cụ Đặng Thị G, ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH, ông Nguyễn XH, ông Nguyễn Xuân N. Còn thời điểm mở thừa kế đối với khối di sản do cụ Đặng Thị G để lại là năm 2015 và hàng thừa kế thứ nhất của cụ G bao gồm: ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH, ông Nguyễn XH, ông Nguyễn Xuân N. Tòa án cấp sơ thẩm không thực hiện việc xác định thời điểm mở thừa kế để xác định hàng thừa kế thứ nhất của các cụ cũng như việc thực hiện thứ tự chia di sản thừa kế của các cụ Nguyễn Xuân K, Đặng Thị G là có không đúng quy định pháp luật.

[2.2]. Xác định di sản thừa kế của cụ Nguyễn Xuân K và cụ Đặng Thị G:

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được trong hồ sơ vụ án và lời khai của các bên đương sự đều thống nhất di sản thừa kế do cụ K, cụ G để lại gồm:

- Thửa đất số 493 tờ bản đồ số 02, diện tích 1.025m2, loại đất ONT, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993; UBND Huyện Quảng Xương đã cấp GCNQSDĐ cho cụ Nguyễn Xuân K ngày 30/6/1993. Theo kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất 493 tờ bản đồ số 02, có diện tích 1.155,9m2, tăng 130,9m2. Tuy nhiên, các đương sự xác nhận ranh giới thửa đất hiện trạng không thay đổi so với ranh giới thửa đất khi được cấp GCNQSDĐ, không có tranh chấp với các hộ có thửa đất liền kề, nên có cơ sở xác định diện tích 1.155,9m2 tại thửa đất số 493 tờ bản đồ số 02 là di sản thừa kế của cụ K, cụ G; tuy nhiên diện tích đất tăng thêm được xác định là loại đất trồng cây lâu năm.

- Thửa đất số 497 tờ bản đồ số 02, diện tích 150m2, loại đất CLN, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993. Theo kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất có diện tích 76,5m2, các đương sự thống nhất diện tích theo hiện trạng đo đạc, không có tranh chấp với các hộ có đất liền kề, nên xác định diện tích 76,5m2 tại thửa đất số 497 tờ bản đồ số 02 là di sản thừa kế của cụ K, cụ G.

- Thửa đất số 498 tờ bản đồ số 02, diện tích 120m2, loại đất Ao, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993. UBND Huyện Quảng Xương đã cấp GCNQSDĐ cho cụ Nguyễn Xuân K ngày 30/6/1993. Theo kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất có diện tích 109,6m2, các đương sự thống nhất diện tích theo hiện trạng đo đạc, không có tranh chấp với các hộ có đất liền kề, nên xác định diện tích 109,6m2 tại thửa đất số 497 tờ bản đồ số 02 là di sản thừa kế của cụ K, cụ G.

- Thửa đất số 259 tờ bản đồ số 01, diện tích 940m2, loại đất Lúa, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, tương ứng với thửa đất số 93 tờ bản đồ số 13, diện tích 967,2m2, đo đạc năm 2014. Các đương sự thống nhất diện tích theo hiện trạng đo đạc, nên xác định diện tích 967,2m2 tại thửa đất số 93 tờ bản đồ số 13 là di sản thừa kế của cụ K, cụ G.

Đối với tài sản, công trình trên thửa đất 493 là 01 nhà lợp tôn, xây dựng năm 2013 (nhà tình nghĩa), diện tích 5,9m x 6,32m = 37,3m2. Theo lời khai thống nhất của các đương sự thì năm 2013, Nhà nước đã hỗ trợ xây dựng nhà cho mẹ liệt sỹ Nguyễn Xuân H. Khối tài sản này được phát sinh sau khi cụ K chết, nên tài sản là ngôi nhà tình nghĩa có diện tích 37,3m2 được xác định là tài sản riêng của cụ Đặng Thị G để lại. Tòa án cấp sơ thẩm xác định tài sản là ngôi nhà tình nghĩa xây dựng năm 2013 trên thửa đất 493 là di sản của cả cụ K, cụ G là không đúng pháp luật cần xác định đây là khối tài sản riêng của cụ G hình thành sau khi cụ K chết.

Theo kết quả định giá ngày 02/12/2021 của Hội đồng định giá:

- Về giá trị đất:

Thửa đất 493: 1.025m2 x 1.600.000đ/1m2 + 130,9m2 x 27.000đ/1m2 = 1.643.534.300 đồng.

Thửa đất 497: 76,5m2 x 27.000đ/1m2 = 2.065.500 đồng. Thửa đất 498: 109,6m2 x 45.000đ/1m2 = 4.932.000 đồng. Thửa đất 93: 967,2m2 x 50.000đ/1m2 = 48.360.000 đồng.

- Giá trị tài sản là ngôi nhà tình nghĩa xây dựng năm 2013: 40.614.000 đồng. Tổng giá trị di sản thừa kế được xác định là tài sản chung của cụ K, cụ G là 1.698.891.800 đồng, còn lại ngôi nhà tình nghĩa xây dựng năm 2013 có giá trị 40.614.000 đồng là tài sản riêng của cụ Đặng Thị G.

[2.3]. Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự đều có nguyện vọng được chia di sản bằng hiện vật và thỏa thuận thống nhất trích một phần diện tích đất tại thửa đất số 493, tờ bản đồ số 02 trong khối di sản thừa kế của cụ K, cụ G để làm lối đi chung đảm bảo việc chia di sản bằng hiện vật cho các đồng thừa kế đều có lối đi ra đường công cộng, với chiều rộng ngõ đi là 3m chiều rộng kéo dài đến hết đất của thửa đất số 493, theo kết quả đo đạc thẩm định tại chỗ thì các đương sự thống nhất để lại diện tích 108,1m2 tại thửa 493D (tương đương giá trị là 172.960.000 đồng) có tứ cận: Phía Đông giáp nhà ông Nguyễn Xuân H (19,44m), nhà ông Nguyễn Xuân L (8,5m), nhà ông Nguyễn XH (8,4m); phía Tây giáp nhà bà Nguyễn TL (5,17m), ông Nguyễn Xuân N (18,33m), nhà bà Nguyễn TH (12,18m); phía Bắc giáp đường bê tông (3m); phía Nam giáp nhà ông Bùi Sỹ N (3,17m) để làm lối đi chung. Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận sự thỏa thuận của các đương sự nhưng phần quyết định của bản án sơ thẩm không tuyên quyết định cụ thể đối với phần diện tích đất lối đi chung là thiếu sót. Mặt khác, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận sự tự nguyện của ông N, ông L, ông XH, bà L và bà H về việc mở lối đi chung nhưng lại quyết định phân chia cho các ông L, ông N, ông XH, bà H mỗi người được hưởng một phần giá trị của diện tích đất lối đi chung và không tuyên quyền sử dụng lối đi chung cho bà L là không đúng với sự thỏa thuận của các đương sự và không đúng pháp luật. Hội đồng xét xử thấy, việc thỏa thuận của các đương sự về việc trích một phần di sản thừa kế của cụ K, cụ G để mở lối đi chung là tự nguyện, không trái đạo đức, không vi phạm điều cấm của pháp luật nên cần ghi nhận sự tự nguyện của các đương sự. Xét thấy, yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Xuân L về việc công nhận thỏa thuận của các đương sự về trích lối đi chung là có cơ sở nên được Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận.

[2.4]. Đối với yêu cầu trích trả công sức của nguyên đơn, Hội đồng xét xử thấy: Toàn bộ khối di sản của cụ K, cụ G là quyền sử dụng các thửa đất số 493, 497, 498 tờ bản đồ số 02 và thửa đất số 93 tờ bản đồ số 13 đều được các cụ quản lý sử dụng đến khi các cụ chết (thể hiện tại các GCNQSDĐ vẫn đứng tên cụ Nguyễn Xuân K), ông N mới trực tiếp quản lý và sử dụng. Đối với ngôi nhà tình nghĩa xây dựng năm 2013, bản thân ông N khai do Nhà nước hỗ trợ xây dựng cho mẹ liệt sỹ nên xác định ông N không có công sức đối với tài sản này. Hội đồng xét xử thấy kể từ khi cụ G chết, ông N là người trực tiếp quản lý, sử dụng khối di sản do các cụ để lại. Theo lời khai của các đương sự thì sau khi các ông, bà L, XH, Lan, Huệ trưởng thành đã lập gia đình và có nơi ở riêng, sinh sống ổn định, chỉ còn lại ông N sống cùng cụ K, cụ G; ông N là người trực tiếp chăm sóc các cụ trước khi cụ K, cụ G chết; và cũng là người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất với Nhà nước và quản lý, trông coi, bảo quản đối với thửa đất số 493. Tòa án cấp sơ thẩm trích một phần công sức cho ông N trong thửa đất số 493 là đúng; tuy nhiên, Hội đồng xét xử thấy giá trị trích công sức duy trì, bảo quản di sản và chăm sóc các cụ K, cụ G theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là chưa phù hợp, nên cần xác định lại cho tương xứng với công sức của ông N. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm quyết định trích trả công sức cho ông Nguyễn Xuân N một phần giá trị của thửa đất số 493 là 1.643.534.300 đồng : 6 = 273.922.000 đồng.

Tại đơn kháng cáo và phiên tòa phúc thẩm, ông L cho rằng ông N không có công chăm sóc cụ K và cụ G mà ông mới là người chăm sóc cho các cụ, lo giỗ tết, thờ cúng liệt sỹ Nguyễn Xuân H. Ông L xuất trình đơn trình bày của bà Lê Thị Mên (là vợ ông L) và một số người hàng xóm của cụ K, cụ G, bác sĩ điều trị cho các cụ. Tuy nhiên, đây chỉ là lời khai của họ không có tài liệu, chứng cứ nào thể hiện ông L là người trực tiếp chăm nom cụ K và cụ G khi các cụ còn sống và cũng không có chứng cứ nào thể hiện cụ thể chi phí chăm lo cụ K và cụ G khi ốm đau bệnh tật là bao nhiêu. Thực tế, cụ K, cụ G không sống cùng ông L mà ông N mới là người sống cùng các cụ đến khi các cụ chết. Ông N cũng là người trực tiếp quản lý, bảo quản, duy trì khối di sản là thửa đất số 493 lúc các cụ tuổi cao, sức khỏe yếu và sau khi các cụ chết; sau khi xét xử sơ thẩm trong số các con của các cụ chỉ có ông L kháng cáo không nhất trí trích công sức chăm sóc cụ K và cụ G cho ông N. Mặt khác, hồ sơ vụ án thể hiện ông L là người được sử dụng di sản là thửa đất số 497 để thu hoạch cây Kè cũng là được hưởng một phần hoa lợi từ khối di sản của các cụ để lại. Do đó, Hội đồng xét xử thấy không có cơ sở chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Xuân L đối với yêu cầu trích công sức chăm sóc cụ K, cụ G.

[2.5]. Theo quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự thì việc chia tài sản thừa kế được thực hiện sau khi trừ đi các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí L quan đến thừa kế theo thứ tự ưu tiên thanh toán.

Như vậy, di sản thừa kế được xác định là tài sản chung của cụ K, cụ G để lại sau khi trừ đi phần giá trị trích công sức cho ông Nguyễn Xuân N và phần giá trị lối đi chung do các đương sự thỏa thuận còn lại là: 1.698.891.800 đồng - 172.960.000 đồng - 273.922.000 đồng = 1.252.009.800 đồng.

Theo quy định pháp luật về hôn nhân gia đình thì cụ K, cụ G mỗi người được hưởng ½ giá trị trong khối tài sản chung của các cụ. Như vậy, di sản do cụ Nguyễn Xuân K còn lại là 1.252.009.800 đồng : 2 = 626.004.900 đồng. Di sản do cụ Đặng Thị G còn lại là 626.004.900 đồng + 40.614.000 đồng = 666.618.900 đồng.

[2.6]. Chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Xuân K và cụ Đặng Thị G theo quy định pháp luật:

cụ K chết năm 2012, không để lại di chúc nên di sản của cụ K được chia cho cụ G cùng 05 người con chung là ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH, ông Nguyễn XH và ông Nguyễn Xuân N, mỗi người được hưởng: 626.004.900 đồng : 6 = 104.334.150 đồng.

cụ G chết năm 2015, không để lại di chúc nên di sản của cụ G được chia đều cho 05 người con chung của cụ K, cụ G là ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH, ông Nguyễn XH và ông Nguyễn Xuân N, mỗi người được hưởng: (666.618.900 đồng + 104.334.150 đồng) : 5 = 154.190.610 đồng.

Tổng số giá trị di sản các ông, bà L, XH, Lan, Huệ, N mỗi người được hưởng là:

- Ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH và ông Nguyễn XH mỗi người được hưởng di sản thừa kế của cụ K, cụ G là: 104.334.150 đồng + 154.190.610 đồng = 258.524.760 đồng.

- Ông Nguyễn Xuân N được hưởng giá trị công sức, một suất di sản thừa kế của cụ K và một suất di sản thừa kế của cụ G là: 273.922.000 đồng + 104.334.150 đồng + 154.190.610 đồng = 532.446.760 đồng.

[2.7].Về việc chia di sản bằng hiện vật: Quá trình giải quyết vụ án, các đương sự đều có nguyện vọng được nhận di sản bằng hiện vật. Ông L có nguyện vọng nhận thửa 498 để thuận tiện cho việc sử dụng cùng với đất của ông hiện đang sử dụng tại thửa số 499. Ông N, ông XH, bà L, bà H đều có nguyện vọng chia cho bà L phần đất có ngôi nhà tình nghĩa tại thửa đất số 493, vì hoàn cảnh bà L khó khăn, không có chồng, con, không có nguồn thu nhập, hiện ngôi nhà bà L đang sinh sống đã quá cũ không ở được. Ông XH có nguyện vọng nhận phần đất thửa 497 và một phần của thửa 493. Ông N có nguyện vọng nhận phần đất có ngôi nhà gia đình ông đã xây dựng trên thửa 493, giáp với phần đất chia cho bà L, bà H. Do bà H hiện đang cư trú tại Trung Quốc nên các đương sự đều có thống nhất giao phần di sản của bà H được hưởng cho ông N trông coi, quản lý, khi nào bà H về nước thì ông N có trách nhiệm giao lại cho bà H phần di sản bà H được chia. Hội đồng xét xử thấy, nguyện vọng của các đương sự là chính đáng, phù hợp nên có cơ sở chấp nhận.

Quá trình giải quyết vụ án, ông L đề nghị được nhận phần đất có ngôi nhà tình nghĩa để làm nơi thờ cúng các cụ và em trai liệt sỹ. Tại cấp phúc thẩm, ông L lại đề nghị được nhận phần đất đã chia cho bà H giáp với đất của ông N để thuận lợi cho việc sinh sống. Hội đồng xét xử xét thấy nguyện vọng của bà H cũng như hầu hết các đương sự đều thống nhất giao phần di sản bà H được hưởng cho ông N trông coi, bảo quản do bà H đang sinh sống tại nước ngoài. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm quyết định chia cho bà H phần đất cạnh phần đất của ông N là có cơ sở và quyết định tạm giao cho ông N quản lý phần diện tích đất bà H được chia thừa kế là đúng pháp luật. Vì vậy, không có cơ sở chấp nhận kháng cáo này của ông L.

Như vậy, di sản bằng hiện vật các ông, bà Nguyễn Xuân L, Nguyễn TL, Nguyễn TH, Nguyễn XH và Nguyễn Xuân N được hưởng cụ thể như sau:

- Ông Nguyễn Xuân L được chia quyền sử dụng: Thửa đất số 498, diện tích 109,6m2 đất ao (NTTS), trị giá 4.932.000 đồng; Thửa số 493, diện tích 163,7m2 đất ONT, trị giá 261.920.000 đồng; Thửa số 93, diện tích 193m2 đất lúa, trị giá 9.650.000 đồng.

Ông L được quyền sử dụng lối đi chung có diện tích 108,1m2 tại thửa 493D (theo trích đo hiện trạng thửa đất).

Tổng giá trị di sản ông L thực hưởng là 276. 502.000 đồng.

Ông L phải có nghĩa vụ thanh toán cho ông Nguyễn XH 17.977.240 đồng.

- Ông Nguyễn Xuân N được chia quyền sử dụng: Thửa đất số 493, diện tích 422,6m2, trong đó có 342,2m2 đất ONT, trị giá 547.520.000 đồng; 80,4m2 đất CLN, trị giá 2.170.800 đồng.

Ông N được quyền sử dụng lối đi chung có diện tích 108,1m2 tại thửa 493D (theo trích đo hiện trạng thửa đất).

Tổng giá trị di sản ông N thực hưởng là 549.690.800 đồng.

Ông N phải có nghĩa vụ thanh toán cho ông Nguyễn XH 12.882.020 đồng và bà Nguyễn TH 4.398.020 đồng.

- Ông Nguyễn XH được chia quyền sử dụng: Thửa đất số 493, diện tích 141m2 đất ONT, trị giá 225.600.000 đồng; Thửa số 497, diện tích 76,5m2 đất CLN, trị giá 2.065.500 đồng;

Ông XH được quyền sử dụng lối đi chung có diện tích 108,1m2 tại thửa 493D (theo trích đo hiện trạng thửa đất).

Tổng giá trị di sản ông XH thực hưởng là 227.665.500 đồng.

Ông Nguyễn XH được nhận phần giá trị còn thiếu từ ông Nguyễn Xuân L là 17.977.240 đồng và nhận từ ông Nguyễn Xuân N 12.882.020 đồng.

- Bà Nguyễn TL được chia quyền sử dụng: Thửa đất số 493, diện tích 170,5m2, trong đó có 120m2 đất ONT trị giá 192.000.000 đồng và 50,5m2 đất CLN trị giá 1.363.500 đồng; Thửa số 93, diện tích 774,2m2 đất Lúa, trị giá 38.710.000 đồng; Ngôi nhà tình nghĩa trên thửa đất số 493 trị giá 40.614.000 đồng.

Bà L được quyền sử dụng lối đi chung có diện tích 108,1m2 tại thửa 493D (theo trích đo hiện trạng thửa đất).

Tổng giá trị di sản bà L thực hưởng là 272.687.500 đồng.

Bà L phải có nghĩa vụ thanh toán cho bà Nguyễn TH 14.126.740 đồng.

- Bà Nguyễn TH được chia quyền sử dụng: Thửa đất số 493, diện tích 150m2 đất ONT trị giá 240.000.000 đồng.

Bà H được quyền sử dụng lối đi chung có diện tích 108,1m2 tại thửa 493D (theo trích đo hiện trạng thửa đất).

Tổng giá trị di sản bà H thực hưởng là 240.000.000 đồng.

Bà Nguyễn TH được nhận phần giá trị còn thiếu từ bà Nguyễn TL là 14.126.740 đồng và nhận từ ông Nguyễn Xuân N 4.398.020 đồng.

Vị trí ranh giới, kích thước các cạnh tiếp giáp và diện tích đất các đồng thừa kế được hưởng có sơ đồ kèm theo bản án.

Bà L có nghĩa vụ tháo dỡ phần nhà cũ của bà trên thửa 493 để trả lại mặt bằng sử dụng cho các đồng thừa kế khác.

Các đồng thừa kế được chia quyền sử dụng đất có quyền, nghĩa vụ L quan với cơ quan có thẩm quyền để được cấp GCNQSDĐ đối với phần đất được chia.

Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử thấy cần chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn là ông Nguyễn Xuân L, sửa toàn bộ bản án sơ thẩm theo nhận định nêu trên.

[3]. Về chi phí thẩm định, định giá tài sản: Các đương sự đã tự nguyện chi trả toàn bộ chi phí thẩm định, định giá.

[4]. Về án phí:

- Án phí dân sự sơ thẩm: Các đương sự phải chịu án phí đối với phần giá trị di sản được chia. Ông L, bà L là người cao tuổi thuộc diện được miễn án phí theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án nên Hội đồng xét xử quyết định ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL được miễn nộp toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm - Án phí dân sự phúc thẩm: Do kháng cáo của ông Nguyễn Xuân L được chấp nhận một phần nên ông Nguyễn Xuân L không phải nộp án phí dân sự phúc thẩm.

[5]. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

I. Chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn là ông Nguyễn Xuân L và sửa toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2022/DS-ST ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 3 Điều 26; khoản 3 Điều 35; Điều 37; khoản 2,5 Điều 147;

các Điều 227, 228, 229, 271, 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Các Điều 611, 612, 613, 623, 649, 651, 660 và Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015.

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Xuân N về việc chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Xuân K và cụ Đặng Thị G.

2. Xác định di sản thừa kế của cụ K, cụ G là:

Thửa đất 493: 1.025m2 x 1.600.000đồng/1m2 + 130,9m2 x 27.000đồng/1m2 = 1.643.534.300 đồng.

Thửa đất 497: 76,5m2 x 27.000đồng/1m2 = 2.065.500 đồng. Thửa đất 498: 109,6m2 x 45.000đồng/1m2 = 4.932.000 đồng.

Thửa đất 93: 967,2m2 x 50.000đồng/1m2 = 48.360.000 đồng.

- Di sản là tài sản riêng của cụ G là ngôi nhà tình nghĩa xây dựng năm 2013, diện tích 5,9m x 6,32m = 37,3m2, có giá trị: 40.614.000 đồng.

Tổng giá trị di sản thừa kế được xác định là tài sản chung của cụ K, cụ G là 1.698.891.800 đồng (di sản của mỗi cụ để lại trong khối tài sản chung là ½ giá trị của 1.698.891.800 đồng là 626.004.900 đồng), còn lại ngôi nhà tình nghĩa xây dựng năm 2013 có giá trị 40.614.000 đồng là tài sản riêng của cụ Đặng Thị G.

3. Trích công sức cho ông N: 273.922.000 đồng.

4. Ghi nhận sự tự nguyện của các đương sự về việc trích diện tích 108,1m2 đất tại thửa 493D (tương đương giá trị là 172.960.000 đồng) có tứ cận: Phía Đông giáp nhà ông Nguyễn Xuân H (19,44m), nhà ông Nguyễn Xuân L (8,5m), nhà ông Nguyễn XH (8,4m); phía Tây giáp nhà bà Nguyễn TL (5,17m), ông Nguyễn Xuân N (18,33m), nhà bà Nguyễn TH (12,18m); phía Bắc giáp đường bê tông (3m); phía Nam giáp nhà ông Bùi Sỹ N (3,17m) để làm lối đi chung.

5. Chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Xuân K và cụ Đặng Thị G theo quy định pháp luật:

- cụ K chết năm 2012, không để lại di chúc nên di sản của cụ K được chia cho cụ G cùng 05 người con chung là ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH, ông Nguyễn XH và ông Nguyễn Xuân N, mỗi người được hưởng: 626.004.900 đồng : 6 = 104.334.150 đồng.

- cụ G chết năm 2015, không để lại di chúc nên di sản của cụ G được chia đều cho 05 người con chung của cụ K, cụ G là ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH, ông Nguyễn XH và ông Nguyễn Xuân N, mỗi người được hưởng: (666.618.900 đồng + 104.334.150 đồng) : 5 = 154.190.610 đồng.

Tổng số giá trị di sản các ông, bà L, XH, Lan, Huệ, N mỗi người được hưởng là:

- Ông Nguyễn Xuân L, bà Nguyễn TL, bà Nguyễn TH và ông Nguyễn XH mỗi người được hưởng di sản thừa kế của cụ K, cụ G là: 104.334.150 đồng + 154.190.610 đồng = 258.524.760 đồng.

- Ông Nguyễn Xuân N được hưởng giá trị công sức, một suất di sản thừa kế của cụ K và một suất di sản thừa kế của cụ G là: 273.922.000 đồng + 104.334.150 đồng + 154.190.610 đồng = 532.446.760 đồng.

6. Phân chia di sản thừa kế theo hiện vật:

6.1. Ông Nguyễn Xuân L được chia quyền sử dụng:

- Diện tích 109,6m2 loại đất ao (NTTS) tại thửa đất số 498A, tờ bản số 02, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, trị giá 4.932.000 đồng;

Tứ cận: Phía Đông giáp nhà ông Nguyễn Xuân L (16,8m), phía Tây giáp nhà bà Nguyễn Thị L (17,37m), phía Nam giáp nhà ông Nguyễn Xuân C (5m+1,54m), phía Bắc giáp nhà ông Nguyễn Xuân C2 (6,23m) (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

- Diện tích 163,7m2 loại đất ONT, thửa số 493F, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, trị giá 261.920.000 đồng;

Tứ cận: Phía Đông giáp nhà bà Nguyễn Thị T (3,65m + 5,15m + 4,3m + 2,47m), phía Tây giáp ngõ đi chung (8,5m), phía Nam giáp đất chia cho ông Nguyễn XH (19,11m), phía Bắc giáp nhà ông Nguyễn Xuân H (10,85m + 4,13m) (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

- Diện tích 193m2 loại đất lúa, thửa số 93B, tờ bản đồ số 13, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, trị giá 9.650.000 đồng.

Tứ cận: Phía Đông giáp đường (12,3m), phía Tây giáp phần đất chia cho bà Nguyễn TL (16,22m), phía Nam giáp bờ ruộng (11,16m), phía Bắc giáp đất bà T (12,3m) (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

- Ông L được quyền sử dụng lối đi chung có diện tích 108,1m2 tại thửa 493D (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

Tổng giá trị di sản ông L thực hưởng là 276.502.000 đồng.

- Ông L phải có nghĩa vụ thanh toán cho ông Nguyễn XH 17.977.240 đồng.

6.2. Ông Nguyễn Xuân N được chia quyền sử dụng:

- Diện tích 422,6m2 tại thửa đất số 493B, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, trong đó có 342,2m2 đất ONT, trị giá 547.520.000 đồng; 80,4m2 đất CLN, trị giá 2.170.800 đồng.

Tứ cận: Phía Đông giáp ngõ đi chung (18,33m), phía Tây giáp đất ông Nguyễn Xuân K (1,6m + 9,62m + 4,45m + 3m), phía Nam giáp đất chia cho bà Nguyễn TH (21,4m), phía Bắc giáp đất chia cho bà Nguyễn TL (24,48m) (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

- Ông N được quyền sử dụng lối đi chung có diện tích 108,1m2 tại thửa 493D (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

Tổng giá trị di sản ông N thực hưởng là 549.690.800 đồng.

- Ông N phải có nghĩa vụ thanh toán cho ông Nguyễn XH 12.882.020 đồng và bà Nguyễn TH 4.398.020 đồng.

6.3. Ông Nguyễn XH được chia quyền sử dụng:

- Diện tích 141m2 loại đất ONT, thửa đất số 493H, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, trị giá 225.600.000 đồng;

Tứ cận: Phía Đông giáp nhà ông Nguyễn Xuân Bằng (7,89m), phía Tây giáp ngõ đi chung (8,4m), phía Nam giáp đất ông Nguyễn Sỹ N (1,93m + 11,57m + 3,64m), phía Bắc giáp đất chia cho ông Nguyễn Xuân L (19,11m) (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

- Diện tích 76,5m2 loại đất CLN, thửa số 497B, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, trị giá 2.065.500 đồng;

Tứ cận: Phía Đông giáp nhà bà Nguyễn Thị L (18,09m), phía Tây giáp đất ông Nguyễn XC (18,9m), phía Nam giáp ngõ đi (4,29m), phía Bắc giáp đất ông Nguyễn XC (18,9m) (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

- Ông XH được quyền sử dụng lối đi chung có diện tích 108,1m2 tại thửa 493D (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

Tổng giá trị di sản ông XH thực hưởng là 227.665.500 đồng.

Ông Nguyễn XH được nhận phần giá trị còn thiếu từ ông Nguyễn Xuân L là 17.977.240 đồng và nhận từ ông Nguyễn Xuân N 12.882.020 đồng.

6.4. Bà Nguyễn TL được chia quyền sử dụng:

- Diện tích 170,5m2 tại thửa đất số 493A, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, trong đó có 120m2 đất ONT trị giá 192.000.000 đồng và 50,5m2 đất CLN trị giá 1.363.500 đồng;

Tứ cận: Phía Đông giáp ngõ đi (4,24m + 5,17m), phía Tây giáp đất ông Nguyễn Xuân K (6,79m), phía Nam giáp đất chia cho ông N (24,48m), phía Bắc giáp đất bà Nguyễn TL2 (3,08m + 1,27m + 16,91m) (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

- Diện tích 774,2m2 đất Lúa, thửa số 93A, tờ bản đồ số 13, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, trị giá 38.710.000 đồng;

Tứ cận: Phía Đông giáp đất chia cho ông Nguyễn Xuân L (16,22m), phía Tây giáp ông Nguyễn Sỹ D (12,27m + 7,67m), phía Nam giáp bờ ruộng (22,79m + 16,8m + 3,08m), phía Bắc giáp đất của bà T (42,3m) (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

- Ngôi nhà tình nghĩa trên thửa đất số 493A, diện tích 5,9m x 6,32m = 37,3m2, có giá trị: 40.614.000 đồng.

Bà L được quyền sử dụng lối đi chung có diện tích 108,1m2 tại thửa 493D (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

Tổng giá trị di sản bà L thực hưởng là 272.687.500 đồng.

Bà L phải có nghĩa vụ thanh toán cho bà Nguyễn TH 14.126.740 đồng.

6.5. Bà Nguyễn TH được chia quyền sử dụng: Diện tích 150m2 loại đất ONT tại thửa đất số 493C, tờ bản đồ số 02, bản đồ địa chính Quảng Phong (nay là thị trấn Tân Phong), Huyện Quảng Xương lập năm 1993, trị giá 240.000.000 đồng.

Tứ cận: Phía Đông giáp ngõ đi chung (12,18m), phía Tây giáp đất ông Nguyên Xuân K (5,85m), phía Nam giáp nhà ông Bùi Sỹ N (2,4m + 9,05m + 3,82m + 3,81m + 0,19m + 3,72m), phía Bắc giáp đất chia cho ông Nguyễn Xuân N (21,4m) (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

Bà H được quyền sử dụng lối đi chung có diện tích 108,1m2 tại thửa 493D (có trích đo hiện trạng thửa đất kèm theo).

Tổng giá trị di sản bà H thực hưởng là 240.000.000 đồng.

Bà Nguyễn TH được nhận phần giá trị còn thiếu từ bà Nguyễn TL là 14.126.740 đồng và nhận từ ông Nguyễn Xuân N 4.398.020 đồng.

7. Tạm giao cho ông Nguyễn Xuân N quản lý diện tích đất của bà H được chia thừa kế. Khi nào bà H có mặt tại địa phương và có yêu cầu thì ông N phải có trách nhiệm bàn giao lại cho bà H.

8. Bà Nguyễn TL có nghĩa vụ tháo dỡ phần nhà cũ của bà trên thửa 493 để trả lại mặt bằng sử dụng đất cho các đồng thừa kế sử dụng đất.

9. Các đồng thừa kế được chia quyền sử dụng đất có quyền, nghĩa vụ L hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất được chia theo quy định phát luật.

10. Vị trí ranh giới, kích thước các cạnh tiếp giáp và diện tích đất các đồng thừa kế được hưởng có sơ đồ kèm theo bản án.

II. Về án phí:

1. Án phí dân sự sơ thẩm:

- Ông Nguyễn Xuân L và bà Nguyễn TL được miễn án phí dân sự sơ thẩm.

- Ông Nguyễn Xuân N phải chịu 25.297.870 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được trừ đi 10.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai thu số AA/2018/0007043 ngày 16/7/2020 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hóa; ông N còn phải nộp 15.297.870 đồng.

- Ông Nguyễn XH phải chịu 12.926.238 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Nguyễn TH phải chịu 12.926.238 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

2. Án phí dân sự phúc thẩm: Ông Nguyễn Xuân L không phải nộp.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành, nếu bên phải thi hành án không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ thì hàng tháng phải chịu thêm khoản lãi tương ứng đối với số tiền chậm trả tại thời điểm thanh toán, theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án dân sự có quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án, thỏa thuận thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

III. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

260
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 386/2022/DS-PT

Số hiệu:386/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 12/12/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về