TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
BẢN ÁN 19/2022/DS-PT NGÀY 10/06/2022 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Ngày 10 tháng 6 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 02/2022/TLPT-DS ngày 25 tháng 02 năm 2022 về Tranh chấp về thừa kế tài sản.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số: 07/2021/DS-ST ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Yên Mô bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 10/2022/QĐ-PT ngày 25 tháng 4 năm 2022, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: ông Vũ Đoan H sinh năm 1942; địa chỉ: tổ dân phố K, thị trấn Y, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
2. Bị đơn: ông Vũ Thiện K1 sinh năm 1963; địa chỉ: tổ dân phố K, thị trấn Y, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Bà Vũ Thị N sinh năm 1931; địa chỉ: thôn P, xã Y, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
3.2. Bà Vũ Thị Lan Th sinh năm 1945; địa chỉ: số 205, khu phố B, phường Tr, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Bà Vũ Thị Ng sinh năm 1951; địa chỉ: số nhà H, tổ dân phố H, thị trấn Y, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
3.4. Bà Vũ Thị Nh sinh năm 1965; địa chỉ: số 141/9, tổ 17, khu phố M, đường TTH, phường T, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.5. Ông Vũ Thiện Th (Vũ Văn Th) sinh năm 1967; địa chỉ: 467/8, đường TTH, phường T, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của ông Th: ông Vũ Thiện K1 sinh năm 1963; địa chỉ: tổ dân phố K, thị trấn Y, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình là người đại diện theo ủy quyền (văn bản ủy quyền ngày 19/02/2021).
3.6. Bà Đinh Thị T sinh năm 1973; địa chỉ: 467/8, đường TTH, phường T, quận 12, Thành phố Hồ chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của bà T: ông Vũ Thiện K1 sinh năm 1963; địa chỉ: tổ dân phố K, thị trấn Y, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình là người đại diện theo ủy quyền (văn bản ủy quyền ngày 19/02/2021).
3.7. Ông Vũ Kế Th2 (Vũ Văn Th2) sinh năm 1971; địa chỉ: 26/6 Nguyễn Thị C, tổ M, khu phố H, phường T, quận 12, Thành phố Hồ chí Minh.
3.8. Ông Vũ Văn T1 sinh năm 1971; địa chỉ: 467, đường TTH, khu phố A, phường T, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.9. Bà Vũ Thị Kh sinh năm 1976; địa chỉ: 467/10 đường TTH, KpA, phường T, quận 12. Thành phố Hồ Chí Minh.
3.10. Bà Dương Thị T2 sinh năm 1966; địa chỉ: tổ dân phố K, thị trấn Y, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
4. Người làm chứng: anh Vũ Văn V; trú tại: tổ dân phố K, thị trấn Y, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
5. Người kháng cáo: ông Vũ Thiện K1 là bị đơn.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại đơn khởi kiện ngày 09/9/2020 và trong quá trình tham gia tố tụng, Nguyên đơn là ông Vũ Đoan H trình bày:
Cụ Vũ Văn Thấn và cụ Mai Thị Tý sinh được 05 người con là ông Vũ Đoan H, ông Vũ Văn Vận (ông Vận chết năm 1960, không có vợ con), bà Vũ Thị N, bà Vũ Thị Lan Th và bà Vũ Thị Ng. Cụ Mai Thị Tý chết năm 1961, không để lại di chúc.
Sau khi cụ Tý chết, cụ Thấn kết hôn với cụ Phạm Thị Yến và sinh được 06 người con là ông Vũ Thiện K1, bà Vũ Thị Nh, ông Vũ Thiện Th, ông Vũ K1 Th2, ông Vũ Văn T1 và bà Vũ Thị Kh. Cụ Thấn, cụ Tý và cụ Yến không ai có con riêng, con nuôi; bố mẹ của các cụ đều đã chết trước các cụ.
Khi còn sống cụ Thấn và Tý có tạo lập được khối tài sản gồm: quyền sử dụng đất 500m2, trong đó có 360m2 đất thổ cư và 140m2 đất vườn, tại thửa 161 tờ bản đồ địa chính số 2 xã Yên Phú lập năm 1997. Đến năm 2014, Nhà nước thu hồi 20,7m2 đất thổ cư để làm đường giao thông. Qua đo đạc thẩm định tại chỗ thửa đất còn lại 421,8m2 (trong đó đất ở 339,3m2 đất vườn 82,5m2). Trên đất có 01 căn nhà 5 gian, mái ngói, dui mè, cửa gỗ lim cùng cây cối lưu niên. Ủy ban nhân dân huyện Yên Mô đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số I 422509 ngày 02/01/1997 mang tên “ông Vũ Văn Thấn”; trong đó có 360m2 đất thổ cư và 140m2 đất vườn, tại thửa đất số 161 và 185m2 đất vườn tại thửa đất số 163 tờ bản đồ số 2; địa chỉ: xóm K, xã Yên Phú, huyện Yên Mô, nay là tổ dân phố K, thị trấn Y, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Khi còn sống cụ Thấn, cụ Tý, cụ Yến cùng các con ở trên thửa đất. Cụ Phạm Thị Yến chết năm 2001, cụ Vũ Văn Thấn chết năm 2002 và đều không để lại di chúc.
Sau khi cụ Tý chết, giữa cụ Thấn và các con chưa phân chia di sản của cụ Tý để lại. Sau khi cụ Yến và cụ Thấn chết, do điều kiện các anh em đều ở xa và đều có gia đình riêng, nên chưa chia di sản của các cụ để lại mà tạm giao cho ông K1 quản lý sử dụng. Quá trình quản lý, năm 2014 ông K1 đã dỡ căn nhà của các cụ để lại và bán vật liệu cho người khác.
Năm 2017, ông H về xây 01 căn nhà trên diện tích đất khoảng 80m2 nằm trong khuôn viên thổ đất của các cụ để lại. Khi ông H đi làm thủ tục tách thửa đất thì ông K1 có đưa giấy CNQSDĐ mang tên cụ Thấn và 01 giấy viết tay phân chia thổ ở, vật liệu xây dựng của cụ Thấn lập năm 1999, có xác nhận của UBND xã Yên Phú. Ông K1 cho rằng đó là di chúc của bố để lại cho các con và chỉ đồng ý chia di sản của các cụ để lại cho 5 người con trai.
Do anh em không tự phân chia được nên ông H khởi kiện, yêu cầu chia di sản thừa kế của các cụ để lại gồm: quyền sử dụng thửa đất số 161 (diện tích còn lại) và thửa đất số 163 tờ bản đồ địa chính số 2 xã Yên Phú cho 10 người con còn sống theo quy định của pháp luật. Ông H xin nhận kỷ phần của mình được hưởng và kỷ phần của bà Th, bà N, bà Ng cho bằng hiện vật; đề nghị Tòa án chia cho ông phần đất mà ông đã xây nhà.
Ông H không đề nghị giải quyết đối với số tiền mà ông K1 đã dỡ nếp nhà gỗ đem đi bán.
Ngày 25/8/2021 ông H làm đơn xin rút (một phần yêu cầu khởi kiện) đối với yêu cầu khởi kiện chia thừa kế 185m2 đất vườn tại thửa đất số 163 tờ bản đồ địa chính số 2 xã Yên Phú. Lý do, trong GCNQSDĐ cấp cho cụ Thấn thửa đất nêu trên là có sự nhầm lẫn; trên thực tế thửa đất đó thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Vũ Văn Thân (hộ liên kề), gia đình cụ Thấn chưa bao giờ sử dụng thửa đất này (thửa đất số 163).
Về công chăm sóc cụ Thấn và cụ Yến: ông H không đồng ý với yêu cầu tính tiền công chăm sóc hai cụ như ông K1 đưa ra, vì anh em ông là con bà cả không có nghĩa vụ phải chăm sóc cụ Yến. Ông chỉ chấp nhận Th toán tiền công chăm sóc cụ Thấn theo quy định chung của pháp luật.
Về tiền chi phí thẩm định, đo đạc và định giá: ông H tự nguyện chi trả, không yêu cầu các đồng thừa kế phải Th toán lại khoản tiền này.
Tại các bản tự khai, biên bản lấy lời khai và trong quá trình tham gia tố tụng, bị đơn là ông Vũ Thiện K1 trình bày:
Về quan hệ gia đình, huyết thống và mốc thời gian chết của cụ Vũ Văn Thấn, cụ Mai Thị Tý, cụ Phạm Thị Yến và ông Vũ Văn Vận như ông Vũ Đoan H trình bày là đúng.
Về di sản thừa kế của các cụ để lại gồm: 05 gian nhà gỗ trên thửa đất 500m2, trong đó có 360m2 đất thổ cư và 140m2 đất vườn tại thửa 161 tờ bản đồ số 02 xã Yên Phú nay là thị trấn Y, huyện Yên Mô; GCNQSD đất mang tên cụ Vũ Văn Thấn; thửa đất có chiều ngang bám mặt đường xóm rộng 20,54m. Từ khi ông K1 sinh ra đã cùng các cụ sinh sống trên mảnh đất đó. Đối với 05 gian nhà gỗ, cụ Thấn đã cho vợ chồng ông H 03 gian để về Kim Sơn xây nhà; khi đó cụ Yến đứng ra mua lại 03 gian nhà của vợ chồng ông H được cho, có giấy tờ mua bán nhưng do lâu ngày giấy tờ đã bị thất lạc. Năm 2014, Nhà nước thu hồi một phần đất thổ cư để làm đường giao thông, khi đó nhà xuống cấp nên ông K1 đã dỡ bán vật liệu, cộng với tiền đền bù đất đã chia cho các anh em trai hết. Nay ông H xác định di sản của các cụ để lại còn 421,8m2 (trong đó đất ở 339,3m2 đất vườn 82,5m2) là đúng.
Năm 1999 cụ Thấn có làm giấy viết tay để phân chia thổ ở cho 05 người con trai và cụ Yến cùng cô Kh (khi đó cô Kh chưa lấy chồng, vì còn ít tuổi; cụ Thấn sợ mình sẽ chết trước cụ Yến nên đã viết như vậy nhưng với điều kiện nếu cô Kh đi lấy chồng thì phần đó là của cụ Yến). Nội dung giấy, chia cho ông Th phần đất phía Tây giáp cổng ông Phúc (hiện có nhà cấp 4 của ông Th xây từ năm 1998, vợ chồng ông Th ở đó để chăm sóc các cụ; đến năm 2004 ông Th mới chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống); tiếp đến là phần đất chia cho ông K1; ông H được chia giáp với đất ông K1; liền bên ông H là đất chia cho ông Th2; giáp đất ông Th2 là đất chia cho ông T1 và phần còn lại chia cho cụ Yến và bà Kh.
Năm 2017, ông H ở Miền Nam về xây 01 ngôi nhà trên phần đất chia cho cụ Yến và bà Kh, có chiều ngang bám mặt đường 4m. Theo di chúc thì ông H được chia ở chính giữa thổ đất, nhưng khi ông H làm nhà, anh em đã thống nhất nên ông H mới làm như vậy. Ông H làm xong nhà thì muốn tách bìa đỏ phần đất đã làm nhà. Ông K1 có đưa bản di chúc của cụ Thấn cùng với bìa đỏ ra để làm thủ tục, nhưng không hiểu sao sau đó ông H lại đề nghị chia thừa kế và khởi kiện đến Tòa án.
Ông K1 xác định, giấy phân chia thổ ở của cụ Thấn lập năm 1999 đã thể hiện ý trí của cụ khi còn sống, là bản di chúc chia di sản cho các con sau khi cụ mất. Do đó, ông K1 không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông H về việc chia di sản của các cụ để lại theo pháp luật mà đề nghị chia theo giấy phân chia tài sản của cụ Thấn lập năm 1999.
Ngoài ra, ông K1 đề nghị nếu ông H cương quyết yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật, thì ông yêu cầu những người được hưởng thừa kế phải Th toán tiền công chăm sóc bố mẹ khi ốm đau cho vợ chồng ông và vợ chồng ông Th với số tiền 480.000.000 đồng (ông Th, bà T đã ủy quyền cho ông K1). Ông K1 không yêu cầu Th toán khoản trông coi, bảo quản di sản.
Trong quá trình giải quyết vụ án, ông K1 đề nghị nếu phải chia thừa kế theo pháp luật thì yêu cầu các đồng thừa kế Th toán tiền thuế đất ông đã đóng từ khi cụ Thấn chết cho đến khi nhà nước miễn thuế nhưng sau đó, đã rút yêu cầu này và không đề nghị các đồng thừa kế phải trả lại cho ông tiền thuế mà ông đã nộp.
Tại các bản tự khai, biên bản lấy lời khai và trong quá trình tham gia tố tụng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Vũ Thị N, bà Vũ Thị Lan Th, bà Vũ Thị Ng cùng trình bày:
Về quan hệ huyết thống; mốc thời gian chết của cụ Thấn, cụ Tý, cụ Yến và ông Vận như ông H và ông K1 đã trình bày.
Về di sản thừa kế: cụ Thấn, cụ Tý có 05 gian nhà ngói gỗ lim và 01 gian xép trên thửa đất số 161 tờ bản đồ số 02 xã Yên Phú, diện tích 500m2 gồm 360m2 đất thổ cư và 140m2 đất vườn; GCNQSD đất mang tên cụ Thấn. Ngoài ra, còn thửa đất số 163 diện tích 185m2 đất vườn tại tờ bản đồ số 02.
Đối với giấy phân chia thổ ở, vật liệu xây dựng do cụ Thấn lập khi cụ còn minh mẫm. Lúc viết giấy chia đất có mặt các con cụ Yến gồm ông K1, ông Th, ông T1, ông Th2 còn ông H đi làm ăn xa không có mặt ở nhà, nên cụ Thấn ký thay cho ông H. Còn những người con gái là bà Th, bà N, bà Ng, bà Nh, bà Kh không ai được thông báo.
Sau khi các cụ chết, anh chị em trong gia đình không họp bàn phân chia tài sản của các cụ để lại. Khoảng năm 2014 - 2015 Nhà nước mở rộng đường giao thông có lấy một phần đất thổ cư và đền bù 36.000.000 đồng. Cũng khoảng thời gian đó, ông K1 đã dỡ nhà của các cụ để bán vật liệu; do đó, ngôi nhà hiện nay không còn nữa. Bà N, bà Th, bà Ng xác định di sản của các cụ để lại là hai thửa đất số 161 và 163 phải chia cho 10 người con còn sống theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án sơ thẩm, bà N, bà Th, bà Ng đã xác định lại, thửa đất số 163 chỉ có trên bìa đỏ chứ trên thực tế không có thửa đất này; do đó di sản thừa kế của các cụ để lại chỉ có thửa đất số 161. Các bà không yêu cầu chia giá trị của căn nhà ông K1 đã phá, chỉ đề nghị chia diện tích đất còn lại tại thửa đất số 161 cho 10 người con còn sống theo quy định của pháp luật. Bà N, bà Th, bà Ng xin được nhận kỷ phần bằng hiện vật nhưng nhường lại cho ông Vũ Đoan H được hưởng.
Bà N, bà Th, bà Ng không nhất trí với yêu cầu của ông K1, buộc những người thừa kế phải Th toán cho vợ chồng ông K1 và vợ chồng ông Th công chăm sóc các cụ với số tiền 480.000.000 đồng. Lý do, chăm sóc cha mẹ là nghĩa vụ của con cái; khi còn sống các cụ có kinh tế tự lo cho bản thân, mặt khác việc chăm sóc lúc các cụ ốm đau chủ yếu là do bà Kh; trong khi đó bà Kh không đề nghị mà ông K1 và ông Th lại đề nghị là không thỏa đáng. Riêng bà Ng không chấp nhận Th toán tiền công chăm sóc cụ Yến, vì đó là nghĩa vụ của các con đẻ của cụ Yến; chỉ chấp nhận Th toán tiền công chăm sóc cụ Thấn nhưng không nhất trí mức tiền do ông K1 đưa ra.
Tại các bản tự khai, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Vũ Thị Nh trình bày:
Bố đẻ bà Nh là cụ Vũ Văn Thấn chết năm 2002. Cụ Thấn có hai vợ; vợ cả là cụ Tý sinh được có 5 người con gồm: ông H, ông Vận (ông Vận chết khi còn trẻ, chưa lập gia đình), bà N, bà Th và bà Ng; vợ hai là cụ Yến sinh 06 người con gồm: ông K1, bà Nh, ông Th, ông Th2, ông T1 và bà Kh. Cụ Thấn chết để lại 05 gian nhà ngói, cửa lim, dui mè bằng gỗ lim, 03 gian bếp với vườn tre chuối nằm trên diện tích đất 500m2 (360m2 đất thổ cư và 140m2 đất vườn) tại thửa 161 và 185m2 đất vườn tại thửa đất số 163 tờ bản đồ số 02 xã Yên Phú, GCNQSD đất mang tên cụ Thấn. Nguồn gốc thửa đất là của cụ Vũ Văn Luận bố đẻ cụ Thấn để lại. Vào năm 1981 cụ Thấn đã cho vợ ông H là bà Lan 03 gian nhà sườn gỗ lim, nhưng do ông H không có nhà nên bà Lan đã bán lại cho cụ Yến để về huyện Kim Sơn xây nhà.
Đến năm 2014 Nhà nước thu hồi 20,7m2 đất thổ cư để làm đường giao thông, thửa đất số 161 còn 421,8m2 (trong đó đất ở 339,3m2 đất vườn 82,5m2) và thửa đất 163 có diện tích 185m2 đất vườn.
Việc cụ Thấn viết giấy phân chia thổ ở, vật liệu cho 05 người con trai và 01 phần cho cụ Yến và bà Kh. Do trong hàng thừa kế có người thắc mắc, bà Kh là con gái sao lại được hưởng thừa kế nên cụ Thấn đã tái bút “nếu cô Kh lấy chồng thì thôi”. Trong thời gian ốm, cụ Yến muốn phân chia phần tài sản của mình cho bà Kh nhưng sợ ông K1 nên không dám làm giấy tờ.
Năm 2018 ông Vũ Thiện K1 và 4 anh em trai tự đem chia nhau tiền được bồi thường đất và không chia đất cho bà Kh. Việc chăm sóc các cụ chủ yếu do bà Kh. Khi các cụ còn sống, các con không ai phải cung cấp tiền phụng dưỡng vì các cụ có kinh tế, có ruộng cấy lấy gạo để ăn. Bà Nh đồng ý với việc ông H rút yêu cầu giải quyết đối với thửa đất số 163; đối vơi thửa đất số 161, đề nghị Tòa án dựa vào di nguyện cuối cùng của các cụ để phán quyết công bằng. Nếu chia đều cho các anh chị em thì bà Nh xin nhận kỷ phần bằng hiện vật và không nhượng kỷ phần của mình cho ai.
Tại các bản tự khai, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Vũ K1 Th2, ông Vũ Văn T1 cùng trình bày:
Mối quan hệ huyết thống và các thời điểm chết của cụ Vũ Văn Thấn, cụ Mai Thị Tý và cụ Phạm Thị Yến và ông Vũ Văn Vận như các đồng thừa kế trình bày là đúng.
Khi các cụ chết có để lại di chúc; về di sản thừa kế của cụ Thấn, cụ Tý, cụ Yến gồm: diện tích đất 500m2 (360m2 đất thổ cư và 140m2 đất vườn) tại thửa đất số 161 tờ bản đồ số 02 xã Yên Phú; GCNQSDĐ mang tên cụ Vũ Văn Thấn. Năm 2014 Nhà nước thu hồi 20,7m2 đất thổ cư để làm đường giao thông; diện tích đất còn lại 421,8m2 (đất ở 339,3m2, đất vườn 82,5m2); ngoài ra còn thửa đất 163 diện tích 185m2 đất vườn đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện tại trên thửa đất 161 có nhà cấp 4 của ông Th và nhà của ông H.
Khi các cụ ốm đau thì người chăm sóc là ông Th, ông K1 và bà Kh. Anh em đồng ý phần của cụ Yến cho bà Kh vì hoàn cảnh kinh tế bà Kh khó khăn.
Ông Th2, ông T1 không đồng ý với yêu cầu chia thừa kế của ông H cho 10 người, đề nghị Tòa án chia theo bản di chúc của cụ Thấn lập ngày 25/5/1999.
Ông K1 đề nghị những người được hưởng di sản phải Th toán cho vợ chồng ông K1 và vợ chồng ông Th 480.000.000 đồng tiền chăm sóc bố mẹ là quá nhiều. Ông Th2, ông T1 không đồng ý vì bố mẹ là bố mẹ chung, con cái ai cũng phải có trách nhiệm chăm sóc.
Tại các bản tự khai, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Vũ Thiện Th là trình bày:
Về mối quan hệ gia đình, huyết thống và các tài sản của cụ Thấn, cụ Tý và cụ Yến để lại ông Th trình bày như các đồng thừa kế đã trình bày.
Khi cụ Tý, cụ Yến, cụ Thấn chết có để lại di chúc và di sản thừa kế gồm:
500m2 đất (360m2 đất thổ cư và 140m2 đất vườn) tại thửa 161 tờ bản đồ số 02 xã Yên Phú; GCNQSD đất mang tên cụ Thấn. Năm 2014 Nhà nước thu hồi 20,7m2 đất thổ cư để làm đường giao thông, còn lại 421,8m2 (trong đó đất ở 339,3m2 đất vườn 82,5m2; ngoài ra còn thửa đất 163 diện tích 185m2 đất vườn đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện tại trên thửa đất 161 có nhà cấp 4 của ông Th xây dựng từ năm 1999 và nhà của ông H xây dựng năm 2017.
Khi các cụ ốm đau thì ông Th, ông K1 và bà Kh chia nhau chăm sóc. Ông Th đồng ý với với ông K1 về việc yêu cầu đòi Th toán khoản chi phí chăm sóc bố mẹ.
Ông Th không đồng ý với yêu cầu chia di sản thừa kế của ông H cho 10 người, đề nghị Tòa án chia theo bản di nguyện của cụ Thấn viết ngày 25/5/1999.
Tại các bản tự khai, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là của bà Vũ Thị Kh trình bày:
Bà Kh trình bày về quan gia đình, hệ huyết thống phù hợp với trình bày của các đương sự khác.
Về phần di sản cụ Thấn, cụ Tý và cụ Yến để lại là 05 gian nhà, cửa gỗ lim, dui mè bằng gỗ lim, 03 gian bếp với vườn tre chuối nằm trên diện tích đất 500m2 gồm: 360m2 đất thổ cư và 140m2 đất vườn tại thửa 161 tờ bản đồ số 02 xã Yên Phú; GCNQSD đất mang tên cụ Thấn. Nguồn gốc thửa đất là của cụ Vũ Văn Luận bố đẻ cụ Thấn để lại. Năm 2014 Nhà nước thu hồi 20,7m2 đất thổ cư để làm đường giao thông, diện tích đất còn lại 421,8m2 (trong đó đất ở 339,3m2 đất vườn 82,5m2) và thửa đất 163 rộng 185m2 đất vườn tờ bản đồ số 02. Vào năm 1981, cụ Thấn đã cho vợ ông H là bà Lan 03 gian nhà sườn gỗ lim nhưng do ông H không có nhà nên bà Lan đã bán lại cho cụ Yến để về huyện Kim Sơn xây nhà, còn lại 02 gian nhà các cụ để lại phòng lúc ốm đau. Sau này năm 2017 ông Th2, ông K1, ông Th, ông T1 bàn nhau bán 05 gian nhà, thì bà Kh không biết.
Lúc cụ Thấn, cụ Yến ốm đau đều do bà Kh chăm sóc. Bà Kh phải nghỉ học từ khi học lớp 7 để chăm sóc bố mẹ. Đến năm 26 tuổi bà đi lấy chồng nhưng vợ chồng bà vẫn ở cùng với các cụ. Thời gian cụ Thấn ốm khoảng 2 năm 8 tháng, bà chăm 1 năm 8 tháng, còn ông Th và K1 chăm khoảng 1 năm; cụ Yến ốm khoảng 1 năm. Bà Kh và ông K1, ông Th chỉ có công chăm sóc các cụ, còn tiền bạc tài chính không ai phải lo, vì các cụ có ruộng nương, vườn tược cho thuê cày cấy để lấy thóc gạo. Khi viết giấy chia đất và vật liệu, ý định của cụ Thấn chia nhà đất thành 6 phần, 5 phần cho 5 người con trai còn 1 phần cho bà và cụ Yến; nhưng do mọi người có ý kiến nếu chia cho bà thì phải chia cho các người con gái khác, nên cụ Thấn có tái bút người nào lấy chồng rồi thì thôi. Các cụ ốm gần 03 năm do bà chăm sóc là chính nên cụ Yến có nói với mấy người con dâu là phần đất của cụ cho con Kh, nói bằng miệng và nói Kh nó vất vả với các cụ nhiều. Quan điểm của bà luôn tôn trọng ý kiến của các cụ để lại và cũng nhận được sự phán xét công bằng công tâm theo đúng pháp luật.
Bà Kh không nhất trí với ý kiến khởi kiện của ông H, nhưng qua bao nhiêu lần anh em không có tiếng nói chung nên lần này nhờ pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích pháp cho mọi người; chia đều di sản thành mười phần bằng nhau, vì nếu cứ theo giấy phân chia tài sản của bố mẹ để lại thì mãi không giải quyết được. Nếu được chia di sản, bà Kh xin nhận bằng hiện vật để làm kỷ niệm. Bà Kh không đòi công chăm sóc bố mẹ lúc ốm đau, tuổi giá sức yếu. Bà Kh không có ý kiến gì về việc vợ chồng ông K1, vợ chồng ông Th đòi công chăm sóc 480.000.0000 đồng.
Tại bản tự khai, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Dương Thị T2 trình bày:
Bà K1t hôn với ông K1 từ năm 1986; sau khi K1t hôn, vợ chồng ở với cụ Thấn và cụ Yến khoảng 4 năm mới xin đất ra ở riêng. Bà xác định tất cả các con của cụ Thấn, cụ Tý, cụ Yến đều không có công sức trong việc tôn tạo khối di sản mà các cụ để lại. Vợ chồng bà cùng với ông Th có công chăm sóc bố mẹ trong thời gian các cụ ốm.
Người làm chứng là anh Vũ Văn V trình bày:
Sau khi cụ Thấn mất, vợ chồng ông Th bà T chuyển vào miền Nam sinh sống, anh V đã mượn nhà của ông bà để ở từ năm 2002 cho đến nay. Quá trình ở đó, anh có bắn tôn, lợp ngói trị giá không đáng kể; nếu có yêu cầu trả lại nhà thì anh cũng đồng ý và không yêu cầu gì về việc trông coi, hay sửa chữa tài sản. Anh không có ý kiến gì đối với việc chia thừa kế.
Ngày 10/8/2021 Ủy ban nhân dân thị trấn Y xác nhận:
Di sản mà cụ Thấn để lại chỉ có thửa đất 161, diện tích trước đây là 500m2, trong đó có 360m2 đất thổ cư và 140m2 đất vườn tại bản đồ số 2 xã Yên Phú (nay là thị trấn Y). Nhà nước đã thu hồi 20,7m2 để làm đường giao thông nên diện tích đất ở còn lại 339,3m2. Trên thửa đất trước đây có 01 căn nhà gỗ Lim, nhà đã cũ hỏng nên đã dỡ bỏ cùng thời điểm thu hồi một phần đất. Hiện nay, trên thửa đất có 01 ngôi nhà của ông Th xây dựng từ khi cụ Thấn, cụ Yến còn sống và 01 ngôi nhà của ông H mới xây năm 2017. Đối với thửa đất 163 diện tích 185m2 tờ bản đồ số 2 ghi đất vườn nhưng thực tế từ trước đến nay thửa đất này thuộc quyền sử dụng của hộ ông Vũ Văn Thân (hộ liền kề). Do có sự nhầm lẫn nên đã ghi trong GCNQSDĐ của cụ Thấn.
Về mức thu nhập bình quân đối với lao động phổ thông trên địa bàn thị trấn thời điểm năm 2000 – đến năm 2002 khoảng từ 100.000đ – 200.000đ/ngày.
Tại Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 10/8/2021 và Chứng thư thẩm định giá ngày 15/8/2021 xác định:
Thửa đất số 161 tờ bản đồ số 2 có diện tích 421,8m2, trong đó đất ở 339,3m2 giá trị 2.554.929.000 đồng, đất vườn 82,5m2 giá trị 8.662.500 đồng;
tổng giá trị 2.563.591.500 đồng.
Tài sản trên đất: các công trình ông H xây dựng có tổng giá trị là 453.662.564 đồng (cổng, tường bao, mái hiên, sân bê tông, nhà hai tầng). Các công trình do ông Th xây dựng có tổng giá trị 45.545.659 đồng (cổng, cột bê tông, nhà cấp 4, nhà bếp + vệ sinh, nhà kho, bể nước, sân bê tông, bể nước sau bếp). Cây trồng trên đất có giá trị 2.376.000 đồng (03 cây Nhãn, 01 cây Mít, 01 cây Bưởi).
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2021/DS-ST ngày 31 tháng 12 năm 2021 Tòa án nhân dân huyện Yên Mô quyết định:
Căn cứ vào các Điều 609, 611, 612, 613, 623, 649, 650, 651, 655, 660, 688 và Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015; các điều 652, 655 Bộ luật dân sự năm 1995; Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Pháp lệnh thừa kế; Điều 4 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao; khoản 5 Điều 26, khoản 1 Điều 35, Điều 147, Điều 227, Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Căn cứ Điều 15, Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959;
Căn cứ khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990 ngày 30.8.1990;
Căn cứ Điểm đ khoản 1 Điều 12, Điều 16, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
Tuyên xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Vũ Đoan H về việc chia di sản thừa kế của cụ Mai Thị Tý, Phạm Thị Yến và Vũ Văn Thấn theo quy định của pháp luật.
2. Chấp nhận sự tự nguyện của bà Vũ Thị Lan Th, bà Vũ Thị N, bà Vũ Thị Ng để kỷ phần thừa kế nhượng lại toàn bộ kỷ phần đó cho ông Vũ Đoan H được hưởng.
3. Đình chỉ đối với yêu cầu của ông Vũ Đoan H về việc đề nghị chia thửa đất 163 với diện tích 185m2 đất vườn tại tờ bản đồ số 2 xã Yên Phú cũ (nay là TDP K, thị trấn Y, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình)
4. Chia thừa kế theo pháp luật di sản thừa kế của cụ Mai Thị Tý, cụ Phạm Thị Yến và cụ Vũ Văn Thấn là quyền sử dụng đất số 161 tờ bản đồ số 2 xã Yên Phú (nay là thị trấn Y) huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình có diện tích 421,8m2 (trong đó đất ở 339,3m2 và 82,5m2 đất vườn) như sau:
4.1. Chia cho ông Vũ Đoan H được quyền sử dụng thửa đất có diện tích S3 = 226,6m2 đất (trong đó 177,3m2 đất ở và 49,3m2 đất vườn) tại thửa 161 tờ bản đồ số 2 xã Yên Phú ( nay là thị trấn Y) huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình chi tiết: Kích thước cụ thể các chiều như sau: Phía Đông giáp với đất ông Căn dài 21,09m; phía Nam giáp đường bê tông rộng 10,54m; phía Tây giáp với thửa đất chia cho ông K1 với chiều dài 20,02m; phía Bắc giáp với đường ngõ và đất ông Thân rộng 11,62m. (trên đất có nhà ở 2 tầng có trị giá nhà 453.662.000 đồng được xây dựng vào năm 2017, đây là tài sản riêng của ông H do đó không tính vào di sản thừa kế, ông H được quyền đối với tài sản của mình).
Trên đất có 01 cây mít và 02 cây nhãn do ông K1 trồng, ông K1 không yêu cầu buộc phải Th toán lại giá trị của cây.
+ Giá trị quyền sử dụng đất là: 1.340.245.500đồng (Một tỷ ba trăm bốn mươi triệu, hai trăm bốn mươi lăm nghìn, năm trăm đồng).
+ Tổng giá trị di sản ông Vũ Đoan H được hưởng là 1.377.014.000 đồng và phải có trách nhiệm Th toán tiền chăm sóc cụ Thấn khi về già số tiền 16.000.000 đồng. Như vậy ông H được hưởng 1.361.014.000đồng.
+ Ông H nhận kỷ phần bằng hiện vật có giá trị ít hơn kỷ phần được chia do đó ông H được nhận tiền chênh lệch về tài sản từ ông Vũ Thiện Th số tiền 20.769.000đ, đối trừ đi khoản tiền giá trị nhà kho cấp 4 ông Th xây dựng năm 1999 được nằm trên phần đất chia cho ông H có trị giá 3.790.000đồng (Ba triệu, bẩy trăm chín mươi nghìn đồng). Còn lại ông Th phải trả ông H số tiền 16.979.000 đ (Mười sáu triệu chín trăm bẩy mươi chín nghìn đồng chẵn).
4.2. Chia cho ông Vũ Thiện K1 được quyền sử dụng thửa đất có diện tích S2 = 98,7m2 (trong đó 81m2 đất ở và 17,7m2 đất vườn) tại thửa 161 tờ bản đồ số 2 xã Yên Phú (nay là thị trấn Y) huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Trên đất có nhà cấp 4, sân, bể nước, cổng vào của ông Th xây vào năm 1999 và 01 cây bưởi, chi tiết thửa đất: Kích thước cụ thể các chiều như sau: Phía Đông giáp với đất chia cho ông H dài 20,02m; phía Nam giáp đường bê tông rộng 05m; phía Tây giáp với thửa đất chia cho ông Th với chiều dài 19,58m; phía Bắc giáp với đường ngõ đi vào đất ông Thân rộng 05m.
+ Giá trị quyền sử dụng đất: 611.788.500 đồng (Sáu trăm mười một triệu bẩy trăm tám mươi tám nghìn năm trăm đồng).
Tổng giá trị di sản ông Vũ Thiện K1 được hưởng là 197.762.500 đồng và 18.000.000 đồng tiền chăm sóc hai cụ khi về già. Tổng hai khoản là 215.762.500 đồng ông K1 phải có trách nhiệm Th toán tiền chênh lệch tài sản nhận kỷ phần bằng hiện vật có giá trị nhiều hơn cho các đồng thừa kế: Cụ thể.
- Th toán cho bà Vũ Thị Kh số tiền: 197.762.500đ (Một trăm chín mươi bẩy nghìn, bẩy trăm sáu mươi hai nghìn, năm trăm đồng).
- Th toán cho ông Vũ K1 Th2 số tiền: 191.095.500đ (Một trăm chín mươi mốt triệu không trăm chín mươi lăm nghìn, năm trăm đồng).
- Th toán cho ông Vũ Văn T1 số tiền 7.168.000đ (bẩy triệu một trăm sáu mươi tám nghìn đồng chẵn).
- Th toán cho ông Vũ Thiện Th tiền giá trị nhà cấp 4, sân trạt, bể nước số tiền 10.820.000 đ (Mười triệu tám trăm hai mươi nghìn đồng chẵn).
4.3. Chia cho ông Vũ Thiện Th được quyền thừa kế quyền sử dụng đất có diện tích S1 = 96,5m2 (trong đó 81m2 đất thổ cư và 15,5m2 đất vườn) tại thửa 161 tờ bản đồ số 2 xã Yên Phú cũ (nay là thị trấn Y, huyện Yên Mô). Kích thước cụ thể các chiều như sau: Phía Đông giáp với đất chia cho ông K1 dài 19,58m; phía Nam giáp đường bê tông rộng 05m; phía Tây giáp với đường ngõ đi với chiều dài 19,14m; phía Bắc giáp với đường ngõ đi vào đất ông Thân rộng 05m.
Trên thửa đất có các công trình nhà ông Th xây dựng có trị giá 28.559.000 đồng, đây là tài sản riêng của ông Th do đó không tính vào di sản thừa kế, ông Th được quyền đối với tài sản của mình. Trên đất có 01 cây Nhãn của ông K1 trồng, ông K1 không yêu cầu buộc phải Th toán lại giá trị của cây.
Giá trị quyền sử dụng đất: 611.557.500 đồng (Sáu trăm mười một triệu năm trăm năm mươi bẩy nghìn năm trăm đồng).
Tổng giá trị di sản ông Vũ Thiện Th được hưởng là 197.762.500 đồng và 18.000.000 đồng tiền chăm sóc hai cụ khi về già. Tổng hai khoản là 215.762.500 đồng ông Th phải có trách nhiệm Th toán tiền chênh lệch tài sản nhận kỷ phần bằng hiện vật có giá trị nhiều hơn cho các đồng thừa kế, cụ thể:
- Th toán cho ông Vũ Đoan H số tiền 20.769.000 đồng (Hai mươi triệu bẩy trăm sáu chín nghìn đồng chẵn). Đối trừ tiền đi khoản tiền giá trị nhà kho cấp 4 ông Th xây dựng năm 1999 được nằm trên phần đất chia cho ông H có trị giá 3.790.000 đồng (Ba triệu, bẩy trăm chín mươi nghìn đồng). Còn lại ông Th phải trả ông H số tiền 16.959.000đ (Mười sáu triệu chín trăm năm mươi chín nghìn đồng chẵn).
- Th toán cho bà Vũ Thị Nh số tiền 191.095.500đ (Một trăm chín mươi mốt triệu không trăm chín mươi lăm nghìn, năm trăm đồng).
- Th toán cho ông Vũ Văn T1 số tiền 183.930.000đ (Một trăm tám mươi ba triệu chín trăm ba mươi nghìn đồng).
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(Chi tiết chia di sản thừa kế cho ông Vũ Đoan H và các đồng thừa kế có sơ đồ kèm theo) 5. Án phí dân sự sơ thẩm:
- Miễn án phí về chia tài sản là di sản thừa kế cho ông Vũ Đoan H, bà Vũ Thị N, bà Vũ Thị Lan Th và bà Vũ Thị Ng.
- Bà Vũ Thị Nh, ông Vũ K1 Th2, ông Vũ Văn T1 phải nộp số tiền án phí tương ứng với số tiền được hưởng là 191.095.500đ x 5% = 9.554.000 đồng; bà Vũ Thị Kh phải nộp án phí dân sự sơ thẩm theo kỷ phần được hưởng số tiền là 197.762.000 x 5% = 9.888.000 đồng; ông Th, ông K1 phải nộp mỗi người phải nộp số tiền là 215.762.500 x 5% = 10.788.000 đồng.
Ngoài ra bản án còn tuyên quyền kháng cáo; quyền thỏa thuận, yêu cầu, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
Ngày 12 tháng 01 năm 2022 ông Vũ Thiện K1 kháng cáo Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2021/DS-ST ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Yên Mô. Lý do, không nhất trí với phán quyết về việc tính công chăm sóc cụ Thấn, cụ Yến 1.000.000đ/1 tháng là chưa xứng đáng. Thời hiệu thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”; cụ Tý chết năm 1961, tính đến năm 1999 là 38 năm; do đó toàn bộ tài sản để lại thuộc về cụ Thấn. Không đồng ý chia di sản của cụ Tý thành 05 phần. Không đồng ý cách tính giá trị di sản của cụ Yến để lại mà phải tính bằng ½ tài sản của hai cụ là 1.281.750 đồng (2.563.591.500 đồng : 2 = 1.281.750 đồng). Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét giải quyết những việc sau đây:
1. Tính lại công chăm sóc phụng dưỡng người để lại di sản cho ông K1 theo mức 4.500.000 đồng/tháng.
2. Bác bỏ việc chia kỷ phần thừa kế của bà Mai Thị Tý thành 7 phần. Công nhận di sản của bà Tý để lại thuộc về cụ Vũ Văn Thấn.
3. Xác định lại giá trị di sản thừa kế của cụ Phạm Thị Yến để lại có giá trị là 1.281.795.750 đồng và chia di sản của cụ Yến thành 7 phần bằng nhau cho 7 người là cụ Thấn, ông Th, ông Th2, ông T1, bà Nh, bà Kh, ông K1.
4. Công nhận di chúc của cụ Vũ Văn Thấn là hợp pháp, chia di sản của cụ Thấn để lại theo di nguyện trong di chúc thành 6 phần cho ông H, ông Th, ông Th2, ông T1, ông K1 và cụ Yến.
Tại phiên tòa phúc thẩm: bị đơn ông Vũ Thiện K1 giữ Ng yêu cầu kháng cáo. Nguyên đơn ông Vũ Đoan H và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Vũ Thị Ng không nhất trí với yêu cầu kháng cáo của ông K1, đề nghị giữ Ng bản án dân sự sơ thẩm. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Dương Thị T2 nhất trí với yêu cầu kháng cáo của ông K1.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm; đề nghị:
- Áp dụng khoản 1 Điều 308, Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Vũ Thiện K1, giữ Ng Bản án sơ thẩm số 07/2021/DS-ST ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- Ông Vũ Thiện K1 phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Về tố tụng:
Ông Vũ Thiện K1 đã thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của người kháng cáo theo quy định của pháp luật, do đó vụ án được xem xét giải quyết lại theo trình tự, thủ tục phúc thẩm.
[2] Về nội dung vụ án và yêu cầu kháng cáo:
[2.1] Về di sản, diện và hàng thừa kế: trên cơ sở lời khai, ý kiến của các đương sự, hồ sơ địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số I 422509 ngày 02/01/1997 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Mô, cùng các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án, đủ căn cứ xác định cụ Vũ Văn Thấn có hai vợ; vợ cả là cụ Mai Thị Tý sinh được 5 người con gồm: ông H, ông Vận (ông Vận chết khi còn trẻ, chưa lập gia đình), bà N, bà Th và bà Ng; vợ hai là cụ Phạm Thị Yến sinh được 06 người con gồm: ông K1, bà Nh, ông Th, ông Th2, ông T1 và bà Kh. Cụ Tý chết năm 1961, cụ Yến chết năm 2001, cụ Thấn chết năm 2002. Di sản của các cụ để lại hiện nay còn 421,8m2 đất, trong đó đất ở 339,3m2, đất vườn 82,5m2, tại thửa đất số 161 tờ bản đồ số 2 Bản đồ địa chính thị trấn Y lập năm 1997, chỉnh lý năm 2002; địa chỉ: tổ dân phố K, thị trấn Y, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Theo quy định tại các Điều 611, 613, 651, 654, 688 của Bộ luật dân sự năm 2015: thời điểm mở thừa kế của cụ Tý năm 1961, hàng thừa kế thứ nhất gồm cụ Thấn, ông H, bà N, bà Th và bà Ng. Thời điểm mở thừa kế của cụ Yến năm 2001, hàng thừa kế thứ nhất gồm cụ Thấn, ông K1, bà Nh, ông Th, ông Th2, ông T1 và bà Kh. Cụ Yến là mẹ K1 của ông H, bà N, bà Th, bà Ng nhưng không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con nên không được hưởng di sản của nhau. Thời điểm mở thừa kế của cụ Thấn năm 2002, hàng thừa kế thứ nhất gồm: ông H, bà N, bà Th, bà Ng, ông K1, bà Nh, ông Th, ông Th2, ông T1 và bà Kh.
[2.2] Về thời hiệu thừa kế: cụ Mai Thị Tý chết trước ngày công bố Pháp lệnh thừa kế. Do đó, thời điểm bắt đầu thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh thừa kế 10/9/1990. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự này có hiệu lực thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Như vậy, thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của cụ Tý được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 là 30 năm, kể từ ngày công bố Pháp lệnh thừa kế 10/9/1990. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật dân sự năm 2015 và Án lệ số 26/2018/AL, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ Tý cho các đồng thừa kế vẫn còn. Vì vậy, bị đơn xác định thời hiệu chia di sản thừa kế của cụ Tý đã hết, toàn bộ di sản của cụ Tý thuộc về cụ Thấn là không có căn cứ. Bản án sơ thẩm đã xác định di sản của cụ Tý có trong khối tài sản chung với cụ Thấn và phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là có căn cứ.
Cụ Yến chết năm 2001, cụ Thấn chết năm 2002, tính đến ngày Nguyên đơn khởi kiện chưa quá thời hạn 30 năm, nên thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
[2.3] Về việc phân chia di sản của cụ Yến, cụ Thấn: ông K1 cho rằng “Giấy phân chia thổ ở, vật liệu xây dựng” ngày 25/5/1999 là di chúc của cụ Thấn.
Xem xét “Giấy phân chia thổ ở, vật liệu xây dựng” có nội dung: cụ Thấn phân chia thửa đất thành 6 phần cho ông Th, ông K1, ông H, ông Th2, cụ Yến + bà Kh (không nêu thửa đất nào, ở đâu và diện tích chia cho mỗi người là bao nhiêu m2), Ủy ban nhân dân xã Yên Phú xác nhận họ tên những người trong gia đình cụ Thấn (không xác nhận nội dung sự việc ghi trong văn bản, không xác nhận chữ ký). Đối chiếu với quy định tại các điều 656, 658, 659, 660, 661, 664 của Bộ luật dân sự năm 1995; các điều 631, 633, 634, 635, 636, 639 của Bộ luật dân sự năm 2015 thấy rằng nội dung, hình thức “Giấy phân chia thổ ở, vật liệu xây dựng” do cụ Thấn lập ngày 25/5/1999 không phải là di chúc.
Xét về hiệu lực của “Giấy phân chia thổ ở, vật liệu xây dựng”: như nhận định nêu trên diện tích thửa đất số 161 tờ bản đồ số 2 là tài sản chung của vợ chồng cụ Thấn và cụ Tý. Sau khi cụ Tý chết, những người thừa kế chưa phân chia di sản của cụ. Quyền định đoạt phần di sản của cụ Tý thuộc về cụ Thấn, ông H, bà N, bà Th và bà Ng. Việc cụ Thấn đứng ra định đoạt, phân chia toàn bộ thửa đất là không đúng quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đồng thừa kế. Nội dung phân chia không rõ ràng và việc phân chia đất chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên không phát sinh hiệu lực pháp luật. Cho đến khi Nguyên đơn khởi kiện, thửa đất vẫn đang đứng tên cụ Thấn và chưa chuyển quyền cho ai. Do đó, bản án sơ thẩm xác định 421,8m2 đất, tại thửa đất số 161 tờ bản đồ số 2 là di sản của cụ Thấn, cụ Tý, cụ Yến và chia theo pháp luật cho những người thừa kế là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
[2.4] Về công chăm sóc cụ Thấn, cụ Yến: theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ ốm đau, già yếu. Do đó, yêu cầu kháng cáo đề nghị tính lại công chăm sóc, phụng dưỡng cụ Thấn, cụ Yến với số tiền 480.000.000 đồng của ông K1 là không có căn cứ.
[2.5] Từ các nội dung nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Vũ Thiện K1; giữ Ng Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2021/DSST ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
[3] Về án phí: do yêu cầu kháng cáo không được chấp nhận nên ông Vũ Thiện K1 phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng khoản 1 Điều 308, Điều 148 của Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Tuyên xử:
1. Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số: 07/2021/DSST ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
2. Về án phí: ông Vũ Thiện K1 phải chịu 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) án phí dân sự phúc thẩm, nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp là 300.000 đồng, theo biên lai số AA/2021/0006262 ngày 13 tháng 01 năm 2022 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Yên Mô; ông K1 đã nộp đủ án phí dân sự phúc thẩm.
3. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (10/6/2022).
Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 19/2022/DS-PT
Số hiệu: | 19/2022/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Ninh Bình |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 10/06/2022 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về