Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 06/2023/DSPT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

BẢN ÁN 06/2023/DSPT NGÀY 17/03/2023 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 17 tháng 3 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 23/2022/TLPT-DS ngày 23 tháng 11 năm 2022 về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Do bản án dân sự sơ thẩm số: 07/2022/DS-ST ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Tòa án nhân dân thành phố Phủ Lý bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 01/2023/QĐ-PT ngày 18/01/2023, Quyết định hoãn phiên tòa số 06/2023/QĐ-PT ngày 17/02/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Hồng Th, sinh năm 1961; địa chỉ: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. (có mặt) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Th: Ông Nguyễn Tiến Tạo - Luật sư Công ty Luật TNHH SMARTLAW thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; địa chỉ: Số 22A, ngách 2/2, phố Phương Mai, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. (có mặt)

2. Bị đơn: Ông Nguyễn Tiến Bình, sinh năm 1968; địa chỉ: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. (có mặt)

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Ông Nguyễn Văn Cứ, sinh năm 1950; địa chỉ: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. (có mặt) 3.2. Ông Nguyễn Văn Hòa, sinh năm 1952; địa chỉ: Thôn 4, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. (có mặt) 3.3. Bà Ngô Thị Phương, sinh năm 1969; địa chỉ: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Người giám hộ, đại diện trong tố tụng: Ông Nguyễn Tiến Bình, sinh năm 1968; địa chỉ: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. (có mặt) 3.4. Anh Nguyễn Chiến Thắng, sinh năm 1999; địa chỉ: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; Người đại diện theo ủy quyền của anh Nguyễn Chiến Thắng: Ông Nguyễn Tiến Bình, sinh năm 1968; địa chỉ: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. (có mặt) 4. Người kháng cáo: Nguyên đơn ông Nguyễn Hồng Th, bị đơn ông Nguyễn Tiến Bình và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn Hòa, ông Nguyễn Văn Cứ. (có mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo Bản án sơ thẩm và các tài liệu trong hồ sơ vụ án, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Về hàng thừa kế: Vợ chồng cụ Nguyễn Văn Tác, Trần Thị Mên sinh được 05 người con đẻ gồm: Ông Nguyễn Văn Cứ sinh năm 1950; ông Nguyễn Văn Hòa, sinh năm 1952; ông Nguyễn Quang Hải, sinh năm 1958 là liệt sỹ (chưa có vợ con); ông Nguyễn Hồng Th, sinh năm 1961; ông Nguyễn Tiến Bình, sinh năm 1968. Các cụ không có con riêng, con nuôi hoặc người nào khác thuộc diện được hưởng thừa kế. Khi hai cụ mất, hai cụ cũng không để lại nghĩa vụ tài sản đối với ai và không có ai có công nợ tài sản gì đối với các cụ.

Di sản thừa kế cụ Tác và cụ Mên để lại gồm:

- Thửa đất số 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 872m2có nguồn gốc đất do ông cha để lại, trong đó: đất thổ cư là 360m2, đất vườn là 512m2, địa chỉ Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, đã được UBND thị xã Phủ Lý (nay là UBND thành phố Phủ Lý), tỉnh Hà Nam cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 27/9/2004 mang tên hộ bà Trần Thị Mên (sau đây gọi là thửa 142). Tài sản trên đất các đương sự cùng thống nhất bố mẹ xây dựng nhà cấp 04 lợp ngói, bếp và một số công trình phụ và cây hoa màu trên đất.

Năm 1990, ông Bình kết hôn với bà Phương và ở chung với cụ Tác, cụ Mên; sau khi hai cụ mất vợ chồng ông Bình tiếp tục quản lý sử dụng đất, tài sản trên đất và đã cải tạo sửa chữa, kiến thiết một số công trình phụ khác trên đất gồm:

01 bếp bán mái lợp prôximăng, tường xây gạch xỉ nghiêng, nền láng vữa xi măng 18m2; 01 kho bán mái, mái lợp ngói đỏ, đòn tay luồng, tường xây gạch xỉ 9m2; 01 sân láng vữa xi măng 21m2; 01 khu chăn nuôi sau nhà cấp bốn, mái prôximăng và mái đỏ, đòn tay luồng, tường xây gạch xỉ 36m2; 01 nhà vệ sinh nắp bê tông 1m2; 01 nhà tắm nắp bê tông, tường xây gạch 3m2; 01 giếng khơi cuốn gạch sâu 10m; 01 téc nước; 03 cây mít; 01 cây hồng xiêm; 01 cây vối; 01 cây ổi; 01 cây sấu; 02 cây nhãn; 01 cây bưởi; 04 cây cau; 15 bụi chuối; (trong đó 03 cây mít là di sản của hai cụ để lại).

- Về đất nông nghiệp: Thửa đất số 40(20) tờ bản đồ số 02 diện tích 718m2 tại thôn 5, xã V, Phủ Lý, Hà Nam, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ Trần Thị Mên (sau đây gọi là thửa 40).

Về tiền mặt gửi tiết kiệm do ông Cứ đang quản lý các đương sự thống nhất là di sản cụ Mên để lại: 01 sổ tiết kiệm 29.474.000đ và tiền mặt là 7.104.000đ tổng tiền là 36.578.000đ.

Về thời điểm mở thừa kế: Cụ Nguyễn Văn Tác chết ngày 07/01/1997 không để lại di chúc gì cho ai thừa kế tài sản. Cụ Trần Thị Mên chết ngày 17/8/2014, khi còn sống cụ Mên nhiều lần lập di chúc thừa kế, cụ thể:

Ngày 02/8/2004 cụ Mên có lập “Giấy di tặng đất” cho ông Nguyễn Tiến Bình với nội dung như sau “ tổng diện tích đất thổ canh, thổ cư chia đôi phần của chồng tôi một nửa chia đều cho các con, một nửa phần của tôi hắt về phía tây cho vợ chồng con Bình, Phương. Nhà cấp 04 ba gian do vợ chồng tôi và vợ chồng con Bình làm cho hẳn vợ chồng con Bình”. Tại Văn bản ngày 28 tháng 02 năm 2005, cụ Trần Thị Mên đã hủy bỏ “giấy di tặng viết ngày 02 tháng 8 năm 2004 không có giá trị pháp lý nữa” văn bản hủy bỏ giấy di tặng được chính quyền địa phương xác nhận.

Ngày 05/7/2006, cụ Mên nhờ con trai là ông Nguyễn Văn Hòa viết di chúc với nội dung “Phân chia thửa đất diện tích 872m2 làm 06 phần bằng nhau, vị trí do các con tự chọn, mỗi người con một phần, còn 02 phần là của cụ Mêm”. Di chúc có mời người làm chứng ký xác nhận, có xác nhận của thôn và có xác nhận của chính quyền địa phương.

Về chi phí mai táng: Các đương sự đều xác nhận không ai trong các đồng thừa kế phải chi tiền mai táng vì trước khi chết cụ Mên có để lại tiền, vàng cho ông Cứ quản lý để chi tiêu hậu sự.

Về quản lý, sử dụng di sản:

Sau khi cụ Mên chết, ngày 20 tháng 01 năm 2014, ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Tiến Bình (vắng mặt ông Nguyễn Văn Hòa) đã thống nhất về việc quản lý di sản của bố, mẹ như sau: Quỹ tiền mặt là 33.663.000 đồng sẽ gửi tiết kiệm, còn lại 13.303.000 đồng chi việc khác. Đất đai ngoài đồng giao khoán cho vợ chồng ông Bình 01 tạ 02 vụ nộp quỹ gia đình, đất trong vườn để vợ chồng ông Bình canh tác, đóng quỹ gia đình là 1 triệu đồng/năm, ông Bình có trách nhiệm bảo quản nhà cấp 04 của cụ Tác và cụ Mên.

Vợ chồng ông Bình, bà Phương là người trực tiếp quản lý, sử dụng toàn bộ di sản của cụ Tác và cụ Mên.

Nguyên đơn ông Nguyễn Hồng Th có ý kiến như sau:

Ngày 02/8/2004, cụ Mên có lập “Giấy di tặng đất” cho ông Nguyễn Tiến Bình thừa kế phần đất của cụ Mên nhưng đến tháng 01/2005 cụ Mên đã ra UBND xã V xin hủy giấy di tặng này nên “Giấy di tặng đất” không có hiệu lực pháp luật. Ngày 05/7/2006 mẹ ông có lập “Di chúc” với nội dung: Phân chia thửa đất của bố mẹ ông làm 06 phần bằng nhau, mỗi người con một phần, còn 02 phần là của mẹ ông. Thời điểm lập di chúc này mẹ ông hoàn toàn khỏe mạnh, tỉnh táo. Sau khi lo mồ mả cho bố mẹ xong thì năm 2019, bốn anh em ông có họp gia đình để bàn việc phân chia đất đai của bố mẹ để lại theo đúng ý nguyện của mẹ ông trong di chúc năm 2006 nhưng ông Bình không đồng ý phân chia. Ông đề nghị di chúc của mẹ ông đã định đoạt cả di sản của bố ông nên không có hiệu lực.

Nay ông Nguyễn Hồng Th đề nghị Tòa án phân chia phân di sản của cụ Tác, cụ Mên theo pháp luật, ông xin sử dụng bằng hiện vật là quyền sử dụng đất, đề nghị chia cho ông, ông Cứ, ông Hòa mỗi người 6m dài bám mặt đường liên thôn kéo dài về phía sau thửa đất. Về đất nông nghiệp chia làm 4 phần, mỗi người một phần nhưng ba phần của ông, ông Cứ và ông Hòa để dồn thành ô không chia nhỏ.

Về công sức: không yêu cầu Tòa giải quyết.

Bị đơn ông Nguyễn Tiến Bình có ý kiến như sau: Ông là con út ở chung với bố mẹ từ bé, đến năm 1990 ông lấy vợ, vợ chồng ông ở chung cùng bố mẹ, trong khi các anh khác đã lập gia đình có chỗ ở riêng. Ngày 02/8/2004 mẹ ông có lập “Giấy di tặng nhà ở, đất ở” với nội dung: Một nửa đất tại thửa 142 phần của mẹ ông thì mẹ ông tặng cho vợ chồng ông, còn một nửa của bố ông thì mẹ ông chia đều cho 04 anh em. Năm 2005 là do bị các anh dồn ép, đe nẹt, ép buộc nên cụ Mên phải hủy bỏ “Giấy di tặng nhà ở, đất ở” chứ không phải tâm nguyện thực sự của cụ Mên. Văn bản di chúc lập năm 2006, ông không biết và khi mẹ ông còn sống không thấy mẹ ông nói đến nên ông không nhất trí.

Nay ông Nguyễn Tiến Bình đề nghị: Chia di sản thừa kế của cụ Tác, cụ Mên theo nội dung bản di tặng 02/8/2004, phần cụ Mên cho ông đến đâu thì hưởng tới đó, phần còn lại của cụ Tác chia thừa kế theo pháp luật; chia cho ông Th, ông Cứ, ông Hòa mỗi người 5m dài bám mặt đường liên thôn phần đất còn lại 17m bám mặt đường liên thôn là của ông và toàn bộ nhà cửa, công trình phụ ông đang quản lý, cây cối hoa màu gắn liền với đất đề nghị chia cho vợ chồng ông.

Về phần đất ruộng ngoài đồng đề nghị cho ông được tiếp tục sử dụng đến khi nào Nhà nước thu hồi thì giải quyết chia thừa kế sau. Về số tiền sổ tiết kiệm và tiền cúng lễ hiện ông Cứ đang quản lý đề nghị chia đều cho bốn người bằng nhau.

Về công sức: Ông Nguyễn Tiến Bình yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

Ông Nguyễn Văn Cứ và ông Nguyễn Văn Hòa có ý kiến nhất trí với ý kiến của ông Th và đề nghị Tòa án phân chia phần di sản của bố mẹ các ông để lại theo pháp luật, phần của các ông xin sử dụng bằng hiện vật là quyền sử dụng đất. Riêng về số tiền ông Cứ đang quản lý, hiện đã rút sổ tiết kiệm, đề nghị để lại ông Cứ quản lý, lo việc thờ cúng (tức không chia thừa kế).

Quan điểm của UBND xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam: Căn cứ hồ sơ địa chính lưu tại UBND xã V thì thửa đất số 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 872m2. Theo bản đồ địa chính xã V lập năm 1990 thì ông Tác (chồng bà Mên) đứng tên tại thửa đất số 240 tờ bản đồ số 5, diện tích 840m2 (thổ cư 360m2, vườn 480m2). Quá trình đo đạc hiện trạng thì diện tích có tăng lên từ 840m2 thành 872m2 (Lý do tăng là do trước kia đo bằng tay, sau này đo bằng máy). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2004 mang tên cụ Trần Thị Mên đã xác định diện tích đất 872m2, (360m2 đất ở và 512m2 đất vườn thời hạn 2043). Ngày 13/8/2004 cụ Trần Thị Mên có mang “Giấy di tặng nhà ở, đất ở” lên UBND xã xin chứng thực, cán bộ địa chính đã kiểm tra nội dung văn bản và có viết xác nhận về số tờ, số thửa và diện tích đất, sau đó đại diện UBND xã V thời điểm đó đã xác nhận theo thẩm quyền. Đến năm 2005 bà Mên có làm đơn đề nghị hủy bỏ “Giấy di tặng nhà ở, đất ở” gửi UBND xã V. Đơn này đã được cán bộ tư pháp và đại diện UBND xã V thời điểm đó xác nhận, đóng dấu và công nhận hủy giấy di tặng năm 2004. Ngày 07/7/2006 cụ Mên có mang “Giấy di chúc” đề ngày 05/7/2006 lên UBND xã V xin chứng thực, cán bộ địa chính xã V có xem nội dung và đã viết xác nhận về số tờ, số thửa đất của bà Mên vào “Giấy di chúc” này. Sau đó đại diện UBND xã V đã xác nhận theo thẩm quyền. Thửa đất số 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 872m2 của cụ Tác, cụ Mên không trừ tiêu chuẩn đất nông nghiệp của ai vào đất vườn, đất ở. Hiện thửa đất nêu trên không có tiêu chuẩn đất nông nghiệp chia vào vườn của cụ Tác, cụ Mên.

Kết quả định giá: Ngày 23/7/2021, Hội đồng định giá tài sản thành phố Phủ Lý đã tiến hành việc định giá tài sản đối với quyền sử dụng đất và tài sản có trên đất, cụ thể:

Về đất di sản: Thửa đất số 142, diện tích 872m2 (trong đó: đất thổ cư là 360m2, đất vườn là 512m2, có giá trị là: 661.648.000 đồng. Tài sản có trên đất di sản gồm:

01 căn nhà cấp bốn mái ngói đỏ, đòn tay luồng, tường xây gạch xỉ, móng gạch xỉ, nền láng vữa xi măng, cửa gỗ tạp 45m2 trị giá 69.968.000 đồng.

01 bếp bán mái lợp prôximăng, tường xây gạch xỉ nghiêng, nền láng vữa xi măng 18m2 trị giá: 8.286.000 đồng; 01 kho bán mái, mái lợp ngói đỏ, đòn tay luồng, tường xây gạch xỉ 9m2 4.143.000 đồng;

01 sân láng vữa xi măng 21m2 trị giá 1.767. 000 đồng; 01 khu chăn nuôi sau nhà cấp bốn, mái prôximăng và mái đỏ, đòn tay luồng, tường xây gạch xỉ 36m2 trị giá 11.741.000 đồng;

01 nhà vệ sinh nắp bê tông 1m2 trị giá 951.000 đồng; 01 nhà tắm nắp bê tông, tường xây gạch 3m2 trị giá 2.412.000 đồng;

01 giếng khơi cuốn gạch sâu 10m, 01 téc nước trị giá 4.526.000 đồng; Tổng giá trị vật kiến trúc trên đất: 108.395.550đ.

Cây cối, hoa màu trên đất: 03 cây mít; 01 cây hồng xiêm; 01 cây vối; 01 cây ổi; 01 cây sấu; 02 cây nhãn; 01 cây bưởi; 04 cây cau; 15 bụi chuối. Có giá trị là: 4.113.000 đ, (trong đó 03 cây mít là 1.260.000đ).

Tng giá trị về đất và tài sản có trên đất, cây cối hoa màu tại thửa đất số 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 872m2 (sau đây gọi là thửa 142) có giá trị là:

774.156.550đ.

Về đất nông nghiệp: Thửa đất số 40; có giá trị là: 57.440.000đ.

Từ những nội dung trên, Bản án dân sự sơ thẩm số: 07/2022/DS-ST ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Tòa án nhân dân thành phố Phủ Lý quyết định:

Căn cứ khoản 5 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 39; Các Điều 92; 146; 147; 157; 161; 165; 184; 185; 228; 271; 273; 280 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 100; 128; 131; 167; 188 và Điều 203 của Luật đất đai năm 2013; Điều 15 Luật Hôn nhân Gia đình năm 1959; Các Điều 149; 210; 213;

219; 610; 611; 612; 613; 614; 616; 618; 621; 623; 649; 650; 651; 660; 688 Bộ luật dân sự năm 2015; Căn cứ Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia thừa kế theo pháp luật của ông Nguyễn Hồng Th đối với di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn Tác và cụ Trần Thị Mên.

2. Công nhận cụ Nguyễn Văn Tác chết ngày 07/01/1997 không để lại di chúc; cụ Trần Thị Mên chết ngày 17/8/2014 có để lại giấy di tặng và di chúc nhưng đều không hợp pháp.

3. Xác định những người được hưởng thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nguyễn Văn Tác và cụ Trần Thị Mên gồm: Ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Tiến Bình, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa.

4. Công nhận di sản hợp pháp của cụ Nguyễn Văn Tác, cụ Trần Thị Mên để lại bao gồm: Thửa đất số 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 872m2 (trong đó: đất thổ cư là 360m2, đất vườn là 512m2), địa chỉ thửa đất: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, đã được UBND thị xã Phủ Lý (nay là UBND thành phố Phủ Lý), tỉnh Hà Nam cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 27/9/2004 mang tên hộ bà Trần Thị Mên, có giá trị là 661.648.000đ (Sáu trăm sáu mươi mốt triệu, sáu trăm bốn mươi tám nghìn đồng); một nửa tài sản là nhà ở, vật kiến trúc trên thửa đất 142 có giá trị là 54.198.000đ (Năm mươi tư triệu, một trăm chín mươi tám nghìn đồng), 03 cây mít là 1.260.000đ (Một triệu hai trăm sáu mươi nghìn đồng); thửa đất nông nghiệp số 40 có giá trị là 57.440.000đ (Năm mươi bẩy triệu, bốn trăm bốn mươi nghìn đồng); số tiền mặt ông Cứ đang quản lý là 36.578.900đ (Ba mươi sáu triệu năm trăm bẩy mươi tám nghìn chín trăm đồng). Tổng giá trị di sản cụ Tác, cụ Mên để lại là 811.124.900đ (Tám trăm mười một triệu một trăm hai mươi tư nghìn chín trăm đồng).

5. Xác định công sức trông nom phụng dưỡng khi chung sống cùng bố mẹ và duy trì, quản lý di sản của ông Bình, bà Phương là 40.124.900đ (Bốn mươi triệu một trăm hai mươi tư nghìn chín trăm đồng). Xác định giá trị di sản được chia cho các đồng thừa kế (sau khi đã Th toán công sức của ông Bình, bà Phương) là 771.000.000đ (Bẩy trăm bẩy mươi mốt triệu đồng).

6. Xác định ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa, ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Tiến Bình được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản mà cụ Nguyễn Văn Tác và cụ Trần Thị Mên để lại là ngang nhau, mỗi kỷ phần thừa kế là 192.750.000đ (Một trăm chín mươi hai triệu bẩy trăm năm mươi nghìn đồng).

7. Phân chia cụ thể di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn Tác và cụ Trần Thị Mên để lại như sau:

Chia ông Nguyễn Tiến Bình:

- Được toàn quyền sử dụng thửa đất số 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 857m2 (trong đó: đất thổ cư là 360m2, đất vườn là 497m2), địa chỉ thửa đất: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, đã được UBND thị xã Phủ Lý (nay là UBND thành phố Phủ Lý), tỉnh Hà Nam cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 27/9/2004 mang tên hộ bà Trần Thị Mên.

- Vợ chồng ông Nguyễn Tiến Bình và bà Ngô Thị Phương được quyền sở hữu các tài sản trên thửa đất ông Bình được phân chia thừa kế gồm: 01 căn nhà cấp bốn mái ngói đỏ, đòn tay luồng, tường xây gạch xỉ, móng gạch xỉ, nền láng vữa xi măng, cửa gỗ tạp 45m2; 01 bếp bán mái lợp prôximăng, tường xây gạch xỉ nghiêng, nền láng vữa xi măng 18m2; 01 kho bán mái, mái lợp ngói đỏ, đòn tay luồng, tường xây gạch xỉ 9m2; 01 sân láng vữa xi măng 21m2; 01 khu chăn nuôi sau nhà cấp bốn, mái prôximăng và mái đỏ, đòn tay luồng, tường xây gạch xỉ 36m2; 01 nhà vệ sinh nắp bê tông 1m2; 01 nhà tắm nắp bê tông, tường xây gạch 3m2; 01 giếng khơi cuốn gạch sâu 10m; 01 téc nước; 03 cây mít; 01 cây hồng xiêm; 01 cây vối; 01 cây ổi; 01 cây sấu; 02 cây nhãn; 01 cây bưởi; 04 cây cau; 15 bụi chuối.

Chia ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa được sử dụng thửa đất nông nghiệp số 40 (20) tại thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam diện tích 718m2, mỗi người được chia là 239,333m2 tương ứng với giá trị thành tiền là 19.146.666đ (làm tròn là 19.147.000đ). Ghi nhận sự tự nguyện của ông Cứ, ông Th, ông Hòa cùng sử dụng chung thửa đất nông nghiệp này. Giao ông Cứ sở hữu 36.578.900đ (Ba mươi sáu triệu năm trăm bẩy mươi tám nghìn chín trăm đồng).

8. Ông Nguyễn Tiến Bình có nghĩa vụ Th toán giá trị chênh lệch kỷ phần thừa kế được hưởng cho ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa, mỗi người với số tiền là 173.603.000đ (Một trăm bẩy mươi ba triệu sáu trăm linh ba nghìn đồng) và Th toán tiền chênh lệch kỷ phần được hưởng cho ông Nguyễn Văn Cứ là 137.024.000đ (Một trăm ba mươi bẩy triệu không trăm hai mươi tư nghìn đồng).

9. Các đương sự có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phần diện tích đất được phân chia thừa kế.

10. Bác các yêu cầu khác của các bên đương sự.

Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên về án phí, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản, quyền kháng cáo cho các đương sự.

Trong thời hạn luật định các đương sự kháng cáo:

Ngày 27/10/2022, ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án; đơn kháng cáo bổ sung ngày 18 tháng 12 năm 2022 các ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa đề nghị chia hiện vật là quyền sử dụng đất tại thửa 142 tờ bản đồ PL 3 và đất nông nghiệp tại thửa 40 (2) thôn 05, xã V theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp ông Bình từ chối nhận đất nông nghiệp thì các đồng thừa kế còn lại Th toán cho ông Bình giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Ngày 31/10/2022, ông Nguyễn Tiến Bình kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa một phần bản án sơ thẩm: Xác định lại công sức trông nom, duy trì, quản lý di sản của ông Bình và bà Phương; Ngày 02/8/2004 cụ Mên có lập “Giấy di tặng đất” cho ông Nguyễn Tiến Bình là tự nguyện, hợp pháp đề nghị chia thừa kế quyền sử dụng đất tại thửa đất số 142 cho ông Bình thừa kế phần đất của cụ Mên.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa: Đều rút kháng cáo về đất nông nghiệp và nhất trí như quyết định bản án sơ thẩm. Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Bình đề nghị được thừa kế theo di chúc 02/8/2004 phần của cụ Mên vì di chúc đã bị hủy bỏ.

Về di sản thừa kế của cụ Tác, cụ Mên đề nghị chia thừa kế theo pháp luật. Ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm chia hiện vật là quyền sử dụng đất tại thửa 142 tờ bản đồ PL 3 theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 cho ba ông mỗi người 6 mét dài tiếp giáp đường xóm, kéo dài về phía sau thửa đất, ai sử dụng giá trị tài sản thừa kế nhiều hơn đề nghị Th toán cho người hưởng giá trị tài sản thừa kế ít hơn.

Đi với nhà công trình vật kiến trúc là nhà, sân trạt, giếng của cụ Tác, cụ Mên đều không tính giá trị phân chia, nếu quá trình phân chia công trình này nằm trên đất của ai thì người đó sở hữu không phải Th toán giá trị tài sản cho đồng thừa kế khác. Do ông Bình khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác đề nghị chia phần đất có nhà cấp 04 cho ông Bình sử dụng. Đối với toàn bộ cây hoa màu trên đất đề nghị không tính giá trị nếu cây hoa màu nằm trên đất của ai thì người đó sở hữu.

Trưng hợp phân chia quyền sử dụng đất cho Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa nếu trên đất được phân chia có công trình vật kiến trúc của vợ chồng ông Bình kiến thiết thì các đương sự đều nhất trí Th toán giá trị công trình vật kiến trúc cho vợ chồng ông Bình đã kiến thiết (Bếp, bán mái, nhà vệ sinh, nhà tắm..) kể cả phải phá dỡ để trả lại ranh giới, mốc giới quyền sử dụng đất.

Ông Nguyễn Tiến Bình có ý kiến như sau: Nhất trí như Bản án sơ thẩm về công sức nên rút kháng cáo về công sức. Ngày 02/8/2004 cụ Mên có lập “Giấy di tặng đất” cho ông Nguyễn Tiến Bình là tự nguyện, hợp pháp đề nghị chia cho ông Bình thừa kế quyền sử dụng đất phần đất của cụ Mên tại thửa đất số 142.

Nhất trí ý kiến của ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa không tính giá trị nhà, giếng, sân trạt và toàn bộ cây hoa màu trên đất để phân chia, nếu vật kiến trúc, cây nằm trên phần đất của ai người đó sở hữu. Nhất trí với yêu cầu kháng cáo của Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa về chia hiện vật là quyền sử dụng đất tại thửa 142 tờ bản đồ PL 3 cho mỗi ông là 05m dài tiếp giáp mặt đường, kéo dài về phía sau thửa đất, trường hợp trên diện tích đất được phân chia có tài sản là công trình vật kiến trúc do vợ chồng ông Bình kiến thiết đề nghị Th toán giá trị theo quy định pháp luật.

Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người kháng cáo ông Nguyễn Hồng Th là Luật sư Nguyễn Tiến Tạo có quan điểm: “Giấy di tặng đất ở, nhà ở” lập ngày 02/8/2004 không còn hiệu lực pháp luật vì đã bị hủy bỏ theo quy định tại Điều 640 Bộ luật dân sự năm 2015. Di chúc lập ngày 05/7/2006 bị vô hiệu về hình thức nên di sản thừa kế được chia thừa kế theo quy định của pháp luật như nhận định của bản án sơ thẩm là đúng. Đối với yêu cầu kháng cáo đương sự đã rút tại phiên tòa và thỏa thuận một số tài sản là công trình vật kiến trúc, cây hoa màu trên đất không tính giá trị là tự nguyện đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.

Đề nghị chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Hồng Th và sửa một phần Bản án sơ thẩm về phân chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015.

Phát biểu của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam tại phiên tòa phúc thẩm:

Về việc tuân theo pháp luật tố tụng: Quá trình thụ lý, giải quyết xét xử, Thẩm phán; Hội đồng xét xử; Thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Việc gửi các văn bản tố tụng cho Viện kiểm sát và các đương sự: Tại phiên tòa, Thẩm phán và ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa đều xác định ngày 09/3/2023 đã nộp cho Tòa án rút một phần kháng cáo về đất nông nghiệp, tuy nhiên Thẩm phán không thông báo cho Viện kiểm sát là vi phạm khoản 4 Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự, cần rút kinh nghiệm.

Về việc giải quyết vụ án: Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, đề nghị Hội đồng xét xử: Chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa, sửa bản án dân sự sơ thẩm số 07/2022/DS-ST ngày 17/10/2022 của Tòa án nhân dân thành phố Phủ Lý theo hướng xác định tổng giá trị di sản để chia là 677.403.000đ, giá trị mỗi kỷ phần thừa kế là 169.351.000đ, phân chia quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 142 cho ông Th được sử dụng, sở hữu 141m2 (đất ONT 57m2, đất CLN 84m2) cùng toàn bộ tài sản, vật kiến trúc, cây cối trên đất; ông Cứ được sử dụng 141m2 (đất ONT 57m2, đất CLN 84m2) cùng toàn bộ tài sản, vật kiến trúc, cây cối trên đất, ông Bình được sử dụng 434m2 (đất ONT 182m2, đất CLN 252m2) cùng toàn bộ tài sản, vật kiến trúc, cây cối trên đất, ông Hòa được sử dụng 141m2 (đất ONT 57m2, đất CLN 84m2) cùng toàn bộ tài sản, vật kiến trúc, cây cối trên đất (theo sơ đồ chia đất Bút lục 252), buộc ông Bình có trách nhiệm trả chênh lệch cho ông Th, ông Cứ, ông Hòa mỗi người 45.138.000đ. Án phí dân sự sơ thẩm: Ông Bình phải chịu 8.467.500đ, miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông Th, ông Cứ, ông Hòa. Không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Tiến Bình. Đình chỉ đối với phần kháng cáo mà đương sự đã rút.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, nghe lời trình bày của đương sự, ý kiến của luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự, nghe ý kiến Kiểm sát viên, sau khi thảo luận và nghị án, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng: Đơn kháng cáo của ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa, ông Nguyễn Tiến Bình trong thời hạn luật định và đúng trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng dân sự. Vì vậy, vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 293 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Đối với kiến nghị của Viện kiểm sát về việc đương sự rút một phần kháng cáo cận ngày xét xử là không cần thiết vì đương sự có quyền trình bày việc rút kháng cáo tại phiên tòa, trong vụ án này tại phiên tòa đương sự đã rút một phần kháng cáo là tự nguyện theo đoạn 2 khoản 4 Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự.

Trong vụ án này, bà Ngô Thị Phương được hưởng trợ cấp người khuyết tật tâm thần mức độ nặng. Đáng lẽ, cấp sơ thẩm cần chỉ định ông Nguyễn Tiến Bình (chồng bà Phương) là người giám hộ đại diện trong tố tụng theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Bộ luật Dân sự và Điều 88 Bộ luật tố Tụng dân sự để ông Bình bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bà Phương. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Bình đã kháng cáo nên thiếu sót này không làm thay đổi bản chất vụ án, cấp phúc thẩm đã chỉ định Nguyễn Tiến Bình giám hộ cho bà Phương để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật, ông Bình nhất trí là người đại diện tố tụng cho bà Phương và không có ý kiến gì.

[2] Về nội dung: Trong vụ án này, các đương sự đều xác nhận về hàng thừa kế, di sản thừa kế và đều xác nhận không có tiêu chuẩn đất nông nghiệp của ai trừ vào di sản thừa kế là thửa 142 tờ PL 03. Căn cứ vào Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự đủ cơ sở kết luận:

Về hàng thừa kế: Xác nhận ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa, ông Nguyễn Tiến Bình là người thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ Tác, cụ Mên theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự đều thống nhất chỉ đề nghị tính giá trị di sản thừa kế của cụ Mên và cụ Tác gồm thửa đất số 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 857m2 kng có tranh chấp về mốc giới ranh giới quyền sử dụng đất với hộ liền kề và thửa đất nông nghiệp số 40 có giá trị là 57.440.000đ (Năm mươi bẩy triệu, bốn trăm bốn mươi nghìn đồng) là di sản thừa kế. Đối với tài sản vật kiến trúc nhà, giếng, sân trạt, sân bê tông đã xuống cấp và toàn bộ cây, hoa màu trên đất đề nghị không tính giá trị, nếu chia trên phần đất của ai người đó ở hữu là tự nguyện nên được hội đồng xét xử chấp nhận.

Đi với khoản tiền mặt: 36.578.000đ (Ba mươi sáu triệu, năm trăm bẩy mươi tám nghìn đồng) là tiền phúng viếng ông Cứ đang quản lý không phải là di sản thừa kế. Tuy nhiên, các đương sự chấp nhận trích trả cho ông Bình 9.145.000đ tiền phúng viếng là tự nguyện nên được Hội đồng xét xử ghi nhận.

Tại phiên tòa ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa rút kháng cáo về phần phân chia đất nông nghiệp và nhất trí như Bản án sơ thẩm là tự nguyện nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Di sản thừa kế gồm:

- Thửa đất số 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 872m2 (trong đó: đất thổ cư là 360m2, đất vườn là 512m2) tại thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả trích đo địa chính diện tích đất thực tế thửa 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 857m2 trong đó đất thổ cư là 360m2 và đất vườn là 497m2 (giảm 15m2 do mở rộng đường giao thông nông thôn, biến động trong quá trình sử dụng, các đương sự đều xác nhận không có tranh chấp với hộ liền kề), các đương sự đều nhất trí đề nghị căn cứ vào kết quả đo hiện trạng thửa đất số 142 để phân chia di sản (còn bao nhiêu chia thừa kế bấy nhiêu) nên giá trị quyền sử dụng đất được chấp nhận chia thừa kế theo quy định của pháp luật có giá trị là:

660.088.000đ (Sáu trăm sáu mươi triệu, không trăm tám mươi tám nghìn đồng); và thửa đất nông nghiệp số 40 có giá trị là 57.440.000đ (Năm mươi bẩy triệu, bốn trăm bốn mươi nghìn đồng). Tổng giá trị tài sản thừa kế của cụ Tác, cụ Mên để lại là 717.528.000đ (Bảy trăm mười bảy triệu, năm trăm hai mươi tám nghìn đồng).

[2.1]. Xét kháng cáo của ông Nguyễn Tiến Bình:

Tại phiên tòa phúc thẩm ông Bình đã rút kháng cáo về về công sức là tự nguyện nên Hội đồng xét xử đình chỉ đối với yêu cầu kháng cáo của ông Bình về phần công sức.

Đi với yêu cầu kháng cáo đề nghị xác nhận quyền thừa kế theo “Giấy di tặng đất ở, nhà ở” ngày 02/8/2004 đối với phần tài sản của cụ Mên: Xét “Giấy di tặng đất ở, nhà ở” lập ngày 02/8/2004 có nội dung là bản di chúc cụ Mên cho ông Bình thừa kế phần tài sản của cụ Mên, phần của cụ Tác chia đều cho các con. Tuy nhiên, tại Văn bản 28 tháng 02 năm 2005, cụ Trần Thị Mên đã hủy bỏ giấy di tặng viết ngày 02 tháng 8 năm 2004 nên không có giá trị pháp lý nữa(Văn bản này đã được chính quyền địa phương xác nhận). Do đó, căn cứ Điều 665 của Bộ luật Dân sự năm 1995 (nay là Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015) thì “Giấy di tặng đất ở, nhà ở” lập ngày 02/8/2004 không còn hiệu lực pháp luật như nhận định của cấp sơ thẩm vì vậy không chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn Tiến Bình.

Đi với “Di chúc” lập ngày 05/7/2006, Bản di chúc này gồm nhiều trang nhưng ngoài trang 3 của di chúc có chữ ký của cụ Mên thì các trang còn lại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của cụ Mên là vi phạm về hình thức, mặt khác cụ Mên không tự viết di chúc mà nhờ ông Nguyễn Văn Hòa là người thừa kế theo pháp luật viết di chúc với tư cách là người làm chứng là không đúng quy định tại Điều 631, Điều 632 Bộ luật Dân sự nên bị vô hiệu toàn bộ.

Từ những phân tích nêu trên, cấp sơ thẩm chia thừa kế theo pháp luật di sản của cụ Nguyễn Văn Tác, cụ Trần Thị Mên cho ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa, ông Nguyễn Tiến Bình là có căn cứ, đúng pháp luật. Di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn Tác, cụ Trần Thị Mên 717.528.000đ, trích công sức trả vợ chồng ông Bình 40.124.900đ, giá trị tài sản thừa kế còn lại là 677.403.000đ (Sáu trăm bảy mươi bảy triệu bốn trăm linh ba nghìn đồng) phân chia cho 04 kỷ phần thừa kế, như vậy Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa, ông Nguyễn Tiến Bình mỗi người hưởng là 169.350.000 đồng.

[2.2]. Xét kháng cáo của Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa đề nghị chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ Tác, Mên cho đồng thừa kế bằng hiện vật là quyền sử dụng đất:

Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa, ông Nguyễn Tiến Bình đều nhất trí chia thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật là tự nguyện nên được hội đồng xét xử chấp nhận. Tuy nhiên, ông Bình chỉ chấp nhận chia Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa mỗi người 05m mặt tiếp giáp đường giao thông nông thôn là không phù hợp vì thửa đất số 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 857m2 (trong đó: đất thổ cư là 360m2, đất vườn là 497m2) có cạnh phía Đông Nam dài 32,31m tiếp giáp đường giao thông nông thôn xóm 5, xã V và căn cứ Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ đều xác định các công trình vật kiến trúc trên thửa đất không kiên cố (nhà cấp 04 lợp ngói) đều đã xuống cấp có thể chia đều di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cho các đồng thừa kế theo quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự như ý kiến của Luật sư Tạo. Vì vậy, chia cho ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Hòa tại vị trí Đông Nam thửa đất, mỗi người sử dụng 06m mặt tiếp giáp đường xóm kéo dài về phía sau thửa; chia cho ông Nguyễn Văn Cứ sử dụng vị trí phía Tây Nam thửa đất để hạn chế phá dỡ vật kiến trúc, thuận tiện trong khâu thi hành án nên chia cho ông Cứ diện tích đất nhiều hơn ông Th, ông Hòa; ông Nguyễn Tiến Bình không có chỗ ở nào khác nên chia cho ông Bình phần diện tích đất nhiều hơn (tại vị trí thửa đất có nhà cấp 4 như thỏa thuận của các đương sự), người được hưởng giá trị nhiều hơn phải Th toán chênh lệch giá trị tài sản cho đồng thừa kế khác. Cụ thể vị trí chia như sau:

Chia ông Th được quyền sử dụng lô số 01 diện tích 167m2(trong đó đất ONT 68m2, đất CLN 99m2) giá trị 125.216.000đ, vị trí phía Đông Bắc giáp phần bờ tường của hộ ông Lành. Và được sở hữu toàn bộ tài sản, cây hoa màu trên đất, không phải Th toán giá trị cho ai.

Chia ông Nguyễn Văn Hòa được quyền sử dụng lô số 02 diện tích 165m2 đất (trong đó đất ONT 69m2, đất CLN 96m2) có giá trị 126.594.000đ, vị trí tiếp giáp đất ông Th phía Đông Nam giáp ngõ dài 5,99m và được sở hữu toàn bộ tài sản, cây hoa màu trên đất không tính giá trị. Ông Hòa được sở hữu tài sản, công trình vật kiến trúc trên đất theo ranh giới diện tích đất được phân chia, phải Th toán giá trị tài sản công trình vật kiến trúc trên đất cho vợ chồng ông Bình.

Chia ông Nguyễn Tiến Bình được quyền sử dụng lô số 03 diện tích 342m2 đất (trong đó đất ONT 145m2, đất CLN 197m2) có giá trị 265.538.000đ, vị trí tiếp giáp phần đất chia cho ông Bình và được sở hữu toàn bộ tài sản công trình vật kiến trúc, cây hoa màu trên đất (gồm vật kiến trúc là di sản thừa kế và tài sản do vợ chồng ông Bình kiến thiết không tính giá trị).

Chia ông Nguyễn Văn Cứ được quyền sử dụng lô số 04 diện tích 183m2 (trong đó đất ONT 78m2, đất CLN 105m2) có giá trị 142.740.000đ vị trí giáp phần đất chia cho ông Bình (phía Đông Nam giáp ngõ dài 7,15m). Và sở hữu toàn bộ tài sản trên đất gồm 01 bếp có giá trị 8.286.000đ; 01 nhà tắm nắp bê tông, tường xây gạch trị giá 2.412.300đ; 01 nhà vệ sinh có giá trị 951.000đ (01 giếng khơi cuốn gạch sâu 10m, sân trạt, bê tông không tính giá trị) cộng là 11.613.000 đồng. Và được quyền sở hữu toàn bộ cây hoa màu trên đất không tính giá trị. Ông Cứ phải Th toán giá trị tài sản trả vợ chồng ông Bình là 11.613.000 đồng.

Đi với tài sản công trình vật kiến trúc nằm trên phần diện tích của đồng thừa kế được chia đều đã xuống cấp nghiêm trọng nên người được chia thừa kế quyền sử dụng đất được quyền tháo dỡ vật kiến trúc trả lại mốc giới quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, phải Th toán toàn bộ giá trị vật kiến trúc cho vợ chồng ông Bình như thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa là phù hợp.

Tại phiên tòa, ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa rút kháng cáo về phần phân chia đất nông nghiệp và nhất trí như bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử xét thấy việc rút kháng cáo là tự nguyện nên đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa về phần đất nông nghiệp.

[3]. Về chi phí tố tụng: Chi phí xem xét thẩm định tài sản trên đất tại giai đoạn phúc thẩm là 3.700.000đ (Ba triệu bảy trăm nghìn đồng) do yêu cầu kháng cáo được chấp nhận nên các đương sự phải chịu chi phí tố tụng tương ứng với phần giá trị tài sản được hưởng theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng dân sự. Số tiền trên ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa nộp đủ nên ông Nguyễn Tiến Bình phải Th toán cho Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa mỗi người là 308.000đ (Ba trăm linh tám nghìn đồng).

[4]. Án phí dân sự sơ thẩm: Ông Nguyễn Tiến Bình phải chịu án phí có giá ngạch tương ứng với giá trị tài sản được hưởng theo quy định của pháp luật. Ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa do là người cao tuổi (trên 60 tuổi) và có đơn đề nghị miễn án phí nên được miễn án phí theo quy định.

[5]. Án phí dân sự phúc thẩm: Do bản án sơ thẩm bị sửa nên người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 3 Điều 284 và khoản 5 Điều 308 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa về phần đất nông nghiệp và yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Tiến Bình về phần công sức.

Căn cứ Điều 293, khoản 2 Điều 308 và khoản 1 Điều 309 Bộ luật Tố tụng Dân sự: Không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của ông Nguyễn Tiến Bình về thừa kế theo di chúc; chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa đề nghị được nhận thừa kế là quyền sử dụng đất tại thửa 142, tờ bản đồ số PL3; địa chỉ: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số: 07/2022/DS-ST ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Tòa án nhân dân phố Phủ Lý về chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất tại thửa 142, tờ bản đồ số PL3, về giá trị tài sản, chi phí tố tụng và án phí sơ thẩm.

Căn cứ khoản 5 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 39; Các Điều 92; 146; 147; 157; 161; 165; 184; 185; 228; 271; 273; 280 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 100; 128; 131; 167; 188 và Điều 203 của Luật đất đai năm 2013; Điều 15 Luật Hôn nhân Gia đình năm 1959; Các Điều 149; 210; 213; 219; 610; 611; 612; 613; 614; 616; 618; 621; 623; 631; 632; 640; 649; 650; 651; 660; 688 Bộ luật dân sự năm 2015; Căn cứ Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

[1]. Về thừa kế theo di chúc: Ông Nguyễn Tiến Bình không được quyền thừa kế đối với phần di sản của cụ Mên theo “Giấy di tặng đất ở, nhà ở” lập ngày 02/8/2004. “Di chúc” của cụ Mên lập ngày 05/7/2006 bị vô hiệu toàn bộ.

[2]. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Hồng Th yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ Nguyễn Văn Tác và cụ Trần Thị Mên.

Xác nhận ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Tiến Bình, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa được thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của cụ Nguyễn Văn Tác và cụ Trần Thị Mên.

Xác nhận di sản thừa kế của cụ Nguyễn Văn Tác, cụ Trần Thị Mên chia theo pháp luật gồm: Thửa đất số 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 857m2 (trong đó đất thổ cư là 360m2 và đất vườn là 497m2), địa chỉ: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, đã được UBND thị xã Phủ Lý (nay là UBND thành phố Phủ Lý) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trị giá là 660.088.000đ (Sáu trăm sáu mươi triệu, không trăm tám mươi tám nghìn đồng).

Tha đất nông nghiệp số 40 (20) tại thôn 5, xã V, Phủ Lý, Hà Nam trị giá là 57.440.000đ (Năm mươi bẩy triệu, bốn trăm bốn mươi nghìn đồng).

Tng giá trị tài sản thừa kế của cụ Tác, cụ Mên để lại là 717.528.000đ (Bảy trăm mười bảy triệu, năm trăm hai mươi tám nghìn đồng).

[2.1] Trích công tôn tạo tài sản trên đất, trông nom phụng dưỡng khi chung sống cùng bố mẹ và duy trì, quản lý di sản của ông Bình, bà Phương là 40.124.900đ (Bốn mươi triệu, một trăm hai mươi bốn nghìn chín trăm đồng).

[2.2]. Chia giá trị tài sản thừa kế: Chia ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Tiến Bình, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 169.350.000 đồng (Một trăm sáu mươi chín triệu, ba trăm năm mươi nghìn đồng).

[2.3]. Chia di sản thừa kế bằng hiện vật là quyền sử dụng thửa đất số 142, tờ bản đồ số PL3, diện tích 857m2 (trong đó: đất thổ cư là 360m2, đất vườn là 497m2), địa chỉ thửa đất: Thôn 5, xã V, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam:

- Chia ông Nguyễn Hồng Th được quyền sử dụng lô 01 diện tích 167m2 (trong đó đất ONT 68m2, đất CLN 99m2) có giá trị 125.216.000đ và sở hữu toàn bộ cây trên đất không tính giá trị.

- Chia ông Nguyễn Văn Hòa được quyền sử dụng lô 02 diện tích 165m2 đất (trong đó đất ONT 69m2, đất CLN 96m2) có giá trị 126.594.000đ và sở hữu toàn bộ cây trên đất không tính giá trị.

- Chia ông Nguyễn Tiến Bình được quyền sử dụng lô 03 diện tích 342m2đất (trong đó đất ONT 145m2, đất CLN 197m2) có giá trị 265.538.000đ và sở hữu toàn bộ tài sản, công trình vật kiến trúc, cây hoa màu trên đất (là di sản thừa kế và do vợ chồng ông Bình kiến thiết, tạo lập) không phải Th toán giá trị tài sản cho ai. Ông Bình được sở hữu, di dời téc nước 01 téc nước Inox Tân Á có giá trị 4.600.000đ (là tài sản của vợ chồng ông Bình) - Chia ông Nguyễn Văn Cứ được quyền sử dụng số diện tích 183m2 (trong đó đất ONT 78m2, đất CLN 105m2) có giá trị 142.740.000đ và sở hữu toàn bộ tài sản, công trình vật kiến trúc bếp nhà tắm, tường xây gạch, nhà vệ sinh, sân trạt, sân láng vữa xi măng trên đất theo ranh giới, mốc giới được phân chia, toàn bộ cây hoa màu trên đất không tính giá trị. Ông Cứ phải Th toán giá trị tài sản trả vợ chồng ông Bình là 11.600.000 đồng (Mười một triệu, sáu trăm ngàn đồng).

(Vị trí, mốc giới, tứ cận thửa đất phân chia cho ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Tiến Bình, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa có sơ đồ kèm theo bản án).

Chia ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa được sử dụng thửa đất nông nghiệp số 40 (20) tại thôn 5, xã V, Phủ Lý, Hà Nam diện tích 718m2, mỗi người được chia là 239,333m2 tương ứng với giá trị thành tiền là 19.146.666đ (làm tròn là 19.147.000đ). Ghi nhận sự tự nguyện của ông Cứ, ông Th, ông Hòa cùng sử dụng chung thửa đất nông nghiệp này.

Kng ai được cản trở quyền sử dụng đất của nhau trên diện tích đã được phân chia theo quy định của pháp luật.

[2.4] Về Th toán giá trị:

Buộc ông Nguyễn Tiến Bình Th toán chênh lệch giá trị tài sản thừa kế được hưởng cho ông Nguyễn Hồng Th số tiền 24.987.000đ, ông Nguyễn Văn Hòa số tiền 23.609.000đ, ông Nguyễn Văn Cứ số tiền 7.463.000đ.

Ghi nhận sự tự nguyện của các đương sự: Ông Nguyễn Văn Cứ phải Th toán cho ông Nguyễn Tiến Bình tiền phúng viếng là 9.145.000đ (Chín triệu một trăm bốn mươi lăm nghìn đồng).

[3] Về chi phí tố tụng:

- Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản tại cấp sơ thẩm: Toàn bộ chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản là 4.961.000đ (Bốn triệu chín trăm sáu mươi mốt nghìn đồng) do ông Nguyễn Hồng Th đã nộp. Buộc ông Nguyễn Tiến Bình, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa, mỗi người phải Th toán cho ông Nguyễn Hồng Th số tiền là 1.240.000đ (Một triệu hai trăm bốn mươi nghìn đồng).

- Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ tại cấp phúc thẩm: Buộc ông Nguyễn Tiến Bình phải Th toán cho Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ mỗi người là 308.000đ (Ba trăm linh tám nghìn đồng).

[4] Về án phí dân sự sơ thẩm:

- Ông Nguyễn Tiến Bình phải nộp số tiền là 8.467.000đ (Tám triệu bốn trăm sáu mươi bảy nghìn đồng).

- Miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm cho ông Nguyễn Hồng Th, ông Nguyễn Văn Cứ, ông Nguyễn Văn Hòa.

[5] Về án phí dân sự phúc thẩm: Các đương sự không phải nộp. Hoàn trả cho ông Nguyễn Tiến Bình số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) đã nộp theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2021/0001561 ngày 07/11/2022 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Phủ Lý.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị.

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tạikhoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

267
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 06/2023/DSPT

Số hiệu:06/2023/DSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nam
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 17/03/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về