TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG
BẢN ÁN 06/2023/KDTM-ST NGÀY 31/08/2023 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Ngày 31 tháng 8 năm 2023 tại Phòng xử án Tòa án nhân dân huyện Đắk Song, xét xử sơ thẩm công khai theo thủ tục thông thường vụ án dân sự thụ lý số 07/2022/TLST-KDTM ngày 19 tháng 10 năm 2022 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 05/2023/QĐXXST- KDTM ngày 06 tháng 7 năm 2023 và Quyết định hoãn phiên toà số 07/2023/QĐST-KDTM ngày 04 tháng 8 năm 2023 của Tòa án nhân dân huyện Đắk Song, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Công ty TNHH TM-DV Thanh Sơn Hóa N.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Quốc V - Chức vụ giám đốc.
Địa chỉ: 829 Trần Xuân S, Phường Tân H, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Lê Tấn L, sinh năm 1981, địa chỉ: 829 Trần Xuân S, Phường Tân H, Quận A, Thành phố Hồ Chí Minh – vắng mặt tại phiên toà nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Ông Nguyễn Viết C, sinh năm 1985, địa chỉ: Số 57, thôn Nam T, xã Nam X, huyện Krông N, tỉnh Đắk Nông - vắng mặt tại phiên toà nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
2. Bị đơn: Ông Lê Ngọc M – Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M; địa chỉ: Thôn 7, xã Nam B, huyện Đắk S, tỉnh Đắk Nông (ông Lê Ngọc M hiện trú tại thôn A, xã Đắk Buk S, huyện Tuy Đ, tỉnh Đắk Nông) – vắng mặt.
3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ông Lê Thanh B, sinh năm 1987; bà Nguyễn Thu H, sinh năm 2002; bà Nguyễn Tuyết N, sinh năm 1991; bà Hoàng Thị Ng; cùng địa chỉ: Thôn B, xã Nam B, huyện Đắk S, tỉnh Đắk Nông – đều vắng mặt.
Ông Phạm Thanh T, sinh năm 1981; địa chỉ: Tổ dân phố Tân L, phường Quảng T, thành phố Gia N, tỉnh Đắk Nông – vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Trong đơn khởi kiện, trong quán trình giải quyết vụ án người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn ông Nguyễn Tấn L và ông Nguyễn Viết C trình bày: Công ty TNHH TM-DV Thanh Sơn Hóa N (sau đây viết tắc là Công ty Hoá N) và ông Lê Ngọc M là chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M có ký kết Hợp đồng số 824/2017/HĐMB-VTNN, ngày 18-12-2017 có hiệu lực đến ngày 31-3-2019 thì phía bên công ty sẽ bán cho đại lý của ông Lê Ngọc M thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Sau đó từ ngày 01-4-2019 đến ngày 30-3-2020 các bên vẫn tiếp tục mua bán theo thỏa thuận miệng với các ông bà M, B, H, N và vẫn áp dụng các điều khoản theo hợp đồng số 824/2017/HĐMB-VTNN, ngày 18-12-2017. Đến ngày 31- 3-2020 Công ty Hoá N ký tiếp hợp đồng số 162/2020/HĐMB-VTNN để thay thế cho các thỏa thuận miệng từ ngày 31-3-2019 đến ngày 31-3-2020 và hợp đồng mới này có hiệu lực đến ngày 31-12-2022 khi lập hợp đồng thì có ghi tên bên mua Hộ kinh doanh Lê Ngọc M; đại diện là ông Lê Ngọc M và ông Lê Thanh B, tuy Nên vì ông Lê Ngọc M không có mặt ở nhà nên chỉ có ông Lê Thanh B ký. Việc mua bán giữa Công ty Hoá N với các ông bà M, ông B, bà H, bà N do ông Lê Thanh B và ông Lê Ngọc M đại diện ký hợp đồng còn khi nhận hàng thì ngoài ông B, ông M còn có bà N, bà H và cha mẹ ông B, M là bà Ng, ông V đứng ra nhận hàng. Khi giao hàng nhân viên Công ty Hoá N có giao hóa đơn bán hàng cho các ông bà: ông B, ông M, bà N, bà H và cha mẹ ông B, M là bà Ng, ông V nhận để đối chiếu số lượng hàng hóa nhận thực tế. Sau khi nhận hàng thì ông M, ông B có đối chiếu lại sổ sách và ký xác nhận trên sổ bán hàng với Công ty Hoá N. Toàn bộ quá trình bán hàng của Công ty Hoá N và ông bà M, ông B, bà H, bà N đều có ghi chép cẩn thận trong sổ bán hàng. Số nợ cuối cùng do ông B đại diện các ông bà M, ông B, bà H, bà N ký xác nhận ngày 29-6-2020 là 793.280.000 đồng. Số nợ này có sai sót do trong quá trình giao hàng nhân viên bán hàng đã tính không đúng số tiền theo đơn giá, số đúng là 827.070.000 đồng. Chi tiết chênh lệch cụ thể như sau: Ngày 11-8- 2018 giao cho các ông bà M, B, H, N 06 thùng Dove xanh (người giao là Phạm Thanh Tùng) tính tiền là 6 x 20 x 130.000 đồng = 15.600.000 đồng nhưng do nhân viên bán hàng tính sai nên trong sổ chỉ ghi là 7.800.000 đồng và 02 thùng Director = 2 x 100 x 42.000 = 8.400.000 đồng. Tổng đơn hàng là 24.000.000 đồng, trong sổ chỉ tính là 16.200.000 đồng (lệch thiếu mất 7.800.000 đồng). Trước đó ngày 10-8-2018 tổng nợ là 285.200.000 đồng, cộng với tiền đơn hàng ngày 11-8-2018 là 24.000.000 đồng = 309.200.000 đồng – 350.000 đồng (1 thùng bia KM) = 308.850.000 đồng nhưng khi cộng sổ của ngày 11-8-2018 lại ghi sai là 291.050.000 đồng. Số tiền lệch thiếu là 17.800.000 đồng; ngày 26-12-2018 giao 02 thùng Vitashild gold (do Phạm Thanh T) giao cho ông M, ông B, bà H, bà N yêu cầu để tính công nợ sang năm 2019 nên chưa cộng vào nợ trên sổ. Số tiền còn thiếu chưa cộng vào sổ là 2 x 20 x 132.000 đồng = 5.280.000 đồng; công nợ tính đến ngày 14-6-2019 là 710.830.000 đồng sang ngày 16-6-2019 ông M, ông B, bà H, bà N thanh toán 40.000.000 đồng thì công nợ phải còn là 710.830.000 – 40.000.000 = 670.830.000 đồng. Trong sổ lại do nhân viên bán hàng trừ sai nên ghi là 660.830.000 đồng, số tiền lệch thiếu là 10.000.000 đồng; ngày 08-3-2019 ông M, ông B, bà H, bà N trả nợ năm 2018 là 50.000.000 đồng công nợ trong sổ còn 440.460.000 đồng nhưng lại ghi là 440.000.000 đồng (lệch thiếu 460.000 đồng); ngày 29-5-2019 tổng đơn hàng là 102.900.000 đồng nhưng trong sổ nhân viên bán hàng ghi nhầm là 102.650.000 đồng nên lệch thiếu 250.000 đồng. Tổng các lần sai số do tính nhầm còn thiếu và chưa xác nhận lại là: 17.800.000 đồng + 5.280.000 + 10.000.000 + 460.000 + 250.000 = 33.790.000 đồng. Nên số tiền đúng là 793.280.000 + 33.790.000 = 827.070.000 đồng. Bà H, bà N, bà Ng, ông V đều là những người tham gia nhận hàng mà Công ty Hoá N giao. Việc ông T lấy hàng hoá từ cửa hàng khác giao cho ông B và cũng có một số lần ông T nhờ anh B ký nhận để hợp thức hóa hóa đơn của ông T để lấy hàng đó giao cho cửa hàng khác thì Công ty Hoá N không biết. Do muốn trốn tránh nghĩa vụ trả nợ nên khi nhân viên công ty đến để thu hồi nợ và đối chiếu công nợ thì các ông bà M, ông B, bà H, bà N không hợp tác và không trả nợ. Ngoài ra, từ khi mua hàng đến nay phía bị đơn chưa thanh toán khoản lãi chậm trả nào cho nguyên đơn.
Trong quá trình giải quyết vụ án ngày 24-7-2023 ông Nguyễn Tấn L có đơn gửi Toà án và rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với số tiền anh B đã thanh toán số tiền 20.000.000 đồng ngày 04-9-2020 và số tiền 33.790.000 đồng do tính toán sai lệch và yêu cầu Toà án buộc ông Lê Ngọc M – Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M, ông Lê Thanh B, bà Nguyễn Thu H, bà Nguyễn Tuyết N, bà Hoàng Thị Ng và ông Lê Đình V phải có nghĩa vụ liên đới trả cho Công ty Hoá N số tiền gốc 773.280.000 đồng và lãi chậm trả tính từ ngày 01-7-2020 đến ngày 04-8-2023 với mức lãi suất 10%/năm là 232.843.200 đồng. Tổng số tiền yêu cầu giải quyết là 1.006.123.200 đồng.
Trong quán trình giải quyết vụ án ông Lê Ngọc M trình bày: Ông Lê Ngọc M không có ý kiến gì đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với bị đơn. Mặc dù ông Lê Ngọc M đứng tên giấy phép kinh doanh nhưng thực tế thì do em trai Lê Thanh B trực tiếp điều hành việc kinh doanh của hộ gia đình. Nếu giữa ông B và công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì ông B cũng đồng ý và chịu trách Nệm, bị đơn không có ý kiến nào khác. Ông M ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N ngày 12-12-2017, nội dung của hợp đồng bị đơn không có ý kiến tranh chấp gì, hiệu lực của hợp đồng đến ngày 31-3-2019. Đối với hợp đồng ký kết ngày 31-3-2020 giữa công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N với ông Lê Thanh B thì ông M không biết nhưng sau khi ông M biết thì ông M đồng ý với việc ký kết này. Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập.
Tại bản tự khai ngày 27-7-2023 ông M trình bày: Ngày 18-12-2017 chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M và Công ty Hoá N ký hợp đồng mua bán hàng hóa số 824/2017/HĐMB-VTNN với nhau. Sau khi ký hợp đồng, ông M giao cho ông B là người quản lý cửa hàng, trực tiếp nhận hàng do Công ty Hoá N chuyển đến và hai bên vẫn đang thực hiện hợp đồng đã ký kết. Anh M có nhờ anh B đứng ra quản lý trong coi, anh B Nều lần trực tiếp nhận hàng và trực tiếp Nều lần thanh toán cho Công ty Hoá N bằng hình thức chuyển khoản trực tiếp cho Công ty Hoá N, có khi thì thông qua người giao hàng là anh T. Đến tháng 3 năm 2020 hộ kinh doanh Lê Ngọc M thừa nhận còn nợ Công ty Hoá N một số tiền hàng và hai bên vẫn đang thực hiện hợp đồng đã ký kết. Tuy Nên, ngày 30-7-2020 Công ty Hoá N khởi kiện yêu cầu ông M phải trả số tiền còn nợ 827.090.000 đồng là không đúng. Thứ nhất: số tiền khởi kiện của Công ty Hoá N không khớp với số tiền trong sổ giao nhận; thứ hai: Quá trình giao nhận hàng anh T có yêu cầu anh B ký sổ, tuy Nên trong số tiền ký sổ có một số hàng anh T lấy từ cửa hàng khác giao cho hộ kinh doanh Lê Ngọc M và một số tiền anh B ký nhận để hợp thức hoá hoá đơn của anh T để lấy hàng đó giao cho cửa hàng khác; thứ ba: Một số tiền hộ kinh doanh Lê Ngọc M đã thanh toán cho anh T nhưng không được anh T chuyển lại cho Công ty Hoá N; thứ tư: Anh T đã hợp thức hoá Nều hoá đơn để ăn chặn tiền hoa hồng, tiền chiếc khấu mà đáng lẽ ra hộ kinh doanh Lê Ngọc M được hưởng; thứ 5: hộ kinh doanh Lê Ngọc M sẽ chịu trách Nệm thanh toán số tiền còn lại sau khi làm rỏ được số tiền; thứ sáu: hộ kinh doanh Lê Ngọc M không đồng ý chịu tiền lãi suất vì trong quá trình làm việc do Công ty Hoá N để nhân viên làm sai phạm nên dẫn đến sự việc và làm ảnh hưởng liên đới đến các đối tác của hộ kinh doanh Lê Ngọc M. ông M thừa nhận còn nợ nhưng số tiền nợ không đúng như Công ty Hoá N đã khởi kiện, nên ông M không đồng ý với số tiền Công ty Hoá N đã khởi kiện. Vì vậy, ông M đề nghị Công ty Hoá N phải cung cấp chứng từ, hóa đơn chính xác chứng M số hàng đã giao cho ông M trong thời gian từ ngày 18-12-2017 đến năm 2020, sau đó ông M sẽ chứng M số tiền đã trả cho Công ty Hoá N để làm rõ công nợ của hai bên.
Trong quán trình giải quyết vụ án ông Lê Thanh B trình bày: Về nhân sự thì đối với các ông bà H, N, Ng, V thì không có biết gì trong việc mua bán với công ty mà khi ông hoặc anh M đi vắng thì họ chỉ nhận hộ hàng của công ty giao thôi chứ họ không có biết và không liên quan gì đến việc mua bán. Cuối năm 2017 chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M nhờ ông B là người quản lý cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật tại thôn B, xã Nam B, huyện Đắk S, tỉnh Đắk N, ông B Nều lần trực tiếp nhận hàng và trực tiếp Nều lần thanh toán cho Công ty Hoá N bằng hình thức chuyển khoản trực tiếp cho Công ty Hoá N, có khi thì thông qua người giao hàng là anh T. Trong quá trình giao nhận hàng ông T có nhờ ông B ký sổ, tuy Nên, trong số tiền ký sổ có một số hàng ông T lấy từ cửa hàng khác giao cho hộ kinh doanh Lê Ngọc M và một số tiền anh B ký nhận để hợp thức hoá hoá đơn của ông T để lấy hàng đó giao cho cửa hàng khác. Đến tháng 3 năm 2020 ông B thừa nhận còn nợ Công ty Hoá N một số tiền hàng và hai bên vẫn đang thực hiện hợp đồng đã ký kết. Tuy Nên, ngày 30-7-2020 Công ty Hoá N khởi kiện yêu cầu ông M phải trả số tiền còn nợ 827.070.000 đồng là không khớp. Thứ nhất: số tiền khởi kiện của Công ty Hoá N không khớp với số tiền trong sổ giao nhận; thứ hai: Quá trình giao nhận hàng ông T có yêu cầu ông B ký sổ, tuy Nên trong số tiền ký sổ có một số hàng ông T lấy từ cửa hàng khác giao cho hộ kinh doanh Lê Ngọc M và một số tiền anh B ký nhận để hợp thức hoá hoá đơn của anh T để lấy hàng đó giao cho cửa hàng khác; thứ ba: Một số tiền ông B đã thanh toán cho ông T nhưng không được anh T chuyển lại cho Công ty Hoá N; ông B thừa nhận còn nợ nhưng số tiền nợ không đúng như Công ty Hoá N đã khởi kiện. Vì vậy, ông B đề nghị Công ty Hoá N phải cung cấp chứng từ, hóa đơn chính xác chứng M số hàng đã giao cho ông M trong thời gian từ ngày 18-12-2017 đến năm 2020, sau đó ông M sẽ chứng M số tiền đã trả cho Công ty Hoá N để làm rõ công nợ của hai bên.
Trong quán trình giải quyết vụ án ông Phạm Thanh T trình bày: Từ ngày 20-3-2018 ông Phạm Thanh T là nhân viên của Công ty Hoá N có bán hàng là thuốc bảo vệ thực vật với ông Lê Ngọc M là chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M. Giữa Công ty Hoá N với ông Lê Ngọc M là chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M năm 2018, đến năm 2019 thì giữa Công ty Hoá N với ông Lê Ngọc M là chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M và ông Lê Thanh B có ký lại hợp đồng lần 2. Mọi giao dịch từ đặt hàng, giá cả, chính sách được thực hiện giữa Công ty Hoá N với ông Lê Thanh B được sự đồng ý của ông M. Số lượng hàng hoá, giá trị, loại hàng hoá được giao nhận Nều lần trên hợp đồng nguyên tắc, khi giao hàng thì có hoá đơn cụ thể về số lượng, giá trị tiền, loại hàng gì, có người giao, người nhận. Sau khi anh T cùng với ông B đối chiếu lại công nợ năm 2018 và năm 2019 thì số tiền nợ của năm 2018 thì ông B đã thanh toán xong toàn bộ. Việc mua bán giữa Công ty Hoá N với anh B năm 2019 thì giữa ông T và ông B đã đối chiếu lại công nợ tính đến ngày 19-6- 2020 thì anh B đã ký xác nhận số tiền còn nợ của công ty là 793.280.000 đồng. Sau khi đối chiếu công nợ với ông B thì ông B thanh toán cho công ty như thế nào thì ông T không biết. Theo tôi nếu ông B có thanh toán tiền trả nợ cho công ty sau ngày 19-6-2020 mà có chứng từ hợp pháp thì công ty phải khấu trừ cho ông B hoặc cho hộ kinh danh Lê Ngọc M. Do muốn trốn tránh nghĩa vụ trả nợ nên khi ông T đến để thu hồi nợ và đối chiếu công nợ thì các ông M, ông B, bà H, bà N không hợp tác và không trả nợ. Ngoài ra, từ khi mua hàng đến nay phía bị đơn chưa thanh toán khoản lãi chậm trả nào cho công ty. Ông T đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ông T không còn hoá đơn chứng từ gì cung cấp cho Toà án nữa. Đối với hàng hoá mà giao cho ông B, ông M và người nhà ông B thì ông T chỉ giao hàng của Công ty Hoá N, không có hàng nào khác. Ông T đã hợp tác đến Toà án để cùng đối chất số hàng hoá, số tiền và chứng cứ, tài liệu và hoà giải, tuy Nên phía bên bị đơn và người liên quan không đến Toà án. Do đó tôi đề nghị đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật. Việc Công ty Hoá N rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với số tiền gốc còn nợ theo đơn khởi kiện thì ông T không có ý kiến gì.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà H, bà N, bà Ng Toà án đã triêu tập hợp lệ Nều lần để lấy lời khai, đối chất, tiếp cận công khai chứng cứ hà hoà giải nhưng các ông bà đều không có mặt.
Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Song tại phiên tòa phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án đều tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Đối với người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn là ông Lê Tấn L và ông Nguyễn Viết C vắng mặt nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; bị đơn ông Lê Ngọc M là chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M vắng mặt tại phiên toà lần thứ hai không có lý do và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà H, bà N, bà Ng và ông B đều vắng mặt tại phiên toà vắng mặt tại phiên toà lần thứ hai không có lý do, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 227 và khoản 1 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự, đề nghị Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vụ án.
Phát biểu ý kiến về nội dung vụ án: Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ thu thập có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh luận tại phiên toà. Áp dụng khoản 1 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 4 Điều 91, khoản 4 khoản 5 Điều 177, khoản 2 Điều 244, điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 1 Điều 228, khoản 1 khoản 2 Điều 401 của Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 8 khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4, khoản 1 Điều 24, khoản 1 khoản 2 Điều 50, khoản 1 khoản 2 khoản 3 Điều 51, Điều 306, Điều 319 của Luật thương mại, Điều 11, Điều 13 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao, đề nghị Hội đồng xét xử:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N, buộc ông Lê Ngọc M - Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M trả cho Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N số tiền gốc là 477.110.457 đồng và tiền lãi suất theo quy định của pháp luật.
Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Thanh Sơn Hóa N đối với ông Lê Ngọc M - Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M đối với số tiền 296.169.543 đồng và tiền lãi suất theo quy định của pháp luật.
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Thanh Sơn Hóa N là buộc ông Lê Thanh B, bà Nguyễn Thu H, bà Nguyễn Tuyết N, bà Hoàng Thị Ng phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ cho công ty Thanh Sơn Hóa N.
Kể từ ngày Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N có đơn yêu cầu thi hành án thì hàng tháng ông Lê Ngọc M - Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M còn phải trả cho Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N tiền lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định của pháp luật.
Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với số tiền ông B đã thanh toán số tiền 20.000.000 đồng ngày 04-9-2020 và số tiền 33.790.000 đồng mà nguyên đơn đã rút.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Qua nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và việc thẩm tra tại phiên tòa ngày hôm nay, Hội đồng xét xử nhận định:
[1]. Về thủ tục tố tụng:
- Về thẩm quyền giải quyết: Ông Lê Ngọc M - chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M là bị đơn trong vụ án có đăng ký hộ khẩu thường trú và có đăng ký trụ sở hộ kinh doanh tại thôn B, xã Nam B, huyện Đắk S, tỉnh Đắk Nông nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông là nơi bị đơn cư trú (có trụ sở), theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Về quan hệ pháp luật tranh chấp: Công ty Hóa N khởi kiện yêu cầu Toà án buộc ông Lê Ngọc M – Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M, ông Lê Thanh B, bà Nguyễn Thu H, bà Nguyễn Tuyết N và bà Hoàng Thị Ng phải có nghĩa vụ liên đới trả cho Công ty Hoá N số tiền gốc 773.280.000 đồng và lãi chậm trả tính từ ngày 01-7-2020 đến ngày xét xử sơ thẩm với mức lãi suất 10%/năm, đây là số tiền ông Lê Ngọc M – Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M nợ khi mua hàng hoá là thuốc bảo vệ thực vật của Công ty Hóa N. Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ thu thập có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử xác định quan hệ pháp luật đang có tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết là “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự và khoản 8 Điều 3 của Luật thương mại.
- Về thời hiệu khởi kiện: Năm 2017 và năm 2020 giữa Công ty Hoá N với ông Lê Ngọc M – Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M và ông Lê Thanh B có ký hợp đồng mua bán hàng hoá, trên cơ sở hợp đồng các bên giao và nhận hàng hoá. Giữa ông T nhân viên công ty và ông B đã đối chiếu lại công nợ tính đến ngày 19-6- 2020 thì anh B đã ký xác nhận số tiền còn nợ của công ty là 793.280.000 đồng, ngày 30-6-2020 Công ty Hóa N có thông báo cho ông Lê Ngọc M – Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M còn nợ số tiền hàng hoá trị giá là 517.110.457 đồng và thời hạn trả nợ chậm nhất là ngày 14-7-2020, hết thời hạn này ông Lê Ngọc M – Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M không trả nợ, đến ngày 17-3-2021 Công ty Hóa N khởi kiện. Như vậy quyền và lợi ích của Công ty Hóa N bị xâm phạm, thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với tranh chấp là hai năm. Căn cứ Điều 319 của Luật thương mại thì thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
- Về sự vắng mặt của đương sự: Người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn là ông Lê Tấn L và ông Nguyễn Viết C vắng mặt tại phiên toà nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; bị đơn ông Lê Ngọc M là chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M vắng mặt tại phiên toà lần thứ hai không có lý do và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Phạm Thanh T, bà Nguyễn Thu H, bà Nguyễn Tuyết N, bà Hoàng Thị Ng đều vắng mặt tại phiên toà vắng mặt tại phiên toà lần thứ hai không có lý do, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 227 và khoản 1 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vụ án theo quy định của pháp luật.
[2]. Nội dung yêu cầu khởi kiện: Công ty Hóa N yêu cầu Toà án buộc ông Lê Ngọc M – Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M, ông Lê Thanh B, bà Nguyễn Thu H, bà Nguyễn Tuyết N và bà Hoàng Thị Ng phải có nghĩa vụ liên đới trả cho Công ty Hoá N số tiền gốc 773.280.000 đồng và lãi chậm trả tính từ ngày 01-7-2020 đến ngày xét xử sơ thẩm với mức lãi suất 10%/năm. Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ thu thập có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:
Hợp đồng mua bán hàng hóa số 824/2017/HĐMB-VTNN ngày 18-12-2017 và hợp đồng số 162/2020/HĐMB-VTNN ngày 31-3-2020 được ký kết giữa Công ty Hóa N với ông Lê Ngọc M - chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M và ông Lê Thanh B, theo đó ông Lê Ngọc M - chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M và ông Lê Thanh B mua các sản phẩm vật tư N nghiệp của Công ty Hóa N sản xuất. Tại thời điểm ký kết các hợp đồng với nhau các chủ thể đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn tự nguyện, không trái đạo đức xã hội và không vi phạm điều cấm của pháp luật. Tuy Nên, hợp đồng số 162/2020/HĐMB-VTNN ngày 31-3-2020 thì chỉ có một mình ông B ký kết nhưng sau đó ông M được biết và không có ý kiến gì và các bên vẫn thực hiện việc giao nhận hàng hoá theo hợp đồng, tại khoản 8 Điều 3 của Luật thương mại quy định “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận”. Hình thức của hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật thương mại “Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng V bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể”. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa là có thật và hợp pháp.
Về hiệu lực của hợp đồng được áp dụng tại khoản 3 Điều 4 của Luật thương mại là không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Do đó theo quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều 401 của Bộ luật dân sự, khoản 1: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”, khoản 2: “Từ thời điểm giao kết hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”. Đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa số 824/2017/HĐMB-VTNN ngày 18-12- 2017 các bên có thoả thuận tại Điều 6 về hiệu lực của hợp đồng là đến hết ngày 01-3-2019, như vậy hợp đồng mua bán hàng hóa số 824/2017/HĐMB-VTNN ngày 18-12-2017 đã hết hiệu lực nhưng các bên chưa thanh lý hợ đồng. Đối với hợp đồng số 162/2020/HĐMB-VTNN ngày 31-3-2020 các bên có thoả thuận tại Điều 6 về hiệu lực của hợp đồng là đến hết ngày 31-12-2022, trong thời gian có hiệu lực hợp đồng thì các bên xẩy ra tranh chấp dẫn đến ngưng thực hiện hợp đồng nhưng các bên chưa thanh lý hợp đồng. Như vây, đây là các hợp đồng có thời hạn và hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật, vì không có sự thỏa thuận nào khác cũng như sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng nên các bên phải thực hiện hợp đồng theo cam kết.
Việc thực hiện các hợp đồng: Phương thức giao hàng, nhận hàng, địa điểm giao hàng, trách Nệm giao hàng, thời hạn giao hàng, về số lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá các bên đương sự đều không ai có ý kiến gì.
[3]. Xác định yếu tố lỗi và thời hạn thanh toán: Hợp đồng mua bán hàng hóa số 824/2017/HĐMB-VTNN ngày 18-12-2017 và hợp đồng số 162/2020/HĐMB- VTNN ngày 31-3-2020 các bên có thoả thuận tại điểm 3.3 Điều 3 là “Thanh toán ngay khi nhận được hàng (trừ trường hợp trên hoá đơn có ghi hạn thanh toán thì ngày thanh toán là ngày ghi trên hoá đơn)”. Các bên xẩy ra tranh chấp dẫn đến ngưng thực hiện hợp đồng thì ngày 19-6-2020 thì nhân viên Công ty Hoá N (ông T) với ông Lê Thanh B đối chiếu số lượng hàng đã mua, giá trị tiền còn nợ là 793.280.000đồng và ông Lê Thanh B ký xác nhận vào sổ chi tiết của đơn vị, việc ký xác nhận và đối chiếu công nợ cũng được các bên thoả thuận ghi tại điểm 2.5 Điều 2 của các hợp đồng mua bán. Như vậy tại sổ ghi chi tiết xác nhận hàng hoá và số tiền còn nợ mà ông B đã ký xác nhận ngày 19-6-2020 không ghi thời hạn thanh toán và các bên không có thoả thuận thời hạn thanh toán nào khác, việc ông B, ông M thừa nhận là còn nợ tiền mua hàng hoá của Công ty Hoá N nhưng ngừng thanh toán tiền mua hàng nhưng xong suất trong quá trình giải quyết vụ án chỉ trình bày số tiền khởi kiện của Công ty Hoá N không khớp với số tiền trong sổ giao nhận; thứ hai: Quá trình giao nhận hàng ông T có yêu cầu ông B ký sổ, tuy Nên trong số tiền ký sổ có một số hàng ông T lấy từ cửa hàng khác giao cho hộ kinh doanh Lê Ngọc M và một số tiền ông B ký nhận để hợp thức hoá hoá đơn của ông T để lấy hàng đó giao cho cửa hàng khác; thứ ba: Một số tiền ông B đã thanh toán cho ông T nhưng không được ông T chuyển lại cho Công ty Hoá N; ông B thừa nhận còn nợ nhưng số tiền nợ không đúng như Công ty Hoá N đã khởi kiện và yêu cầu Công ty Hoá N cung cấp chứng cứ mà bản thân ông M, ông B không cung cấp tài liêu, chứng cứ gì cho Toà án để chứng M cho yêu cầu phản bác của mình là hợp pháp và việc mua bán hàng không vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 51 của luật thương mại mà ông M, ông B không thanh toán tiền còn nợ là có lỗi trong việc thực hiện hợp đồng mua bán mà các bên đã ký, cam kết và vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng mà được các bên có thoả thuận tại điểm 3.3 Điều 3 của hai hợp đồng là “Thanh toán ngay khi nhận được hàng (trừ trường hợp trên hoá đơn có ghi hạn thanh toán thì ngày thanh toán là ngày ghi trên hoá đơn)” và khoản 1 khoản 2 Điều 50 của Luật thương mại, khoản 1. “Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thoả thuận”, khoản 2. “Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thoả thuận và theo quy định của pháp luật”.
[4]. Về đánh giá chứng cứ: Công ty Hoá N cung cấp cho Toà án sổ ghi chi tiết số lượng hàng hoá và tổng số tiền còn nợ cuối cùng là 793.280.000 đồng mà ông B đã ký xác nhận ngày 19-6-2020 là chưa phù hợp với các bên đã thoả thuận, cụ thể: tại điểm 5.1 Điều 5 của hai hợp đồng mua bán hàng hoá “Định kỳ cuối hàng tháng, hai bên có trách Nệm đối chiếu công nợ và thông báo cho nhau về phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán. Việc đối chiếu công nợ này được lập thành V bản có chữ ký xác nhận của người đại diện hợp pháp của các bên và là cơ sở cho việc thanh lý hợp đồng giữa các bên. Trong trường hợp bên A gửi biên bản đối chiếu công nợ cho bên B, bên B có trách Nệm đối chiếu trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày bên A gửi thông báo. Quá thời hạn này sẽ mặc Nên là bên B xác nhận công nợ với biên bản do bên A lập”, như vậy sổ ghi chi tiết số lượng hàng hoá và tổng số tiền còn nợ cuối cùng là 793.280.000 đồng mà ông B đã ký xác nhận ngày 19-6-2020 không có chữ ký xác nhận của người đại diện hợp pháp của các bên. Tại thông báo số 02 năm 2020 ngày 30-6-2020 của Công ty Hoá N, về việc thanh toán nợ quá hạn đã gửi và thông báo cho ông Lê Ngọc M – chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M với nội dung “còn nợ số tiền hàng hoá trị giá 517.110.457 đồng (chưa bao gồm lãi chậm thanh toán). Nay Công ty chúng tôi thông báo đến ông Lê Ngọc M và gia đình và yêu cầu: ông Lê Ngọc M nhanh chóng liên hệ công ty để trả lại số tiền còn nợ lại, thời hạn chậm nhất là ngày 14-7-2020. Quá thời hạn trên nếu ông Lê Ngọc M và gia đình chưa thực hiện xong thì cơ quan chúng tôi sẽ đưa ra cơ quan pháp luật giải quyết”. Như vậy, thông báo số 02 năm 2020 ngày 30-6- 2020 của Công ty Hoá N gửi ông Lê Ngọc M – chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M để trả nợ là có sau sổ ghi chi tiết số lượng hàng hoá và tổng số tiền còn nợ cuối cùng là 793.280.000 đồng mà ông B đã ký xác nhận ngày 19-6-2020 và đối chiếu với sự thoả thuận của các bên trong hai hợp đồng mua bán hàng hoá, cụ thể: cụ thể: tại điểm 5.1 Điều 5 của hai hợp đồng mua bán hàng hoá “Trong trường hợp bên A gửi biên bản đối chiếu công nợ cho bên B, bên B có trách Nệm đối chiếu trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày bên A gửi thông báo. Quá thời hạn này sẽ mặc Nên là bên B xác nhận công nợ với biên bản do bên A lập”, đây là tài liệu mà bị đơn cung cấp cho Toà án bản phô tô nhưng được ông Nguyễn Viết C đại diện theo uỷ quyền của Công ty Hoá N thừa nhận là của Công ty Hoá N ban hành thông báo số 02 năm 2020 ngày 30-6-2020 này và trong thời gian nhận thông báo thì phía bị đơn không có ý kiến gì nên mặc Nên là bị đơn xác nhận công nợ với biên bản do Công ty Hoá N lập.
[5]. Về số tiền gốc còn nợ: Đến thời điểm hôm nay Công ty Hoá N yêu cầu Toà án buộc ông Lê Ngọc M - Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc, ông Lê Thanh B, bà Nguyễn Thu H, bà Nguyễn Tuyết N và bà Hoàng Thị Ng phải có nghĩa vụ liên đới trả cho Công ty Hoá N số tiền nợ gốc 773.280.000 đồng là không phù hợp với thông báo số 02 năm 2020 ngày 30-6-2020 của Công ty Hoá N gửi ông Lê Ngọc M – chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M và sự thoả thuận của các bên được ghi nhận trong hai hợp đồng mua bán hàng hoá, cụ thể: tại điểm 5.1 Điều 5 của hai hợp đồng mua bán hàng hoá đã viện dẫn trên. Do đó, xác định tính đến ngày 30-6-2020 ông Lê Ngọc M – chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M còn nợ số tiền hàng hoá trị giá 517.110.457 đồng (chưa bao gồm lãi chậm thanh toán). Sau ngày 30-6-2020 ông Lê Thanh B đã chuyển khoản trả nợ cho Công ty Hoá N 02 lần được tổng số tiền 40.000.000đồng, cụ thể: Ngày 16-8-2020 chuyển khoản trả 20.000.000đồng và ngày 04-9-2020 chuyển khoản trả 20.000.000đồng, đã được xác M cụ thể tại ngân hàng. Như vậy, số tiền nợ gốc 517.110.457 đồng - 40.000.000đồng = 477.110.457 đồng.
[6]. Về yêu cầu tính lãi suất: Hợp đồng mua bán hàng hoá năm 2017 và năm 2020, các bên có thoả thuận thanh toán trễ hạn phải chịu lãi suất tại điểm 3.3.2 Điều 3 của hai hợp đồng, tuy Nên theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn yêu cầu tính lãi suất với mức lãi suất 10%/năm/số tiền chậm trả là 773.280.000 đồng, tính từ ngày 01-7-2020 đến ngày xét xử sơ thẩm. HĐXX xác định, ông Lê Ngọc M – chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M và ông Lê Thanh B như phân tích ở trên là chậm nghĩa vụ thanh toán và có lỗi trong việc thực hiện hợp đồng nên Công ty Hoá N yêu cầu ông Lê Ngọc M – chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M và ông Lê Thanh B phải trả tiền lãi suất là có căn cứ. Tuy Nên, yêu cầu tính lãi suất với mức lãi suất 10%/năm/số tiền chậm trả là 773.280.000 đồng là chưa phù hợp và các bên đương sự có tranh chấp về lãi suất, nên cần áp dụng tại Điều 306 của Luật thương mại về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán quy định “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung B trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". Để tính lãi suất nợ quá hạn trung B trên thị trường tại thời điểm xét xử, xác định lãi suất nợ quá hạn trung B của ba Ngân hàng tại địa phương, qua xác M thì Ngân hàng N nghiệp và Phát triển N thôn Việt Nam lãi suất nợ quá hạn là 150%/năm, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam lãi suất nợ quá hạn là 150%/năm và Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam lãi suất nợ quá hạn là 150%/năm, do đó tính lãi suất nợ quá hạn B quân trên thị trường tại thời điểm xét xử là 150%/năm. Theo yêu cầu khởi kiện thì nguyên đơn yêu cầu tính lãi suất chậm trả là 10%/năm là không vượt quá lãi suất quy định của pháp luật và là thấp hơn lãi suất nợ quá hạn trung B tại thời điểm xét xử của ba Ngân hàng. Như vậy, để bảo đảm quyền lợi của các đương sự và quyền yêu cầu của khởi kiện của nguyên đơn, Hội đồng xét xử áp dụng tính lãi suất nợ quá hạn chậm trả là 10%/năm (quy đổi 0,83%/01 tháng) để tính lãi suất trên số tiền nợ gốc. Sau ngày 30-6-2020 ông B đã chuyển khoảng trả cho Công ty Hoá N được hai lần tổng số tiền 40.000.000đồng nên cần phải tính lãi suất các thời điểm, cụ thể: Từ ngày 01-7-2020 đến ngày 16-8-2020, số tiền gốc là 517.110.457 đồng x 0,83%/tháng x 01 tháng 15 ngày = 6.438.025 đồng; Từ ngày 07-8-2020 đến ngày 04-9-2020, số tiền gốc là 497.110.457 đồng x 0,83%/tháng x 18 ngày = 2.475.610 đồng; Từ ngày 05-9-2020 đến ngày 31-8-2023 số tiền gốc là 477.110.457 đồng x 0,83%/tháng x 35 tháng 25 ngày = 141.897.628 đồng. Như vậy, cần buộc ông Lê Ngọc M – chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M phải trả tiền lãi suất cho Công ty Hoá N tổng tiền lãi suất là 6.438.025 đồng + 2.475.610 đồng + 141.897.628 đồng = 150.811.263 đồng.
[7]. Về yêu cầu chiếc khấu, thưởng và các hỗ trợ khác của ông B, tại điểm 3.6 Điều 3 của hợp đồng mua bán hàng hóa số 824/2017/HĐMB-VTNN và điểm 3.5 Điều 3 của hợp đồng mua bán hàng hóa số 162/2020/HĐMB-VTNN thì các bên có ghi nhận sự thoả thuận này. Tuy Nên ông M là người vi phạm nghĩa vụ trả nợ và ông B chỉ là người làm quản lý mua bán hàng hoá cho ông Lê Ngọc M – chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M nên yêu cầu xem xét tính giá trị tiền chiếu khấu, thưởng và các hỗ trợ khác của ông B là không có căn cứ.
[8]. Về yêu cầu liên đới nghĩa vụ trả nợ: Ông Lê Ngọc M là chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M có ký hợp đồng mua bán hàng hóa số 824/2017/HĐMB-VTNN ngày 18-12-2017 với Công ty Hoá N, ông M đứng tên giấy phép kinh doanh là cá nhân. Tại hợp đồng số 162/2020/HĐMB-VTNN ngày 31-3-2020 có tên ông Lê Ngọc M là chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M và ông Lê Thanh B nhưng ông M không ký tên vào hợp đồng này mà chỉ ông B ký tên vào hợp đồng (bên mua hàng), không được sự ủy quyền của ông Lê Ngọc M nhưng ông M biết lại không có ý kiến, yêu cầu gì và các bên vẫn thực hiện việc mua bán theo hợp đồng nên được công nhận. Giữa ông M và ông B không có giấy tờ thể hiện vốn góp hay hoạch toán kinh doanh riêng nhưng ông B chỉ là người trực tiếp giao dịch và quản lý hoạt động kinh doanh, đối chiếu công nợ, thanh quyết toán tiền cho Công ty Hoá N nên cần xác định đây là khoản nợ riêng của ông Lê Ngọc M - chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M. Chủ thể đăng ký thành lập kinh doanh là cá nhân nên ông B, bà H, bà N, bà Ng không phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ Công ty Hoá N. Đối với ông Lê Đình V quá trình giải quyết vụ án Công ty Hoá N yêu cầu ông V phải có trách Nệm liên đới trả nợ, Tòa án triệu tập ông Lê Đình V để làm việc nhưng ông V không hợp tác, không lên Tòa án làm việc, hơn nữa ông V không có nghĩa vụ liên đới trả nợ Công ty Hóa N nên không cần thiết đưa ông V vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đối với bị đơn ông Lê Ngọc M - chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thu H, bà Nguyễn Tuyết N, bà Hoàng Thị Ng đều có mặt tại nơi cư trú, trong thời gian chuẩn bị xét xử Toà án thông báo các V bản tố tụng bằng hình thức gửi bưu điện và hình thức tống đạt trực tiếp họ đều nhận các V bản nhưng không ký bất cứ V bản nào của Toà án và không hợp tác để giải quyết vụ án. Do đó Toà án tiến hành lập biên bản theo quy định tại khoản 4 khoản 5 Điều 177 của Bộ luật tố tụng dân sự.
[9]. Trong qúa trình giải quyết vụ án Toà án yêu cầu các đương sự cung cấp chứng cứ nhưng không có đương sự nào cung cấp thêm chứng cứ cho Toà án. Nghĩa vụ chứng M, theo khoản 4 Điều 91 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng M mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc”. Trong vụ án này có Nều mâu thuẩn (như chứng cứ, số tiền còn nợ …) giữa các đương sự với nhau cần phải đối chất làm rõ nhưng phía bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều vắng mặt không có lý do và không hợp tác với Toà án nên không thể tiến hành đối chất được và được xem như họ từ bỏ quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng. Do đó, Toà án căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ thu thập được có trong hồ sơ vụ án và kết quả tại phiên toà để giải quyết vụ án theo quy định.
[10]. Trong quá trình giải quyết vụ án theo uỷ quyền của nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với số tiền ông B đã thanh toán số tiền 20.000.000 đồng ngày 04-9-2020 và số tiền 33.790.000 đồng do tính toán sai lệch. Xét việc rút một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật nên cần được chấp nhận. Căn cứ khoản 2 Điều 244 của Bộ luật tố tụng dân sự, đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với yêu cầu đã rút.
[11]. Xét đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đắk Song tại phiên tòa là có căn cứ nên chấp nhận.
[12]. Từ những phân tích, nhận định trên, Hội đồng xét xử xét thấy cần chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Hoá N đối với ông Lê Ngọc M - chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M. Buộc ông Lê Ngọc M - chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M phải trả cho Công ty Hoá N số tiền tiền là 627.921.720 đồng (trong đó, tiền gốc là 477.110.457 đồng và tiền lãi suất là 150.811.263 đồng). Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Hoá N đối với ông Lê Ngọc M - chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M đối với số tiền 378.201.480 đồng (trong đó, tiền gốc là 296.169.543 đồng và tiền lãi suất là 82.031.937 đồng). Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N là buộc ông Lê Thanh B, bà Nguyễn Thu H, bà Nguyễn Tuyết N và bà Hoàng Thị Ng phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ cho Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N.
[13].Về án phí: Căn cứ khoản 1 Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do yêu cầu khởi kiện của Công ty Hoá N được chấp nhận một phần nên ông Lê Ngọc M - chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M phải chịu án phí 29.116.869 đồng; Công ty Hoá N phải chịu án phí phần yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận số tiền là 18.910.074 đồng, được khấu trừ vào số tiền 19.026.000 đồng đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai số 0005241 ngày 19-3-2021 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Đắk S. Hoàn trả cho Công ty Hoá N số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 115.926 đồng tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Đắk S.
[14]. Về quyền kháng cáo: Đương sự được quyền kháng cáo bản án theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng khoản 1 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 4 Điều 91, khoản 4 khoản 5 Điều 177, điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 1 Điều 228, khoản 1 khoản 2 Điều 401 của Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 8 khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4, khoản 1 Điều 24, khoản 1 khoản 2 Điều 50, khoản 1 khoản 2 khoản 3 Điều 51, Điều 306 và Điều 319 của Luật thương mại.
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N đối với ông Lê Ngọc M - Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M.
Buộc ông Lê Ngọc M - Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M phải trả cho Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N số tiền là 627.921.720 đồng (trong đó, tiền gốc là 477.110.457 đồng và tiền lãi suất là 150.811.263 đồng).
2. Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N đối với ông Lê Ngọc M - Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M đối với số tiền 378.201.480 đồng (trong đó, tiền gốc là 296.169.543 đồng và tiền lãi suất là 82.031.937 đồng).
3. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N là buộc ông Lê Thanh B, bà Nguyễn Thu H, bà Nguyễn Tuyết N, bà Hoàng Thị Ng phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ cho Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N.
Kể từ ngày Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N có đơn yêu cầu thi hành án thì hàng tháng ông Lê Ngọc M - Chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M còn phải trả cho Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N tiền lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại Điều 357 và khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự.
4. Căn cứ khoản 2 Điều 244 của Bộ luật tố tụng dân sự, đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với số tiền anh B đã thanh toán số tiền 20.000.000 đồng ngày 04-9-2020 và số tiền 33.790.000 đồng do tính toán sai lệch đã rút.
5. Về án phí: Căn cứ khoản 1 Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Buộc ông Lê Ngọc M - chủ hộ kinh doanh Lê Ngọc M phải chịu án phí là 29.116.869 đồng; buộc Công ty TNHH TMDV Thanh Sơn Hóa N phải chịu án phí là 18.910.074 đồng, được khấu trừ vào số tiền 19.026.000 đồng đã nộp tạm ứng án phí theo biên lai số 0005241 ngày 19-3-2021 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Đắk S. Hoàn trả cho Công ty Hoá N số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 115.926 đồng tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Đắk S, tỉnh Đắk N.
6. Về quyền kháng cáo: Đương sự vắng mặt tại phiên toà có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc niêm yết bản án hợp lệ.
“Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự. Thời hiệu yêu cầu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự”.
Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số 06/2023/KDTM-ST
Số hiệu: | 06/2023/KDTM-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Đắk Song - Đăk Nông |
Lĩnh vực: | Kinh tế |
Ngày ban hành: | 31/08/2023 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về