Bản án về tranh chấp hợp đồng kinh tế, hoạt động kinh doanh số 01/2022/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

BẢN ÁN 01/2022/KDTM-PT NGÀY 05/01/2022 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Trong các ngày 30 tháng 11 năm 2021 và ngày 05 tháng 01 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Long An mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số: 12/2021/TLPT-KDTM ngày 07 tháng 7 năm 2021 về “Tranh chấp hợp đồng kinh tế, hoạt động kinh doanh”.

Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/2021/KDTM-ST ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện H bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 14/2021/QĐ-PT ngày 07 tháng 10 năm 2021, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Công ty Cổ phần T. Địa chỉ trụ sở: Số 418, ấp C1, xã H1, huyện H, tỉnh Long An Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn T1 – Tổng giám đốc.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Xuân L, sinh năm 1976. Địa chỉ: Số 69/9A, Đường 48, phường C2, thành phố Đ1, Thành phố Hồ Chí Minh. (Văn bản ủy quyền số 01/2020/UQ-TT ngày 21/6/2020)

- Bị đơn: Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D.

Địa chỉ trụ sở: Số 133, ấp C1, xã H2, huyện H, tỉnh Long An.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn Đ – Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Dương Thị Kim T2, sinh năm 1963. Địa chỉ: Số 22, Ô 7, Khu B, thị trấn N, huyện H, tỉnh Long An. (Văn bản ủy quyền số 01/2020/UQ-TT ngày 21/6/2020).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Nguyễn Thị Lệ T3, sinh năm 1957.

2. Ông Nguyễn Văn Đ, sinh năm 1958.

Cùng địa chỉ: Số 133, ấp C1, xã H2, huyện H, tỉnh Long An.

3. Ông Trương Văn C, sinh năm 1975.

Địa chỉ: Ấp Đức Ngãi 2, xã H2, huyện H, tỉnh Long An.

4. Ông Đặng Văn T4, sinh năm 1968.

Địa chỉ: Số 17/7, Khu phố 8, thị trấn M, huyện M, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Người kháng cáo: Công ty Cổ phần T và Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D (Bà T2, ông L, bà T3, ông Đ có mặt; Ông C, ông T4 vắng mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Trong đơn khởi kiện ngày 27/8/2020 và trong quá trình giải quyết vụ án, ông Nguyễn Xuân L là người đại diện hợp pháp của nguyên đơn - Công ty Cổ phần T trình bày:

Năm 2008, Công ty Cổ phần T (gọi tắt là Công ty T) do ông Nguyễn Văn T1 đại diện có hợp tác kinh doanh cùng vợ chồng ông Nguyễn Văn Đ, bà Nguyễn Thị Lệ T3 (bà T3 là chị, con bác ruột của ông T1) và dùng pháp nhân của Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D (gọi tắt là Công ty D) do ông Đ làm chủ tịch Hội đồng quản trị để kinh doanh khai thác đất san lấp. Ông T1 được cử đại diện dùng pháp nhân của Công ty T ký hợp đồng mua mỏ đất của Công ty TNHH Quảng T5 để cùng khai thác kinh doanh đất hầm nêu trên và lợi nhuận, lãi chia đôi khi quyết toán.

1. Vào ngày 09/09/2009, ông T1 và vợ chồng ông Nguyễn Văn Đ, bà Nguyễn Thị Lệ T3 có lập Bản tổng hợp doanh thu trừ chi phí hoạt động hợp tác kinh doanh đến tháng 09/2009 (quý I, II, III) số dư là 13.164.733.639 đồng. Từ ngày 16/9/2009 đến ngày 16/12/2009 (quý IV) doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh là 5.973.420.836 đồng, trừ 30% chi phí cuốc đất lên xe và vận chuyển thì còn lại 4.181.394.685 đồng. Tổng số dư 17.346.128.224 đồng. Số lợi nhuận trừ các chi phí còn lại 7.050.222.933 đồng chia đôi cho 02 bên. Ông Nguyễn Văn Đ và ông Nguyễn Văn T1 nhận mỗi bên số tiền là: 3.525.111.467 đồng (7.050.222.933 đồng/2). Trước đó, ông T1 đã nhận số tiền là: 2.610.357.000 đồng, còn phải nhận thêm tiền lợi nhuận còn lại từ Công ty D chia là: 914.754.467 đồng.

2. Trong thời gian hợp tác kinh doanh hầm đất năm 2009 thì Công ty T có ký với Công ty D 02 Hợp đồng kinh tế ngày 01/02/2009 (về đào đất tại mỏ và bơm nước, tưới đường), Công ty T đã xuất 04 hóa đơn VAT với giá trị 1.104.000.000 đồng, nhưng đến nay Công ty D vẫn chưa quyết toán.

3. Ngày 23/3/2020, Công ty T đã thanh toán nhầm cho bà Nguyễn Thị Lệ T3 số tiền 250.000.000 đồng, nội dung: Thanh toán trả tiền mua đất, thực tế Công ty T không mua đất bà T3, do vậy bà T3 được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nên phải có nghĩa vụ trả lại tiền 250.000.000 đồng.

4. Do vợ, chồng Nguyễn Văn Đ, Nguyễn Thị Lệ T3 từ chối không quyết toán việc hợp tác kinh doanh năm 2009, để kéo dài từ năm 2009 đến nay nên khoảng nợ ngày 26/02/2008 đến nay vợ chồng Nguyễn Văn Đ, Nguyễn Thị Lệ T3 chưa quyết toán. Cụ thể, năm 2008 do ông Đ, bà T3 cần vốn làm ăn, ông T1 đã đứng ra bảo lãnh lập Hợp đồng vay vốn của ông Nguyễn Ngọc Thủy số tiền 700.000.000 đồng giao cho ông Đ, bà T3. Sau đó, vợ, chồng Nguyễn Văn Đ, Nguyễn Thị Lệ T3 không chịu thanh toán gốc và lãi, ông T1 phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh thanh toán gốc và lãi thay vợ chồng Nguyễn Văn Đ, Nguyễn Thị Lệ T3 với số tiền là 837.743.000 đồng. Số tiền trả nợ cho ông Thủy là tiền hoạt động kinh doanh làm ăn chung của hai công ty, đương nhiên ông T1 phải được ông Đ, bà T3 hoàn trả lại 50% là 418.871.500 đồng.

Do đó, ông T1 đại diện Công ty T khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn:

Buộc bị đơn Công ty D do ông Nguyễn Văn Đ đại diện thanh toán cho nguyên đơn số tiền là: 2.687.625.967 đồng, bao gồm:

+ Số tiền nợ 914.754.467 đồng (lợi nhuận hợp tác kinh doanh quý IV năm 2009 còn lại);

+ Số tiền nợ 1.104.000.000 đồng (hóa đơn nợ phát sinh từ 02 Hợp đồng kinh tế ngày 01/02/2009 “về đào đất tại mỏ và bơm nước, tưới đường” Công ty D chưa thanh toán cho Công ty T.

+ Số tiền 418.871.500 đồng (tiền lợi nhuận từ việc kinh doanh chung nhưng lấy để trả nợ khoản vay riêng của ông Đ, bà T3).

+ Yêu cầu cá nhân bà Nguyễn Thị Lệ T3 và ông Nguyễn Văn Đ trả số tiền 250.000.000 đồng (tiền Công ty T đã chuyển cho bà T3 ngày 23/3/2020);

* Bà Dương Thị Kim T2 là người đại diện hợp pháp của bị đơn - Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D (có yêu cầu phản tố) trình bày:

1. Công ty D thừa nhận có ký hợp đồng kinh tế với ông Nguyễn Văn T1 đại diện cho Công ty T, gồm: Hợp đồng kinh tế không số ngày 01/02/2009 về việc bơm nước, tưới đường. Hợp đồng không số ngày 01/02/2009 về việc đào đất tại mỏ; Thời gian thực hiện: 01/02/2009. Tuy nhiên, thực tế thì 02 Hợp đồng kinh tế ngày 01/02/2009 là nhầm để hợp thức việc xuất hóa đơn thanh toán chi phí đầu vào các công việc như thuê xe bơm nước, tưới đường của Công ty D thuê các đơn vị không có tư cách pháp nhân quyết toán trong quá trình thi công khai thác hầm Quảng T5. Công ty D có đầy đủ chứng từ sổ sách, nhật ký để chứng minh là người chi trả tiền dầu, tiền thuê nhân công các chi phí này, việc bơm nước, tưới đường không phải của Công ty T thực hiện và chi trả tiền. Do đó, Công ty T yêu cầu thanh toán tiền nợ từ hợp đồng kinh tế 1.104.000.000 đồng là không có cơ sở.

2. Công ty D do ông Nguyễn Văn Đ đại diện có hợp tác kinh doanh với Công ty T để khai thác đất hầm Quảng T5, ông Nguyễn Văn T1 cũng là cổ đông của Công ty D. Ông Nguyễn Văn T1 cho rằng tiền chia lợi nhuận trong quá trình hợp tác kinh doanh của năm 2009 chưa quyết toán, cụ thể tiền lợi nhuận của quý IV năm 2009 ông Đ còn nợ ông T1 số tiền 914.754.467 đồng là không có căn cứ. Vì hoạt động kinh doanh từ quý IV năm 2009, năm 2010 và năm 2011, Công ty D đã bàn giao cho Công ty T.

3. Công ty T cho rằng chuyển nhầm cho bà Nguyễn Thị Lệ T3 250.000.000 đồng vào ngày 23/3/2020 nên yêu cầu cá nhân ông Đ và bà Nguyễn Thị Lệ T3 phải trả lại. Bà Nguyễn Thị Lệ T3 và ông Nguyễn Văn Đ xác định số tiền 250.000.000 đồng là tiền ông T1 đại diện Công ty T mua đất trữ của cá nhân bà T3 vào tháng 3 năm 2009, tổng cộng là 261 xe, thành tiền là 247.950.000 đồng, không có việc chuyển nhầm (có chứng từ chuyển tiền trả tiền mua đất của bà T3 là 250.000.000 đồng).

4. Ông Nguyễn Văn T1 cho rằng Công ty D lấy tiền kinh doanh, lợi nhuận chung để trả nợ riêng cho khoản nợ của ông Đ, bà T3 vay của ông Nguyễn Ngọc Thủy vào năm 2008 là 418.871.500 đồng là không có cơ sở. Bởi vì tất cả việc liên kết làm ăn chung trong Công ty D từ năm 2008 đến năm 2011 đã được ông Đ, bà T3 và ông T1 quyết toán, cấn trừ công nợ xong theo “Biên bản quyết toán năm 2008 và năm 2011” ngày 29/12/2011.

Từ những nội dung trình bày ở trên, Công ty D không đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty T.

5. Công ty D yêu cầu phản tố: yêu cầu ông Nguyễn Văn T1 đại diện Công ty T phải trả cho Công ty D do ông Nguyễn Văn Đ đại diện nhận số tiền còn nợ là:

2.298.550.000 đồng. Cơ sở phản tố của bị đơn như sau:

- Từ năm 2008, ông Nguyễn Văn Đ có hợp tác kinh doanh khai thác đất san lấp hầm Quảng T5 với ông Nguyễn Văn T1 và lấy pháp nhân của Công ty D để hoạt động. Đến cuối quý III năm 2009, do chủ đầu tư mua đất san lấp chậm thanh toán, tình hình kinh doanh của Công ty D khó khăn, sắp thua lỗ nên ông Đ bàn giao hoạt động của pháp nhân Công ty D cho Công ty T. Nên vào ngày 09/9/2009, giữa ông T1 và vợ chồng ông Nguyễn Văn Đ, bà Nguyễn Thị Lệ T3 có lập Bản tổng hợp doanh thu trừ chi phí hoạt động hợp tác kinh doanh của Công ty D tính đến tháng 09/2009 (quý I, II, III năm 2009). Theo sổ sách chứng từ hoạt động của năm 2009 thể hiện doanh thu là 19.641.718.639 đồng, trong đó:

+ Ông T1 giữ: 1.925.100.000 đồng; Ông Đ giữ: 17.715.618.000 đồng.

+ Phần ông Đ chi: 18.658.000.000 đồng. Phần ông Đ chi vượt so với tiền thu đã giữ là: 18.658.000.000 đồng - 17.715.618.000 đồng là 943.000.000 đồng.

+ Các khoản thu khác ông T1 đang giữ tổng cộng là: 4.365.100.000 đồng (1.925.100.000 đồng + 2.440.000.000 đồng).

+ Các khoản chi khác ông T1 được trừ lại: 1.071.000.000 đồng.

(4.365.100.000 đồng - 1.071.000.000 đồng = 3.294.000.000 đồng).

Số tiền này, ông T1 phải trả lại cho ông Đ (phần ông Đ chi vượt so với số tiền ông Đ thu giữ là 943.000.000 đồng và chi tiền thuế thu nhập + chi phí phát sinh là 360.000.000 đồng nên ông T1 còn giữ là: 1.991.000.000 đồng.

Số tiền lợi nhuận sau khi trừ các chi phí là: 1.991.000.000 đồng, chia đôi thì mỗi bên được số tiền là: 995.50.000 đồng.

Do đó ông T1 phải giao lại cho ông Đ các khoản gồm: (943.000.000 đồng + 360.000.000 đồng + 995.500.000 đồng) = 2.298.550.000 đồng (tiền này bà T3 có ghi trong sổ riêng của ông T1 giữ). Khi quyết toán xong, hai bên lấy tròn số ông T1 còn nợ ông Đ là 2.300.000.000 đồng, ông Đ đồng ý cho ông T1 1.000.000.000 đồng với điều kiện ông T1 phải trả cho ông Đ ngay số tiền 1.300.000.000 đồng trong thời gian sớm để ông Đ xoay sở nợ nần. Từ đó, ông T1 có ký giấy nợ ngày 08/3/2020 còn nợ ông Đ số tiền là 1.300.000.000 đồng (một tỷ ba trăm triệu đồng).

Như vậy, căn cứ Bản tổng hợp doanh thu ngày 09/9/2009, Biên bản quyết toán ngày 29/12/2011 thì việc hợp tác kinh doanh giữa cá nhân ông Đ với ông T1 từ năm 2008, kể cả năm 2009 đã được quyết toán xong nhưng ông T1 vẫn chưa thanh toán cho ông Đ tiền nợ theo giấy nhận nợ ngày 08/3/2020, chứ không phải ông Đ chưa quyết toán cho ông T1.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Lệ T3 và ông Nguyễn Văn Đ trình bày:

Công ty T yêu cầu Công ty D cùng cá nhân ông, bà phải thanh toán số tiền là 2.687.625.967 đồng thì ông, bà không đồng ý. Vì việc hợp tác làm ăn chung giữa Công ty D với Công ty T từ năm 2008 đến năm 2011 đã được hai bên quyết toán xong theo “Biên bản quyết toán năm 2008 và năm 2011” ngày 29/12/2011, ông, bà có đầy đủ các chứng từ để chứng minh.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Trương Văn C trình bày:

Ông C là con rễ của ông Nguyễn Văn Đ và bà Nguyễn Thị Lệ T3, ông C là thành viên cổ đông có tên trong Công ty D do ông Nguyễn Văn Đ làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng ông C không trực tiếp tham gia góp vốn. Năm 2008, Công ty T do ông Nguyễn Văn T1 đại diện có hợp tác cùng ông Đ, bà T3 và dùng pháp nhân của Công ty D thực hiện kinh doanh khai thác đất hầm mua của Công ty TNHH Quảng T5. Ông C xác nhận việc góp vốn giữa hai công ty do ông Đ đại diện đóng góp với ông T1, riêng trong số tiền đưa vào góp vốn của bên ông Đ, ông C là con trong gia đình có hùn vốn 50% với cá nhân ông Đ, bà T3. Trong công ty ông C chỉ làm nhiệm vụ theo dõi báo cáo việc khai thác, kinh doanh đất, còn việc quản lý, điều hành và chia lợi nhuận do ông Đ và ông T1 tính toán, quyết định. Nay ông Nguyễn Văn T1 và ông Nguyễn Văn Đ, bà Nguyễn Thị Lệ T3 đại diện hai Công ty tranh chấp việc hợp tác kinh doanh thì ông C đồng ý theo ý kiến, yêu cầu của bên ông Đ, bà T3, không có ý kiến gì khác và xin vắng mặt.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Đặng Văn T4 trình bày:

Ông T4 là thành viên cổ đông trong Công ty D do ông Nguyễn Văn Đ làm chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng không tham gia góp vốn. Ngoài ra, ông T4 còn làm nhiệm vụ tài xế lái máy đào bánh xích hiệu Kobeko SK 07N2 phục vụ cho các công trình, tiền lương do Công ty D chi trả. Việc quản lý, điều hành và chia lợi nhuận do ông Đ và ông T1 tính toán, ông không biết rõ. Nay ông Nguyễn Văn T1 và ông Nguyễn Văn Đ, bà Nguyễn Thị Lệ T3 đại diện hai Công ty tranh chấp việc hợp tác kinh doanh thì ông T4 cũng là thành viên không có tranh chấp hoặc ý kiến gì và xin vắng mặt.

Vụ án được Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành hòa giải nhưng không T4.

Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/2021/KDTM-ST ngày 11/5/2021, Tòa án nhân dân huyện H đã căn cứ khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35, khoản 2 Điều 42, Điều 147 BLTTDS năm 2015; các Điều 280, Điều 440, Điều 504, Điều 507 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 50, Điều 317, Điều 319 Luật thương mại năm 2005 Tuyên xử:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần T đối với Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D về việc yêu cầu thanh toán số tiền nợ 1.104.000.000 đồng theo Hợp đồng kinh tế ngày 01/02/2009 (về đào đất tại mỏ và bơm nước, tưới đường).

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần T đối với Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D về việc Dương yêu cầu chia tiền lợi nhuận còn lại quý 4 năm 2009 là 914.754.467 đồng.

3. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D yêu cầu Công ty cổ phần T phải hoàn trả số tiền lợi nhuận năm 2009 còn nợ theo giấy nợ ngày 08/3/2020 là 1.300.000.000 đồng (một tỷ ba trăm triệu đồng).

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tương ứng với thời gian chậm trả theo qui định Điều 306 luật Thương mại năm 2005.

4. Không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D yêu cầu Công ty cổ phần T phải hoàn trả số tiền chia lợi nhuận năm 2009 còn nợ là 998.550.000 đồng (chín trăm chín mươi tám triệu năm trăm năm mươi ngàn đồng).

5. Tách hai yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần T: đòi lại tiền chuyển nhầm cho cá nhân bà Nguyễn Thị Lệ T3 là 250.000.000 đồng vào ngày 23/3/2020; đòi lại số tiền hoạt động kinh doanh chung của Công ty D nhưng lấy trả cho khoản nợ vay riêng của ông Đ, bà T3 là 418.871.500 đồng để tiếp tục xem xét giải quyết trong vụ án dân sự thụ lý số 226/TB-TLVA ngày 11/5/2021.

6. Về án phí: Áp dụng các khoản 1, 3, 5 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Toà án;

6.1. Nguyên đơn Công ty cổ phần T phải chịu án phí KDTM sơ thẩm đối với hai yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận trên số tiền 2.018.754.467 đồng, án phí phải nộp là 72.375.089 đồng; phải chịu án phí KDTM sơ thẩm đối với yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận trên số tiền 1.300.000.000 đồng, án phí phải nộp là 51.000.000 đồng. Tổng cộng án phí phải nộp: 123.375.089 đồng.

Chi cục thi hành án dân sự huyện H khấu trừ cho Công ty cổ phần T tiền tạm ứng án phí đã nộp là 42.876.000 đồng theo biên lai thu số 0006472 ngày 06/10/2020. Công ty cổ phần T phải nộp bổ sung án phí KDTM sơ thẩm là 80.499.089 đồng (tám mươi triệu bốn trăm chín mươi chín ngàn không trăm tám mươi chín đồng).

6.2. Bị đơn Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D phải chịu án phí KDTM sơ thẩm đối với yêu cầu phản tố không được chấp nhận là 41.956.500đồng.

Chi cục thi hành án dân sự huyện H khấu trừ cho Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D tiền tạm ứng án phí đã nộp là 38.985.500đồng theo biên lai thu số 0007159 ngày 21/12/2020.

Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D phải nộp bổ sung án phí KDTM sơ thẩm là 2.971.000 đồng (hai triệu chín trăm bảy mươi mốt ngàn đồng).

Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về quyền kháng cáo, quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án và thời hiệu thi hành án theo Luật Thi hành án dân sự.

Ngày 17/5/2021, Công ty Cổ phần T (sau đây gọi tắt là Công ty T) kháng cáo không đồng ý bản kinh doanh thương mại sơ thẩm, cụ thể: Công ty Cổ phần T yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D thanh toán số tiền 1.104.000.000 đồng theo Hợp đồng kinh tế ngày 01/02/2009 (về đào đất tại mỏ và bơm nước, tưới đường) và 914.754.467 đồng tiền chia tiền lợi nhuận còn lại của Quý 4 năm 2009.

Ngày 24/5/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D (sau đây gọi tắt là Công ty D) kháng cáo không đồng ý một phần bản kinh doanh thương mại sơ thẩm, cụ thể: Công ty D yêu cầu Công ty Cổ phần T hoàn trả 2.300.000.000 đồng tiền lợi nhuận năm 2009.

Nhận thấy, tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, người kháng cáo không rút yêu cầu kháng cáo, các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

* Ông Nguyễn Xuân L – Người đại diện hợp pháp của Công ty Cổ phần T trình bày ý kiến:

Thứ nhất, về yêu cầu kháng cáo:

1. Công ty T đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa toàn bộ bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty T, bác toàn bộ yêu cầu phản tố của Công ty D.

2. Tình tiết liên quan kháng cáo:

- Ông T1 nhân danh cá nhân ký giấy ghi nợ, pháp nhân Công ty T (nguyên đơn) nợ Công ty Đại Đương (bị đơn) là có điều kiện:

+ Sau khi ký giấy nợ phải hoàn thiện hồ sơ có chứng từ thu chi kèm theo;

+ Sau khi có chứng từ thu chi kèm theo, thì Nguyên đơn ký, đóng dấu công ty (đúng chủ thể theo quy định pháp luật) và báo cáo các cổ đông, thì nguyên đơn mới có cơ sở thanh toán được;

+ Mục đích ông T1 ký giấy nợ là để bên bị đơn nhanh chóng cung cấp chứng từ và làm quyết toán năm 2009, vì bị đơn cố tình kéo dài việc quyết toán năm 2009 này đã hơn 10 năm rồi, thể hiện ngày hẹn tại 02 văn bản ngày 29/12/2011 và 03/01/2018;

- Tuy nhiên ngay khi có giấy ghi nợ bị đơn không tiến hành cung cấp chứng từ thu chi để 02 bên pháp nhân làm bảng quyết toán chính thức 2009, mà bị đơn tuyên bố đã đốt hết chứng từ thu chi và con ông Đ bà T3 đã gây áp lực, đe dọa (kèm ghi âm) đòi ông T1 phải trả ngay tức khắc, ông T1 đã đến trình báo Công an xã nhưng công an xã H1 không giải quyết vì không thuộc thẩm quyền mà hướng dẫn ông T1 đến công an huyện H tường trình, ông T1 đã đến công an huyện thì công an huyện lại tiếp tục kêu ông T1 khởi kiện nên ông T1 đã khởi kiện ra tòa án nhân dân huyện H ngày 21/6/2020;

- Do bị đơn không chịu cung cấp chứng từ thu chi đúng để 02 công ty làm bảng quyết toán 2009 chính thức, nên nguyên đơn mới cung cấp chứng từ thu chi đúng và yêu cầu tòa án giải quyết.

- Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào mấy chữ được ông T1 ghi trong giấy ghi nợ 1,3 tỷ mà không làm rõ nội dung nợ những vấn đề cụ thể nào? Về chủ thể, nội dung, mục đích có phù hợp pháp luật không? Trong khi ông T1 ký nợ giữa pháp nhân với pháp nhân.

3. Chứng cứ mới xuất trình - Tờ khai thuế GTGT tháng 3/2009 của Công ty T tại Cục thuế tỉnh Long An + Bảng kê hóa đơn kèm theo.

- Tờ khai thuế GTGT tháng 4/2009 của Công ty T tại Cục thuế tỉnh Long An + Bảng kê hóa đơn kèm theo.

- Hóa đơn GTGT Công ty T ngày 28/02/2009.

- Hóa đơn GTGT Công ty T ngày 19/3/2009.

- Hóa đơn GTGT Công ty T ngày 21/3/2009.

Thứ hai, diễn giải các tình tiết liên quan đến nội dung kháng cáo:

* Các chứng cứ chứng minh năm 2009 chưa quyết toán:

1. Ngày 29/12/2011, bà T3 ghi là năm 2009 chờ quyết toán sau (2 vợ chồng cùng ký tên).

Đến ngày 03/01/2018, bà T3 một lần nữa ghi cần có thời gian quyết toán năm 2009 (bà T3 ký tên).

Việc thu chi do Công ty D quản lý và hẹn ông T1 nhiều lần cho đến tận năm 2018 cũng không hề có văn bản thể hiện quyết toán. Thế nhưng tại Tòa án cấp sơ thẩm, bà T3 bảo là ông T1 không chịu làm quyết toán.

Nên bà T3 cho rằng đã quyết toán gộp rồi là không căn cứ.

- Bản quyết toán năm 2009 lập ngày 22/01/2021 thực sự là bản liệt kê chỉ do Công ty D (bà T3 kế toán) ghi, bản này không giá trị chứng minh vì:

+ Bản quyết toán năm 2009 ngày 22/01/2021 do phía Công ty D lập, không có chữ ký của ông T1, cũng không có chứng cứ nào khác thể hiện ông T1 đồng ý với quyết toán này, nội dung bản quyết toán này ghi ông T1 nợ 2.265.822.000 đồng.

+ Các chứng từ kèm theo quyết toán không hề có chứng từ quyết toán 07 hóa đơn Công ty D đã xuất từ ngày 16/9/2009 đến 16/12/2009, cũng như 02 Hợp đồng Công ty T đã ký kết với Công ty D ngày 01/02/2009.

2. Đối với 07 hóa đơn GTGT mà Công ty D đã xuất cho các đơn vị khác:

- Các hoá đơn này xuất trong quý IV năm 2009 gồm 9 hoá đơn trong đó có 2 hoá đơn bị mất nên chỉ còn 7 hoá đơn các ngày 16/9/2009, ngày 12/10/2009, ngày 02/11/2009, ngày 05/11/2009, ngày 07/12/2009, ngày 15/12/2009 và ngày 16/12/2009. 07 hoá đơn này có con số khớp với số liệu mà bà T3 đã ghi trong 07 hóa đơn giá trị gia tăng các ngày 16/9/2009, ngày 12/10/2009, ngày 02/11/2009, ngày 05/11/2009, ngày 07/12/2009, ngày 15/12/2009 và ngày 16/12/2009.

Doanh thu của 07 hoá đơn này trong quý 4 là 5.973.420.836 đồng. Phần này bà T3 và ông Đ không tính vào trong buổi làm việc ngày 08/03/2020 nhằm làm doanh thu giảm đi để tạo ra lỗ và chia đôi khoản lỗ đó cho ông T1 (đại diện Công ty T) vì hai công ty làm việc theo phương thức lời lỗ chia đôi.

3. Mâu thuẫn giữa các con số do bà T3 tự lập thể hiện rõ ràng sự gian dối trong tính toán Ngày 08/3/2020:

- Phần thu: 16.697.786.000 đồng - Phần chi: 16.876.680.000 đồng Văn bản phản tố của Công ty D (bên bà T3) ngày 11/11/2020:

- Phần thu: 19.641.718.639 đồng - Phần chi: 18.658.000.000 đồng Hai bảng này có các con số thu chi khác biệt nhau và đều không có chứng từ chứng minh của phần chi (số liệu đều do bà T3 kê khống).

4. Về việc đòi chia đôi lỗ:

- Doanh thu trong 3 quý năm 2009 là 19.641.718.639 đồng (doanh thu chỉ 3 quý chưa tính doanh thu của quý IV).

- Trong khi đó bà T3 ghi tổng chi năm 2009 (trong đơn phản tố của bà T3) là 18.658.000.000 đồng.

Như vây số thu của 3 Quý trừ đi tổng chi cả năm 2009 đã dương 01 tỷ (đã lớn hơn chi rồi), thì không có chuyện lỗ, nên việc ông Đ, bà T3 bắt ông T1 chia đôi số lỗ đó là vô căn cứ.

Những chứng từ trên chứng minh:

Doanh thu thực tế của cả năm 2009 = Doanh thu 3 quý + Doanh thu quý IV Cụ thể: Doanh thu 3 quý năm 2009 (số liệu từ cột thứ 4 dưới đây do bà T3 lập) là 19.641.718.639 đồng.

Doanh thu quý IV (là doanh thu của 07 hoá đơn) là 5.973.420.836 đồng Tổng doanh thu của cả năm 2009 là:

19.641.718.639 đồng + 5.973.420.836 đồng = 25.615.139.475 đồng.

Nhưng bà T3 chỉ ghi vào bản tự khai phản tố ngày 10/11/2020 là 19.641.718.639 đồng. Như vậy chênh lệch giữa doanh thu có chứng từ và doanh thu do bà T3 tự ghi là 5.973.420.836 đồng.

Tóm lại: doanh thu được bà T3 tự ghi sổ vào ngày 08/3/2020 hay doanh thu trong bản tự khai phản tố ngày 10/11/2020 của bà T3, thì đều nhỏ hơn doanh thu có chứng từ 25.615.139.475 đồng. Cho nên một lần nữa khẳng định không có việc Công ty T nợ Công ty D.

Tại phiên tòa sơ thẩm, bà T3 cho rằng 7 hoá đơn trên đã tính gộp trong Bản tổng hợp doanh thu 3 quý ngày 09/9/2009 (BL 70). Thế nhưng đây là Bản tổng hợp doanh thu trừ chi phí chứ không phải bản thanh lý hợp đồng hay quyết toán giữa Công ty D và Công ty T nên mặc dù có chữ ký ông T1 trong Bản tổng hợp doanh thu này cũng chỉ là với tư cách thành viên Công ty D chứ không phải ông T1 ký để chấp nhận việc quyết toán năm 2009 đã hoàn tất. Hơn nữa, hoá đơn đầu tiên trong số 7 hoá đơn này được xuất ngày 16/9/2009, thì không thể bảng quyết toán lập ngày 09/9/2009 lại có hoá đơn này để liệt kê vào. Vì vậy lời nói bà T3 nói đã gộp quyết toán rồi là không phù hợp. Sau đó ông Đ sửa lại lời khai tại phiên toà sơ thẩm là quý 4 năm 2009 đã bàn giao cho ông T1 tự thu tự chi, nên ông Đ chối không chấp nhận 7 hoá đơn này. Nhưng ông Đ không xuất trình được biên bản bàn giao, thực tế thì ông Đ đã ký tên đóng dấu xuất và thu tiền vào đối với 7 hoá đơn này nên ông Đ không thể chối được; Vì vậy 7 hoá đơn này phải được tính vào doanh thu của Công ty D trong năm 2009 nhưng Toà huyện Đức Hoà đã bỏ qua chi tiết này, việc bỏ qua này đã gây thiệt hại cho ông T1, yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét.

5. Đối với 04 hoá đơn mà Công ty T đã xuất cho Công ty D:

Ngày 01/2/2009, Công ty T đã ký kết với Công ty D 02 Hợp đồng kinh tế, quá trình thực hiện, Công ty T đã xuất 04 hóa đơn GTGT với tổng số tiền là 1.104.000.000 đồng gồm 04 hóa đơn:

- Ngày 30/3/2009: 396.000.000 đồng - Ngày 30/3/2009: 225.000.000 đồng.

- Ngày 29/4/2009: 308.000.000 đồng - Ngày 29/4/2009: 175.000.000 đồng Công ty T xuất cho Công ty D với số tiền 1.104.000.000 đồng (có hợp đồng và hoá đơn, hồ sơ kê khai báo cáo thuế năm 2009 của Công ty T xuất chứng minh) nhưng Công ty D không quyết toán trong năm 2009 nên chưa thanh toán cho Công ty T mà cho rằng chỉ để hợp thức hóa các khoản chi phí mà Công ty D đã chi là không đúng thực tế. Bởi lẽ, trong 04 hóa đơn trên, Công ty T là doanh nghiệp xuất hóa đơn, còn Công ty D là người mua hàng.

- 04 hóa đơn trên xuất phát từ 2 hợp đồng kinh tế giữa Công ty T và Công ty D ngày 01/02/2009:

- Hợp đồng thứ nhất, với nội dung: Máy đào gàu 0.7m3 bốc xúc đất lên xe; Giá trị hợp đồng: Đơn giá 44.000đ/xe đã bao gồm thuế VAT 10%. Ngày bắt đầu 01/02/2009, ngày hoàn thành theo yêu cầu của bên A (Công ty D).

- Hợp đồng thứ hai, với nội dung: Bơm nước hầm đất; tưới nước đường vận chuyển; sửa chữa đường vận chuyển nếu có hư hỏng; Địa chỉ: Tại mỏ đất và các tuyến đường vận chuyển mà phương tiện thi công cho các đối tượng mà Công ty D ký kết hợp đồng. Giá trị hợp đồng: Đơn giá: 25.000 đồng/xe đã bao gồm thuế VAT 10%; Giá trị hợp đồng căn cứ vào khối lượng thực tế máy đào thi công, bốc xúc đất lên xe vận chuyển đi sang lấp. Ngày bắt đầu 01/02/2009, ngày hoàn thành theo yêu cầu của bên A (Công ty D).

Ông Đ và ông Trương Tấn B cho rằng 02 hợp đồng trên được ký chỉ để hợp thức hóa các khoản đã chi nhân công thực hiện; các nhân chứng Trương Văn C, Nguyễn Phạm Đ2 xác nhận các ông làm nhiệm vụ theo dõi ghi chép sổ sách, cấp phiếu xác nhận xe cuốc, xe ben, xe tưới đường…đều báo cho ông Đ và bà T3 chi tiền để trực tiếp mua dầu của Công ty Thành P và là người chi trả các chi phí nói trên. Thế nhưng ông Đ, bà T3 tự ghi chép sổ sách, khi chi tiền người nhận không ký, không hóa đơn chứng từ thì ông Đ, bà T3 nói gì chẳng được. Trong khi về mặt pháp lý, giữa Công ty T và Công ty D đã ký hợp đồng thực hiện các hạng mục cụ thể, phù hợp quy định của pháp luật, không hề có thỏa thuận nào về việc 02 hợp đồng này được ký để hợp thức hóa các khoản chi mà ông Đ, bà T3 đã chi, cũng không có thỏa thuận nào hủy hay đình chỉ hợp đồng nên về mặt pháp lý, hợp đồng vẫn có giá trị thực hiện. Trên thực tế, đã sử dụng máy đào của ông T1 để thực hiện nội dung hợp đồng đã ký kết. 03 nhân chứng là người đã trực tiếp thi công về đào đất tại mỏ và bơm nước, tưới đường năm 2009 cụ thể:

- Ông Đồng Tấn N1 trình bày năm 2009, ông là tài xế đã sử dụng xe của Công ty T làm dịch vụ bơm nước lên bồn xe và tưới nước đường chống bụi cho Công ty D tại các tuyến đường từ hầm đất đến công trường của Công ty D. Người ông N1 làm việc trực tiếp tại hầm là ông Nguyễn Phạm Đ2 (tên gọi khác là Ba Nho), hằng ngày ông Ba Nho theo dõi số lượng và xe cuốc và xác nhận vào sổ tay để ông N1 báo về cho Công ty T (Văn bản tự khai ngày 04/5/2021, Bút lục số 161) - Ông Nguyễn Phạm Đ2 (Ba Nho) trình bày năm 2009, ông là cán bộ tổng hợp của Công ty D xác nhận máy đào bánh xích hiệu KOBEKO SK 07N2 của Công ty T do tài xế Đặng Văn T4 cuốc là chủ lực, khi nào đầu xe ben nhiều thì mới huy động thêm xe cuốc khác. Riêng xe tưới nước đường thì chỉ có xe của Công ty T do tài xế Đồng Văn Nhiệm tưới (Văn bản tự khai ngày 04/5/2021, Bút lục số 162) - Ông Đặng Văn T4 trình bày ông là cổ đông của Công ty D nhưng không có góp vốn, không được phân công làm việc và hưởng lương Công ty D. Năm 2009, ông T4 là tài xế đã sử dụng máy đào bánh xích hiệu KOBEKO SK 07N2 của Công ty T làm dịch vụ cuốc đất cho Công ty D tại hầm đất của Công ty TNHH Quảng T5. Người ông T4 làm việc trực tiếp tại hầm là ông Nguyễn Phạm Đ2 (tên gọi khác là Ba Nho), hằng ngày ông Ba Nho theo dõi số lượng và xe cuốc và xác nhận vào sổ tay để ông T4 báo về cho Công ty T. (Văn bản tự khai ngày 05/5/2021, Bút lục số 163) Ba nhân chứng này đều xác nhận Công ty T là đơn vị thi công chính (chủ lực) về đào đất tại mỏ và bơm nước, tưới đường năm 2009 tại hầm đất của Công ty Đại Dượng vì vậy hợp đồng này là có thi công thật, xuất hóa đơn thật và phải được thanh toán. Mặc khác nguyên đơn không thể tự đi xuất hóa đơn để kê khai chịu thuế VAT và thu nhập doanh nghiệp (kèm hồ sơ khai thuế tháng 3/2009; tháng 4/2009), tự đi mua xe cuốc đất (kèm 01 hóa đơn mua xe cuốc ngày 25/3/2009 và 03 hóa đơn mua dầu ngày 28/02/2009; 19/3/2009; 31/3/2009 của Công ty T) về mà không cuốc đất, tự mua xe tưới nước đường mà không hoạt động. Trong khi xe cuốc, xe tưới nước đường của nguyên đơn hiện vẫn còn nguyên đó.

Hơn nữa, phía ông Đ, bà T3 không hề phản đối gì về 02 hợp đồng này, đến khi ông T1 khởi kiện yêu cầu giải quyết thì ông Đ, bà T3 mới cho rằng 02 hợp đồng này được ký để hợp thức hóa.

Trong khi đó, năm 2008 giữa Công ty D và Công ty Quảng T5 ký kết thực hiện các công việc tương tự, khi kết thúc có quyết toán (BL85) và sang năm 2009 do Công ty D ký kết với Công ty T nên Công ty D không ký với Công ty Quảng T5 nữa. Vì vậy không còn ký kết hợp đồng với Quảng T5 mà ký kết với Công ty T là hoàn toàn phù hợp thực tế hoạt động của Công ty D.

Đồng thời, Công ty T còn có chứng từ “Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra” nộp ở Cục thuế Tỉnh Long An chứng minh đã báo cáo 04 hoá đơn trên về Cục thuế tỉnh Long An ngày 18/4/2009.

6. Việc nộp thuế năm 2009 chứng minh Công ty D kê khống, gian dối Công ty T:

Tại Văn bản số 663/CT-TTKT3 ngày 08/3/2021, Cục Thuế tỉnh Long An xác nhậnCông ty D nộp thuế GTGT năm 2009 là 825.000.000 đồng (bao gồm: Thuế VAT phát sinh trong năm 2009 là: 559.555.814 đồng và thuế VAT năm 2008 chuyển sang là: 265.444.186 đồng). Kèm chứng từ do Cục thuế tỉnh Long An cấp và hồ sơ khai thuế, chứng từ do bà T3 lập.

Thế nhưng Công ty D lại kê khai trong bản tự khai phản tố ngày 10/11/2020 là đã nộp 1.771.000.000 đồng. Một lần nữa chứng minh con số mà bà T3 đưa ra chỉ toàn là kê khống, chênh lệch là 1.211.444.186 đồng nhằm mục đích tạo lỗ gây thiệt hại cho nguyên đơn.

7. Về việc ông Đ, bà T3 cho rằng từ tháng 10/2009, Công ty D đã bàn giao hoạt động khai thác mỏ của quý IV cho Công ty T:

Bảng tổng hợp cung cấp đất năm 2010 (BL135) ông Đ viết: Bảng tổng hợp này đã chứng minh từ tháng 10/2009, D đã bàn giao hoạt động khai thác mỏ của quý IV cho T”. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Đ cũng trình bày là quý IV năm 2009 đã bàn giao cho ông T1 tự thu tự chi. Tuy nhiên, ông Đ, bà T3 không xuất trình được chứng cứ có việc bàn giao từ Công ty D qua Công ty T; trong khi đó Bảng liệt kê doanh số thu chi năm 2009 của Công ty D do bà Nguyễn Thị Lệ T3 viết và ký tên (từ BL số 90 - 95) thể hiện Quý IV/2009 Công ty D vẫn còn hoạt động từ ngày 01/10/2009, cụ thể: Tại trang 4 và của Bảng liệt kê, bắt đầu số thứ tự 138 đến 175 (từ ngày 07/10/2009 đến ngày 24/11/2009) có 38 nội dung phát sinh liên quan đến khai thác mỏ đất của Công ty D (BL 91, 92).

Vì vậy, việc ông Đ, bà T3 cho rằng từ tháng 10/2009, D đã bàn giao hoạt động khai thác mỏ của quý IV cho T là không căn cứ, ông bà vịn vào lý do này để thoái thác và đổ trút trách nhiệm cho ông T1 và Công ty T.

8. Các chứng cứ chứng minh không nợ 1,3 tỷ như giấy nợ hay 2,3 tỷ như phía ông Đ, bà T3 phản tố.

Việc Ông T1 ký nợ ngày 08/3/2020 ban đầu là T nợ D, nhưng sau đó ký với danh nghĩa cá nhân ông T1 nợ ông Đ là việc ký có điều kiện Vì bên bị đơn đã kéo dài hơn 10 năm dù cho nguyên đơn đã nhiều lần đề nghị để bà T3 cung cấp chứng từ thu chi, sau đó 02 pháp nhân Công ty T ngồi lại đối chiếu từng chứng từ rồi mới đến giai đoạn thanh quyết toán năm 2009 với Công ty D cho xong theo đúng quy định của pháp luật, bằng chứng là 2 lần bà T3 viết giấy ghi năm 2009 chưa quyết toán thì việc ông T1 ký nhận nợ ông Đ 1,3 tỷ không thể là văn bản quyết toán giữa hai công ty. Thêm vào đó, ngay sau khi ông T1 ký giấy nợ thì con ông Đ, bà T3 liên tục gây áp lực đòi trả tiền ngay (kèm ghi âm). Ông T1 yêu cầu đưa sổ sách chứng từ đối chiếu thì bên bị đơn nói đốt, hủy hết rồi (kèm ghi âm). Như vậy không hề có sự thỏa thuận chuyển tranh chấp việc quyết toán thành nợ phải trả; cũng không hề có chứng cứ thể hiện ông T1 nợ 2,3 tỷ nhưng do ông Đ muốn lấy tiền ngay nên chỉ yêu cầu ông T1 ghi giấy nợ 1,3 tỷ như Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận định.

Theo phân tích trên thể hiện năm 2009 chưa quyết toán, bản án sơ thẩm chỉ nghe phía bị đơn trình bày và dựa vào tờ giấy ông T1 ghi có mấy chữ còn nợ lại Nguyễn Văn Đ số tiền 1.300.000.000 đồng, ngoài ra không thể hiện nội dung nào khác để kết luận mang tính suy diễn là: “Giấy nhận nợ ngày 08/3/2020 của ông T1 ghi thể hiện: Lợi nhuận năm 2009 để kéo dài nhiều năm và được tính lại vào năm 2020, rất nhiều chi phí hoạt động kinh doanh của năm 2009 hai bên thống nhất cấn trừ xong, kết quả bên ông T1 phải chia lợi nhuận cho bên ông Đ các khoản là 2.298.550.000 đồng, từ đó hai bên làm tròn tiền nợ thành 2.300.000.000 đồng nên trong sổ riêng của ông T1 ngày 08/3/2020 thể hiện nội dung: T còn nợ D (Út Đu) 1.300.000.000 đồng vì giữa ông T1 với ông Đ có thỏa thuận sẽ giảm cho ông T1 1 tỷ đồng để trả ngay cho ông Đ 1,3 tỷ trong thời gian sớm nhất”. Từ đó cùng ngày 8/3/2020 ông T1 ghi lại giấy nhận nợ Tôi Nguyễn Văn T1 còn nợ lại Nguyễn Văn Đ số tiền 1.300.000.000 đồng, có người làm chứng là Trương Tấn B ký xác nhận. Nên có cơ sở xác định trong hoạt động hợp tác kinh doanh năm 2009 đã được đối chiếu, Công ty D không còn nợ Công ty T 914.754.467 đồng. Từ đó xét yêu cầu Công ty T yêu cầu ông Đ đại diện công ty D chia tiền lợi nhuận của quý IV/2009 là không có căn cứ” (BL202).

9. Việc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý và giải quyết yêu cầu phản tố của ông Đ:

Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận trình bày của ông T1 cho rằng hai bên lấy tròn số thành 2.300.000.000 đồng là chỉ tạm quyết toán vì còn nhiều chứng từ của quý 4/2009 và nợ riêng của bà T3 chưa rõ nên không đồng ý theo số tiền này là có cơ sở, nhưng lại nhận định ông T1 không chứng minh được bị áp lực nên không chấp nhận trình bày của ông T1 (BL202); Nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm là mâu thuẫn ngay trong đánh giá chứng cứ vì ở đoạn đầu chấp nhận 2,3 tỷ là con số chỉ tạm quyết toán nên cho dù ông T1 có chứng minh hay không chứng minh được bị áp lực (do cách trình bày nhưng thực tế là con bà T3, ông Đ cầm giấy ông T1 ký nhận nợ 1 tỷ gây áp lực đòi ông T1 phải trả tiền ngay- có ghi âm kèm theo) thì nội dung giấy nợ hoàn toàn không thể hiện nợ khoản gì, thời điểm nợ, thời hạn thanh toán ra sao, trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ thế nào; trong khi đó con số 2,3 tỷ hay 1,3 tỷ đều do ông Đ, bà T3 tự liệt kê cho rằng đã quyết toán rồi buộc ông T1 phải chấp nhận; trong khi việc thanh lý, quyết toán trong kinh doanh thương mại phải được lập bằng văn bản có chữ ký của các bên. Trong việc quyết toán năm 2009, chính bà T3 đã 2 lần ghi rõ cần có thời gian để thực hiện việc quyết toán nhưng cuối cùng không hề có biên bản có chữ ký thống nhất của ông T1 mà chỉ có giấy nợ ông T1 nợ ông Đ 1,3 tỷ, không hẹn thời điểm trả; giấy nợ này cũng không chứng minh được 1,3 tỷ này là kết quả của quyết toán năm 2009 chuyển qua. Mặt khác với tờ giấy nợ ghi vỏn vẹn ông T1 nợ ông Đ 1,3 tỷ không ghi thời điểm trả nợ thì không có căn cứ xác định thời điểm ông T1 vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Vì vậy:

Về hình thức: Nếu lấy giấy nợ cá nhân giữa ông T1 và ông Đ để giải quyết yêu cầu phản tố của ông Đ thì không đủ điều kiện thụ lý vì trong giấy nhận nợ không thỏa thuận thời điểm trả thì không thể nói ông T1 vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Nhưng ông T1 vẫn chấp nhận việc tòa thụ lý yêu cầu phản tố của ông Đ vì đó chính là chứng cứ chứng minh số tiền ông Đ đòi ông T1 không xuất phát từ biên bản quyết toán năm 2009 giữa 2 công ty T và D nên yêu cầu Tòa án giải quyết theo đúng quy định của pháp luật về thanh quyết toán hợp đồng kinh tế.

Về nội dung: Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn buộc ông T1 phải trả nợ là chưa xem xét toàn diện đến các chứng cứ các bên xuất trình.

Trong khi việc quyết toán của năm 2009 rất nhiều điểm không thống nhất, thì không có lý do gì hai bên không lập biên bản quyết toán ít nhất về hình thức giống như các năm 2008, 2011. Ông Đ, bà T3 khai tại tòa sơ thẩm ông T1 không đồng ý quyết toán là vô lý, không có căn cứ chứng minh ông T1 phản đối việc quyết toán năm 2009 trong khi ông T1 đang rất cần hai bên cùng ngồi lại quyết toán để ông yêu cầu giải quyết các khoản mà Công ty D còn nợ Công ty T. Vậy nên ông Đ, bà T3 cho rằng ông T1 thống nhất quyết toán và thừa nhận nợ chỉ bằng lời nói là vô căn cứ. Từ các khoản chi còn quá nhiều điểm chưa thống nhất, không có biên bản tính toán, liệt kê hay thống nhất từng nội dung mà ông T1 lại ký nhận nợ 1,3 tỷ với ông Đ là điều bất thường, điều bất thường này được ông T1 cho rằng mình ký nhận nợ là ký có điều kiện để hai bên đưa ra chứng từ quyết toán nhưng khi ký rồi bị con ông Đ gây áp lực buôc ông phải trả ngay.

Do đó phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông T1 trả 1,3 tỷ đồng là không căn cứ.

Đồng thời, trong đơn phản tố, chính ông Đ thừa nhận Công ty T do ông T1 đại diện khởi kiện Công ty D do Đu ông đại diện về tranh chấp hợp đồng kinh tế chứ không phải kiện cá nhân ông nên ông không phải là người liên quan trong vụ án (BL158) nhưng ông Đ lại dựa vào giấy nhận nợ ngày 08/3/2020 giữa cá nhân ông T1 (có ông B ký tên) với ông để cho rằng Công ty T còn nợ Công ty D 2,3 tỷ rồi 1,3 tỷ và HĐXX cũng lập luận tương tự để chấp nhận trình bày này của ông Đ là phiến diện, vô căn cứ.

Việc ông Trương Tấn B xác nhận trong giấy nhận nợ ngày 08/3/2020: Ông B xác nhận “…theo sự hiểu biết của tôi việc ông T1 ghi vào sổ tay của bà T3 (vợ ông Đ) ông T1 nợ ông Đ 1,3 tỷ là tiền tạm tính quyết toán công nợ kinh doanh mỏ đất chung năm 2009 chứ không chứng kiến việc ông Đ cho ông T1 mượn nợ (BL 169). Như vậy ông B làm chứng ký vào giấy nhận nợ của ông T1 cũng chỉ là chứng kiến ông T1 ghi tạm quyết toán công trình chứ không phải bản quyết toán chi tiết có sự thừa nhận của các bên.

Thứ ba, doanh thu thật của năm 2009 có chứng từ chứng minh do bị đơn lập và nguyên đơn chấp nhận:

1. Những chứng từ trên chứng minh doanh thu thật của cả năm 2009 là:

19.641.718.639 đồng (doanh thu 3 quý) + 5.973.420.836 đồng (doanh thu quý 4) = 25.615.139.475 đồng (I) 2. Chi phí năm 2009:

- Chi phí 3 quý trong “Bảng tổng hợp doanh thu trừ chi phí” có Công ty D xác nhận (hình 6): 6.476.985.000 đồng (i).

- Chi phí thêm do chị T3 ghi (có ký tên xác tên nhận) trong sổ của ông T1:

+ Mua đất của ông Hạnh (Công ty Quảng T5): 5.127.650.000 đồng (ii);

+ Mua đất của ông Võ Dừa: 2.900.000.000 đồng (iii);

+ Chi nộp thuế VAT của Công Ty D từ 01/01 đến 31/12/2009 là: 559.555.814 đồng (iv);

+ Chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của Công Ty D từ 01/01 đến 31/12/2009 là: 208.699.477 đồng (v);

+ Chi phí cuốc đất lên xe ben và vận chuyển của quý 4: (căn cứ vào “Bảng tổng hợp doanh thu trừ chi phí” có Công ty D xác nhận của 3 quý năm 2009 chi phí này chiếm tỷ lệ khoảng 30% của doanh thu, nên quý 4 nguyên đơn chấp nhận tính theo tỷ lệ 30% này): 30% x 5.973.420.836 đồng = 1.792.026.251 đồng (vi);

+ Chi phí bơm nước hầm, bơm nước tưới nước đường và những chi phí linh tinh khác bao gồm: 1.104.000.000 đồng của 02 Hợp đồng cuốc đất và bơm nước, tưới nước đường giữa nguyên đơn và bị đơn ngày 01/02/2009) nguyên đơn chấp nhận với chi phí là: 1.500.000.000 đồng (vii);

- Việc tính toán này thể hiện sự hào phóng của nguyên đơn đối với bị đơn rồi, vì chi phí tăng lên thì tiền lợi nhuận của nguyên đơn sẽ giảm.

Tổng chi phí của cả năm 2009 là:

(i) + (ii)+ (iii) + (iv) + (v) + (vi) = 6.476.985.000 đồng + 5.127.650.000 đồng 2.900.000.000 đồng + 559.555.814 đồng + 208.699.477 đồng + 1.792.026.251 đồng + 1.500.000.000 đồng = 18.564.916.542 đồng(II).

3. Tổng lợi nhuận (doanh thu trừ chi phí):

(I) – (II) = 25.615.139.475 đồng - 18.564.916.542 đồng = 7.050.222.933 đồng.

4. Lợi nhuận chia đôi cho 2 bên:

7.050.222.933 đồng/2 = 3.525.111.466,5 đồng.

5. Bà T3 ghi là tạm ứng cho ông T1 với số tiền 2.610.357.000 đồng nhưng không có chứng từ chứng minh nhưng vì tình chị em họ hàng ông T1 vẫn chấp nhận. Như vậy số tiền lợi nhuận hợp tác kinh doanh năm 2009 còn lại là:

3.525.111.466,5 đồng - 2.610.357.000 đồng = 914.754.466,5 đồng.

6. Tiền nguyên đơn làm dịch vụ cho bị đơn cuốc đất lên xe ben và bơm nước lên bồn xe tưới nước đường (có 4 hoá đơn trị giá 1.104.000.000 đồng ở trên):

1.104.000.000 đồng + 914.754.466,5 đồng = 2.018.754.466,5 đồng.

Từ đó, ông Nguyễn Xuân L đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm, chấp nhận yêu cầu kháng cáo của phía nguyên đơn, không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của phía bị đơn, sửa bản kinh doanh thương sơ thẩm sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn, không chấp nhận yêu cầu phản tố của phía bị đơn, buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn tổng cộng 2.018.754.466,5 đồng.

* Bà Dương Thị Kim T2 – Người đại diện theo ủy quyền của Công ty D trình bày ý kiến:

Người đại diện theo ủy quyền của Công ty D trình bày số tiền 1.300.000.000 đồng trong tờ giấy nhận nợ ghi: “Ngày 08/3/2020. Tôi Nguyễn Văn T1 còn nợ lại Nguyễn Văn Đ (ĐLT) số tiền 1.300.000.000 (Một tỉ ba trăm triệu đồng) với số tiền 1.300.000.000 đồng trong tờ giấy nhận nợ ghi ngày 08/3/2020: “T còn nợ D (Út Đu) 1.300.000.000 đồng” nghĩa là ông T1 còn nợ ông Đ 1.300.000.000 đồng hay Công ty T còn nợ Công ty D là giống nhau. Bởi lẽ, sau khi hai Công ty quyết toán xong năm 2009 vào ngày 08/3/2020 thì Công ty T còn nợ Công ty D 2.298.500.000 đồng. Hai bên thống nhất làm tròn là 2.300.000.000 đồng, ông Đ cho ông T1 1.000.000.000 đồng nếu ông T1 thanh toán sớm. Do đó, ông T1 ghi giấy nợ với nội dung Công ty T còn nợ Công ty D 1.300.000.000 đồng. Sau đó, ông Đ yêu cầu ông T1 ghi lại giấy nợ với nội dung ông T1 còn nợ ông Đ 1.300.000.000 đồng. Do Công ty T và Công ty D đã quyết toán xong năm 2009 vào ngày 08/3/2020 nên ông T1 mới viết giấy thừa nhận còn nợ ông Đ 2.300.000.000 đồng.

Từ đó, bà Dương Thị Kim T2 đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm, không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của phía nguyên đơn, chấp nhận yêu cầu kháng cáo của phía bị đơn, sửa bản án kinh doanh thương sơ thẩm, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn, chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của phía bị đơn, buộc nguyên đơn phải trả cho bị đơn tổng cộng 2.300.000.000 đồng.

* Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng và quan điểm về việc giải quyết vụ án:

- Ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng: Kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử phúc thẩm nghị án, Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa, thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm, Thư ký phiên tòa tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

- Quan điểm về việc giải quyết vụ án: Đơn kháng cáo của Công ty T và Công ty D thực hiện đúng về hình thức, nội dung và thời hạn theo quy định tại các Điều 272, 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nên vụ án được xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Về nội dung:

Về yêu cầu kháng cáo của Công ty T và Công ty D thấy rằng:

Thứ nhất, Toà sơ thẩm có tiến hành đối chất để làm rõ các khoản thu chi, tuy nhiên đối chiếu giữa các khoản đó với chứng từ như thế nào thì Toà sơ thẩm chưa làm rõ.

Thứ hai, khi Công ty D phản tố yêu cầu Công ty T trả số tiền 2.300.000.000đ, Toà sơ thẩm chấp nhận 1.300.000.000đ, xét thấy tại phiên toà phúc thẩm Công ty D xác định đây không phải là nợ giữa Công ty T nợ Công ty D mà là nợ giữa ông T1 đối với ông Đ, điều này hoàn toàn phù hợp với đoạn ghi âm đã đưa ra. Tại phiên toà phúc thẩm, Công ty D đặt ra vấn đề số tiền 2.300.000.000đ nếu như nợ của Công ty thì mắc công sau này các thành viên sẽ tranh chấp. Do đó việc khởi kiện và thụ lý trong vụ án này đối với yêu cầu phản tố này sẽ không phù hợp, bởi đây là nợ giữa cá nhân với cá nhân nên quan hệ tranh chấp sẽ là tranh chấp về dân sự chứ không phải tranh chấp về kinh doanh thương mại. Án sơ thẩm đã thụ lý và xem xét giải quyết buộc Công ty T phải trả cho Công ty D số tiền 1.300.000.000đ là chưa thoả mãn điều kiện thụ lý của vụ việc kinh doanh thương mại.

Thứ ba, phần quyết định của bản án sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty D yêu cầu Công ty T phải trả 1.300.000.000đ nhưng hoàn toàn không buộc ai trả cho ai, khi đó sẽ không thi hành bản án này được, không thể nói rằng buộc Công ty T trả Công ty D, cũng không thể buộc ông T1 trả cho ông Đ.

Thứ tư, trong hồ sơ có 04 bản quyết toán, Toà sơ thẩm hầu như không có đối chất những con số trong 04 bản quyết toán này, không làm rõ vì sao có 04 bản quyết toán này mà lại buộc Công ty T trả Công ty D chứ không phải buộc ông T1 trả cho ông Đ.

Thứ năm, trong trường hợp ông Đ xác định 1.300.000.000đ là nợ giữa ông Đ và ông T1, ông Đ đặt ra vấn đề nếu xác định nợ giữa Công ty sợ sau này sẽ tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau, như vậy các thành viên trong công ty xác định số tiền này là nợ riêng của ông T1 với ông Đ hay thế nào thì Toà sơ thẩm cũng chưa làm rõ.

Từ ý kiến và quan điểm trên, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ khoản 3 Điều 308, Điều 310 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: Hủy một phần bản án kinh doanh sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ, vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến và quan điểm của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:

[1] Về thủ tục tố tụng: Đơn kháng cáo của Công ty T và Công ty D thực hiện đúng về hình thức, nội dung và thời hạn theo quy định tại các Điều 272, 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nên vụ án được xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

[2] Về thủ tục xét xử vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Do ông Trương Văn C và ông Đặng Văn T4 được Tòa án cấp phúc thẩm triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt nên Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tiến hành xét xử vắng mặt ông C và ông T4.

[3] Về việc Công ty T kháng cáo yêu cầu Công ty D thanh toán số tiền 1.104.000.000 đồng tiền nợ theo Hợp đồng kinh tế ngày 01/02/2009 (về đào đất tại mỏ và bơm nước, tưới đường), Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:

Ngày 01/02/2009, Công ty T do ông Nguyễn Văn T1 đại diện và Công ty D do ông Nguyễn Văn Đ đại diện đã thỏa thuận ký kết 02 Hợp đồng kinh tế, cụ thể:

- Hợp đồng thứ nhất, với nội dung: Máy đào gàu 0.7m3 bốc xúc đất lên xe; Giá trị hợp đồng: Đơn giá 44.000đ/xe đã bao gồm thuế VAT 10%. Ngày bắt đầu 01/02/2009, ngày hoàn thành theo yêu cầu của bên A (Công ty D).

- Hợp đồng thứ hai, với nội dung: Bơm nước hầm đất; tưới nước đường vận chuyển; sửa chữa đường vận chuyển nếu có hư hỏng; Địa chỉ: Tại mỏ đất và các tuyến đường vận chuyển mà phương tiện thi công cho các đối tượng mà Công ty D ký kết hợp đồng. Giá trị hợp đồng: Đơn giá: 25.000 đồng/xe đã bao gồm thuế VAT 10%; Giá trị hợp đồng căn cứ vào khối lượng thực tế máy đào thi công, bốc xúc đất lên xe vận chuyển đi sang lấp. Ngày bắt đầu 01/02/2009, ngày hoàn thành theo yêu cầu của bên A (Công ty D).

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty T đã xuất cho Công ty D 04 Hóa đơn giá trị gia tăng (viết tắt là Hóa đơn GTGT) với tổng số tiền là 1.104.000.000 đồng, có hợp đồng, hoá đơn GTGT, hồ sơ kê khai báo cáo thuế năm 2009 của Công ty T, cụ thể như sau:

- Hóa đơn ngày 30/3/2009: 396.000.000 đồng;

- Hóa đơn ngày 30/3/2009: 225.000.000 đồng;

- Hóa đơn ngày 29/4/2009: 308.000.000 đồng;

- Hóa đơn ngày 29/4/2009: 175.000.000 đồng.

Xét việc Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời trình bày của phía Công ty D và ông Trương Tấn B để nhận định rằng hai Công ty ký kết hai hợp đồng kinh tế nói trên là để hợp thức việc thanh toán chi phí đầu vào các công việc mà Công ty D thuê các đơn vị không có pháp nhân như thuê xe bơm nước, tưới đường trong quá trình thi công san lấp là chưa đủ cơ sở, chưa đánh giá toàn diện các chứng cứ khác. Bởi lẽ, Công ty T và Công ty D đã ký hai hợp đồng kinh tế thực hiện các hạng mục cụ thể, phù hợp quy định của pháp luật, không hề có thỏa thuận nào về việc 02 hợp đồng này được ký để hợp thức hóa các khoản chi mà ông Đ, bà T3 đã chi, cũng không có thỏa thuận nào hủy hay đình chỉ hợp đồng nên về mặt pháp lý, hợp đồng vẫn có giá trị thực hiện. Trên thực tế, những người trực tiếp sử dụng các phương tiện của Công ty T thực hiện các công việc như cuốc đất, đào đất, bơm nước, tưới đường cho Công ty D tại hầm đất của Công ty TNHH Quảng T5 trình bày như sau:

- Ông Đồng Tấn N1 trình bày năm 2009, ông là tài xế đã sử dụng xe của Công ty T làm dịch vụ bơm nước lê bồn xe và tưới nước đường chống bụi cho Công ty D tại các tuyến đường từ hầm đất đến công trường của Công ty cổ phần D. Người ông N1 làm việc trực tiếp tại hầm là ông Nguyễn Phạm Đ2 (tên gọi khác là Ba Nho), hằng ngày ông Ba Nho theo dõi số lượng và xe cuốc và xác nhận vào sổ tay để ông N1 báo về cho Công ty T (Văn bản tự khai ngày 04/5/2021, Bút lục số 161).

- Ông Nguyễn Phạm Đ2 (Ba Nho) trình bày năm 2009, ông là cán bộ tổng hợp của Công ty D xác nhận máy đào bánh xích hiệu KOBEKO SK 07N2 của Công ty T do tài xế Đặng Văn T4 cuốc là chủ lực, khi nào đầu xe ben nhiều thì mới huy động thêm xe cuốc khác. Riêng xe tưới nước đường thì chỉ có xe của Công ty T do tài xế Đồng Văn Nhiệm tưới (Văn bản tự khai ngày 04/5/2021, Bút lục số 162).

- Ông Đặng Văn T4 trình bày ông là cổ đông của Công ty D nhưng không có góp vốn, không được phân công làm việc và hưởng lương Công ty D. Năm 2009, ông T4 là tài xế đã sử dụng máy đào bánh xích hiệu KOBEKO SK 07N2 của Công ty T làm dịch vụ cuốc đất cho Công ty D tại hầm đất của Công ty TNHH Quảng T5. Người ông T4 làm việc trực tiếp tại hầm là ông Nguyễn Phạm Đ2 (tên gọi khác là Ba Nho), hằng ngày ông Ba Nho theo dõi số lượng và xe cuốc và xác nhận vào sổ tay để ông T4 báo về cho Công ty T (Văn bản tự khai ngày 05/5/2021, Bút lục số 163).

Như vậy, ông N1, ông Đ2 và ông T4 đều xác nhận Công ty T là đơn vị thi công chính (chủ lực) về cuốc đất, đào đất, bơm nước, tưới đường năm 2009 cho Công ty D tại hầm đất của Công ty TNHH Quảng T5 nên hai hợp đồng kinh tế này là có thi công thật, xuất hóa đơn thật. Mặc khác Công ty T không thể tự đi xuất hóa đơn GTGT để kê khai chịu thuế VAT và thu nhập doanh nghiệp (kèm hồ sơ khai thuế tháng 3/2009; tháng 4/2009), tự đi mua xe cuốc đất (kèm 01 hóa đơn mua xe cuốc ngày 25/3/2009 và 03 hóa đơn mua dầu ngày 28/02/2009; 19/3/2009;

31/3/2009 của Công ty T) về mà không cuốc đất, tự mua xe tưới nước đường mà không hoạt động.

[4] Về việc Công ty T kháng cáo yêu cầu Công ty D thanh toán 914.754.467 đồng tiền chia tiền lợi nhuận còn lại của Quý IV năm 2009 và việc Công ty D kháng cáo yêu cầu Công ty T hoàn trả 2.300.000.000 đồng tiền nợ đã quyết toán năm 2009, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:

Thứ nhất, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 30/11/2021, bà Nguyễn Thị Lệ T3 là vợ của ông Nguyễn Văn Đ – Chủ tịch Hội đồng quản trị - Người đại diện theo pháp luật của Công ty D xác định tất cả các chứng từ, hóa đơn quyết toán năm 2009 hiện vẫn còn đầy đủ và do bà T3 giữ. Phía Công ty D và phía Công ty T đồng ý đến trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Long An vào lúc 08 giờ ngày 06/12/2021 để đối chiếu các chứng từ, hóa đơn quyết toán năm 2009. Do phía Công ty T cho rằng Bảng Quyết toán ngày 08/3/2020 là do bà T3 tự lập và tự ghi ông T1 phải giao cho ông Đ (Công ty D) số tiền 2.298.500.000 đồng, ông Đ và ông T1 không có ký tên nên bảng quyết toán này không có giá trị pháp lý chứng minh hai Công ty đã quyết toán năm 2009. Ngoài ra, phía Công ty T còn cho rằng mục đích ông T1 ký giấy nợ ngày 08/3/2020 là để phía Công ty D nhanh chóng cung cấp các chứng từ, hóa đơn và làm quyết toán năm 2009, bởi lẽ phía Công ty D cố tình kéo dài việc quyết toán năm 2009 này đã hơn 10 năm, thể hiện ngày hẹn tại 02 Văn bản ngày 29/12/2011 và 03/01/2018. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm thống nhất tạm ngừng phiên tòa để cho hai bên thực hiện việc đối chiếu các chứng từ, hóa đơn quyết toán năm 2009. Tuy nhiên, đến ngày 03/12/2021, ông Đ có đơn xin rút không đồng ý đối chiếu, quyết toán năm 2009 như lời trình bày tại phiên tòa ngày 30/11/2021. Xét do phía Công ty D không đồng ý đối chiếu các chứng từ, hóa đơn cho rằng đã quyết toán năm 2009 nên xem như phía Công ty D từ bỏ nghĩa vụ chứng minh việc hai Công ty đã quyết toán hoạt động hợp tác kinh doanh năm 2009 và số tiền 2.300.000.000 đồng mà Công ty D yêu cầu Công ty T trả.

Thứ hai, trong hồ sơ vụ án này còn thể hiện có 04 bảng Quyết toán năm 2009 do bà Nguyễn Thị Lệ T3 lập và ký tên, ông Đ và ông T1 không có ký tên, cụ thể:

- Bảng Quyết toán ngày 01/7/2019, bà T3 ghi ông T1 (Công ty T) phải giao lại cho ông Đ (Công ty D) số tiền 2.308.550.000 đồng.

- Bảng Quyết toán ngày 05/9/2019, bà T3 ghi Công ty T phải trả cho Công ty D số tiền 2.342.055.000 đồng.

- Bảng Quyết toán ngày 08/3/2020, bà T3 ghi ông T1 phải giao cho ông Đ (Công ty D) số tiền 2.298.500.000 đồng.

- Bảng Quyết toán ngày 22/01/2021, bà T3 ghi ông T1 còn phải trả cho ông Đ số tiền 2.265.822.000 đồng.

Xét theo 04 Bảng Quyết toán trên thì tổng số tiền mà ông Nguyễn Văn T1 trả cho ông Nguyễn Văn Đ hay Công ty T trả cho Công ty D là khác nhau nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ vấn đề này. Ngoài ra, phía Công ty D cho rằng hai Công ty đã quyết toán năm 2009 thể hiện tại Bảng Quyết toán ngày 08/3/2020, ông T1 phải giao cho ông Đ (Công ty D) số tiền 2.298.500.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó, ngày 22/01/2021, phía Công ty D lại lập thêm một Bảng Quyết toán nữa và ghi ông T1 còn phải trả cho ông Đ số tiền 2.265.822.000 đồng. Số tiền trong hai Bảng Quyết toán ngày 08/3/2020 và ngày 22/01/2021 chênh lệch nhau là 732.678.000 đồng. Như vậy, Công ty T và Công ty D đã thực hiện việc quyết toán năm 2009 hay chưa? Vấn đề này chỉ được chứng minh khi phía Công ty D xuất trình toàn bộ chứng từ, hóa đơn hoạt động hợp tác kinh doanh năm 2009 để hai bên đối chiếu quyết toán.

Thứ ba, tại tờ giấy “Xác nhận của nhân chứng” ngày 15/6/2020, ông Trương Tấn B là người làm Sổ sách kế toán khai báo thuế cho Công ty D xác nhận: “... Vào lúc hơn 17 giờ ngày 08/3/2020, tôi được ông Nguyễn Văn T1 gọi đến nhà riêng (đang có mặt gia đình ông Nguyễn Văn Đ) để giải thích rõ về số liệu báo cáo tài chính, nghĩa vụ thuế của Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D trong năm tài chính 2009 đồng thời có ký làm chứng việc ông T1 ghi vào sổ tay của bà Nguyễn Thị Lệ T3 (vợ ông Nguyễn Văn Đ) nhận nợ ông Nguyễn Văn Đ số tiền 1.300.000.000 đồng (Một tỷ ba trăm triệu đồng) mà nội dung theo sự hiểu biết của cá nhân tôi là tiền tạm tính quyết toán công nợ kinh doanh mỏ đất chung năm 2009. Chứ không chứng kiến việc ông Nguyễn Văn Đ cho ông Nguyễn Văn T1 vay tiền...”.

Xét trong tờ giấy nhận nợ (Bút lục số 127) với nội dung: “Ngày 08/3/2020. Tôi Nguyễn Văn T1 còn nợ lại Nguyễn Văn Đ (ĐLT) số tiền 1.300.000.000 (Một tỉ ba trăm triệu đồng)”, ông B ký với tư cách là người làm chứng. Trong tờ giấy “Xác nhận của nhân chứng” ngày 15/6/2020 nói trên, ông B xác nhận việc ông T1 còn nợ ông Đ số tiền 1.300.000.000 đồng là tiền tạm tính quyết toán công nợ kinh doanh mỏ đất chung năm 2009. Như vậy, số tiền 1.300.000.000 đồng là tiền tạm tính quyết toán chứ phải là tiền quyết toán chính thức năm 2009 giữa hai Công ty như phía Công ty D trình bày.

Thứ tư, tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện phía Công ty D trình bày số tiền 1.300.000.000 đồng trong tờ giấy nhận nợ (Bút lục số 127) ghi: “Ngày 08/3/2020. Tôi Nguyễn Văn T1 còn nợ lại Nguyễn Văn Đ (ĐLT) số tiền 1.300.000.000 (Một tỉ ba trăm triệu đồng) với số tiền 1.300.000.000 đồng trong tờ giấy nhận nợ ghi ngày 08/3/2020 (Bút lục số 145): “T còn nợ D (Út Đu) 1.300.000.000 đồng” nghĩa là ông T1 còn nợ ông Đ 1.300.000.000 đồng hay Công ty T còn nợ Công ty D là giống nhau. Bởi lẽ, sau khi hai Công ty quyết toán xong năm 2009 vào ngày 08/3/2020 thì Công ty T còn nợ Công ty D 2.298.500.000 đồng. Hai bên thống nhất làm tròn là 2.300.000.000 đồng, ông Đ cho ông T1 1.000.000.000 đồng nếu ông T1 thanh toán sớm. Do đó, ông T1 ghi giấy nợ với nội dung Công ty T còn nợ Công ty D 1.300.000.000 đồng. Sau đó, ông Đ yêu cầu ông T1 ghi lại giấy nợ với nội dung ông T1 còn nợ ông Đ 1.300.000.000 đồng. Xét Công ty T và Công ty D là hai doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Do đó, việc ông Đ và ông T1 tự ý thỏa thuận vấn đề nợ (nếu hai bên đối chiếu là có nợ) giữa hai Công ty T sang nợ riêng cá nhân ông T1 đối với cá nhân ông Đ là không đúng quy định pháp luật. Bởi lẽ, việc quyết toán năm 2009 giữa Công ty T và Công ty D có liên quan đến việc nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản khác của hai Công ty theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, trong quá trình giải quyết vụ án này, phía Công ty T có xuất trình 07 hóa đơn Giá trị gia tăng gồm: Hóa đơn ngày 16/9/2009: 737.801.250 đồng; Hóa đơn ngày 12/10/2009: 1.950.000 đồng; Hóa đơn ngày 02/11/2009: 176.830 đồng; Hóa đơn ngày 05/11/2009: 1.829.100.000 đồng; Hóa đơn ngày 07/12/2009:

518.959.942 đồng. Tổng giá trị 07 hóa đơn Giá trị gia tăng này là 5.973.420.836 đồng. Bà T3 cho rằng 07 hóa đơn Giá trị gia tăng trên đã tính gộp trong “Bảng tổng hợp doanh thu trừ chi phí” ngày 09/9/2009 (Bút lục số 70). Tuy nhiên, đây là “Bảng tổng hợp doanh thu trừ chi phí” tính đến ngày 09/9/2009 của Công ty D chứ không phải “Bảng quyết toán” giữa Công ty T và Công ty D. Phía Công ty T cho rằng, ông T1 ký tên trong “Bảng tổng hợp doanh thu trừ chi phí” này với tư cách là cổ đông của Công ty D chứ không phải ông T1 ký để chấp nhận việc quyết toán năm 2009 đã hoàn tất. Hơn nữa, hoá đơn Giá trị gia tăng đầu tiên trong số 07 hoá đơn nói trên được xuất vào ngày 16/9/2009 thì không thể trong “Bảng tổng hợp doanh thu trừ chi phí” lập ngày 09/9/2009 lại có hóa đơn này để liệt kê vào. Còn phía ông Đ thì trình bày là Quý IV năm 2009 đã bàn giao toàn bộ cho Công ty T hoạt động tự thu tự chi nên ông Đ không chấp nhận 07 hoá đơn Giá trị gia tăng này. Tuy nhiên, phía ông Đ không xuất trình được biên bản bàn giao, thực tế thì ông Đ đã ký tên đóng dấu xuất và thu tiền vào đối với 07 hoá đơn này. Trong khi đó, Bảng liệt kê doanh số thu chi năm 2009 của Công ty D do bà T3 viết và ký tên (Từ BL số 90 - 95) thể hiện Quý IV/2009, Công ty D vẫn còn hoạt động từ ngày 01/10/2009, cụ thể: Tại trang 4 và của Bảng liệt kê, bắt đầu số thứ tự 138 đến 175 (từ ngày 07/10/2009 đến ngày 24/11/2009) có 38 nội dung phát sinh liên quan đến khai thác mỏ đất của Công ty D (BL 91, 92). Do đó, phía Công ty T yêu cầu phải tính 07 hoá đơn này vào doanh thu của Công ty D năm 2009.

Từ nhận định trên Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy có cơ sở kết luận Công ty T và Công ty D chưa quyết toán toàn bộ hoạt động hợp tác kinh doanh năm 2009. Phía Công ty D cho rằng hai Công ty đã quyết toán năm 2009 thể hiện tại Bảng Quyết toán ngày 08/3/2020 do bà T3 lập, ký tên và tờ giấy nhận nợ ngày 08/3/2020. Tuy nhiên, phía Công ty T không có ký tên và không đồng ý với các số liệu do phía bà T3 ghi trong Bảng Quyết toán ngày 08/3/2020. Do phía Công ty D không cung cấp các chứng từ, hóa đơn chứng minh đã quyết toán năm 2009 nên không thể đối chiếu chi tiết các số liệu quyết toán năm 2009 mặc dù phía Công ty D xác định vẫn còn đầy đủ và đang giữ các chứng từ, hóa đơn này.

[5] Các khoản khác của Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/2021/KDTM-ST ngày 11/5/2021 của Tòa án nhân dân huyện H không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[6] Từ nhận định ở các đoạn [3], [4] và [5], Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy, Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm về việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được. Do đó, căn cứ khoản 3 Điều 308, Điều 310 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Hội đồng xét xử phúc thẩm thống nhất 3/3: Hủy một phần bản án kinh doanh sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm, giữ nguyên một phần bản án kinh doanh sơ thẩm như đề nghị của Kiểm sát viên.

[7] Về án phí: Các đương sự phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm, án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm theo quy định tại các Điều 147, 148 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; các Điều 26, 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Tuy nhiên, do Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm nên số tiền tạm ứng án phí sơ thẩm mà các đương sự đã nộp sẽ được xử lý khi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 3 Điều 308, Điều 310 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

1. Hủy một phần Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/2021/KDTM-ST ngày 11/5/2021 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Long An và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm đối với phần “Quyết định” với các nội dung sau:

- Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần T đối với Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D về việc yêu cầu thanh toán số tiền nợ 1.104.000.000 đồng theo Hợp đồng kinh tế ngày 01/02/2009 (về đào đất tại mỏ và bơm nước, tưới đường).

- Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần T đối với Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D về việc yêu cầu chia tiền lợi nhuận còn lại quý IV năm 2009 là 914.754.467 đồng.

- Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D yêu cầu Công ty cổ phần T phải hoàn trả số tiền lợi nhuận năm 2009 còn nợ theo giấy nợ ngày 08/3/2020 là 1.300.000.000đồng (một tỷ ba trăm triệu đồng).

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tương ứng với thời gian chậm trả theo qui định Điều 306 luật Thương mại năm 2005.

- Không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D yêu cầu Công ty cổ phần T phải hoàn trả số tiền chia lợi nhuận năm 2009 còn nợ là 998.550.000 đồng (chín trăm chín mươi tám triệu năm trăm năm mươi ngàn đồng).

2. Giữ nguyên một phần Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/2021/KDTM-ST ngày 11/5/2021 của Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Long An đối với phần “Quyết định” với nội dung sau:

Tách hai yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần T: đòi lại tiền chuyển nhầm cho cá nhân bà Nguyễn Thị Lệ T3 là 250.000.000 đồng vào ngày 23/3/2020; đòi lại số tiền hoạt động kinh doanh chung của Công ty D nhưng lấy trả cho khoản nợ vay riêng của ông Đ, bà T3 là 418.871.500 đồng để tiếp tục xem xét giải quyết trong vụ án dân sự thụ lý số 226/TB-TLVA ngày 11/5/2021.

3. Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: Số tiền tạm ứng án phí sơ thẩm mà các đương sự đã nộp sẽ được xử lý khi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.

4. Về án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm:

Hoàn trả cho Công ty Cổ phần T 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp (do ông Nguyễn Xuân L nộp thay) theo Biên lai thu tạm ứng án phí số 0007601 ngày 17/5/2021 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện H.

Hoàn trả cho Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ D 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp (do ông Nguyễn Văn Đ nộp thay) theo Biên lai thu tạm ứng án phí số 0007642 ngày 26/5/2021 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện H.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

87
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng kinh tế, hoạt động kinh doanh số 01/2022/KDTM-PT

Số hiệu:01/2022/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Long An
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 05/01/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về