Bản án về tranh chấp HĐ vay tài sản số 21/2023/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

BẢN ÁN 21/2023/DS-PT NGÀY 27/02/2022 VỀ TRANH CHẤP HĐ VAY TÀI SẢN

Ngày 27 tháng 02 năm 2023, tại Hội trường xét xử - Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị, xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 75/2022/TLPT- DS ngày 27 tháng 12 năm 2022 về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 34/2022/DS-ST ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Toà án nhân dân thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 01/2023/QĐXXPT-DS ngày 12 tháng 01 năm 2023, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn:

+ Bà Văn Thị H, sinh năm 1981; nơi cư trú: Khu phố H, phường G, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị. có mặt.

+ Ông Trần Hữu T; nơi cư trú: Khu phố M, phường M, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị; vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn (ông T, bà H): Lut sư Võ Ngọc M và Luật sư Mai Thị Tuyết N; cùng nơi cư trú: Số 04 đường B, phường N, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị (Theo giấy ủy quyền ngày 31/5/2019); ông M, có mặt; bà N, vắng mặt.

2. Bị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng T; Địa chỉ: Phố C, phường Đ, thành phố N, tỉnh Ninh Bình.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn:

+ Ông Nguyễn Mạnh H, sinh năm 1974 - Phụ trách khu vực Miền Trung của Công ty; nơi cư trú: Số 85 đường H, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị (Theo Giấy ủy quyền ngày 06/6/2022); có mặt.

+ Luật sư Dương Đình K, sinh năm 1958; nơi cư trú: Số 7A, phố D, phường T, quận H, thành phố Hà Nội (Theo Giấy ủy quyền ngày 02/02/2023); có mặt.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Ngân hàng TMCP C Việt Nam; địa chỉ: Số 108 đường T, quận H, thành phố Hà Nội. Người đại diện theo ủy quyền: Ông Hoàng Đức C - Cán bộ thu hồi nợ của Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị (văn bản ủy quyền số: 1116/UQ- HĐQT-NHCT18 ngày 20/9/2021); có mặt.

+ Ông Vũ Hữu S - Tổng giám đốc Công ty TNHH xây dựng T; nơi cư trú: Phố C, phường Đ, thành phố N, tỉnh Ninh Bình; vắng mặt nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt.

+ Bà Trần Thị Thanh T; nơi cư trú: Khu phố M, phường M, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị; vắng mặt nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt.

4. Người làm chứng:

+ Ông Hoàng Văn H (chồng bà H); nơi cư trú: Số H Quốc lộ 1A, phường G, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị; có mặt.

+ Bà Đinh Thị Cẩm N; nơi cư trú: Khu phố C, phường L, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị; nơi công tác: Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị; có đơn xin xét xử vắng mặt.

+ Bà Phùng Thị Tuyết M; nơi cư trú: Số 20/154 đường L, thị xã Q, tỉnh Quảng Trị; công tác tại: Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị; có đơn xin xét xử vắng mặt.

+ Bà Phan Minh T; nơi cư trú: Khóm chợ H, thị trấn X, huyện V, tỉnh Quảng Trị; nơi công tác: Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị (Phòng giao dịch Bến Hải); có đơn xin xét xử vắng mặt.

+ Bà Nguyễn Thị Thủy T; nơi cư trú: Khu phố B, phường N, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị; nơi công tác: Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị;

có đơn xin xét xử vắng mặt.

+ Ông Lưu T; nơi cư trú: Khu phố H, phường L, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị; nơi công tác: Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị; có đơn xin xét xử vắng mặt.

+ Bà Nguyễn Hồ Diễm P; nơi cư trú: Khu phố M, phường M, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị; nơi công tác: Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị;

có đơn xin xét xử vắng mặt.

+ Bà Nguyễn Thị C; nơi cư trú: Số 97 đường N, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị;

nguyên cán bộ Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị; vắng mặt.

+ Bà Trương Thị T; nơi cư trú: Số 75A đường L, khu phố B, phường M, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị; nguyên là cán bộ Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị; văng mặt.

+ Ông Nguyễn Xuân H; nơi cư trú: Xã T, huyện L, tỉnh Quảng Trị; nơi công tác:

Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị; vắng mặt.

+ Bà Lê Thị Thanh T; nơi cư trú: Số 65 đường H, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị;

vng mặt.

+ Bà Nguyễn Thị H; nơi cư trú: Khu phố T, phường M, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị; vắng mặt.

+ Bà Nguyễn Thị K; nơi cư trú: Số 267 đường L, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị;

vng mặt.

+ Ông Nguyễn Ngọc M; nơi cư trú: Khu phố H, phường L, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị; vắng mặt.

5. Người kháng cáo: Công ty TNHH xây dựng T - Là bị đơn trong vụ án.

NỘI DUNG VỤ ÁN

1. Theo đơn khởi kiện của nguyên đơn và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn bà Văn Thị H, ông Trần Hữu T trình bày:

Trong năm 2012 và 2013, bà Văn Thị H và ông Trần Hữu T đã cho Công ty TNHH xây dựng T (gọi tắt là: Công ty T), có Văn phòng đóng tại phường L, thành phố Đ, Quảng Trị vay nhiều lần (thông qua 58 giấy nộp tiền vào tài khoản) với tổng số tiền là 26.380.000.000 đồng. Các khoản vay đều do ông Trần Hữu T đứng tên nộp tiền vào tài khoản của Công ty T số 102010001012558 mở tại Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị (sau đây gọi tắt là: Ngân hàng C).

Do có sự quen biết của hai bên cho nên việc vay và tính lãi các khoản vay tiền trên chỉ thỏa thuận bằng miệng với mức lãi suất 3%/ tháng. Trong thời gian cho vay, bên cho vay chưa nhận được khoản tiền lãi nào của Công ty.

Quá trình vay, Công ty T chỉ mới thanh toán được 1.400.000.000 đồng, cụ thể các lần thanh toán như sau: ngày 06/12/2013 thanh toán 1.000.000.000đ; ngày 28/12/2013 thanh toán 200.000.000đ; ngày 13/5/2014 thanh toán 100.000.000đ; ngày 23/5/2014 thanh toán 100.000.000đ (trình bày theo đơn khởi kiện của nguyên đơn, không có tài liệu chứng cứ kèm theo và bị đơn cũng không thừa nhận).

Số tiền Công ty T còn nợ ông T, bà H là 24.980.000.000 đồng. Bà Văn Thị H và ông Trần Hữu T đã đòi nợ nhiều lần nhưng Công ty T vẫn không chịu trả nợ.

Nay, bà Văn Thị H và ông Trần Hữu T khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, buộc Công ty T phải trả cho bà H và ông T toàn bộ số tiền nợ gốc là 24.980.000.000 đồng theo quy định của pháp luật (trong đó: Số tiền của bà H là 24.360.000.000đ, của ông T là 620.000.000đ).

Nguyên đơn bà Văn Thị H và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn ông T, bà H cho rằng, số tiền 26.380.000.000 đồng mà ông T, bà H đã cho Công ty T vay là khoản tiền nợ chung của ông T, bà H. Do đó, ông T, bà H yêu cầu Công ty T phải trả lại số tiền còn nợ cho ông T, bà H là 24.980.000.000 đồng.

Nguyên đơn còn có ý kiến rằng: Nếu Công ty T cho rằng không vay mượn tiền của ông T, bà H (không thừa nhận có việc vay tiền do nguyên đơn không có chứng cứ chứng minh) thì bà H và ông T yêu cầu Công ty T phải trả lại toàn bộ số tiền mà ông T, bà H đã chuyển vào tài khoản của Công ty T thông qua 58 chứng từ nộp tiền, với tổng số tiền là 26.380.000.000 đồng, với lập luận rằng: Vì đó là tiền, tài sản của ông T, bà H đi vay nợ nhiều người khác nhau để cho Công ty T vay chứ không phải là tiền, tài sản của Công ty T, nên bà H, ông T yêu cầu Công ty T phải trả lại toàn số tiền mà ông T, bà H đã chuyển vào tài khoản của Công ty T thông qua 58 giao dịch tại Ngân hàng C. Việc cho vay và ông T, bà H đã chuyển tiền vào tài khoản của Công ty T là có thật, nhưng do không làm văn bản nên phía bị đơn Công ty T cứ tìm mọi cách chối cãi. Tuy nhiên, Công ty T đã nhận tiền từ Ngân hàng và Ngân hàng đã xác nhận đó là tiền của ông T, bà H chuyển cho Công ty (Trong hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện phía Ngân hàng đã xác nhận đó là tiền của ông T, bà H chuyển cho Công ty - việc này là do nguyên đơn tự trình bày).

Do đó, ý kiến của nguyên đơn là Công ty T phải trả lại tiền cho nguyên đơn, vì Công ty T không thể được lợi không có căn cứ pháp luật, trong khi đó tiền, tài sản là của nguyên đơn.

2. Trong quá trình giải quyết vụ án, và tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Bị đơn Công ty TNHH xây dựng T trình bày như sau:

Trong quá trình thi công các công trình xây dựng tại tỉnh Quảng Trị, Công ty T do ông Vũ Hữu S làm Tổng Giám đốc có quen biết bà Trần Thị Thanh T - Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng C Quảng Trị (chị ruột của nguyên đơn ông Trần Hữu T), để tăng doanh số lưu chuyển tiền mặt cho Ngân hàng, trong các năm 2011 và 2013, ông S đã nhiều lần đưa tiền mặt cho bà T để nhờ bà T nộp vào tài khoản của Công ty T. Số tiền nộp vào tài khoản Công ty T thông qua nhiều chứng từ chứ không phải chỉ có 58 chứng từ (liên 1) mà phía nguyên đơn đã chọn ra làm căn cứ khởi kiện và số tiền đó cũng đã được chuyển đến tài khoản của Công ty đầy đủ. Việc đưa tiền và chuyển tiền này giữa ông S và bà T diễn ra bình thường. Đến năm 2014, do có sự mâu thuẫn cá nhân giữa ông S và bà T nên đã xảy ra tranh chấp việc vay nợ số tiền trên mà các chứng từ liên 01 do chỗ bà Trần Thị Thanh T cung cấp ra (chứng từ liên 02 thì Công ty đã lưu sổ sách kế toán của Công ty). Tuy nhiên, việc này liên quan đến sự tin tưởng cá nhân và sự việc cũng đã xảy ra quá lâu nên Công ty không xác định được cá nhân nào là người trực tiếp nộp tiền vào tài khoản của Công ty, nhưng Công ty khẳng định người trực tiếp nộp tiền vào tài khoản của Công ty, đã trở thành tài sản của Công ty là người được Công ty giao nhiệm vụ, hoặc được Công ty ủy quyền hoặc được Công ty đồng ý theo yêu cầu của Công ty với điều kiện: sau khi nộp tiền vào tài khoản của Công ty thì phải nộp lại liên 02 Giấy nộp tiền cho Công ty để Công ty quản lý, lưu trữ... và điều này đã thực hiện đúng và đầy đủ.

Công ty T trong quá trình giải quyết vụ án và đến nay vẫn khẳng định: Công ty không có bất cứ thỏa thuận vay mượn tiền nào với ông Trần Hữu T và bà Văn Thị H.

Vụ việc này, tháng 7/2014, ông Trần Hữu T có khởi kiện yêu cầu Công ty T trả số tiền nói trên cho ông T và ủy quyền cho bà Văn Thị H tham gia tố tụng. Tuy nhiên, sau đó bà H cho rằng số tiền 26.380.000.000đ thể hiện trong 58 giấy nộp tiền là tài sản riêng của ông T, bà H không liên quan. Ngược lại, ông T xác định số tiền 26.380.000.000đ không phải là tài sản của ông T nên ông T đã rút đơn khởi kiện và Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà đã đình chỉ giải quyết vụ án (bút lục số 104 và 820 có trong hồ sơ vụ án).

Do vậy, có căn cứ xác định: Công ty T không vay tiền của ông T và bà H như nội dung trước đây ông T đã khởi kiện (không có tài liệu, chứng cứ nào thể hiện có việc vay tiền giữa hai bên).

Công ty đưa ra thêm một số chứng và lập luận dưới đấy để chứng minh cho ý kiến của Công ty là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật, đề nghị HĐXX đánh giá và xem xét:

- Từ năm 2011 cho đến nay, Công ty T không có một thỏa thuận, không có một giao dịch vay tài sản nào đối với ông Trần Hữu T và bà Văn Thị H. Phía nguyên đơn cho rằng, hai bên có thỏa thuận việc vay tiền bằng hợp đồng miệng. Tuy nhiên, đây là quan hệ giữa pháp nhân với cá nhân và là số tiền rất lớn, thông qua nhiều lần (58 Giấy nộp tiền) nộp tiền vào tài khoản của Công ty T mà việc vay tiền lại thỏa thuận bằng miệng, không có hợp đồng và không có văn bản thỏa thuận vay tiền nào là điều hoàn toàn vô lý, không tuân theo pháp luật. Trong 58 chứng từ “giấy nộp tiền mà không có một chứng từ nào ghi “nội dung nộp tiền là cho Công ty vay” là phi lý;

- Đối với 58 chứng từ “Giấy nộp tiền” (liên 1) mà bên nguyên đơn (bà Văn Thị H, ông Trần Hữu T) sao y: Từ 58 chứng từ gốc được lưu trữ, quản lý tại Ngân hàng C đều mang tên người nộp tiền là ông Trần Hữu T, nhưng phần ghi địa chỉ người nộp tiền thì có 27 chứng từ ghi ở “phố 9, Đông T, thành phố Ninh Bình”, có 23 chứng từ ở phần địa chỉ ghi là DHA, có 08 chứng từ “Giấy nộp tiền” ghi địa chỉ DH QT. Trong khi ông Trần Hữu T, người đứng tên nộp tiền trong 58 “Giấy nộp tiền” lại có địa chỉ tại: Khu phố M, phường M, thành phố Đ, tỉnh Quảng Trị. Tên người nộp tiền là “TRẦN HỮU T” nhưng không có năm sinh, không có số chứng minh nhân dân, không có địa chỉ cụ thể, không có chữ ký thì không ai có thể xác định được đó là ông “TRẦN HỮU T” nào?, có phải “TRẦN HỮU T” đang là nguyên đơn trong vụ án hay không? (điều này ông T không chứng minh được);

- Tại kết luận giám định số 235/KLGD ngày 06/01/2015 và Kết luận giám định số 236/KLGĐ ngày 11/02/2015 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Quảng Trị xác định: Đối với 58 Giấy nộp tiền ghi tên người nộp “TRAN HUU THANH” ở mục “Người nộp tiền”, mục “Thủ quỹ”, mục “Giao dịch viên”, mục “Kiểm soát viên” thì có những chứng từ ở liên 1 và liên 2 không phải do một người ký ra hoặc liên 1 có hai chữ ký chồng lên nhau và có dấu vết tẩy xóa hoặc liên 2 không có chữ ký.

Đi với 48 Bảng kê giao nhận tiền mặt ghi tên “TRAN HUU THANH”, ở mục “Người giao” thì có 25 Bảng kê với chữ viết, chữ ký đề tên Văn Thị H trên tài liệu mẫu so sánh do một người ký và viết ra; có 06 Bảng kê với chữ ký, chữ viết đề tên Đinh Thị Cẩm Nhung trên tài liệu mẫu so sánh do một người ký và viết ra; có 02 Bảng kê với chữ ký, chữ viết đề tên Nguyễn Thị Thủy Tiên trên tài liệu mẫu so sánh do một người ký và viết ra; có 13 Bảng kế không đủ cơ sở kết luận.

Như vậy, có căn cứ xác định người nộp tiền vào tài khoản của Công ty T không phải là ông Trần Hữu T và bà Văn Thị H (là nguyên đơn trong vụ án);

- Tại kết luận giám định số 151/C45 ngày 11/4/ 2017 của phân Viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại Đà Nẵng kết luận: 5.1. Chữ ký, chữ viết họ tên Trần Hữu T dưới mục “người giao” trên bảng kê các loại tiền số 0064 đề ngày 14/5/2012 với chữ ký, chữ viết ghi họ tên Trần Hữu T do Văn Thị H ký và viết trên tài liệu mẫu so sánh (ký hiệu M2) là do cùng một người ký, viết ra. 5.2. Chữ ký, chữ viết họ tên “Ng Văn Thành” dưới mục “người giao” trên Bảng kê giao nhận tiền mặt, số 0030 đề ngày 29/11/2012 với chữ ký, chữ viết ghi họ tên Nguyễn Văn Thành do Đinh Thị Cẩm Nguyên ký và viết trên tài liệu mẫu so sánh (M4) là do cùng một người ký, viết ra. 5.3. Chữ ký, chữ viết họ tên Trần Hữu T dưới mục “người giao” trên: Bảng kê các loại tiền, số 0033 đề ngày 27/11/2012 và Bảng kê giao nhận tiền mặt, số 0009 đề ngày 03/10/2012 với chữ ký, chữ viết ghi họ tên Trần Hữu T do Phan Minh T ký và viết trên tài liệu mẫu so sánh (ký hiệu M5) là do cùng một người ký, viết ra. 5.4. Chữ ký, chữ viết họ tên Trần Hữu T dưới mục “Người giao” trên Bảng kê các loại tiền mặt, số 0049, đề ngày 20/5/2013 với chữ viết ghi họ tên Trần Hữu T do Lưu Trường viết trên tài liệu mẫu so sánh (ký hiệu M6) là do cùng một người viết ra, còn các Bảng kê giao nhận loại tiền còn lại không đủ cơ sở kết luận do cùng một người ký, viết ra.

Như vậy, có đủ cơ sở xác định: Các bản sao “Giấy nộp tiền” do nguyên đơn làm căn cứ khởi kiện vụ án là không hợp lệ, không phù hợp với quy định của pháp luật tài chính, ngân hàng vì bị sửa chữa, tẩy xóa tất cả các chứng từ;

- Đối với vụ án hiện nay, Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đang thụ lý giải quyết thì tháng 7/2014, ông Trần Hữu T đã khởi kiện yêu cầu Công ty T trả ông T 26.380.000.000 đồng mà ông T đã gửi vào tài khoản của Công ty T mở tại Ngân hàng C - Quảng Trị thể hiện tại 58 “Giấy nộp tiền” trên và ủy quyền cho bà H tham gia tố tụng. Sau đó ông T rút đơn khởi kiện nên Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án tại Quyết định số 38/2015/QĐST-DS ngày 17/9/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Theo các tài liệu chứng cứ thể hiện trong hồ sơ vụ án trước đây thì bà H trình bày: 26.380.000.000 đồng trên là tài sản riêng của ông T, bà H không liên quan; còn ông T thì trình bày: số tiền này không phải tài sản của ông T và ông Trần Hữu T không phải là người cho vay (bút lục 104 và 820);

Lúc đó do phía Công ty cảnh báo: nếu bà H, ông T còn cố tình dùng thủ đoạn gian dối (sửa chữa, tẩy xóa chứng từ) nhằm chiếm đoạt tài sản của Công ty thì Công ty sẻ làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh về dấu hiệu hình sự, nên bà H và ông T đã rút đơn khởi kiện và từ chối nhận đó là tài sản của mình vì sợ liên lụy, tuy nhiên sau đó không biết có Luật sư nào đó “tư vấn, xúi giục, hứa hẹn với nguyên đơn” là có căn cứ để khởi kiện Công ty nhằm cùng nhau trục lợi vô căn cứ nên ông T, bà H mới mạnh dạn làm đơn khởi kiện lại vụ án;

- Việc bà Văn Thị H, ông Trần Hữu T xuất trình các bản sao y: Giấy nộp tiền và Bảng kê giao nhận tiền mặt làm căn cứ khởi kiện vụ án, nhưng không đưa ra được những tài liệu chứng cứ nào xác định việc 2 bên có hợp đồng, giao dịch vay tiền nào, mà chỉ đưa ra các bản sao y: 58 “Giấy nộp tiền” và 47 “Bảng kê giao nhận tiền mặt”; tổng cộng số tiền là 26.380.000.000đồng; trong đó tại mục người nộp tiền vào tài khoản của Công ty T mở tại Ngân hàng C - Chi nhánh Quảng Trị đều đề tên “Trần Hữu T” và phần nội dung chuyển tiền không ghi lý do, mục đích chuyển tiền gì để nộp tiền vào tài khoản Công ty T;

- Theo quy định tại khoản 5, Điều 7 Quyết định số 1789/2005/QĐ - NHNN ngày 12/12/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán ngân hàng. Như vậy, các giấy nộp tiền và bảng kê nộp tiền mà phía nguyên đơn sao nộp làm căn cứ khởi kiện thì lại không đủ căn cứ pháp lý để chứng minh là giao dịch vay tài sản;

- Tại các công văn số: 291/CV-QTT 03 ngày 25/7/2014, số 325a/CV-QTI ngày 22/8/2014, số 392/CV-QTI-TCT ngày 14/10/2014, Ngân hàng C - Quảng Trị xác định: “Việc chứng từ bị ký đè, tẩy xóa, ký lại là do trong 58 giao dịch mang tên Trần Hữu T là do ông T không trực tiếp đến ngân hàng nộp tiền và chữ ký người nộp tiền trên chứng từ tại thời điểm nộp tiền là không phải của ông T. Việc ông T ký lại trên các chứng từ là do bà Văn Thị H (cán bộ ngân hàng) cung cấp chứng từ cho ông T ký nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý. Bước đầu rà soát, ngân hàng xác định chữ ký người nộp tiền trên giấy nộp tiền bị xóa ký lại (có 02 chứng từ) và ký lại đè lên chữ ký trước đó (có 56 chứng từ): Phía ngân hàng đang xác định nguyên nhân và xử lý cán bộ liên quan”. Sau này xác định được bà H bị Ngân hàng xử lý kỷ luật bằng hình thức “từ trưởng phòng xuống làm nhân viên”.

Từ những chứng cứ, lý do nêu trên, Công ty TNHH xây dựng T khẳng định: Công ty không vay một khoản tiền nào của bà Văn Thị H, ông Trần Hữu T. Do vậy, Công ty T hoàn toàn đồng ý với Quyết định của bản án sơ thẩm số 33/2016/DSST ngày 18/11/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị và Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm số 04/2019/KN-DS của Chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng “đề nghị hủy bản án dân sự phúc thẩm số 02/2017/DS-PT ngày 30/5/2017 của TAND tỉnh Quảng Trị và giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 33/2016/DSST ngày 18/11/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà”.

Vì vậy, bị đơn đề nghị Tòa án xét xử lại vụ án theo hướng : Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Văn Thị H và ông Trần Hữu T.

3. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:

3. 1. Trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa phúc thẩm, Ngân hàng TMCP C Việt Nam trình bày:

Trong vụ án này, đối tượng tranh chấp là quan hệ vay tài sản giữa các bên với số tiền 26.380.000.000 đồng. Các bên đương sự và Ngân hàng C - Chi nhánh Quảng Trị đều thừa nhận, số tiền trên đã được Ngân hàng hạch toán đầy đủ vào tài khoản của Công ty T, không có ý kiến tranh chấp về thiếu hụt số tiền đã được giao dịch.

Như vậy, việc giải quyết tranh chấp hiện nay là nhằm để xác định có hay không có quan hệ vay mượn tài sản giữa các chủ thể bên vay và bên cho vay. Trong quan hệ này, Ngân hàng không phải là chủ thể. Với tư cách là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Ngân hàng đã thực hiện chuyển đầy đủ số tiền vào tài khoản của Công ty T.

Do đó, Ngân hàng C không có quyền lợi và nghĩa vụ nào phát sinh trong vụ án. Về quan điểm của Ngân hàng C đối với tính hợp lệ của các chứng từ là Giấy nộp tiền thì Ngân hàng đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào những công văn trả lời của Ngân hàng có trong hồ sơ vụ án thụ lý trước đây để xem xét, đánh giá tính hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Cụ thể tại các công văn số: 291/CV-QTT 03 ngày 25/7/2014, số 325a/CV-QTI ngày 22/8/2014, số 392/CV-QTI-TCT ngày 14/10/2014, Ngân hàng C - Quảng Trị xác định: “Việc chứng từ bị ký đè, tẩy xóa, ký lại là do trong 58 giao dịch mang tên Trần Hữu T là do ông T không trực tiếp đến ngân hàng nộp tiền và chữ ký người nộp tiền trên chứng từ tại thời điểm nộp tiền là không phải của ông T. Việc ông T ký lại trên các chứng từ là do bà Văn Thị H (cán bộ ngân hàng) cung cấp chứng từ cho ông T ký nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý. Bước đầu rà soát, ngân hàng xác định chữ ký người nộp tiền trên giấy nộp tiền bị xóa ký lại (có 02 chứng từ) và ký lại đè lên chữ ký trước đó (có 56 chứng từ): Phía ngân hàng đang xác định nguyên nhân và xử lý cán bộ liên quan”.

Đng thời phía Ngân hàng có ý kiến thêm rằng: Vì sự việc xảy ra quá lâu nên Ngân hàng không xác định được ai là người trực tiếp đến nộp tiền vào tài khoản của Công ty T, nếu thời gian không để quá lâu thì Ngân hàng sẽ trích xuất camera và xác định được. Tuy nhiên, Ngân hàng đã hoàn thành nhiệm vụ là đã chuyển đủ tiền vào tài khoản của người được thụ hưởng là Công ty T. Đúng ra theo quy định thì người trực tiếp nộp tiền sau khi nộp tiền xong phải ký, ghi rõ họ tên, địa chỉ và lưu giữ liên 02 để làm căn cứ, ngoài ra phải ghi rõ mục nội dung nộp tiền (mục đích nộp tiền).

Mặt khác, việc một số nhân viên của Ngân hàng tự ý lấy chứng từ liên 01 của Giấy nộp tiền, rồi photo, sao y cung cấp cho đương sự để làm căn cứ khởi kiện tại Tòa án là không được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3.2. Tại bản trình bày ý kiến đề ngày 25/8/2022, ông Vũ Hữu S trình bày:

- Do mối quan hệ quen biết giữa ông S (Tổng giám đốc Công ty TNHH xây dựng T) với bà Trần Thị Thanh T là Phó Giám đốc Ngân hàng C - Chi nhánh Quảng Trị, vì muốn tăng doanh số lưu chuyển tiền mặt cho Ngân hàng C - Chi nhánh Quảng Trị nên bà T có nhờ ông S, Tổng giám đốc Công ty T đưa tiền mặt của Công ty cho bà Trần Thị Thanh T để bà T nộp vào tài khoản của Công ty T mở tại Ngân hàng C - Chi nhánh Quảng Trị. Tuy nhiên, việc này liên quan đến sự tin tưởng cá nhân và mối quan hệ làm ăn và sự việc cũng đã xảy ra quá lâu nên Công ty không xác định được cá nhân nào là người trực tiếp nộp tiền vào tài khoản của Công ty, nhưng Công ty khẳng định người trực tiếp nộp tiền vào tài khoản của Công ty, đã trở thành tài sản của Công ty là người được Công ty giao nhiệm vụ, hoặc được Công ty ủy quyền hoặc được Công ty đồng ý theo yêu cầu của Công ty với điều kiện: sau khi nộp tiền vào tài khoản của Công ty thì phải nộp lại liên 02 Giấy nộp tiền cho Công ty để Công ty quản lý, lưu trữ... và điều này đã thực hiện đúng và đầy đủ.

Mặt khác, trong quá trình giải quyết vụ án, đối với yêu cầu khởi kiện của bà Văn Thị H, ông Trần Hữu T về số tiền 26.380.000.000 đồng, Công ty T xác định số tiền trên là tiền của Công ty và không có sự tranh chấp gì trong nội bộ Công ty T. Cá nhân ông S và Công ty không vay tiền và không nợ khoản tiền nào của bà Văn Thị H, ông Trần Hữu T.

Với các tài liệu, chứng cứ Kết luận Giám định của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Quảng Trị và Kết luận Giám định của phân Viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại Đà Nẵng được thể hiện trong hồ sơ vụ án và các công văn số: 291/CV-VTI 03 ngày 25/7/2014, số 325a/CV-QTT ngày 22/8/2014, số 392/CV-QTT-TCT ngày 14/10/2014, Ngân hàng C - Chi nhánh Quảng Trị xác định: “Việc chứng từ bị ký đè, tẩy xóa, ký lại là do trong 58 giao dịch mang tên Trần Hữu T là do ông T không trực tiếp đến ngân hàng nộp tiền và chữ ký người nộp tiền trên chứng từ tại thời điểm nộp tiền là không phải của ông T. Việc ông Trần Hữu T ký lại trên các chứng từ là do bà Văn Thị H (cán bộ ngân hàng) cung cấp chứng từ cho ông T ký nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý. Bước đầu rà soát, ngân hàng xác định chữ ký người nộp tiền trên giấy nộp tiền bị xóa ký lại (có 02 chúng từ) và ký lại đè lên chữ ký trước đó (có 56 chứng từ), Ngân hàng đang xác định nguyên nhân và xử lý cán bộ liên quan”.

Từ những tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án có căn cứ xác định: Bà Trần Thị Thanh T, bà Văn Thị H và ông Trần Hữu T có sự cấu kết, giả mạo tài liệu, chứng từ, với thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn, có hành vi gian dối, tẩy xóa, sửa chữa 58 chứng từ và đã sử dụng 58 chứng từ không hợp pháp này làm căn cứ khởi kiện vụ án với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của Công ty T; đồng thời gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp. Trong khi Công ty T hoàn toàn không vay tiền của bà Văn Thị H và ông Trần Hữu T. Như vậy, bà Trần Thị Thanh T, Văn Thị H và ông Trần Hữu T đã có dấu hiệu tội phạm của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 và có dấu hiệu tội “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” được quy định tại Điều 356 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Từ những lý do, căn cứ nêu trên ông S đã nhiều lần bằng văn bản, đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị ra Quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số: 27/2020/TB-TLVA ngày 16/4/2020 sang Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Đông Hà để điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Trần Thị Thanh T, Văn Thị H và Trần Hữu T.

3.3. Tại văn bản trình bày đề ngày 15/4/2022 và quá trình giải quyết vụ án, bà Trần Thị Thanh T trình bày:

Việc Công ty T cho rằng, Công ty nộp tiền vào tài khoản để tăng doanh số lưu chuyển tiền mặt cho ngân hàng là hoàn toàn không chính xác, bởi Ngân hàng C hay bất cứ ngân hàng nào cũng không cần thiết phải làm như vậy. Vì Ngân hàng chỉ cần số tiền dư trên tài khoản chứ không cần doanh số nộp, rút tiền.

Việc Công ty T cho rằng nhiều lần đưa tiền mặt nhờ bà T nộp vào tài khoản của Công ty T thì đề nghị Công ty và cá nhân ông S đưa ra bằng chứng để chứng minh. Vì một Công ty lớn và hạch toán chi li, chặt chẽ như Công ty T khi xuất một khoản tiền đưa cho người khác nộp hộ lại không hề có bất kỳ một chứng từ nào. Khi nộp, chứng từ nộp tiền lại đề tên người nộp là ông Trần Hữu T mà Công ty vẫn chấp nhận dùng chứng từ đó để hạch toán trong một thời gian dài như vậy có đúng không, trong khi ông T không phải là người của Công ty T. Về nguyên tắc hạch toán chứng từ doanh nghiệp, theo Công ty cho rằng đã xuất số tiền mặt ra cho ông S ký nhận trong khi người nộp tiền vào tài khoản lại là ông Trần Hữu T mà ông T không hề có quan hệ mua bán gì với Công ty T thì việc hạch toán như vậy có đúng không? Mặt khác, ông S có vấn đề gì về thần kinh hay không mà lại ôm một lượng tiền mặt lớn như vậy chạy từ Ninh Bình vào nhờ bà T nộp hộ rồi lại ngồi đợi rút tiền mặt ra để chi tiêu trong khi Công ty T vẫn rất nhiều lần chuyển khoản từ tài khoản của Công ty ở Ninh Bình vào tài khoản của Công ty mở tại Quảng Trị (điều này thể hiện rất rõ trên sao kê tài khoản của Công ty T tại thời điểm đó).

Bên cạnh đó, việc nộp tiền vào tài khoản không chỉ ở Hội sở Ngân hàng C – Chi nhánh Quảng Trị mà diễn ra ở rất nhiều nơi như: Phòng giao dịch Chợ Đông Hà, Phòng giao dịch Khe Sanh. Số lượng tiền mặt nộp vào đều được ông S rút ra ngay sau đó mà không hề để lại bất kỳ số dư nào trên tài khoản tại ngân hàng.

Từ những lẽ đó, bà T không đồng ý với quyết định của Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà là đưa bà T vào tham gia tố tụng với tư cách là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”, vì bản thân bà T nhận thấy bà T không có quyền lợi cũng không có bất cứ nghĩa vụ gì trong vụ án này khi căn cứ vào những lời khai vu vơ, không có căn cứ pháp lý của bị đơn. Bản thân bà T nhận thức được rằng, trước Tòa mọi cá nhân và tổ chức đều phải đưa ra được các bằng chứng để chứng minh các vấn đề mình nêu ra chứ không thể nói một cách vô căn cứ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và mất thời gian của người khác. Việc Công ty T gian dối, không trung thực thể hiện rất rõ qua lời khai của cá nhân ông S và các văn bản của Công ty.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số: 34/2022/DS-ST ngày 22/9/2022 của Tòa án nhân dân thành phố Đông Hà quyết định:

Áp dụng khoản 2 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm b, g khoản 1 Điều 40;

Điều 147, 207 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 163, 167, 169 và 265 của Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 357, 468 của Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án, tuyên xử:

Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Văn Thị H và ông Trần Hữu T; buộc bị đơn Công ty TNHH xây dựng T phải trả lại cho bà Văn Thị H và ông Trần Hữu T số tiền 24.980.000.000 đồng (Hai mươi bốn tỷ chín trăm tám mươi triệu đồng).

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí, lãi suất chậm thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 25/9/2022, bị đơn Công ty TNHH xây dựng T kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với lý do:

- Công ty T không ký hợp đồng, văn bản thỏa thuận về việc vay tiền của ông T và bà H; 58 chứng từ (liên 01) “Giấy nộp tiền” mà nguyên đơn cung cấp đều bị tẩy xóa, sửa chữa và đã có kết luận giám định; ngoài ra không có tài liệu nào khác;

- 58 chứng từ được ngân hàng sao y bản chính trái quy định của pháp luật và được xác định bằng các kết luận giám định là căn cứ để xác định tính không hợp pháp và không có giá trị pháp lý do nguyên đơn cung cấp;

- Việc ông T khởi kiện tại Tòa án Đông Hà năm 2014 sau đó rút đơn khởi kiện và trong hồ sơ thể hiện cả ông T và bà H đều xác định số tiền đó không phải là của mình;

- Nguyên đơn cho rằng có thỏa thuận vay tiền bằng miệng nhưng không đưa căn cứ pháp lý về việc cho vay là không đúng với quy định tại Điều 463 BLDS;

- Ông T và bà H khởi kiện đòi lại tài sản nhưng không có 58 chứng từ “Giấy nộp tiền”, hiện tại Công ty đang quản lý Liên 02 được ngân hàng giao theo quy định;

- Ông T và bà H không có tài liệu, chứng cứ nào chứng minh là chính ông TRẦN HỮU T – nguyên đơn là người trực tiếp nộp tiền vào tài khoản Công ty;

Từ đó khẳng định: Công ty T không vay tiền của bà Văn Thị H và ông Trần Hữu T.

Việc Tòa án cấp sơ thẩm suy luận rằng “nếu Công ty không chứng minh được người của Công ty đã nộp tiền vào cho Công ty thì phải xác định ông “TRẦN HỮU T” và bà H – nguyên đơn, là người đã nộp tiền vào tài khoản của Công ty, việc lập luận này là hoàn toàn thiếu căn cứ, bởi vì ông T và bà H - là người khởi kiện thì phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình. Cả bà H và ông T đều không có một tài liệu, chứng cứ nào để chứng minh cho điều này. Một số người làm chứng đều là nhân viên của Ngân hàng, đồng nghiệp và là cấp dưới của bà T nên lời nói cũng không đáng tin cậy, tại phiên tòa phúc thẩm thì cả bà T, ông T và những người làm chứng này đều cố tình vắng mặt, vì không dám đối diện với sự thật, lời nói dối thì khó che đậy cảm xúc thật...;

Đặc biệt là Ngân hàng C – Chi nhánh Quảng Trị đã có Công văn khẳng định “Việc chứng từ bị ký đè, tẩy xóa, ký lại là do trong 58 giao dịch mang tên Trần Hữu T là do ông T không trực tiếp đến ngân hàng nộp tiền và chữ ký người nộp tiền trên chứng từ tại thời điểm nộp tiền là không phải của ông T. Việc ông T ký lại trên các chứng từ là do bà Văn Thị H (cán bộ ngân hàng) cung cấp chứng từ cho ông T ký nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý. Bước đầu rà soát, ngân hàng xác định chữ ký người nộp tiền trên giấy nộp tiền bị xóa ký lại (có 02 chứng từ) và ký lại đè lên chữ ký trước đó (có 56 chứng từ): Phía ngân hàng đang xác định nguyên nhân và xử lý cán bộ liên quan”.

Vì vậy, bị đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử theo hướng:

+ Sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

+ Hủy bản án sơ thẩm chuyển toàn bộ tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Trị để điều tra làm rõ hành vi gian dối, lợi dụng chức vụ, quyền hạn đối với bà Trần Thị Thanh T, Văn Thị H, ông Trần Hữu T về việc sửa chữa, tẩy xóa 58 chứng từ “Giấy nộp tiền” và 46 “Bảng kê giao tiền” Bảng sao y Ngân hàng TMCP CTVN - Chi nhánh Quảng Trị với mục đích “Chiếm đoạt tài sản” để xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

Ngày 02/02/2023 và tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn Công ty T thay đổi nội dung kháng cáo, theo đó yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử theo hướng sửa bản án sơ thẩm, bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Đi với kháng cáo yêu cầu hủy bản án sơ thẩm để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xem xét dấu hiệu hình sự đối với bà T, bà H và ông T thì Công ty xin rút, sau này nếu có đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì sẽ yêu cầu sau.

Tóm tắt quá trình giải quyết vụ án này từ khi bắt đầu (năm 2014) cho đến nay được diễn ra như sau:

- Vụ án thụ lý lần đầu vào ngày 03/7/2014 (số thụ lý: 65/TLST-DS về việc tranh chấp Hợp đồng vay tài sản) đến ngày 14/9/2015, nguyên đơn ông Trần Hữu T rút đơn khởi kiện, TAND thành phố Đông Hà ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 38/2015/QDDST-DS ngày 17/9/2015; Tại bút lục 820 ông T khai tài sản của bà H, Tại bút lục 104 bà H khai tài sản của ông T.

- Nguyên đơn ông Trần Hữu T và bà Văn Thị H tiếp tục khởi kiện lại vụ án và được Tòa án thụ lý vào ngày 06/11/2015 (số thụ lý: 97/2015/TBTL-DS về việc tranh chấp Hợp đồng vay tài sản); ngày 18/11/2016, TAND thành phố Đông Hà xét xử vụ án và Quyết định không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (Bản án số 33/2016/DS-ST ngày 18/11/2016). Sau khi xét xử sơ thẩm, nguyên đơn kháng cáo.

- Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 02/2017/DS-PT ngày 30/5/2017 của TAND tỉnh Quảng Trị đã Quyết định: Hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục chung, với các nhận định sau: phải đưa ông Vũ Hữu S tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; chưa trưng cầu giám định tài chính về tính hợp pháp của chứng từ; chưa chứng minh, làm rõ mục đích của giao dịch là gì (vay mượn trả nợ hay việc chuyển tiền chỉ là tăng doanh số lưu chuyển tiền mặt).

- Ngày 04/3/2019, Chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng ra Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm số 04/2019/KN-DS đề nghị hủy bản án dân sự phúc thẩm số 02/2017/DS-PT ngày 30/5/2017 của TAND tỉnh Quảng Trị và giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND thành phố Đông Hà với các lý do: Không có mối liên hệ nào giữa tư cách cá nhân ông S với sự việc, yêu cầu khởi kiện của ông T, bà H, chưa kể đến trong hồ sơ vụ án cũng không thể hiện có yêu cầu tranh chấp nội bộ giữa ông S và Công ty T về khoản tiền trên; theo các kết luận giám định cho thấy các bản sao Giấy nộp tiền do nguyên đơn xuất trình là không hợp lệ, còn bảng kê giao nhận tiền mặt giữa khách hàng với ngân hàng hầu như do nội bộ ngân hàng ký; bà H trình bày là tài sản của ông T, bà H không liên quan còn ông T trình bày số tiền này không phải tài sản của mình, ông không liên quan; việc đánh giá làm rõ mục đích vay tiền là không cần thiết.

- Ngày 11/3/2020 Chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng ra Quyết định rút Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 01/2020/QĐ-RKN-DS với nội dung giữ nguyên bản án dân sự phúc thẩm số 02/2017/DS-PT ngày 30/5/2017 của TAND tỉnh Quảng Trị, với nhận định sau: (1) Làm rõ đối chất giữa ông S, ông T, bà H? có hay không việc bà T đưa tiền nhờ ông T, bà H đem tiền nộp vào tài khoản của Công ty T tại Ngân hàng C Quảng Trị?; (2) bà H có quyền lấy các giấy nộp tiền đang lưu đưa cho ông T để ký chồng lên và viết tên ở người nộp tiền hay không? nếu không có thì vì sao bà H lại lấy được những chứng từ này?.

Hai vấn đề trên sau này đã được Tòa án làm rõ, thứ nhất: việc đối chất giữa ông S, ông T, bà H không có kết quả, các đương sự không tiến hành đối chất; không có căn cứ xác định bà T đưa tiền nhờ ông T, bà H đem tiền nộp vào tài khoản của Công ty T tại Ngân hàng C Quảng Trị và cũng không có căn cứ xác định bà H và ông T - nguyên đơn là người trực tiếp đến Ngân hàng và nộp tiền vào tài khoản của Công ty. Thứ hai:

Theo ý kiến của Ngân hàng thì bà H không có quyền lấy các giấy nộp tiền đang lưu tại Ngân hàng đưa cho ông T để ký chồng lên và viết tên ở người nộp tiền; việc vì sao bà H lại lấy được những chứng từ này thì phía Ngân hàng đã xác minh và xử lý kỷ luật đối với bà H là “Từ chức vụ Trưởng phòng hạ xuống làm nhân viên”.

Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị tại phiên tòa phúc thẩm:

- Quá trình thụ lý giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và các Thẩm phán, Thư ký phiên tòa đã thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

- Về nội dung: Đề nghị HĐXX căn cứ vào khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự: Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở ý kiến của các đương sự, ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1]. Về quan hệ tranh chấp:

Nguyên đơn bà Văn Thị H và ông Trần Hữu T khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, buộc bị đơn Công ty TNHH xây dựng T phải trả nợ tiền vay thông qua giao dịch bằng lời nói giữa ông T, bà H với Công ty T; khi vay tiền ông T, bà H đã chuyển tiền cho Công ty T vay thông qua 58 chứng từ (Giấy nộp tiền) tại Ngân hàng TMCP C Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị với số tiền 26.380.000.000 đồng, đã chuyển vào tài khoản số 10201-000101255-8 của Công ty T, đó là tiền (tài sản) của ông T và bà H nên ông T, bà H yêu cầu Công ty T phải trả lại. Công ty TNHH xây dựng T không thừa nhận, và cho rằng công ty không có việc vay mượn tiền của ông T, bà H. Do đó, cần xác định quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các đương sự trong vụ án này là “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS. Việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là “Tranh chấp đòi lại tài sản” là không chính xác.

[2]. Xét nội dung vụ án thấy rằng.

Ông T, bà H cho rằng Công ty T có đề nghị vay và đã vay tiền của Ông, Bà nhưng không xuất trình được chứng cứ nào chứng minh cho giao dịch vay tiền mà chỉ đưa ra các bản sao y: 58 Giấy nộp tiền và 47 Bảng kê giao nhận tiền mặt, tổng cộng 26.380.000.000 đồng, trong đó tại mục người nộp tiền vào tài khoản của Công ty T mở tại Ngân hàng C - Quảng Trị đề tên "Trần Hữu T” và không ghi lý do nộp tiền vào tài khoản (cả 58 giấy nộp tiền đều không ghi nội dung nộp tiền).

Theo trình bày của Ngân hàng C thì 58 giao dịch nộp tiền mà ông T cung cấp cho Tòa án là do Ngân hàng sao y từ chứng từ gốc do Ngân hàng quản lý - liên 1, còn liên 2 giao cho người nộp tiền (Công ty T); thực tế ông T không có một tài liệu chứng cứ nào để xuất trình khi khởi kiện mà chỉ dựa vào việc cung cấp của bà H - cán bộ Ngân hàng và việc làm này của bà H là trái quy định của Ngân hàng.

Ông T khai rằng, các chứng từ nộp tiền trên là do bà H cung cấp cho ông T, còn bà H thì xác định tháng 4/2014 ông T đến Ngân hàng xin sao 58 Giấy nộp tiền để làm căn cứ đối chiếu công nợ với Công ty T. Trong khi đó, các Giấy nộp tiền - liên 2 (giao cho người nộp tiền) lại do chính Công ty T quản lý và xuất trình, thể hiện dưới mục người nộp tiền để trống (BL 682- 739). Theo quy định của Ngân hàng thì khi nộp tiền vào tài khoản, thì liên 01 được Ngân hàng lưu giữ, còn liên 02 người nộp tiền giữ. Cho nên Công ty T là người giữ liên 02 và cũng chính là người nộp tiền vào tài khoản của Công ty.

Theo ông T trình bày: Lúc nộp tiền, ông không giữ liên 02 giấy nộp tiền mà yêu cầu nhân viên Ngân hàng chuyển liên 02 giấy nộp tiền cho Công ty T để hạch toán hàng tháng và đồng thời theo dõi công nợ của Công ty vay, nhưng lý giải của ông T là hoàn toàn không hợp lý, bởi phía người nhận tiền không cần phải có các chứng từ giấy nộp tiền (cấp cho phía người gửi) để hạch toán cho Công ty mình; còn nếu để theo dõi công nợ như ông T trình bày thì ông T có thể gửi bản sao cho Công ty T, bản chính chứng từ ông T phải giữ lại để làm căn cứ.

Tiền đã vào tài khoản của Công ty, trong hồ sơ sổ sách kế toán của Công ty thì đây là tài sản hợp pháp của Công ty, không có chứng từ nào thể hiện Công ty có phát sinh khoản vay với cá nhân ông T, bà H; ông T và bà H không có căn cứ để chứng minh số tiền đó là tài sản của mình, cũng không chứng minh được mình chính là người đã trực tiếp nộp tiền vào tài khoản của Công ty.

Mặt khác, ông T, bà H khai là cho Công ty T vay tiền và thỏa thuận bằng miệng, điều này là không có căn cứ, không thể chấp nhận, vì Công ty T là một pháp nhân, không phải là một cá nhân, nên không thể làm việc bằng miệng được mà phải lập bằng văn bản hợp pháp theo chế độ tài chính - kế toán.

Tại các Công văn: Số 291/CV-QTI 03 ngày 25/7/2014, số 325a/CV-QTI ngày 22/8/2014, số 392/CV-QTI-TCT ngày 14/10/2014, Ngân hàng C - Quảng Trị xác định: “Việc chứng từ bị ký đè, tẩy xóa, ký lại là do trong 58 giao dịch mang tên Trần Hữu T là do ông T không trực tiếp đến Ngân hàng nộp tiền và chữ ký người nộp tiền trên chứng từ tại thời điểm nộp tiền là không phải của ông T. Việc ông T ký lại trên các chứng từ là do bà Văn Thị H (cán bộ Ngân hàng) cung cấp chứng từ cho ông T ký nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý. Bước đầu ra soát, Ngân hàng xác định chữ ký người nộp tiền trên giấy nộp tiền bị xóa ký lại (có 02 chứng từ) và ký lại đè lên chữ ký trước đó (có 56 chứng từ), Ngân hàng đang xác định nguyên nhân và xử lý cán bộ liên quan”.

Công văn này của Ngân hàng phản ánh được các vấn đề sau đây:

+ Ông Trần Hữu T không phải là người trực tiếp đến ngân hàng nộp tiền;

+ Cả 58 chứng từ lưu tại Ngân hàng đều bị “ký đè, tẩy xóa, ký lại”;

+ Việc ông T ký lại trên các chứng từ là do bà Văn Thị H (cán bộ Ngân hàng) cung cấp chứng từ cho ông T ký nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý.

Như vậy, cả 58 chứng từ mà ông T, bà H sao y từ liên 01 lưu tại Ngân hàng đều không hợp lệ, nên các tài liệu này không đủ cơ sở làm chứng cứ để nguyên đơn làm căn cứ khởi kiện bị đơn. Ông T, bà H không có tài liệu gốc để khởi kiện tại Tòa án mà tự ý sao y chứng từ tại Ngân hàng một cách trái quy định của Ngân hàng.

Điều này còn được khẳng định tại các kết luận giám định dưới đây:

- Tại Kết luận giám định số 235/KLGĐ ngày 06/01/2015 và Kết luận giám định số 236/KLGĐ ngày 11/02/2015, Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Quảng Trị xác định:

+ Đối với 58 Giấy nộp tiền ghi tên người nộp “TRAN HUU THANH” ở mục “Người nộp tiền”, mục “Thủ quỹ”, mục “Giao dịch viên”, mục “Kiểm soát viên” thì có những chứng từ ở liên 1 và liên 2 không phải do một người ký ra hoặc liên 1 có hai chữ ký chồng lên nhau và có dấu vết tẩy xóa hoặc liên 2 không có chữ ký;

+ Đối với 48 Bảng kê giao nhận tiền mặt ghi tên “TRAN HUU THANH” ở mục “Người giao” thì có 25 Bảng kê với chữ viết, chữ ký đề tên Văn Thị H trên tài liệu mẫu so sánh do một người ký và viết ra; có 06 Bảng kê với chữ ký, chữ viết đề tên Đinh Thị Cẩm Nhung trên tài liệu mẫu so sánh do một người ký và viết ra; có 02 Bảng kê với chữ ký, chữ viết đề tên Nguyễn Thị Thủy Tiên trên tài liệu mẫu so sánh do một người ký và viết ra; có 13 Bảng kê không đủ cơ sở kết luận.

Ngày 15/02/2017, bà H có đơn đề nghị giám định chữ ký tại 15 Bảng kê giao nhận loại tiền (trong đó 13 Bảng kê yêu cầu giám định lại, 02 Bảng kê bổ sung).

Tại Kết luận giám định số 151/C45 (Đ2) ngày 11/4/2017 (bút lục 365), Phân viện khoa học hình sự Bộ Công an tại Đà Nẵng kết luận:

5.1. Chữ ký, chữ viết họ tên Trần Hữu T dưới mục “Người giao” trên Bảng kê các loại tiền, số 0064, đề ngày 14/5/2012 với chữ ký, chữ viết ghi họ tên Trần Hữu T do Văn Thi Huế ký và viết trên tài liệu mẫu so sánh (ký hiệu M2) là do cùng một người ký, viết ra.

5.2. Chữ ký, chữ viết họ tên “Ng Văn Thành” dưới mục “Người giao” trên Bảng kê giao nhận tiền mặt, số 0030, đề ngày 29/11/2012 với chữ ký, chữ viết ghi họ tên Nguyễn Văn Thành do Đinh Thị Cẩm Nguyên ký và viết trên tài liệu mẫu so sánh (M4) là do cùng một người ký, viết ra.

5.3. Chữ ký, chữ viết họ tên Trần Hữu T dưới mục “Người giao” trên: Bảng kê các loại tiền, số 0033, đề ngày 27/11/2012 và Bảng kê giao nhận tiền mặt, số 0009, đề ngày 03/10/2012 với chữ ký, chữ viết ghi họ tên Trần Hữu T do Phan Minh Tâm ký và viết trên tài liệu mẫu so sánh (ký hiệu M5) là do cùng một người ký, viết ra.

5.4. Chữ ký, chữ viết họ tên Trần Hữu T dưới mục “Người giao” trên Bảng kê các loại tiền mặt, số 0049, đề ngày 20/5/2013 với chữ viết ghi họ tên Trần Hữu T do Lưu Trường viết trên tài liệu mẫu so sánh (ký hiệu M6) là do cùng một người viết ra;

Còn các Bảng kê giao nhận loại tiền còn lại không đủ cơ sở kết luận do cùng một người ký, viết ra.

Qua đó, cho thấy các bản sao Giấy nộp tiền (chứng cứ mấu chốt để đánh giá) do nguyên đơn xuất trình là không hợp lệ; còn các bảng kê giao nhận tiền mặt giữa khách hàng với Ngân hàng thì hầu như do nội bộ nhân viên Ngân hàng ký.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Quyết định số 1789/2005/NHNN ngày 12/12/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán Ngân hàng.

Trước khi khởi kiện lại vụ án này thì, vào tháng 7/2014, ông T đã khởi kiện yêu cầu Công ty T trả ông T 26.380.000.000 đồng mà ông T đã gửi vào tài khoản của Công ty T mở tại Ngân hàng C - Chi nhánh Quảng Trị, thể hiện tại 58 Giấy nộp tiền trên và ủy quyền cho bà H tham gia tố tụng, sau đó ông T rút đơn khởi kiện nên Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án tại Quyết định số 38/2015/QĐST-DS ngày 17/9/2015.

Theo các tài liệu, chứng cứ thể hiện trong hồ sơ vụ án (biên bản hòa giải ngày 12/8/2015 - Bl 104) thì bà H trình bày: số tiền 26.380.000.000 đồng trên là tài sản riêng của ông T, bà H không liên quan đến số tiền này; chứng cứ này đã xác định ý kiến của bà H rằng, số tiền đã nộp vào tài khoản của Công ty T 26.380.000.000 đồng mà đã trở thành tài sản của Công ty không liên quan đến bà H. Văn bản này đang lưu tại hồ sơ vụ án (BL 104), có chữ ký xác nhận của bà H, bà H cam đoan là tự chịu trách nhiệm với lời trình bày của mình.

Ngược lại, ông T trình bày tại đơn rút đơn khởi kiện ngày 14/9/2015 (BL 820), ông T chỉ là người trực tiếp được bà Văn Thị H nhờ đứng tên nộp tiền vào tài khoản của Công ty T, số tiền này không phải của ông T. Văn bản này cũng được chính ông T ký và lưu tại hồ sơ vụ án (BL 820) và ông T cam đoan là tự chịu trách nhiệm về lời trình bày của mình.

Nhiệm vụ của Tòa án là bảo vệ sự thật khách quan, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợ ích hợp pháp của các bên đương sự trên cơ sở quy định của pháp luật; Tuy nhiên, chứng cứ mà nguyên đơn dùng làm căn cứ để khởi kiện đều không phù hợp với quy định của pháp luật, không được pháp luật bảo vệ. Số tiền 26.380.000.000đ đã được nộp vào tài khoản của Công ty T, trở thành tài sản của pháp nhân. Nguyên đơn không có căn cứ để chứng minh đó là tài sản của mình, nguyên đơn cho rằng chuyển vào tài khoản của Công ty mục đích là cho Công ty vay nhưng không có căn cứ chứng minh. Ông T trùng tên với người có tên trên chứng từ nộp tiền (TRẦN HỮU T) nhưng ông T – nguyên đơn không phải là người trực tiếp đến ngân hàng nộp tiền và không được giữ liên 02 chứng từ nộp tiền. Phía Ngân hàng C - Chi nhánh Quảng Trị thì xác nhận: “Việc chứng từ bị ký đè, tẩy xóa, ký lại là do trong 58 giao dịch mang tên Trần Hữu T là do ông T không trực tiếp đến Ngân hàng nộp tiền và chữ ký người nộp tiền trên chứng từ tại thời điểm nộp tiền là không phải của ông T. Việc ông T ký lại trên các chứng từ là do bà Văn Thị H (cán bộ Ngân hàng) cung cấp chứng từ cho ông T ký nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý. Bước đầu ra soát, Ngân hàng xác định chữ ký người nộp tiền trên giấy nộp tiền bị xóa ký lại (có 02 chứng từ) và ký lại đè lên chữ ký trước đó (có 56 chứng từ), Ngân hàng đang xác định nguyên nhân và xử lý cán bộ liên quan”.

Từ các nhận định nêu trên, HĐXX phúc thẩm nhận thấy: Nguyên đơn không chứng minh được số tiền 26.380.000 đồng là do chính nguyên đơn là người trực tiếp đến Ngân hàng để nộp vào tài khoản của Công ty T mở tại Công thương - Chi nhánh Quảng Trị; nguyên đơn cũng không chứng minh được số tiền đó thuộc sở hữu hợp pháp của nguyên đơn, cũng không chứng minh được lý do nộp tiền vào tài khoản của Công ty mà nguyên đơn trình bày;

Vì vậy, cần chấp nhận kháng cáo của bị đơn, sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Điều này cũng phù hợp với những nhận định tại Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm số 04/2019/KN-DS ngày 04/3/2019 của Chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng (đề nghị hủy bản án dân sự phúc thẩm số 02/2017/DS- PT ngày 30/5/2017 của TAND tỉnh Quảng Trị và giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND thành phố Đông Hà – theo hướng bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn).

Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị không phù hợp với những lập luận của HĐXX nên không được chấp nhận.

[3] Về án phí: Kháng cáo của bị đơn được chấp nhận nên không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo mà người kháng cáo đã “rút kháng cáo yêu cầu hủy bản án sơ thẩm để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xem xét dấu hiệu hình sự đối với bà T, bà H và ông T” theo khoản 3 Điều 289; khoản 3 Điều 298 BLTTDS.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự: Chấp nhận kháng cáo của bị đơn Công ty TNHH xây dựng T, sửa bản án sơ thẩm.

2. Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 35; điểm b, g khoản 1 Điều 40; Điều 147, 207, 266 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 357, 468 của Bộ luật dân sự năm 2015;

Áp dụng các Điều 27, 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án; tuyên xử:

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Văn Thị H và ông Trần Hữu T về việc buộc bị đơn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng T phải trả cho nguyên đơn số tiền 24.980.000.000 đồng (Hai mươi bốn tỷ, chín trăm tám mươi triệu đồng).

3. Về án phí:

Án phí dân sự sơ thẩm: Buộc ông Trần Hữu T và bà Văn Thị H phải chịu 132.980.000 đồng (Một trăm ba mươi hai triệu, chín trăm tám mươi nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm. Nhưng được trừ số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bà H và ông T đã nộp là 66.940.000 đồng (Sáu mươi sáu triệu chín trăm bốn mươi nghìn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số: AA/2014/0007849 ngày 05/11/2015 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Ông Trần Hữu T và bà Văn Thị H phải nộp tiếp số tiền 66.040.000 đồng (Sáu mươi sáu triệu, không trăm bốn mươi nghìn đồng).

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng T không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm nên được hoàn trả lại số tiền 300.000 đồng theo biên lai số 0000494 ngày 19/10/2022 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đông Hà.

4. Áp dụng khoản 3 Điều 289; khoản 3 Điều 298 BLTTDS, Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo mà người kháng cáo đã “rút kháng cáo yêu cầu hủy bản án sơ thẩm để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xem xét dấu hiệu hình sự đối với bà T, bà H và ông T”.

Nhng phần của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

412
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp HĐ vay tài sản số 21/2023/DS-PT

Số hiệu:21/2023/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Quảng Trị
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 27/02/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về