TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN ÁN 64/2020/DS-PT NGÀY 14/02/2020 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI TÀI SẢN
Trong các ngày 15 tháng 01 năm 2020 và ngày 14 tháng 02 năm 2020, tại Trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai theo thủ tục thông thường vụ án thụ lý số 316/2019/TLPT-DS ngày 28/6/2019, về việc: “Tranh chấp đòi tài sản”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 103/2019/DS-ST ngày 25/4/2019 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo;
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 6198/2019/QĐXXPT-DS ngày 27 tháng 12 năm 2019 và Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 522/2020/QĐ-PT ngày 15/01/2020, giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Th, sinh năm 1954.
Địa chỉ: 34/5A TC, khu phố 2, phường TTN, Quận AB, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của bà Th: Bà Nguyễn Thị Ngọc A, sinh năm 1984. Có mặt.
Địa chỉ: 02 TL, phường PTH, quận TP, Thành phố Hồ Chí Minh (theo Giấy ủy quyền số công chứng 010958; quyển số 05TP/CC-SCC/HĐGD ngày 15/5/2017 của Văn phòng công chứng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh).
Bị đơn: Công ty Cổ phần TMTH.
Minh.
Địa chỉ: 142 A17-18-19 LBB, phường PT, quận TP, Thành phố Hồ Chí Người đại diện hợp pháp của Công ty Cổ phần TMTH: Ông Lê Minh Tr, sinh năm 1974. Có mặt.
Địa chỉ: 730/96 LĐT, Phường AT, quận GV, Thành phố Hồ Chí Minh (theo Giấy ủy quyền ngày 04/9/2017).
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
1/ Ông Nguyễn Minh Ph, sinh năm 1983.
Địa chỉ: 34/5A TC, khu phố 2, phường TTN, Quận AB, Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Bà Nguyễn Thị Diệu Ph, sinh năm 1989.
3/ Ông Nguyễn Minh Q, sinh năm 1990.
Cùng địa chỉ: 34/5A TC, khu phố 2, phường TTN, Quận AB, Thành phố Hồ Chí Minh.
4/ Ông Nguyễn Minh H, sinh năm 1974.
Địa chỉ: 22/76 CXLG, Phường AT, Quận Q, Thành phố Hồ Chí Minh.
5/ Ông Nguyễn Minh H1, sinh năm 1978.
Địa chỉ: 90/2 Khu phố 1, phường TTN, Quận AB, Thành phố Hồ Chí Minh.
6/ Ông Nguyễn Minh H2, sinh năm 1979.
Địa chỉ: 36/12 đường TTN 08, Khu phố 5, phường TTN, Quận AB, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của ông Ph, bà Ph, ông Q, ông H, ông H1 và ông H2 có ông Đặng Vi C, sinh năm 1982. Có mặt.
Địa chỉ: 80/21 HHT, Phường U, quận BT, Thành phố Hồ Chí Minh (theo Giấy ủy quyền số công chứng 023469 ngày 27/10/2017 của Văn phòng công chứng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người làm chứng:
1/ Ông Huỳnh Công B – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần TMTH.
Địa chỉ: 156/359 NGT, Phường O, Quận P, Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Công ty TNHH MDVSXTP do ông Nguyễn Minh Ph đại diện theo pháp luật.
Địa chỉ: 34/5A TC, khu phố 2, phường TTN, Quận AB, Thành phố Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo Đơn khởi kiện, Đơn khởi kiện bổ sung của nguyên đơn bà Phạm Thị Th, lời khai trong quá trình giải quyết vụ án của người đại diện theo ủy quyền là bà Nguyễn Thị Ngọc A trình bày:
Ông Nguyễn T (chồng bà Phạm Thị Th) và ông Nguyễn Văn Kh - người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần TMTH (sau đây gọi tắt là Công ty TH) - là bạn bè với nhau trong làm ăn kinh doanh. Vì vậy, tính đến thời điểm năm 2012, ông T đã cho Công ty TH vay rất nhiều lần tiền.
Ông Nguyễn T sinh năm 1949, chết ngày 24/3/2012 theo giấy Chứng tử số 29/2012, quyển số 01/2011 do Ủy ban nhân dân phường Tân Thới Nhất, Quận 12 cấp ngày 26/3/2012. Ông T có cha là cụ Nguyễn Tr và mẹ là cụ Đỗ Thị T, hai cụ đều chết trước ông T nhưng không rõ ngày tháng năm nào. Những người thừa kế hợp pháp của ông T gồm có: Vợ là bà Phạm Thị Th và sáu người con là ông Nguyễn Minh H sinh năm 1976, ông Nguyễn Minh H1 sinh năm 1978, ông Nguyễn Minh H2 sinh năm 1979, ông Nguyễn Minh Ph sinh năm 1983, bà Nguyễn Thị Diệu Ph sinh năm 1989, ông Nguyễn Minh Q sinh năm 1990.
Sau khi ông T chết, ông Kh (vẫn đang là người đại diện theo pháp luật của Công ty TH) đã mời bà Th cùng các con đến Công ty TH lập Biên bản làm việc ngày 14/4/2012 giữa Công ty TH và gia đình Ông Nguyễn T với nội dung: Công ty TH đã vay Ông Nguyễn T số tiền là 17.500.000.000 đồng (mười bảy tỷ năm trăm triệu đồng) và đồng ý chuyển số tiền vay 17.500.000.000 đồng (mười bảy tỷ năm trăm triệu đồng) đã vay của Ông Nguyễn T sang cho bà Phạm Thị Th với lý do Ông Nguyễn T chết. Bà Th cùng các con đều thống nhất thỏa thuận: Bà Th được thừa kế toàn bộ số tiền này và đến nay không có tranh chấp về việc thừa kế đối với số tiền này. Các con bà Th cũng đã có Giấy cam kết ngày 27/12/2017 tại Văn phòng Công chứng Sài gòn để xác nhận sự việc. Khi lập biên bản ngày 14/4/2012, bà Th và Công ty TH không thỏa thuận lãi suất cụ thể bằng văn bản nhưng Công ty TH có trả cho bà Th 1.020.000.000 đồng (một tỷ không trăm hai mươi triệu đồng), mỗi lần trả thì ông Kh giữ chứng từ, không giao lại cho bà Th.
Sau khi ông Kh chết, bà Nguyễn Lê Kim K (là con ruột ông Kh) trở thành người đại diện theo pháp luật của Công ty TH. Ngày 14/6/2013, bà Kiều yêu cầu bà Th đến Văn phòng Công ty TH ký xác nhận nợ giữa hai bên và giảm lãi vay. Ngày 14/6/2013, hai bên đã ký vào Biên bản làm việc với nội dung thỏa thuận như sau: Công ty TH xác nhận số tiền vay 16.000.000.000 đồng (mười sáu tỷ đồng), số tiền lãi T05/13 là 480.000.000 đồng (bốn trăm tám mươi triệu đồng), tổng cộng 16.480.000.000 đồng (mười sáu tỷ bốn trăm tám mươi triệu đồng). Hàng tháng Công ty TH phải trả nợ gốc là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) và tiền lãi với lãi suất là 10,3%/năm (0,85%/tháng) tính trên dư nợ. Nhưng từ ngày 14/6/2013 đến tháng 03/2017 Công ty TH chỉ trả 950.000.000 đồng (chín trăm năm mươi triệu đồng) tiền lãi cho bà Th, còn tiền nợ gốc vẫn chưa trả được khoản nào, mỗi lần trả Công ty TH chỉ giao tiền chứ không giao có chứng từ trả tiền cho bà Th.
Nay bà Th khởi kiện yêu cầu Công ty TH trả số tiền nợ gốc 16.000.000.000 đồng (mười sáu tỷ đồng), tiền lãi của tháng 05/2013 là 480.000.000 đồng (bốn trăm tám mươi triệu đồng) và trả lãi 0,85%/tháng từ tháng 3/2017 đến khi xét xử, tạm tính đến tháng 6/2018 là 2.040.000.000 đồng (hai tỷ không trăm bốn mươi triệu đồng). Yêu cầu trả một lần ngay khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Tại Biên bản hòa giải ngày 15/11/2018, bà Th xác định đã nhận được nợ gốc 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng) nên yêu cầu Công ty TH trả 15.400.000.000 đồng (mười lăm tỷ bốn trăm triệu đồng) nợ gốc, 480.000.000 đồng (bốn trăm tám mươi triệu đồng) tiền lãi tháng 05/2013 và tiền lãi trong hạn, quá hạn theo mức lãi suất 0,85%/tháng trên nợ gốc 15.400.000.000 đồng, tạm tính là 2.040.000.000 đồng (hai tỷ không trăm bốn mươi triệu đồng). Yêu cầu trả một lần ngay sau khi quyết định, bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Theo Bản tự khai ngày 26/11/2018, ông Lê Minh Tr là người đại theo ủy quyền của Công ty Cổ phần TMTH trình bày:
Trong khoản thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, Công ty TH có vay của Ông Nguyễn T 04 khoản vay với tổng số tiền vay là 11.500.000.000 đồng (mười một tỷ năm trăm triệu đồng), với lãi suất từ 3%/tháng đến 6%/tháng. Việc vay mượn thể hiện qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1:
(1) Hợp đồng thứ nhất ký ngày 26/12/2008 giữa Ông Nguyễn T với Công ty TH, cụ thể: Số tiền vay là 2.350.000.000 đồng (hai tỷ ba trăm năm mươi triệu đồng), lãi suất là 2,127%/tháng. Đến tháng 11/2010 mức lãi suất nâng lên là 2,34%/tháng. Đến tháng 02/2011, mức lái suất nâng lên là 2,675%/tháng. Đến ngày 19/3/2011, Công ty TH đã trả 350.000.000 đồng (ba trăm năm mươi triệu đồng) tiền gốc, còn nợ lại 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng). Từ tháng 12/2011, lãi suất tăng lên 3%/tháng. Việc chi trả hợp đồng vay nói trên thể hiện qua 45 phiếu chi từ ngày 10/02/2009 đến ngày 14/4/2012. Tổng số tiền lãi đã trả là 2.503.500.0000 đồng (hai tỷ năm trăm lẻ ba triệu năm trăm ngàn đồng). Từ tháng 05/2012, Công ty TH ngưng trả lãi nên số lãi còn nợ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng), nợ gốc là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng). Đến ngày 01/9/2012, phía bà Th đã tổng hợp số tiền nợ gốc và lãi thành tổng số tiền nợ là 2.300.000.000 đồng (hai tỷ ba trăm triệu đồng). Tổng số lãi phải trả theo hợp đồng theo mức cao nhất luật định là 1.104.187.500 đồng (một tỷ một trăm lẻ bốn triệu một trăm tám mươi bảy ngàn năm trăm đồng), Công ty TH đã trả dư 1.399.312.500 đồng (một tỷ ba trăm chín mươi chín triệu ba trăm mười hai ngàn năm trăm đồng).
(2) Khoản vay theo phiếu thu ngày 09/8/2010, cụ thể: Số tiền vay là 2.500.000.000 đồng (hai tỷ năm trăm triệu đồng), lãi suất 3%/tháng. Việc chi trả thể hiện qua 20 phiếu chi từ ngày 09/9/2010 đến ngày 29/3/2012; tổng số tiền lãi đã trả là 930.000.000 đồng (chín trăm ba mươi triệu đồng). Từ tháng 4/2012, Công ty TH ngưng trả lãi nên số lãi còn nợ là 1.020.000.000 đồng (một tỷ không trăm hai mươi triệu đồng), nợ gốc là 2.500.000.000 đồng (hai tỷ năm trăm triệu đồng). Đến ngày 01/9/2012, phía bà Th đã tổng hợp số tiền nợ gốc và lãi thành tổng số tiền nợ là 3.520.000.000 đồng (ba tỷ năm trăm hai mươi triệu đồng). Tổng lãi phải trả theo mức cao nhất luật định của khoản vay này là 506.250.000 đồng (năm trăm lẻ sáu triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng), Công ty TH đã trả dư 423.750.000 đồng (bốn trăm hai mươi ba triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng).
(3) Khoản vay theo phiếu thu ngày 14/10/2010, cụ thể: Số tiền vay là 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng), lãi suất 3,2%/tháng. Việc chi trả thể hiện qua 20 phiếu chi từ ngày 15/11/2010 đến ngày 29/3/2012. Tổng số tiền lãi đã trả là 1.700.000.000 đồng (một tỷ bảy trăm triệu đồng). Từ tháng 4/2012, Công ty TH ngưng trả lãi nên số tiền lãi còn nợ là 1.980.000.000 đồng (một tỷ chín trăm tám mươi triệu đồng), nợ gốc là 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng). Đến ngày 01/9/2012, phía bà Th đã tổng hợp số tiền nợ gốc và tiền lãi thành tổng số tiền nợ là 6.980.000.000 đồng (sáu tỷ chín trăm tám mươi triệu đồng).
Tổng lãi phải trả theo mức cao nhất luật định của khoản vay này là 956.250.000 đồng (chín trăm năm mươi sáu triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng), Công ty TH đã trả dư 743.750.000 đồng (bảy trăm bốn mươi ba triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng).
(4) Khoản vay theo phiếu thu ngày 17/10/2011, cụ thể: Số tiền vay là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng), lãi suất là 6%/tháng. Hợp đồng vay này chưa thanh toán nên số tiền lãi còn nợ là 1.200.000.000 đồng (một tỷ hai trăm triệu đồng), nợ gốc là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng). Đến ngày 01/9/2012, phía bà Th đã tổng hợp số tiền nợ gốc và tiền lãi thành tổng số tiền nợ là 3.200.000.000 đồng (ba tỷ hai trăm triệu đồng).
Giai đoạn 2:
Ngày 01/9/2012, bà Th đã yêu cầu phía Công ty TH tổng kết lại số tiền nợ gốc còn lại theo 04 khoản vay trên là 11.500.000.000 đồng (mười một tỷ năm trăm triệu đồng), số tiền lãi thanh toán còn thiếu là 4.500.000.000 đồng (bốn tỷ năm trăm triệu đồng), nên tổng hợp thành 16.000.000.000 đồng (mười sáu tỷ đồng). Việc chi trả kể từ ngày 01/9/2012 của nợ gốc và lãi của 04 hợp đồng vay, lãi suất 3%/tháng tính trên tổng số tiền nợ gốc và nợ lãi là 16.000.000.000 đồng. Theo 13 phiếu chi từ ngày 29/9/2012 đến ngày 21/5/2013, tổng số tiền lãi đã trả là 3.840.000.000 đồng (ba tỷ tám trăm bốn mươi triệu đồng). Tổng lãi phải trả theo mức cao nhất luật định của khoản vay này là 1.440.000.000 đồng (một tỷ bốn trăm bốn mươi triệu đồng), Công ty TH đã trả dư cho bà Th 2.400.000.000 đồng (hai tỷ bốn trăm triệu đồng).
Trong giai đoạn này Công ty TH đã trả cho bà Th số tiền nợ gốc là 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng) qua các phiếu chi ngày 23/4/2012, ngày 24/7/2012, ngày 15/8/2012, ngày 18/8/2012. Do đó, số tiền nợ gốc còn lại là 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng). Tuy nhiên, khi ký vào Biên bản làm việc ngày 14/6/2013, bà Th đã tăng số nợ lãi lên 6.000.000.000 đồng (sáu tỷ đồng).
Giai đoạn 3:
Trong cùng ngày 14/6/2013, bà Th và Công ty TH có ký với nhau 2 Biên bản làm việc, có nội dung:
+ Biên bản làm việc số 1: Số tiền vay 16.000.000.000 đồng (mười sáu tỷ đồng), số tiền lãi từ T04/12 đến T08/2012 là 3.014.500.000 đồng (ba tỷ không trăm mười bốn triệu năm trăm ngàn đồng), số tiền lãi T05/2013 là 480.000.000 đồng (bốn trăm tám mươi triệu đồng). Tổng cộng 19.494.500.000 đồng (mười chín tỷ bốn trăm chín mươi bốn triệu năm trăm ngàn đồng). Ngay sau khi ký biên bản này, Công ty TH đã trả số tiền lãi là 3.014.500.000 đồng (ba tỷ không trăm mười bốn triệu năm trăm ngàn đồng) theo phiếu chi số 119/06 ngày 14/6/2013.
+ Biên bản làm việc số 2: Hai bên lập biên bản làm việc số 2 vì Công ty TH đã trả lãi từ tháng 4/2012 đến tháng 8/2012. Nội dung như sau: Số tiền vay 16.000.000.000 đồng (mười sáu tỷ đồng), số tiền lãi T05/2013:
480.000.000 đồng (bốn trăm tám mươi triệu đồng). Tổng cộng 16.480.000.000 đồng (mười sáu tỷ bốn trăm tám mươi triệu đồng).
Sau khi lập biên bản làm việc ngày 14/6/2013, Công ty TH đã trả cho bà Th số tiền nợ gốc là 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng) theo 03 phiếu chi ngày 03/7/2013, ngày 30/7/2013 và ngày 31/8/2013. Vì vậy, số nợ gốc còn lại là 9.400.000.000 đồng (chín tỷ bốn trăm triệu đồng) và nợ lãi là 6.480.000.000 đồng (sáu tỷ bốn trăm tám mươi triệu đồng). Từ ngày 01/7/2013 đến ngày 08/4/2017, qua 78 phiếu chi, Công ty TH đã trả tổng số tiền lãi theo mức lãi suất trên 1%/tháng, tổng cộng là 6.594.933.205 đồng (sáu tỷ năm trăm chín mươi bốn triệu chín trăm ba mươi ba ngàn hai trăm lẻ năm đồng), cao hơn mức thỏa thuận 0,85%/tháng. Công ty TH đã trả dư cho bà Th 1.217.663.205 đồng (một tỷ hai trăm mười bảy triệu sáu trăm sáu mươi ba ngàn hai trăm lẻ năm đồng) tiền lãi so với mức quy định của pháp luật trong giai đoạn này.
Do đó, Công ty TH không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà Th về việc trả nợ gốc và lãi với tổng số tiền là 18.520.000.000 đồng (mười tám tỷ năm trăm hai mươi triệu đồng). Công ty TH không có yêu cầu phản tố nhưng đề nghị Tòa án tính lại phần lãi suất theo đúng quy định của pháp luật đối với 04 khoản vay ngày 26/12/2008, ngày 09/8/2010, ngày 14/10/2010 và ngày 17/10/2011 từ ngày đầu trả lãi cho đến khi xét xử, vì số tiền lãi Công ty TH đã trả từ khi vay cho đến ngày trả lãi cuối cùng là ngày 08/4/2017 đã cao hơn quy định của pháp luật. Cụ thể cao hơn quy định là 9.198.975.705 đồng (chín tỷ một trăm chín mươi tám triệu chín trăm bảy mươi lăm ngàn bảy trăm lẻ năm đồng) thì đề nghị trừ vào nợ gốc và lãi chưa trả. Như vậy, số nợ còn lại mà Công ty TH thừa nhận nợ bà Th là 9.321.024.295 đồng (chín tỷ ba trăm hai mươi mốt triệu không trăm hai mươi bốn ngàn hai trăm chín mươi lăm đồng).
Theo bản tự khai ngày 11/10/2018, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Minh Ph trình bày:
Khi ông T (cha ruột ông Ph) còn sống có cho Công ty TH vay mượn tiền nhiều lần, tổng số tiền bao nhiêu ông không rõ. Trong thời gian đó, lúc ông T bận công việc có ủy quyền cho ông (Phát) đi nhận tiền tại Công ty TH theo một số phiếu chi của Công ty TH ghi “Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Tích”. Sau khi nhận tiền thì ông (Phát) đã gửi lại toàn bộ số tiền cho Ông Nguyễn T. Đến năm 2012, khi ông T mất thì gia đình đã thống nhất cho bà Th (mẹ ông Phát) thừa kế toàn bộ số tiền mà ông T đã cho Công ty TH vay. Do bà Th tuổi cao, sức yếu nên không thể trực tiếp đến Công ty TH nhận nợ gốc và lãi nên đã ủy quyền cho ông (Phát) và anh Nguyễn Minh H2 nhận thay. Ông (Phát) xác nhận đã ký tên vào các phiếu chi nhận tiền do Công ty TH lập. Toàn bộ các phiếu chi này Công ty TH giữ, ông (Phát) không giữ tài liệu gì. Ông (Phát) xác định việc nhận tiền giữa ông (Phát) và Công ty TH do sự ủy quyền của cha ông là Ông Nguyễn T trước đây và mẹ ông là bà Th. Với tư cách cá nhân, ông (Phát) và Công ty TH không có bất kỳ mối quan hệ nào.
Tại Bản tự khai ngày 30/7/2018, ông Đặng Vi C là người đại diện theo ủy quyền của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm ông Ph, bà Ph, ông Q, ông H, ông H1 và ông H2 trình bày:
Ông Nguyễn T khi còn sống đã cho Công ty TH vay số tiền 17.500.000.000 đồng (mười bảy tỷ năm trăm triệu đồng). Sau khi ông T chết thì Công ty TH vẫn do ông Nguyễn Văn Kh là người đại diện có ký xác nhận chuyển khoản vay trên cho bà Th. Sau khi ông Kh chết thì bà K (con ông Kh) là người đại diện theo pháp luật của Công ty TH có xác nhận còn nợ bà Th số tiền nợ gốc 16.000.000.000 (mười sáu tỷ đồng) và tiền lãi tháng 5/2013 là 480.000.000 đồng (bốn trăm tám mươi triệu đồng). Bà K đã trả lãi cho khoản tiền trên nhưng không trả gốc. Các ông bà Ph, ông Ph, Q, H, H1, H2 đồng ý và cam kết số tiền 16.480.000.000 đồng (mười sáu tỷ bốn trăm tám mươi triệu đồng) trong gia đình không có tranh chấp, tất cả đồng ý để khoản tiền trên cho mẹ là bà Th khởi kiện và được toàn quyền quyết định, đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà Th và không có yêu cầu gì trong vụ án.
Tại phiên tòa:
Nguyên đơn bà Th do bà A đại diện ủy quyền trình bày: Bà Th rút một phần yêu cầu trả nợ gốc đối với 2.600.000.000 đồng (hai tỷ sáu trăm triệu đồng) vì đã nhận nợ gốc 600.000.000 đồng và 2.000.000.000 đồng nợ gốc do chưa đến hạn thanh toán theo thỏa thuận ngày 14/6/2013. Bà Th yêu cầu Công ty TH trả nợ gốc 13.400.000.000 đồng và tiền lãi 2.381.256.000 đồng, tổng cộng là 15.781.256.000 đồng (mười lăm tỷ bảy trăm tám mươi mốt triệu hai trăm năm mươi sáu ngàn đồng).
Bà Th xác định giữa ông T và Công ty TH có nhiều giao dịch dân sự từ trước năm 2008 nhưng bà Th không biết được vì trước khi chết thì ông T là người lo kinh tế cho gia đình, bà Th chỉ nội trợ, không lưu trữ giấy tờ. Sau này, Công ty TH cũng không giao chứng từ thu chi cho bà Th nên khi khởi kiện không thể xác định rõ số tiền gốc và lãi đã nhận từ ngày 14/4/2012. Dựa vào chứng cứ do Công ty TH cung cấp thì bà Th thừa nhận các chứng từ có ký tên nhận tiền mà Công ty TH đã giao nộp cho Tòa án. Đồng thời, bà Th thừa nhận đã nhận của Công ty TH số tiền nợ gốc 2.100.000.000 đồng (hai tỷ một trăm triệu đồng) theo các phiếu chi ngày 23/4/2012, ngày 24/7/2012, ngày 15/8/2012, ngày 18/8/2012, ngày 03/7/2013, ngày 30/7/2013 và ngày 31/8/2013. Tiền lãi đã nhận từ ngày 29/9/2012 đến ngày 21/5/2013 là 3.840.000.000 đồng (ba tỷ tám trăm bốn mươi triệu đồng) và từ ngày 01/7/2013 đến ngày 08/4/2017 là 6.594.933.205 đồng (sáu tỷ năm trăm chín mươi bốn triệu chín trăm ba mươi ba ngàn hai trăm lẻ năm đồng). Tổng tiền lãi đã nhận từ ngày 14/4/2012 đến nay là 10.434.933.205 đồng (mười tỷ bốn trăm ba mươi bốn triệu chín trăm ba mươi ba ngàn hai trăm lẻ năm đồng). Tuy nhiên, đối với số tiền 3.014.500.000 đồng (ba tỷ không trăm mười bốn triệu năm trăm ngàn đồng) theo Phiếu chi Số 119/06 ngày 14/6/2013 thì bà Th khẳng định không nhận tiền, không ký vào phiếu chi. Biên bản làm việc ngày 14/6/2013 do Công ty TH giao nộp cho Tòa án thì bà Th thừa nhận là chữ ký của bà Th nhưng hoàn toàn không rõ về nội dung này, khi đến Công ty TH thì bà Kiều yêu cầu bà Th ký giấy tờ gì thì bà Th ký và có giao lại Biên bản làm việc ngày 14/6/2013 mà bà Th đã giao nộp cho Tòa án.
Về thỏa thuận tiền lãi theo Biên bản làm việc ngày 14/4/2012 không thể hiện nhưng bà Th có thỏa thuận miệng với ông Kh mức lãi suất là 3%/tháng nhưng Công ty TH trả bao nhiêu thì bà Th nhận bấy nhiêu, không có ý kiến gì từ trước tới nay. Mức lãi này vượt quá quy định nên bà Th đồng ý tính lại tiền lãi đã nhận. Căn cứ tính lãi dựa trên mức quy định 13,5%/năm của Bộ luật dân sự năm 2005 từ ngày 14/4/2012 đến ngày 14/6/2013 trên số tiền nợ gốc ban đầu là 17.500.000.000 đồng và lãi trong hạn, lãi quá hạn theo lãi suất thỏa thuận 10,2%/năm (0,85%/tháng) từ ngày 14/6/2013 cho đến khi xét xử sơ thẩm trên số tiền nợ gốc 16.000.000.000, tổng tiền lãi là 12.816.190.000 đồng làm tròn (mười hai tỷ tám trăm mười sáu triệu một trăm chín mười ngàn đồng). Sau khi trừ số tiền lãi đã nhận thì Công ty TH thiếu 2.381.256.000 đồng (hai tỷ ba trăm tám mươi mốt triệu hai trăm năm mươi sáu ngàn đồng) tiền lãi chưa thanh toán. Trong trường hợp tiền lãi theo mức lãi suất cao nhất của pháp luật quy định lớn hơn số lãi bà Th yêu cầu thì bà Th yêu cầu Công ty TH chỉ phải trả thêm 2.381.256.000 đồng (hai tỷ ba trăm tám mươi mốt triệu hai trăm năm mươi sáu ngàn đồng).
Bị đơn Công ty TH trình bày:
Công ty TH xác định không tiếp tục yêu cầu Tòa án triệu tập công ty TNHH TMDVSXTP (sau đây gọi là Công ty TP) tham gia tố tụng; đồng thời rút lại 3 tài liệu là 3 Hợp đồng vay tài sản các ngày 09/8/2010, ngày 14/10/2010 và ngày 17/10/2011 ký giữa Công ty TH và Công ty TP.
Từ trước năm 2008, Ông Nguyễn T và Công ty TH có nhiều giao dịch dân sự, trong đó có việc lập 04 hợp đồng vay tài sản. Đến khi ông T chết năm 2012 thì hai bên đã thực hiện xong tất cả các giao dịch dân sự khác mà chỉ còn 04 khoản vay với số tiền nợ gốc là 11.500.000.000 đồng (mười một tỷ năm trăm triệu đồng). Công ty TH xác định các thỏa thuận tổng hợp 04 khoản nợ gốc và tiền lãi chưa trả thành khoản nợ vay 17.500.000.000 đồng (mười bảy tỷ năm trăm triệu đồng) ngày 14/4/2012, 16.000.000.000 đồng (mười sáu tỷ đồng) ngày 14/6/2013 chỉ là thỏa thuận miệng giữa các bên, không lập thành văn bản. Trong quá trình giải quyết vụ án, lời khai của Công ty TH về số tiền vay và trả khác nhau, chậm nộp chứng cứ vì sự việc đã lâu nên gặp trở ngại trong quá trình tìm tài liệu, chứng cứ từ sổ sách của công ty.
Vì vậy, Công ty TH chỉ thừa nhận nợ bà Th số tiền nợ gốc 11.500.000.000 đồng (mười một tỷ năm trăm triệu đồng) và đề nghị Tòa án tính lại tiền lãi mà Công ty TH đã trả theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp Công ty TH đã trả lãi vượt quá quy định của pháp luật thì trừ vào nợ gốc. Sau khi tự đối chiếu số tiền lãi mà Công ty TH đã trả và mức tự tính theo quy định của pháp luật thì Công ty TH chỉ xác định còn nợ bà Th 7.121.024.295 đồng (bảy tỷ một trăm hai mươi mốt triệu không trăm hai mươi bốn ngàn hai trăm chín mươi lăm đồng).
Người đại diện theo ủy quyền của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Đặng Vi C trình bày:
Các con của bà Th đã thỏa thuận cho bà Th được nhận thừa kế số tiền 17.500.000.000 đồng (mười bảy tỷ năm trăm triệu đồng) của Ông Nguyễn T đã cho Công ty TH vay, không có tranh chấp gì về việc thừa kế hay tranh chấp gì khác đối với số tiền này và đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà Th.
Ý kiến của Kiểm sát viên: Về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký tòa án, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, Tòa án chưa thực hiện đúng quy định tại Điều 203 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thời hạn đưa vụ án ra xét xử. Về nội dung: Yêu cầu khởi kiện của bà Th là có căn cứ nên đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu của bà Th về nợ gốc và nợ lãi, đình chỉ giải quyết yêu cầu đối với nợ gốc 2.600.000.000 đồng (hai tỷ sáu trăm triệu đồng). Chấp nhận đề nghị của Công ty TH về việc xem xét lại phần tiền lãi đã trả vượt quá quy định của pháp luật từ 14/4/2012 đến khi xét xử.
Thời hạn thanh toán là ngay sau khi bản bán có hiệu lực pháp luật. Án phí giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bản án dân sự sơ thẩm số 103/2019/DSST ngày 25/4/2019 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú đã tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
Buộc Công ty Cổ phần TMTH phải trả cho bà Phạm Thị Th số tiền nợ gốc là 13.400.000.000 đồng và nợ lãi là 2.381.256.000 đồng, tổng cộng là 15.781.256.000 đồng (mười lăm tỷ bảy trăm tám mươi mốt triệu hai trăm năm mươi sáu nghìn đồng). Thanh toán một lần ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất 150% của mức lãi suất trong hạn 10,2%/năm.
Thi hành tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.
2. Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu Công ty Cổ phần TMTH trả nợ gốc số tiền 2.600.000.000 đồng (hai tỷ sáu trăm triệu đồng).
3. Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 03/2019/QĐ-BPKCTT ngày 28/01/2019 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú để đảm bảo thi hành án.
Hủy quyết định Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 01/2019/QĐ- BPBĐ ngày 28/01/2019 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú. Bà Phạm Thị Th có quyền nhận lại số tiền 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) đã gửi vào tài khoản phong tỏa Số 13812860001 tại Ngân hàng TMCPSG.
4. Về án phí:
Công ty Cổ phần TMTH phải chịu án phí dân sự sơ thẩm số tiền 123.781.256 đồng (một trăm hai mươi ba triệu bảy trăm tám mươi mốt nghìn hai trăm năm mươi sáu đồng).
Trả lại cho bà Phạm Thị Th 63.260.000 đồng (sáu mươi ba triệu hai trăm sáu mươi nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số 009334 ngày 12/6/2017 và Biên lai số 011314 ngày 22/6/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Phú.
5. Các đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ tuyên án.
Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu yêu cầu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Ngày 03/4/2019, bị đơn – Công ty Cổ phần TMTH (sau đây gọi tắt là Công ty TH) có đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại toàn bộ nội dung vụ án.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Nguyên đơn không rút đơn khởi kiện. Người kháng cáo không rút đơn kháng cáo. Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.
Người kháng cáo – Công ty TH có ông Lê Minh Tr đại diện theo ủy quyền trình bày:
Về tố tụng: Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cụ thể ông Huỳnh Công B là Phó Tổng Giám đốc của Công ty TH, là người ký tên vào 02 biên bản làm việc đề cùng ngày 14/6/2013 nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không đưa ông Huỳnh Công B tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Hai biên bản làm việc cùng ngày 14/6/2013 có nội dung khác nhau, có mâu thuẫn nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không tiến hành đối chất để làm rõ.
Về nội dung: Từ năm 2008 đến năm 2012 Công ty TH đã trả tiền lãi cho Ông Nguyễn T theo 04 Hợp đồng vay tiền với mức lãi suất từ 2% đến 6% trên tháng là vượt quá mức lãi suất quy định của pháp luật. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử điều chỉnh lại mức lãi suất, tính lại tiền lãi của 04 Hợp đồng vay theo quy định pháp luật. Công ty TH chỉ thừa nhận còn nợ bà Phạm Thị Th tiền gốc và lãi tổng cộng là 7.321.024.295 đồng.
Tại Biên bản đối chất ngày 20/01/2020, Công ty TH trình bày: Vào ngày 14/6/2020, do yêu cầu của bà Phạm Thị Th nên Công ty TH và bà Th đã xác định lại công nợ. Ngày 14/6/2013, tại văn phòng Công ty TH, sau khi tính toán hai bên đã xác định số nợ vốn và lãi là 19.494.500.000 đồng và ký tên vào biên bản làm việc. Trong cùng ngày 14/6/2013, Công ty TH đã thanh toán cho bà Th số tiền lãi 3.014.500.000 đồng nên hai bên làm lại biên bản làm việc cùng ngày 14/6/2013 với số tiền tiền vốn là 16.480.000.000 đồng và có làm phiếu chi nhưng không có chữ ký của người nhận là bà Th (lý do phía Công ty TH thanh toán trực tiếp cho bà Th tại văn phòng Công ty). Đó là lý do tại sao trong cùng một ngày có hai biên bản làm việc với hai số tiền khác nhau.
Nguyên đơn – bà Phạm Thị Th có bà Nguyễn Thị Ngọc A đại diện theo ủy quyền trình bày:
Nguồn gốc khoản tiền vay theo Biên bản làm việc ngày 14/4/2012, ngày 14/6/2013 là do Ông Nguyễn T để lại. Trước đây ông T cho Công ty TH vay tiền rất nhiều lần. Sau khi ông T chết, ngày 14/4/2012 hai bên đã tổng hợp lại tất cả các khoản vay, Công ty TH thu hồi lại tất cả các Hợp đồng vay và ký xác nhận còn nợ bà Th 17.500.000.000 đồng.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Th xin rút lại một phần yêu cầu khởi kiện đối với số tiền gốc là 2.600.000.000 đồng, trong đó bao gồm 600.000.000 đồng tiền gốc Công ty TH đã trả trước đó và 2.000.000.000 đồng tiền gốc chưa đến hạn thanh toán, theo Biên bản làm việc ngày 14/6/2013 thì ngày 30/01/2020 mới đến hạn thanh toán toàn bộ số tiền 2.000.000.000 đồng tiền gốc này. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên đình chỉ giải quyết đối với số tiền 2.600.000.000 đồng nhưng không tuyên bà Th có quyền khởi kiện đối với số tiền 2.000.000.000 đồng khi đến hạn thanh toán là chưa đảm bảo quyền lợi cho bà Th. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử ghi nhận bà Th có quyền khởi kiện đối với 2.000.000.000 đồng khi đến hạn thanh toán là ngày 30/01/2020.
Tại Biên bản đối chất ngày 20/01/2020, bà Phạm Thị Th trình bày: Bà Th xác định ngày 14/6/2013 các bên có lập hai biên bản làm việc với số tiền khác nhau như Công ty TH trình bày là đúng. Số tiền 19.494.500.000 đồng là số tiền chốt lại tính đến thời điểm này. Đồng thời Công ty nói bà Th ngồi đợi để kế toán mang tiền đến để thanh toán thì Công ty có yêu cầu bà Th ký thêm một biên bản làm việc với số tiền 16.480.000.000 đồng. Sau khi bà Th ký xong biên bản nợ này thì kế toán báo không có tiền để trả cho bà Th nên Công ty yêu cầu bà Th giữ hai bản chính biên bản làm việc ngày 14/6/2013 và khi nào Công ty trả cho bà Th số tiền lãi 3.014.500.000 đồng thì Công ty sẽ thu hồi lại bản chính giấy nợ với số tiền 19.014.500.000 đồng. Một tuần sau, phía Công ty điện thoại cho bà Th nói rằng tình hình công ty khó khăn nên xin bà Th giảm khoản tiền lãi 3.014.500.000 đồng và bà Th đồng ý, từ đó về sau phía Công ty chỉ trả cho bà Th tiền lãi trên khoản nợ gốc là 16.000.000.000 đồng. Bà Th trình bày thêm, do Công ty TH trình bày tình hình khó khăn và bà Th đã đồng ý giảm khoản lãi 3.014.500.000 đồng nên khi đi khởi kiện bà Th không đòi số tiền này mặc dù hiện nay bà Th vẫn đang giữ bản chính giấy nhận nợ 19.494.500.000 đồng.
Tại Biên bản đối chất ngày 20/01/2020 người làm chứng - ông Huỳnh Công B trình bày:
Vào ngày 14/6/2020, do yêu cầu của bà Phạm Thị Th nên Công ty TH và bà Th đã xác định lại công nợ. Ngày 14/6/2013, tại văn phòng Công ty TH, sau khi tính toán hai bên đã xác định số nợ vốn và lãi là 19.494.500.000 đồng và ký tên vào biên bản làm việc. Trong cùng ngày 14/6/2013, Công ty TH đã thanh toán cho bà Th số tiền lãi 3.014.500.000 đồng nên hai bên làm lại biên bản làm việc cùng ngày 14/6/2013 với số tiền tiền vốn là 16.480.000.000 đòng và có làm phiếu chi nhưng không có chữ ký của người nhận là bà Th (lý do phía Công ty TH thanh toán trực tiếp cho bà Th tại văn phòng Công ty). Đó là lý do tại sao trong cùng một ngày có hai biên bản làm việc với hai số tiền khác nhau.
Tại Bản tường trình ngày 20/01/2020 người làm chứng - Công ty Trách nhiệm hữu hạn TMDVSXTP (sau đây gọi tắt là Công ty TP) do ông Nguyễn Minh Ph là người đại diện theo pháp luật trình bày:
Công ty TP có cho Công ty TH vay tiền theo 03 Hợp đồng vay tiền ngày 09/8/2010, ngày 14/10/2010 và ngày 17/10/2011 như phía Công ty TH xuất trình. 03 Hợp đồng vay này là quan hệ vay mượn giữa Công ty TP và Công ty TH, không liên quan gì đến khoản vay của cá nhân Ông Nguyễn T (hiện nay là bà Phạm Thị Th) và Công ty TH. Trước đây Công ty TP có nhờ ông T giao tiền vay cho Công ty TH, những lần Công ty TH trả lãi Công ty TP có nhờ ông T và bà Nguyễn Thị H nhận giúp và đều đã giao lại cho Công ty TP.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án:
1. Về thủ tục tố tụng: Đơn kháng cáo của Công ty TH làm trong hạn luật định nên hợp lệ, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận. Thẩm phán, Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa chấp hành đúng quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm.
2. Về nội dung:
- Chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty Cổ phần TMTH về việc xem xét lại phần tiền lãi đã trả vượt quá quy định của pháp luật đối với số nợ của Ông Nguyễn T (nay là bà Phạm Thị Th).
- Yêu cầu khởi kiện của bà Th là có căn cứ nên đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu của bà Th về nợ gốc và nợ lãi, đình chỉ giải quyết yêu cầu đối với nợ gốc 2.600.000.000 đồng (hai tỷ sáu trăm triệu đồng) trong đó có 600.000.000 đồng bị đơn đã trả cho nguyên đơn và 2.000.000.000 đồng chưa đến hạn trả nợ. Do đó, cần ghi nhận nguyên đơn có quyền khởi kiện đối với số tiền 2.000.000.000 đồng chưa đến hạn thanh toán mà Tòa án đình chỉ giải quyết khi số tiền này đến hạn thanh toán.
- Đối với các Hợp đồng vay ngày 09/8/2010, ngày 14/10/2010 và ngày 17/10/2011 thể hiện bên cho vay là Công ty TP và bên vay là Công ty TH nếu có tranh chấp thì các bên sẽ khởi kiện bằng vụ kiện khác khi có yêu cầu.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra công khai tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử xét thấy:
[1] Đơn kháng cáo của Công ty TH làm trong hạn luật định và đã làm thủ tục kháng cáo đúng theo quy định pháp luật nên có cơ sở chấp nhận.
[2] Xác định quan hệ tranh chấp Tại đơn khởi kiện đề ngày 27/5/2017 và Đơn khởi kiện bổ sung đề 15/6/2017, bà Th yêu cầu Công ty TH trả số tiền vay gốc là 16.000.000.000 đồng, tiền lãi của tháng 05/2013 là 480.000.000 đồng và tiền lãi trên số tiền gốc với lãi suất 0,85%/tháng từ tháng 3/2017 đến khi Tòa án xét xử. Về phía Công ty TH cho rằng bà Phạm Thị Th (trước đây là Ông Nguyễn T) cho Công ty TH vay với mức lãi suất từ 2% đến 6%/tháng là cao hơn mức lãi suất pháp luật quy định, Công ty TH yêu cầu Tòa án điều chỉnh lại lãi suất của các hợp đồng vay theo quy định pháp luật. Do đó có cơ sở xác định quan hệ tranh chấp trong vụ án này là “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”, Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp là “Tranh chấp đòi tài sản” là chưa phù hợp. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết tất cả các yêu cầu của đương sự, đã giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản giữa bà Phạm Thị Th và Công ty TH. Vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ điều chỉnh lại quan hệ tranh chấp theo đúng quy định pháp luật, không cần thiết phải hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.
[3] Đối với yêu cầu kháng cáo của Công ty TH 3.1 Đối với yêu cầu triệu tập ông Huỳnh Công B tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Xét thấy, tại Biên bản làm việc ngày 14/6/2013, đại diện Công ty TH bao gồm bà Nguyễn Lê Kim K – chức vụ Tổng Giám đốc và ông Huỳnh Công B – chức vụ Phó Tổng Giám đốc, cùng ký tên vào biên bản làm việc. Như vậy, ông Bích ký tên vào Biên bản làm việc với tư cách đại diện Công ty TH, không phải ký với tư cách cá nhân ông Bích. Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TH xác định người đại diện theo pháp luật của Công ty TH là bà Nguyễn Lê Kim K. Do đó, xét về mặt chủ thể, bà K là người đại diện hợp pháp của Công ty TH ký tên vào Biên bản làm việc là đã đảm bảo về mặt chủ thể. Mặt khác, căn cứ vào các hợp đồng vay tiền, các phiếu thu, phiếu chi và trong quá trình giải quyết vụ án các đương sự đều thừa nhận quan hệ vay nợ là giữa bà Th và Công ty TH, không liên quan đến cá nhân ông B cũng như bà K. Việc ông B ký tên vào Biên bản làm việc không làm phát sinh, thay đổi quyền, nghĩa vụ của cá nhân ông B với bà Th. Trong vụ án này, bà Th khởi kiện Công ty TH yêu cầu trả lại khoản tiền vay, không yêu cầu cá nhân ông B thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào. Vì vậy, ông B không có quyền lợi, nghĩa vụ gì trong vụ án này, không cần thiết phải đưa ông B tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo yêu cầu của Công ty TH. Trong trường hợp Công ty TH cho rằng việc ông B ký tên vào biên bản làm việc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Công ty thì Công ty có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bằng một vụ án khác.
3.2 Đối với yêu cầu xác định lại số tiền gốc, tiền lãi của bị đơn Công ty TH cho rằng số tiền 17.500.000.000 đồng tại Biên bản làm việc ngày 14/4/2012 là bao gồm 11.500.000.000 đồng tiền gốc và 6.000.000.000 đồng tiền lãi. Để chứng minh cho lời trình bày của mình Công ty TH xuất trình 04 hợp đồng vay tiền: Hợp đồng vay tiền ngày 26/12/2008 với số tiền vay 2.350.000.000 đồng và Phiếu chi ngày 19/3/2011 trả 350.000.000 đồng tiền nợ gốc; Hợp đồng vay tiền ngày 09/8/2010 với số tiền vay là 2.500.000.000 đồng; Hợp đồng vay tiền ngày 14/10/2010 với số tiền vay là 5.000.000.000 đồng; Hợp đồng vay tiền ngày 17/10/2011 với số tiền vay là 2.000.000.000 đồng cùng các phiếu thu, phiếu chi tiền lãi của các hợp đồng vay.
Xét thấy, các Hợp đồng vay ngày 09/8/2010, ngày 14/10/2010 và ngày 17/10/2011 thể hiện bên cho vay là Công ty TP và bên vay là Công ty TH. Trong quá trình giải quyết vụ án Công ty TP trình bày 03 hợp đồng vay này là Công ty TP cho Công ty TH vay tiền, không liên quan đến khoản tiền bà Th (trước đây là ông T) cho Công ty TH vay. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 18/4/2019, Công ty TH thừa nhận 03 Hợp đồng vay này không liên quan đến số tiền vay của bà Th và xin rút lại 03 Hợp đồng vay này. Do đó, xác định 03 Hợp đồng vay giữa Công ty TP và Công ty TH là quan hệ vay mượn khác, không liên quan đến vụ án này, không có cơ sở xác định số tiền 16.500.000.000 đồng theo Biên bản làm việc ngày 14/6/2013 là tiền gốc cộng dồn lãi của 03 Hợp đồng này.
Đối với phiếu chi ngày 19/3/2011 (BL 183) với số tiền là 350.000.000 đồng với nội dung “Hoàn trả vốn vay từ giải ngân ACB (nhà thế chấp của ông T) – món vay năm 2007”, tại phiếu chi này ghi rõ trả vốn khoản vay năm 2007, do đó, Công ty TH cho rằng phiếu chi này trả tiền gốc của Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 là không có cơ sở chấp nhận.
Mặt khác, tại Biên bản làm việc ngày 14/4/2012 chỉ có nội dung: “Công ty TH xác nhận đã vay của Ông Nguyễn T số tiền vay 17.500.000.000 đồng” mà không thể hiện cụ thể theo những hợp đồng vay nào, không thể hiện có việc gốc cộng dồn lãi. Tại cấp phúc thẩm Công ty TH không cung cấp thêm được chứng cứ nào chứng minh cho lời trình bày của mình. Phía bà Th không thừa nhận lời trình bày của Công ty TH. Đồng thời bà Th trình bày trước đây ông T cho Công ty TH vay tiền rất nhiều lần, sau khi Công ty TH xác nhận khoản vay 17.500.000.000 tại Biên bản làm việc ngày 14/4/2012 bà Th đã giao lại các Hợp đồng vay cho Công ty TH nhưng trong quá trình giải quyết vụ án Công ty TH không xuất trình các hợp đồng vay này. Xét thấy, lời trình bày của bà Th là phù hợp với các phiếu thu ngày 22/02/2008 (BL 225) Công ty TH nhận của Ông Nguyễn T số tiền 500.000.000 đồng, nội dung các phiếu chi tiền lãi từ trước ngày 26/12/2008, nội dung các phiếu chi trả lãi cho việc thế chấp nhà tại Ngân hàng ACB,… Do đó, Hội đồng xét xử có cơ sở chấp nhận lời trình bày của bà Th, không có cơ sở chấp nhận lời trình bày của Công ty TH.
3.3 Đối với số tiền lãi 3.014.500.000 đồng mà Công ty TH cho rằng đã trả cho bà Th vào ngày 14/6/2013 và yêu cầu đối chất về 02 Biên bản làm việc đề cùng ngày 14/6/2013 Đối với yêu cầu đối chất: Ngày 20/01/2020, Tòa án đã tiến hành đối chất giữa bà Phạm Thị Th, ông Huỳnh Công B và người đại diện hợp pháp của Công ty TH.
Phía Công ty TH và ông Huỳnh Công B cùng trình bày: Vào ngày 14/6/2020, do yêu cầu của bà Phạm Thị Th nên Công ty TH và bà Th đã xác định lại công nợ. Ngày 14/6/2013, tại văn phòng Công ty TH, sau khi tính toán hai bên đã xác định số nợ vốn và lãi là 19.494.500.000 đồng và ký tên vào biên bản làm việc. Trong cùng ngày 14/6/2013, Công ty TH đã thanh toán cho bà Th số tiền lãi 3.014.500.000 đồng nên hai bên làm lại biên bản làm việc cùng ngày 14/6/2013 với số tiền tiền vốn là 16.480.000.000 đồng và có làm phiếu chi nhưng không có chữ ký của người nhận là bà Th (lý do phía Công ty TH thanh toán trực tiếp cho bà Th tại văn phòng Công ty). Đó là lý do tại sao trong cùng một ngày có hai biên bản làm việc với hai số tiền khác nhau. Phía bà Th không thừa nhận lời trình bày của Công ty TH, bà Th trình bày: Bà Th xác định ngày 14/6/2013 các bên có lập hai biên bản làm việc với số tiền khác nhau như Công ty TH trình bày là đúng. Số tiền 19.494.500.000 đồng là số tiền chốt lại tính đến thời điểm này. Đồng thời Công ty nói bà Th ngồi đợi để kế toán mang tiền đến để thanh toán thì Công ty có yêu cầu bà Th ký thêm một biên bản làm việc với số tiền 16.480.000.000 đồng. Sau khi bà Th ký xong biên bản nợ này thì kế toán báo không có tiền để trả cho bà Th nên Công ty yêu cầu bà Th giữ hai bản chính biên bản làm việc ngày 14/6/2013 và khi nào Công ty trả cho bà Th số tiền lãi 3.014.500.000 đồng thì Công ty sẽ thu hồi lại bản chính giấy nợ với số tiền 19.014.500.000 đồng. Một tuần sau, phía Công ty điện thoại cho bà Th nói rằng tình hình công ty khó khăn nên xin bà Th giảm khoản tiền lãi 3.014.500.000 đồng và bà Th đồng ý, từ đó về sau phía Công ty chỉ trả cho bà Th tiền lãi trên khoản nợ gốc là 16.000.000.000 đồng. Bà Th trình bày thêm, do Công ty TH trình bày tình hình khó khăn và bà Th đã đồng ý giảm khoản lãi 3.014.500.000 đồng nên khi đi khởi kiện bà Th không đòi số tiền này mặc dù hiện nay bà Th vẫn đang giữ bản chính giấy nhận nợ 19.494.500.000 đồng.
Xét thấy, ông Huỳnh Công B là Phó Tổng Giám đốc của Công ty TH có lời trình bày giống Công ty TH, ngoài ra cả ông Bích và Công ty TH đều không cung cấp được thêm chứng cứ gì để chứng minh cho lời trình bày của mình. Mặt khác, tại cả hai biên bản làm việc ngày 14/6/2013 đều không có nội dung bà Th ký nhận số tiền 3.014.500.000 đồng, tại Phiếu thu ngày 14/6/2013 không có chữ ký của bà Th, phiếu thu này là do phía Công ty TH tự lập, tự xác nhận nội dung “đã chuyển qua Biên bản làm việc 16 tỷ”, không có chữ ký xác nhận của bà Th. Đồng thời, hồ sơ vụ án thể hiện trong suốt quá trình vay tiền từ năm 2008 đến khi phát sinh tranh chấp, tất cả mọi khoản chi trả gốc, trả lãi (ngay cả số tiền nhỏ 5.000.000 đồng) Công ty TH đều lập phiếu chi có người nhận tiền ký xác nhận. Công ty TH giao số tiền rất lớn hơn 3.000.000.000 đồng cho bà Th mà không cho bà Th ký nhận tại phiếu thu hay ký nhận xác nhận tiền là không phù hợp. Công ty TH không giải thích được việc đã trả cho bà Th 3.014.500.000 đồng nhưng không thu hồi để hủy Biên bản làm việc xác nhận còn nợ bà Th số tiền 19.494.500.000 đồng mà vẫn để bà Th giữ bản chính. Từ các phân tích trên Hội đồng xét xử không có cơ sở chấp nhận lời trình bày của bị đơn – Công ty TH, không có cơ sở xác định Công ty TH đã trả cho bà Th 3.014.500.000 đồng tiền lãi vào ngày 14/6/2013.
3.4 Đối với yêu cầu tính lại lãi suất của 04 Hợp đồng vay từ năm 2008 đến năm 2012 Như đã nhận định ở trên, 03 vay hợp đồng vay tiền ngày 09/8/2010, ngày 14/10/2010 và ngày 17/10/2011 giữa Công ty TP và Công ty TH là quan hệ vay khác, không liên quan đến vụ án này. Do đó, bị đơn yêu cầu tính lại lãi suất đối với 03 Hợp đồng vay này là không có cơ sở chấp nhận. Trong trường hợp Công ty TH cho rằng đã trả lãi cho Công ty TP với lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bằng một vụ án khác.
Đối với Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 giữa Ông Nguyễn T và Công ty TH với nội dung ông T cho Công ty TH vay số tiền là 2.350.000.000 đồng; thời hạn vay từ ngày 26/12/2008 đến ngày 26/12/2009; lãi suất hàng tháng phải trả là 50.000.000 đồng (tương đương với mức lãi suất 25,5319%/năm).
Xét thấy, trong quá trình giải quyết vụ án bà Th thừa nhận nguồn gốc số tiền vay là do ông T cho Công ty TH vay, sau khi ông T chết, phía con bà Th và Công ty TH cùng thống nhất chuyển khoản tiền vay sang cho bà Th. Do đó, có cơ sở xác định phía bị đơn yêu cầu tính lại lãi suất đối với hợp đồng vay này là có cơ sở chấp nhận.
Xác định số tiền lãi Công ty TH đã trả cho Ông Nguyễn T theo Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 theo 45 phiếu chi do Công ty TH xuất trình:
Căn cứ các phiếu thu ngày 10/2/2009, ngày 16/3/2009, ngày 10/4/2009, 12/5/2009, ngày 8/6/2009, ngày 10/7/2009 (BL 211 – 206), ngày 11/9/2011, ngày 09/11/2009, ngày 09/12/2009, ngày 07/01/2010, ngày 08/02/2010, ngày 09/10/2009, ngày 12/3/2010 (BL 203 - 197); ngày 09/9/2010 (BL 191), tổng cộng 14 phiếu chi với số tiền 50.000.000 đồng/phiếu chi, như vậy số tiền lãi đã trả theo 14 phiếu chi này là 700.000.000 đồng (1).
Phiếu chi ngày 07/8/2009 với số tiền là 30.000.000 đồng (chi đợt 1), phiếu chi ngày 10/8/2009 với số tiền 20.000.000 đồng (chi dứt điểm) (BL 205 – 204). Như vậy số tiền lãi đã trả theo 02 phiếu chi này là 50.000.000 (2).
Các phiếu chi ngày 09/4/2010, ngày 11/5/2010, ngày 08/6/2010, ngày 12/7/2010, ngày 07/8/2010 (BL 196 – 192); ngày 09/10/2010 (BL 190), tổng cộng 06 phiếu chi với số tiền 60.000.000 đồng/phiếu chi. Tuy nhiên, nội dung chi tiền của các phiếu chi này thể hiện thanh toán tiền lãi 50.000.000 đồng và lãi thế chấp nhà vay ở ACB 10.000.000 đồng. Do đó, phía bị đơn cho rằng toàn bộ số tiền 60.000.000 đồng tại mỗi phiếu chi đều là tiền trả lãi cho Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 là không có cơ sở chấp nhận. Chỉ có cơ sở xác định số tiền trả lãi cho Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 là 50.000.000 đồng/phiếu chi, 06 phiếu chi tương đương số tiền là 300.000.000 đồng (3).
Các phiếu chi ngày 09/11/2010, ngày 09/12/2010, ngày 10/01/2011, ngày 10/2/2011 (BL 189 – 187); ngày 09/4/2011, ngày 09/5/2011, ngày 10/6/2011, ngày 12/7/2011 (BL 182-179); ngày 10/8/2011, ngày 12/9/2011, ngày 12/10/2011 (BL 177 - 175), tổng cộng 10 phiếu chi với số tiền 65.000.000 đồng/phiếu chi. Tuy nhiên, nội dung chi tiền của các phiếu chi này thể hiện thanh toán tiền lãi 55.000.000 đồng và lãi thế chấp nhà vay ở ACB 10.000.000 đồng. Do đó, phía bị đơn cho rằng toàn bộ số tiền 65.000.000 đồng tại mỗi phiếu chi đều là tiền trả lãi cho Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 là không có cơ sở chấp nhận. Chỉ có cơ sở xác định số tiền trả lãi cho Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 là 55.000.000 đồng/phiếu chi, 10 phiếu chi tương đương số tiền là 550.000.000 đồng (4).
Phiếu chi ngày 10/02/2011 (BL 186), ngày 10/3/2011 (BL 184) với số tiền 65.000.000 đồng/phiếu chi. Như vậy số tiền lãi đã trả theo 02 phiếu chi này là 130.000.000 (5).
Phiếu chi ngày 08/3/2011 (BL 185) với số tiền 58.500.000 đồng, tuy nhiên mục lý do chi chỉ ghi “chi tiền lãi” không thể hiện nội dung chi trả lãi cho hợp đồng vay nào. Mặt khác phiếu chi tiền lãi của Hợp đồng ngày 26/12/2008 liền trước đó là ngày 10/02/2011 với nội dung “chi lãi vay tháng 01/2011 (số tiền vay 2.350.000.000 đồng)”. Phiếu chi liền sau đó là ngày 10/3/2011 với nội dung “chi lãi tháng 02/2011 (số tiền vay 2.350.000.000 đồng)”. Do đó, không có cơ sở xác định số tiền 58.500.000 đồng theo phiếu chi ngày 08/3/2011 là tiền lãi trả cho Hợp đồng vay ngày 26/12/2008.
Phiếu chi ngày 30/7/2011 (BL 178) với số tiền 45.000.000 đồng, tuy nhiên mục lý do chi chỉ ghi “thanh toán tiền lãi” còn dòng chữ “từ 28/6/2011- 28/7/2011” là ghi thêm. Mặt khác phiếu chi tiền lãi của Hợp đồng ngày 26/12/2008 liền trước đó là ngày 12/7/2011 với nội dung “chi lãi vay ngày 26/5/2011 đến ngày 26/6/2011”. Phiếu chi liền sau đó là ngày 10/8/2011 với nội dung “chi lãi ngày 26/6/2011 – đến ngày 26/7/2011”. Do đó, không có cơ sở xác định số tiền 45.000.000 đồng theo phiếu chi ngày 30/7/2011 là tiền lãi trả cho Hợp đồng vay ngày 26/12/2008.
Phiếu chi ngày 09/11/2011 với số tiền 25.000.000 đồng, phiếu chi ngày 12/11/2011 với số tiền 40.000.000 đồng, phiếu chi ngày 16/11/2011 với số tiền 5.000.000 đồng (BL 174 – 172), tổng cộng số tiền là 70.000.000 đồng, trong đó có 10.000.000 đồng là tiền lãi thế chấp nhà tại ACB. Do đó, xác định số tiền đã trả lãi cho Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 là 60.000.000 đồng (6).
Các phiếu chi ngày 17/12/2011, 13/01/2012 (BL 171 – 170), tổng cộng 02 phiếu chi với số tiền 70.000.000 đồng/phiếu chi. Tuy nhiên, nội dung chi tiền của các phiếu chi này thể hiện thanh toán tiền lãi 60.000.000 đồng và lãi thế chấp nhà vay ở ACB 10.000.000 đồng. Do đó, phía bị đơn cho rằng toàn bộ số tiền 70.000.000 đồng tại mỗi phiếu chi đều là tiền trả lãi cho Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 là không có cơ sở chấp nhận. Chỉ có cơ sở xác định số tiền trả lãi cho Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 là 60.000.000 đồng/phiếu chi, 02 phiếu chi tương đương số tiền là 120.000.000 đồng (7).
Phiếu chi ngày 25/2/2012 với số tiền là 160.000.000 đồng với nội dung “chi lãi ngày 26/1: 90.000.000 đồng + ngày 17/1: 70.000.000 đồng”, phiếu chi ngày 28/3/2012 với số tiền 110.000.000 đồng với nội dung “Chi lãi ngày 17/02: 40.000.000 đồng – Dứt điểm + ngày 26/2: 70.000.000 đồng”, phiếu chi ngày 14/4/2012 với số tiền 75.000.000 với nội dung “chi lãi ngày 15/3 (05 triệu – dứt điểm + ngày 26/3: 70.000.000 đồng)” (BL 169 – 167). Xét thấy, nội dung chi tại các phiếu chi này không thể hiện nội dung trả lãi cho hợp đồng vay ngày 26/12/2008. Mặt khác số tiền chi lớn hơn rất nhiều so với số tiền lãi mỗi tháng mà Công ty TH trả theo hợp đồng vay tiền ngày 26/12/2008 trước đó. Do đó, không có cơ sở xác định các khoản tiền này là tiền lãi Công ty TH trả cho ông T theo Hợp đồng vay ngày 26/12/2008.
Như vậy, tổng số tiền lãi Công ty TH đã trả cho Ông Nguyễn T theo Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 từ ngày 26/12/2008 đến ngày 26/12/2011 là (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) + (7) = 1.910.000.000 đồng.
Tiền lãi theo quy định của pháp luật đối với khoản vay 2.350.000.000 đồng theo hợp đồng vay ngày 26/12/2008 từ ngày 26/12/2008 đến ngày 26/12/2011 (3 năm) được tính như sau: 2.350.000.000 đồng x 13,5%/năm x 3 năm = 951.750.000 đồng.
Số tiền Công ty TH đã trả cho ông T vượt quá mức quy định của pháp luật theo Hợp đồng vay ngày 26/12/2008 là 1.910.000.000 đồng - 951.750.000 đồng = 958.250.000 đồng. Công ty TH yêu cầu cấn trừ số tiền thanh toán vượt quá mức quy định là 1.399.312.500 đồng chỉ có cơ sở chấp nhận một phần.
Từ các phân tích trên Hội đồng xét xử có cơ sở chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn, cấn trừ số tiền lãi vượt quá mức quy định của pháp luật mà Công ty TH đã trả cho Ông Nguyễn T theo Hợp đồng ngày 26/12/2008 là 958.250.000 đồng vào số tiền mà Công ty TH phải trả cho bà Th. Cụ thể, số tiền lãi mà Công ty TH phải trả là 2.381.256.000 đồng - 958.250.000 đồng = 1.423.006.000 đồng, số tiền gốc mà Công ty TH phải trả cho bà Th là 13.400.000.000 đồng, tổng cộng là 14.823.006.000 đồng (mười bốn tỷ tám trăm hai mươi ba triệu không trăm lẻ sáu ngàn đồng).
Tại phiên tòa phúc thẩm phía nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử ghi nhận nguyên đơn có quyền khởi kiện đối với số tiền 2.000.000.000 đồng chưa đến hạn thanh toán mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên đình chỉ giải quyết. Xét thấy, tại Biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 18/4/2019 thể hiện tại phiên tòa sơ thẩm nguyên đơn – bà Phạm Thị Th xin rút lại yêu cầu khởi kiện đối với số tiền gốc là 2.600.000.000 đồng, trong đó có 600.000.000 đồng bị đơn đã trả cho nguyên đơn và 2.000.000.000 đồng chưa đến hạn trả nợ. Căn cứ quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự: “1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó” có cơ sở xác định Tòa án cấp sơ thẩm đình chỉ giải quyết đối với số tiền 2.600.000.000 đồng là đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm không ghi nhận quyền khởi kiện cho nguyên đơn đối với số tiền 2.000.000.000 đồng chưa đến hạn thanh toán là chưa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Do đó, cần ghi nhận nguyên đơn có quyền khởi kiện đối với số tiền 2.000.000.000 đồng chưa đến hạn thanh toán mà Tòa án đình chỉ giải quyết khi số tiền này đến hạn thanh toán.
Từ các nhận định trên, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của Công ty TH, sửa bản án sơ thẩm số 103/2019/DS-ST ngày 25/4/2019 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có thẩm quyền xem xét trong phạm vi kháng cáo của đương sự. Những nội dung của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã phát sinh hiệu lực pháp luật.
[4] Án phí dân sự sơ thẩm:
Bà Phạm Thị Th phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu không được Tòa án chấp nhận là 958.250.000 đồng. Số tiền án phí dân sự sơ thẩm bà Th phải nộp là 40.747.500 đồng.
Công ty Cổ phần TMTH phải chịu án phí dân sự sơ thẩm ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận là 14.823.006.000 đồng. Số tiền án phí dân sự sơ thẩm Công ty TH phải nộp là 122.823.006 đồng.
[5] Án phí dân sự phúc thẩm:
Do sửa bản án sơ thẩm nên Công ty Cổ phần TMTH không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
Tuyên xử:
1. Chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty Cổ phần TMTH, sửa một phần bản án sơ thẩm số 103/2019/DS-ST ngày 25/4/2019 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp đòi tài sản”.
1.1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phạm Thị Th.
Buộc Công ty Cổ phần TMTH phải trả cho bà Phạm Thị Th số tiền nợ gốc là 13.400.000.000 đồng và nợ lãi là 1.423.006.000 đồng, tổng cộng là 14.823.006.000 đồng (mười bốn tỷ tám trăm hai mươi ba triệu không trăm lẻ sáu ngàn đồng). Thanh toán một lần ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất 150% của mức lãi suất trong hạn 10,2%/năm.
Thi hành tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.
1.2. Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu Công ty Cổ phần TMTH trả nợ gốc số tiền 2.600.000.000 đồng (hai tỷ sáu trăm triệu đồng).
Khi đến hạn thanh toán là ngày 30/01/2020, nguyên đơn có quyền khởi kiện đối với số tiền 2.000.000.000 đồng theo Biên bản làm việc ngày 14/6/2013 mà Tòa án đã đình chỉ giải quyết.
1.3 Tách yêu cầu tính lại lãi suất vượt quá quy định pháp luật đối với các hợp đồng vay ngày 09/8/2010, ngày 14/10/2010, ngày 17/10/2011 giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn TMDVSXTP và Công ty Cổ phần TMTH ra giải quyết bằng một vụ án khác khi các đương sự có yêu cầu.
1.4 Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 03/2019/QĐ-BPKCTT ngày 28/01/2019 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú để đảm bảo thi hành án.
Hủy Quyết định Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 01/2019/QĐ- BPBĐ ngày 28/01/2019 của Tòa án nhân dân quận Tân Phú. Bà Phạm Thị Th có quyền nhận lại số tiền 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) đã gửi vào tài khoản phong tỏa số 13812860001 tại Ngân hàng TMCPSG.
2. Về án phí dân sự sơ thẩm.
2.1. Bà Phạm Thị Th phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 40.747.500 đồng (bốn mươi triệu bảy trăm bốn mươi bảy ngàn năm trăm đồng). Được cấn trừ với số tiền tạm ứng phí dân sự sơ thẩm mà bà Th đã nộp là 63.260.000 đồng theo Biên lai thu tiền số 009334 ngày 12/6/2017 và Biên lai số 011314 ngày 22/6/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Bà Th được nhận lại số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 22.512.500 đồng (hai mươi hai triệu năm trăm mười hai ngàn năm trăm đồng).
2.2. Công ty Cổ phần TMTH phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 122.823.006 đồng (một trăm hai mươi hai triệu tám trăm hai mươi ba ngàn không trăm lẻ sáu đồng). Được cấn trừ với số tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm Công ty TH đã nộp là 300.000 đồng (ba trăm ngàn đồng) theo Biên lai số 0012107 ngày 24/5/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Cổ phần TMTH còn phải nộp số tiền là 122.523.006 đồng (một trăm hai mươi hai triệu năm trăm hai mươi ba ngàn không trăm lẻ sáu đồng).
3. Về án phí dân sự phúc thẩm.
Công ty Cổ phần TMTH không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, do đã cấn trừ nên Công ty TH không được nhận lại số tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
4. Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.
Bản án về tranh chấp đòi tài sản số 64/2020/DS-PT
Số hiệu: | 64/2020/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 14/02/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về