Bản án về tranh chấp di sản thừa kế và yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng tự nguyên thi hành án vô hiệu số 20/2022/DS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

BN ÁN 20/2022/DS-ST NGÀY 30/08/2022 VỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ VÀ YÊU CẦU TUYÊN BỐ VĂN BẢN CÔNG CHỨNG TỰ NGUYÊN THI HÀNH ÁN VÔ HIỆU

Ngày 30 tháng 8 năm 2022 tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 35/2019/TLST-DS, ngày 09-12-2019 về việc “Tranh chấp về di sản thừa kế và yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng về việc tự nguyên thi hành án vô hiệu” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 24/2022/QĐXXST-DS, ngày 01 tháng 8 năm 2022 và Quyết định hoãn phiên tòa số 20/2022/QĐST-DS, ngày 08/8/2022, giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Bà N, sinh năm 1958; địa chỉ: Số 239 Y Jút, Thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk; có mặt.

* Bị đơn:

- Ông D, sinh năm 1965; địa chỉ: Tổ 45, Khu vực 6, phường NB, thành phố QN, tỉnh Bình Định; có mặt.

- Văn phòng công chứng Đ

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn: Bà Q – sinh năm 1991; địa chỉ: Số 18/8 NQ, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk; có mặt.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Đ1, sinh năm 1987 và bà P, sinh năm 1989; địa chỉ: Số 212 LHP, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk; có mặt.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đồng thời là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bà P1:

- Bà L, sinh năm 1966; địa chỉ: Số 183/43 BV, Quận K, Tp. Hồ Chí Minh.

- Ông Tr, sinh ngày 25/02/1962; địa chỉ: 22 AB – DE, OM – 3B6 Toronto Canada.

Người đại diện theo ủy quyền của ông Tr và bà L: Bà N, sinh năm 1958; có mặt.

- Ông B, sinh năm 1968; địa chỉ: 81 F – CNY – OM- 1S2 Toronto Canada; vng mặt.

- Bà Th, sinh năm 1959; địa chỉ: Số 212 LHP, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk; có mặt.

- Bà Đ2, sinh năm 1955; địa chỉ: Số 122 MHĐ, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk; vắng mặt.

- Bà Th1, sinh năm 1949 (đã chết ngày 01/3/2021); địa chỉ: Số 151/14 LHP, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk.

Người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Thu:

Ông T, sinh năm 1967; địa chỉ: Số 102/84/5 NTT, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk; có mặt.

Bà L1, sinh năm 1969; địa chỉ: Số 24 CCL, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk;

có mặt.

Bà A, sinh năm 1970; địa chỉ: Số 151/11/18 LHP, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk; có mặt.

Ông D1, sinh năm 1975; địa chỉ: Số 151/14 LHP, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk; có mặt.

- Bà X (đã chết); địa chỉ: Số 151/42 LHP, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk. Người thừa kế quyền và nghĩa vụ của bà X (Thừa kế thế vị): Bà H– sinh năm 1973, H1 – sinh năm 1971, bà H2 – sinh năm 1974, ông H3 – sinh năm 1978.

Người đại diện theo ủy quyền của ông H3, bà H2, bà H1: Bà H, sinh năm 1973; địa chỉ: Số 181/2 QT, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk; có mặt.

- Bà L2, sinh năm 1968; địa chỉ: Số 85 NTMK, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk; có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Tại đơn khởi kiện, quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa nguyên đơn bà N trình bày:

Cha mẹ chúng tôi là ông C (đã chết năm 1969) và bà P1 (đã chết năm 2018) có 07 người con chung và 03 người con riêng (của bà P1). 07 người con chung của ông C và bà P1 bao gồm: B, Tr, Th, N, D, L2, L. 03 người con riêng của bà P1 gồm: X, Đ2, Th1. Bà X đã chết năm 2015, bà Th1 chết năm 2021 còn bà Đ2 chúng tôi đã tìm cách liên hệ nhưng vẫn không tìm được nơi cư trú của bà Đ2.

Tại Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên buộc ông D phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho bà P1 số tiền tổng cộng là 2.678.571.000 đồng. Tại thời điểm Bản án trên có hiệu lực pháp luật, tôi có làm đơn yêu cầu thi hành án, sau đó, tôi có đơn xin rút yêu cầu thi hành án, do đó, Cục THADS tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định đình chỉ thi hành án và hiện nay chưa thi hành đối với khoản tiền này.

Tôi xác định từ đó đến nay ông D chưa giao trả số tiền trên cho bà P1, và chưa thi hành án đối với phần tài sản của bà P1 theo bản án trên. Năm 2018 bà P1 chết có để lại di chúc nhưng đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu vì vi phạm hình thức, đó là tài sản của bà P1 số tiền 2.678.571.000 đồng. Do đó, nay tôi yêu cầu chia di sản của bà P1 là số tiền 2.678.571.000 đồng.

Đi với Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành theo nội dung bản án ngày 11/3/2014 do ông D cung cấp thì tôi không đồng ý. Bởi vì, tại bản án số 42/DS-PT, ngày 05/6/2017 về việc yêu cầu tuyên văn bản công chứng vô hiệu (nguyên đơn là bà P1 ủy quyền cho bà N, bị đơn là văn phòng công chứng Đ), tòa án đã tuyên văn bản thỏa thuận tặng cho tài sản theo bản án, công chứng số 08443 ngày 26/12/2013 của Đ là vô hiệu. Do đó, tôi đã khởi kiện yêu cầu hủy Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành trên tại Tòa án nhân dân thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk và đã được thụ lý theo Thông báo về việc thụ lý vụ án số 202/TB-TLVA, ngày 22/4/2021. Sau đó hồ sơ trên đã được chuyển qua TAND tỉnh Đắk Lắk để nhập vào vụ án chia thừa kế của tôi.

Đi với khoản tiền 178.571.000 đồng mà ông D trình bày đã thi hành án cho bà P1, lúc đó tôi là người đại diện theo ủy quyền của bà P1, tôi xác định chúng tôi chưa nhận khoản tiền 178.571.000 đồng trên.

Do đó nay tôi khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết:

Chia di sản của bà P1 theo Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên buộc ông D phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho bà P1số tiền tổng cộng là 2.678.571.000 đồng.

Hy Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành theo nội dung bản án ngày 11/3/2014, do Văn phòng Công chứng Đ công chứng số số 01581, quyển số 03/CC SCC/HĐGD, ngày 11/3/2014.

* Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, ông D trình bày:

Cha mẹ tôi là ông C (đã chết năm 1969) và bà P1 (đã chết năm 2018) có 07 người con chung và 03 người con riêng (của bà P1). 07 người con chung của ông C và bà P1 bao gồm: B, Tr, Th, N, D, L2, L. 03 người con riêng của bà P1 gồm: X, Đ2, Th1. Bà X đã chết năm 2015, bà Thu chết năm 2021 còn bà Đ2 chúng tôi đã tìm cách liên hệ nhưng vẫn không tìm được nơi cư trú của bà Đ2.

Tại Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên buộc tôi phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho bà P1 số tiền tổng cộng là 2.678.571.000 đồng. Tôi xác định khoản tiền 2,5 tỷ đồng mà tôi phải thi hành án đã được Thanh toán bằng Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành theo nội dung bản án ngày 11/3/2014, được Văn phòng Công chứng Đ công chứng theo quy định pháp luật. Do đó, Bản án đã thi hành xong.

Đi với khoản tiền 178.571.000 đồng mà tôi phải thi hành án cho bà P1, tôi xác định đã thi hành, tuy nhiên, tài liệu chứng cứ để chứng minh do Cục Thi hành án tỉnh Đắk Lắk giữ, tôi không thu thập được, toàn bộ tài liệu chứng cứ tôi đã nộp cho tòa án.

Do đó, tôi không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà N, đề nghị Tòa án bác toàn bộ nội dung đơn khởi kiện của bà N.

* Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của Văn phòng Công chứng Đ là bà Q trình bày:

Ngày 11/3/2014, Văn phòng Công chứng Đ (VPCC) có nhận được yêu cầu công chứng của bà P1, ông D, ông Đ1 và bà P về việc công chứng Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành án theo nội dung Bản án. Sau khi nhận được yêu cầu, VPCC đề nghị các bên xuất trình giấy tờ liên quan và các bên đã xuất trình các giấy tờ bản gốc gồm: Giấy CMND, Sổ hộ khẩu, Bản án số 01/2013/DSST, ngày 23/4/2013 của TAND tỉnh Đắk Lắk và Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng.

Nhận thấy các giấy tờ đã đầy đủ tính pháp lý, các bên đã tự nguyện thỏa thuận giao kết hợp đồng; tại thời điểm công chứng, các bên giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm pháp luật, không trái đạo Đ1 xã hội. Vì vậy, VPCC Đ đã công chứng Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành án theo nội dung Bản án nói trên theo yêu cầu của các bên. Việc VPCC Đ đã công chứng Văn bản thỏa thuận số 01581, quyển số 03/CC SCC/HĐGD, ngày 11/3/2014 là đúng với quy định của pháp luật.

Văn bản thỏa thuận số 01581, quyển số 03/CC-SCC/HĐGD, ngày 11/3/2014 không phải là Văn bản thỏa thuận tặng cho tài sản theo Bản án do VPCC Đ công chứng số 08443, ngày 26/12/2013. Về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn tôi đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

* Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bà Th trình bày:

Cha mẹ tôi là ông C (đã chết năm 1969) và bà P1 (đã chết năm 2018) có 07 người con chung và 03 người con riêng (của bà P1). 07 con chung là B, Tr, Th, N, D, L2, L. 03 con riêng là Th1, Đ2, X.

Tại Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên buộc ông D phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho bà P1 số tiền tổng cộng là 2.678.571.000 đồng. Tuy nhiên từ đó đến nay ông D chưa giao trả số tiền trên cho bà P1, và chưa thi hành án đối với phần tài sản của bà P1. Năm 2018 bà P1 chết có để lại di chúc nhưng đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu vì vi phạm hình thức, đó là tài sản của bà P1 số tiền 2.678.571.000 đồng. Tôi đồng ý nhận phần tài sản thừa kế của tôi. Còn đối với Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành án theo nội dung bản án mà ông D cung cấp là không có giá trị pháp lý. Đề nghị Tòa án chấp nhận toàn bộ 2 nội dung khởi kiện của bà N.

* Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, bà L2 trình bày:

Cha mẹ tôi là ông C (đã chết năm 1969) và bà P1 (đã chết năm 2018) có 07 người con chung và 03 người con riêng (của bà P1). 07 con chung là B, Tr, Th, N, D, tôi (L2), L. 03 con riêng là Th1, Đ2, X.

Tại Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên buộc ông D phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho bà P1 số tiền tổng cộng là 2.678.571.000 đồng. Tuy nhiên từ đó đến nay ông D chưa giao trả số tiền trên cho bà P1, và chưa thi hành án đối với phần tài sản của bà P1. Năm 2018 bà P1 chết có để lại di chúc nhưng đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu vì vi phạm hình thức, đó là tài sản của bà P1 số tiền 2.678.571.000 đồng. Nay N khởi kiện yêu cầu chia đều cho 10 thừa kế di sản của bà P1 là số tiền 2.678.571.000 đồng là có căn cứ. Còn đối với Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành án theo nội dung bản án mà ông D cung cấp là không có giá trị pháp lý. Đề nghị Tòa án chấp nhận toàn bộ 2 nội dung khởi kiện của bà N.

Đi với bà Đ2 thì tôi không biết bà Đ2 đang cư trú ở đâu, chúng tôi đã tìm mọi cách liên lạc nhưng vẫn không tìm được. Trong 03 người con riêng của bà P1 có bà X đã chết năm 2015. Bà X có 04 người con là H3, H, H1 và Tr1, hiện đang trú tại số 151/42 LHP, thành phố B1, tỉnh Đắk Lắk.

Quá trình giải quyết vụ án, tôi xác nhận tôi đồng ý nhận di sản của tôi nhưng chị của tôi là bà Th có hoàn cảnh khó khăn nên tôi tặng cho phần thừa kế của tôi cho bà Th. Tuy nhiên, do lúc đó tôi ở xa nên chỉ định nhờ bà Th giữ dùm, nay tôi xác nhận tôi không cho bà Th nữa mà trực tiếp nhận phần thừa kế của mình.

* Tại biên bản lấy lời khai ngày 27/12/2019, bà Th1 trình bày:

Bà P1 lập gia đình với ông C từ năm 1975 (không có hôn thú), trước đó bà P1 đã có 03 con riêng là tôi, Đ2, X. Giữa ông C và bà P1 có 07 con chung là B, Tr, Th, N, D, L2, L.

Theo Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của TAND tối cao tại Đà Nẵng buộc ông D có trách nhiệm hoàn trả cho bà P1 số tiền tổng cộng là 2.678.571.000 đồng. Từ đó đến nay ông D chưa hoàn trả số tiền trên cho mẹ tôi. Khi bà P1 chết các chị em tôi đã góp tiền vô lo mai táng cho bà P1, do đó chúng tôi không yêu cầu khấu trừ số tiền lo mai táng trong phần di sản thừa kế của bà P1. Tôi xác định số tiền 2.678.571.000 đồng là di sản của mẹ tôi (bà P1) ông D vẫn đang chiếm giữ. Dó đó, bà N yêu cầu khởi kiện chia đều cho 10 thừa kế di sản của bà P1 là số tiền 2.678.571.000 đồng là có căn cứ, yêu cầu Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện của bà N.

* Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Th1 là ông T trình bày:

Tôi thống nhất với lời khai của mẹ tôi là bà Th1 tại biên bản lấy lời khai và hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bà N, đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà N.

Việc bà P1 tặng cho ông Đ1 và bà P số tiền 2.500.000.000 đồng là không hợp pháp.

Do đó, việc thỏa thuận thi hành án giữa ông D với Đ1, P là không có cơ sở. Vì bà P1 có 10 người con mà không ai biết và đồng thời số tiền này là do tranh chấp chia tài sản mà có được. Do đó, tôi không đồng ý vì việc tặng cho của bà P1 và ông Đ1 và P như ông D trình bày. Đề nghị Tòa án chấp nhận toàn bộ các yêu cầu khởi kiện của bà N.

* Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Th1 là bà ông T, bà L1, bà A, ông D1 trình bày:

Chúng tôi là con ruột của bà Th1, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 53/2019/TLST-DS, ngày 09/12/2019, về việc “Tranh chấp về di sản thừa kế”. Trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk thì mẹ chúng tôi là bà Th1 qua đời, chúng tôi với tư cách là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Th1 trong vụ án này xin giữ nguyên quan điểm đã trình bày của bà Th1 trong quá trình giải quyết vụ án. Đề nghị Tòa án chấp nhận toàn bộ các yêu cầu khởi kiện của bà N.

* Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của những thừa kế quyền và nghĩa vụ của bà X là bà H trình bày:

Ông C (đã chết năm 1969) và bà P1 (đã chết năm 2018) có 07 người con chung và 03 người con riêng (của bà P1). Mẹ tôi bà X là con riêng của bà P1.

Tại Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên buộc ông D phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho bà P1 số tiền tổng cộng là 2.678.571.000 đồng. Tuy nhiên từ đó đến nay ông D chưa giao trả số tiền trên cho bà P1, và chưa thi hành án đối với phần tài sản của bà P1.

Năm 2015 bà X chết, do bà X chết trước bà P1 nên các con của bà X được hưởng thừa kế thế vị của bà P1 cho bà X. Các con của bà X gồm 04 người là: Tôi (H), bà H1, bà H2, ông H3. Do đó, bà N khởi kiện yêu cầu chia di sản của bà P1 số tiền 2.678.571.000 đồng là có căn cứ. Tôi và các anh chị em của tôi (gồm bà H1, bà H2, ông H3) đều đồng ý nhận phần thừa kế thế vị của bà P1 cho bà X. Đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà N về yêu cầu chia di sản của bà P1 theo Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013.

Việc bà P1 tặng cho ông Đ1 và bà P số tiền 2.500.000.000 đồng là không hợp pháp. Do đó, việc thỏa thuận thi hành án giữa ông D với ông Đ1, bà P là không có cơ sở. Vì bà P1 có 10 người con mà không ai biết và đồng thời số tiền này là do tranh chấp chia tài sản mà có được. Do đó, thì tôi không đồng ý vì việc tặng cho của bà P1 và ông Đ1 và P. Đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà N về yêu cầu hủy Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành theo nội dung bản án ngày 11/3/2014.

Đi với bà Đ2 đã đi định cư ở nước ngoài, các con của bà Đ2 cũng đang ở nước ngoài. Chúng tôi đã tìm mọi cách liên hệ nhưng không được, nên tôi không biết hiện nay bà Đ2 đang cư trú ở đâu.

Đi diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk phát biểu quan điểm:

- Về thủ tục tố tụng: Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, thẩm phán, thư ký, Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

- Về nội dung: Qua phân tích đánh giá các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và ý kiến của các đương sự tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX căn cứ khoản 3, 5 Điều 26 Điều 146, Điều 147 và Điều 266 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; căn cứ điểm c khoản 1 Điều 117; các Điều 123, 132, 131, 651, 652 và Điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015; áp dụng Điều 7 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự; Áp dụng Nghị quyết số 326/2016/ UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội - Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà N về việc đề nghị Tòa án:

+ Tuyên bố Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành theo nội dung bản án ngày 11/3/2014, công chúng tại Văn phòng Công chứng Đ ngày 11/3/2014 vô hiệu.

+ Chia di sản thừa kế của bà P1 là phần tài sản chưa thi hành án của ông D theo Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng, tổng số tiền là 2.678.571.000 đồng, thành 10 kỷ phần cho các đồng thừa kế của bà P1 gồm: 07 người con riêng là ông B, ông Tr, bà Th, bà N, ông D, bà L2, bà L, và 03 người con riêng của bà P1 là bà Đ2, bà X, bà Th1. Cụ thể:

+ Ông D trả cho ông B, bà Th, bà N, bà L2, bà L, bà Đ2, bà Th1 mỗi người hưởng 01 kỷ phần tương ứng 267.857.000 đồng.

+ Buộc ông D trả ông H3, bà H, bà H1 và bà H2 là những người thừa kế thế vị của bà X số tiền 267.857.000 đồng.

+ Buộc ông D phải trả cho những người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của bà Th1 là ông T, bà L1, bà A, ông D1 cùng nhận phần thừa kế của bà Thu là số tiền 267.857.000 đồng.

+ Do ông Tr và bà Đ2 đang định cư nước ngoài, ông Tr đã có văn bản đề nghị giao kỷ phần của ông Tr cho bà N quản lý và hiện nay Tòa án không xác định nơi cư trú bà Đ2. Do đó buộc ông D trả cho ông Tr, bà Đ2, mỗi người được hưởng một kỷ phần tương ứng số tiền 267.857.000 đồng. Tạm giao cho bà N quản lý kỷ phần của ông Tr, bà Đ2 535.714.000đ.

Về án phí: Căn cứ theo khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016, các đương sự phải chịu án phí DSST theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng.

Bà N, bà Th là người cao tuổi, thuộc trường hợp được miễn án phí, bà N, bà Th đã có đơn xin miễn án phí. Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016, bà N và bà Th được miễn án phí DSST có giá ngạch đối với kỷ phần bà N và bà Th được chia.

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và lời khai của những người tham gia tố tụng khác.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng:

[1.1] Quan hệ pháp luật tranh chấp: Bà N yêu cầu chia thừa kế là số tiền 2.678.571.000 đồng của bà P1 theo Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng. Đây là tranh chấp về thừa kế tài sản theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài ra, bà N yêu cầu hủy Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành theo nội dung Bản án số 55/2013/DSPT nêu trên, do Văn phòng Công chứng Đ công chứng. Đây là yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

[1.2] Về Thẩm quyền giải quyết vụ án: Do vụ án có yếu tố nước ngoài nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

[1.3] Về sự có mặt của của đương sự: Đối với sự vắng mặt của ông B, Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp và đã có văn bản đề nghị Bộ tư pháp thông báo về việc thực hiện tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho ông B theo quy định tại khoản 4 Điều 477 của Bộ luật tố tụng dân sự; Tuy nhiên không nhận được thông báo của Bộ tư pháp; do đó Tòa án xét xử vắng mặt ông B theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 477 của Bộ luật tố tụng dân sự. Đối với sự vắng mặt của bà Đ2, do không thể thu thập được địa chỉ nơi cư trú của bà Đ2 ở nước ngoài nên Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt bà Đ2 theo Án lệ số 06/2016/AL.

[1.4] Về thời hiệu khởi kiện: Căn cứ vào khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với động sản. Bà P1 chết năm 2018, đến ngày 26/9/2019 bà N nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế thì thời hiệu vẫn còn.

[2] Về nội dung:

[2.1] Về hàng thừa kế: Căn cứ vào Điều 651 BLDS năm 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất của bà P1 là các con của bà P1, bà P1 có tổng cộng 10 người con, bao gồm: 7 người con chung và 3 người con riêng của bà P1.

- 07 người con chung là: Ông B, ông Tr, bà Th, bà N, ông D, bà L2, bà L.

- 03 người con riêng là: Bà X, bà Đ2, bà Th1. Bà X đã chết năm 2015 (Các con của bà X bao gồm: Bà H, bà H1, bà H2, ông H3), bà Th1 chết năm 2021 Người thừa kế quyền nghĩa vụ của bà Th1 gồm (ông T, bà L1, bà A, ông D1). [2.2] Xét phần di sản của bà P1 đang có tranh chấp:

Theo Bản án số số 55/2013/DSPT ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên buộc ông D phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho bà P1 1/2 giá trị rẫy cho bà P1 là 2,5 tỷ đồng; hoàn trả, chia 1/2 giá trị rẫy là di sản của ông C cho các ông bà Đ2, Th1, Trịnh Thi X, Đào Văn B, Tr, Th, N, P1, L2, L, Đào Thị L3, ông Cho và ông Đó, mỗi người 178.571.000 đồng. Như vậy, theo bản án trên, ông D phải hoàn trả cho bà P1 số tiền tổng cộng là 2.678.571.000 đồng.

[2.3] Xét nội dung khởi kiện về yêu cầu tuyên hủy Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành theo nội dung bản án, ngày 11/3/2014 (gọi tắt là Văn bản thỏa thuận), giữa ông D, bà P1, ông Đ1, bà P, được Văn phòng Công chứng Đ công chứng cùng ngày:

Theo Văn bản thỏa thuận thì nội dung thi hành thỏa thuận giữa các bên căn cứ vào Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm tại Đà Nẵng Nẵng - TANDTC và căn cứ vào Văn bản thỏa thuận tặng cho tài sản theo bản án ngày 26/12/2013 (gọi tắt là Văn bản tặng cho) giữa ông D, bà P1, ông Đ1, bà P. Theo đó, bà P1 cho ông Đ1, bà P số tiền tương đương với số tiền mà ông D phải Thanh toán cho bà P1 theo bản án trên nên ông D thanh toán cho ông Đ1, bà P số tiền 2,5 tỷ đồng thông qua văn bản thỏa thuận. Việc giao nhận số tiền trên do các bên tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tuy nhiên, tại Bản án dân sự phúc thẩm số 124/2017/DSPT ngày 26/9/2017 của TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên hủy Văn bản tặng cho này. Xét thấy, một trong những căn cứ để thực hiện Văn bản thỏa thuận là Văn bản tặng cho đã bị vô hiệu; như vậy, Văn bản thỏa thuận đã vi phạm quy định về nội dung, căn cứ để thực hiện giao dịch dân sự không đúng quy định pháp luật.

Xét nội dung ghi nhận trong Văn bản thỏa thuận như sau: “Thống nhất thỏa thuận rằng ông D thanh toán cho ông Đ1, bà P 2,5 tỷ đồng; việc giao nhận số tiền nói trên do các bên tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và kể từ thời điểm ký văn bản thỏa thuận này thì ông D được xem là đã thực hiện nghĩa vụ hoàn trả số tiền là 2,5 tỷ đồng cho bà P1 theo đúng nội dung các bản án”. Việc thực hiện thỏa thuận thi hành án như trên là không phù hợp và không đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên. Bởi lẽ, sau khi Văn bản thỏa thuận bị tuyên hủy theo Bản án dân sự phúc thẩm số 124/2017/DSPT, ngày 26/9/2017 của TAND tỉnh Đắk Lắk vì vi phạm hình thức, thì bà P1 không thực hiện lập Văn bản tặng cho ông Đ1, bà P lại theo đúng quy định pháp luật; chứng tỏ bà P1 không có ý chí cho tài sản trên cho ông Đ1, bà P. Bên cạnh đó, các bên không có tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh việc ông D đã giao số tiền 2,5 tỷ đồng cho ông Đ1, bà P. Tại phiên tòa, ông Đ1, bà P cũng xác nhận chưa nhận được khoản tiền 2,5 tỷ đồng từ ông D theo như Văn bản thỏa thuận.

Từ những nhận định trên, xét thấy, Văn bản thỏa thuận bị vô hiệu vì căn cứ để thực hiện thỏa thuận không đúng quy định pháp luật tại điểm c khoản 1 Điều 117 và Điều 123 Bộ luật dân sự.

[2.4] Xét đối với khoản tiền 2,5 tỷ đồng, ông D cho rằng đã được thanh toán bằng Văn bản thỏa thuận nên bản án đã thi hành xong. Tuy nhiên, như đã nhận định ở phần [2.3], văn bản thỏa thuận bị vô hiệu và ông D cũng không cung cấp được chứng cứ chứng minh việc ông D đã giao số tiền trên cho ông Đ1, bà P. Tại phiên tòa, ông Đ1, bà P cũng xác nhận chưa nhận được khoản tiền 2,5 tý đồng như ông D trình bày.

[2.5] Xét đối với khoản tiền 178.571.000 đồng, ông D trình bày đã thi hành nhưng tài liệu chứng cứ để chứng minh do Cục Thi hành án tỉnh Đắk Lắk giữ:

Qua xác minh tại Cục THADS tỉnh Đắk Lắk không thể hiện việc ông D đã thanh toán khoản tiền này cho bà P1; việc đình chỉ thi hành án đối với Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng, là do bà N (đại diện theo ủy quyền của bà P1 lúc đó) tự nguyện rút đơn yêu cầu thi hành án. Do đó, trình bày này của ông D là không có căn cứ.

Từ những nhận định trên, xét thấy khoản tiền 2,5 tỷ đồng và 178.571.000 đồng mà ông D phải thi hành án cho bà P1 theo Bản án số số 55/2013/DSPT, ông D chưa trả cho bà P1. Do đó, yêu cầu khởi kiện của bà N về chia di sản của bà P1 theo Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng là có căn cứ.

[2.6] Phân chia di sản thừa kế của bà P1:

Hàng thừa kế thứ nhất của bà P1 gồm 10 người là: Ông B, ông Tr, bà Th, bà N, ông D, bà L2, bà L, bà X, bà Đ2, bà Th1. Như vậy, kỷ phần mà mỗi người được hưởng là (2.678.571.000đ : 10) = 267.857.000 đồng.

Bà X chết năm 2015, trước thời điểm bà P1 chết năm 2018. Bà X có 04 người con là ông H3, bà H, bà H1 và bà Tr1. Như vậy, ông H3, bà H, bà H1, bà H2 là thừa kế thế vị của bà X và được hưởng phần di sản mà bà X được hưởng nếu còn sống, là số tiền 267.857.000 đồng. Ông H3, bà H, bà H1, bà Tr1 mỗi người được hưởng (267.857.000đ/4) = 66.964.000 đồng.

Bà Th1 chết ngày 01/3/2021; như vậy những người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng cho bà Th1 là ông T, bà L1, bà A và ông D1 cùng nhận phần thừa kế của bà Th1 là số tiền 267.857.000 đồng.

Bà Đ2 không xác định được nơi cư trú do biệt tích đã lâu nên áp dụng theo án lệ số 06/2016/AL, thì kỷ phần mà bà Đ2 được hưởng sẽ tạm giao cho một trong những người thừa kế là bà N quản lý.

Ông B, Tòa án đã thực hiện các thủ tục ủy thác tư pháp nhưng chưa có kết quả từ Bộ tư pháp; ông Tr đã có văn bản ủy quyền cho bà N nhận thừa kế; do đó, kỷ phần của ông B, ông Tr sẽ tạm giao cho bà N quản lý.

[3] Về án phí dân sự sơ thẩm: Căn cứ Điều 146 của Bộ luật dân sự và Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

[3.1] Ông B, ông Tr, bà Th, bà N, ông D, bà L2, bà L, bà Th1 mỗi người phải chịu án phí DSST theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng. Cụ thể: (267.857.000đ x 5%) = 13.393.000 đồng.

Tuy nhiên, bà N và bà Th là người cao tuổi và có đơn xin miễn giảm án phí dân sự sơ thẩm. Do đó, bà N và bà Th được miễn án phí dân sự sơ thẩm.

Nhng người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng cho bà Th1 là ông T, bà L1, bà A, ông D1 có trách nhiệm liên đới chịu án phí dân sự sơ thẩm của bà Th1.

[3.3] Những người nhận thừa kế thế vị của bà X là ông H3, bà H, bà H1 và bà Tr1, mỗi người phải chịu: (66.964.000đ x 5%) = 3.348.000 đồng.

[3.3] Vì toàn bộ yêu cầu của bà N được chấp nhận nên bị đơn ông D và Văn phòng công chứng Đ phải chịu án phí dân sự không có giá ngạch là 300.000 đồng.

[4] Về chi phí ủy thác tư pháp: Nguyên đơn bà N phải chịu toàn bộ chi phí ủy thác tư pháp theo quy định.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 117; các Điều 123, 132 và Điều 131 của Bộ luật dân sự;

- Căn cứ các Điều 146, 651, 652 và Điều 660 của Bộ luật dân sự;

- Áp dụng Án lệ số 06/2016/AL.

- Áp dụng các Điều 26, 37, 74, 227, 228 và Điều 477 Bộ luật tố tụng dân sự.

- Áp dụng Điều 26, 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử: Chấp nhận toàn bộ nội dung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà N.

[1] Tuyên Văn bản thỏa thuận về việc tự nguyện thi hành theo nội dung bản án ngày 11/3/2014, do Văn phòng Công chứng Đ công chứng số số 01581, quyển số 03/CC SCC/HĐGD ngày 11/3/2014 vô hiệu.

[2] Chia di sản thừa kế của bà P1 là phần tài sản chưa thi hành án của ông D theo Bản án số 55/2013/DSPT, ngày 28/8/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng, số tiền tổng cộng là 2.678.571.000 đồng, thành 10 kỷ phần.

Buộc ông D có trách nhiệm thanh toán cho:

- Ông B, ông Tr, bà Th, bà N, bà L2, bà L, bà Đ2 và bà Th1 mỗi người số tiền là 267.857.000 đồng.

Đi với kỷ phần của bà Đ2, ông B, ông Tr sẽ tạm giao cho bà N quản lý. Nếu sau này bà Đ2, ông B, ông Tr có yêu cầu sẽ giải quyết thành vụ kiện khác.

Đi với kỷ phần của bà Th1 do ông T, bà L1, bà A, ông D1 cùng nhận.

- Ông H3, bà H, bà H1 và bà H2 mỗi người số tiền là 66.964.000 đồng.

[3] Về án phí dân sự sơ thẩm:

[3.1] Ông D, ông Tr, ông D, bà L2, bà L mỗi người phải chịu 13.393.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

[3.2] Bà N và bà Th được miễn án phí dân sự sơ thẩm.

[3.3] Ông T, bà L1, bà A, ông D1 có trách nhiệm liên đới chịu án phí dân sự sơ thẩm của bà Th1 là số tiền 13.393.000 đồng.

[3.4] Ông H3, bà H, bà H1 và bà H2, mỗi người phải chịu 3.348.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

[3.5] Ông D và Văn phòng công chứng Đ mỗi người phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.

[4] Về án chi phí ủy thác tư pháp: Nguyên đơn bà N phải chịu toàn bộ chi phí ủy thác tư pháp theo quy định, bao gồm:

Số tiền 600.000 đồng lệ phí ủy thác tư pháp, được khấu trừ vào số tiền:

200.000 đồng theo Biên lai số AA/2019/0017441 ngày 22/12/2020; 200.000 đồng theo Biên lai số 60AA/2021/0009959 ngày 26/11/2021; 200.000 đồng theo Biên lai số 60AA/2021/0009960 ngày 26/11/2021.

Chi phí dịch thuật: 4.450.000 đồng ngày 21/01/2020; 4.900.000 đồng ngày 11/01/2022. Bà N đã nộp tại Tòa án.

Và chi phí dịch thuật, ủy thác tư pháp tống đạt bản án cho ông B sau khi tuyên án.

[5] Quyền kháng cáo: Các đương sự có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Các đương sự vắng mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết hợp lệ.

[6] Quyền yêu cầu thi hành án: Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự, thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

271
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp di sản thừa kế và yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng tự nguyên thi hành án vô hiệu số 20/2022/DS-ST

Số hiệu:20/2022/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Đăk Lăk
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 30/08/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về