Bản án về tranh chấp chia di sản thừa kế số 20/2021/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

BẢN ÁN 20/2021/DS-PT NGÀY 28/04/2021 VỀ TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Ngày 28 tháng 4 năm 2021, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 69/2020/TLPT-DS ngày 09 tháng 11 năm 2020 về việc “Tranh chấp chia di sản thừa kế”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2020/DS-ST ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc bị kháng cáo, kháng nghị.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 10/2021/QĐ-PT ngày 08 tháng 01 năm 2021và Quyết định hoãn phiên tòa, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: chị Lê Thị H, sinh năm 1974 Trú tại: khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc, có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị H là ông Nguyễn Văn T và bà Văn Thị T3 H – Luật sư, thuộc Văn phòng Luật sư 99; Địa chỉ: Số 47 phố An Sơn, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, có mặt.

- Bị đơn:

+ Anh Lê Văn C, sinh năm 1967, vắng mặt.

+ Chị Hoàng Thị X, sinh năm 1968, có mặt (anh C Ủy quyền cho chị X và Lê Văn V, sinh năm 1991) Đều có địa chỉ: khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc, chị X, cháu V, đều có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Chị Lê Thị T1, sinh năm 1962, có mặt;

+ Chị Lê Thị T2, sinh năm 1966, vắng mặt, có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt) + Chị Lê Thị T3, sinh năm 1971, có mặt.

+ Anh Lê Văn K, sinh năm 1975, có mặt.

+ Chị Lê Thị T4, sinh năm 1973, có mặt.

Đều có địa chỉ: thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Bà Phùng Thị T5,sinh năm 1949, vắng mặt.

+ Anh Lê Văn T6, sinh năm 1983, vắng mặt.

+ Anh Lê Văn Ch, sinh năm 1984, vắng mặt.

Đều có địa chỉ: Phố Yên, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Người kháng cáo: chị Lê Thị H, anh Lê Văn K, chị Lê Thị T2, chị Lê Thị T3.

5. Viện kiểm sát kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 16 tháng 9 tháng 2018 và các lời khai tiếp theo tại Tòa án nguyên đơn chị Lê Thị H trình bày:

Bố chị là ông Lê Văn T8 và mẹ chị là bà Trần Thị V. Sinh thời bố mẹ chị sinh được 07 người con gồm: chị Lê Thị T1, chị Lê Thị T2, anh Lê Văn C, chị Lê Thị T3, chị Lê Thị T4, anh Lê Văn K và chị là Lê Thị H.

Năm 1975, bà Trần Thị V chết. Năm 1982, ông T8 lấy vợ hai là bà Phùng Thị T5 và sinh được hai người con là anh Lê Văn T6 và anh Lê Văn Ch.

Chị được bố chị (ông T8) kể lại: năm 1978, bố chị đã khai hoang được thửa đất ở khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, diện tích bao nhiêu chị không nắm bắt được, đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi khai hoang, ông T8 đưa 07 anh chị em chị đến sinh sống, lập nghiệp tại thửa đất đó cho đến khi một số anh chị em trưởng thành lập nghiệp ra ở riêng, chỉ còn lại 03 anh em là chị, anh C và chị T4 vẫn sinh sống ở trên thửa đất này từ đó cho đến nay.

Ngày 22/12/2008 ông T8 chết, không để lại di chúc. Nay chị đề nghị Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế của ông T8 để lại là diện tích đất 1.715.1m2 tại thửa đất số 12 (43), tờ bản đồ địa chính 41 (08) tại khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc (hiện nay vợ chồng anh C, chị X đang ở) theo quy định của pháp luật. Trường hợp được hưởng thừa kế của ông T8, chị đề nghị được lấy bằng hiện vật là đất, ngoài ra chị H không đề nghị Tòa án giải quyết vấn đề gì khác.

Bị đơn anh Lê Văn C trình bày: anh và chị Lê Thị H là hai anh em ruột. Anh thừa nhận lời khai về bố, mẹ, thời điểm bố mẹ chết, hàng thừa kế như chị H trình bày là đúng. Năm 1975 bà V chết. Năm 1982, ông T8 lấy vợ hai là bà Phùng Thị T5 và sinh được hai người con là anh Lê Văn T6 và anh Lê Văn Ch. Ngày 22/12/2008, ông T8 chết không để lại di chúc.

Về nguồn gốc thửa đất vợ chồng anh đang ở, anh trình bày: anh kết hôn với chị X năm 1989, sau đó năm 1990 ông T8 cho vợ chồng anh ra ở riêng trên một ít đất mà ông T8 khai hoang được tại khu TQ, thôn ĐB, xã TQu từ khoảng năm 1978. Sau khi được ông T8 cho đất ở một thời gian sau đó anh vợ chồng anh được hàng xóm cho một ít đất và vợ chồng anh tiếp tục khai hoang, mở rộng thêm nữa ở xung quanh thửa đất nên mới rộng như hiện tại. Việc ông T8 khai hoang đất ban đầu là có nhưng chỉ một ít, ông T8 không kê khai gì với Nhà nước cũng như không nộp thuế gì cho Nhà nước. Năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương đăng ký sử dụng đất, anh có đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất gửi UBND xã TQu. Ngày 15/3/1994, Hội đồng đăng ký ruộng đất xã TQu duyệt cho vợ chồng anh được sử dụng với diện tích 1.296m2(trong đó 400m2 đất ở và 896m2 đất vườn) còn thực tế diện tích Chh xác hay không anh không nắm được do vợ chồng anh được cho đất và tự khai hoang thêm. Năm 1994, vợ chồng anh xây dựng nhà cấp 4 lợp ngói để ở. Từ khi vợ chồng anh cùng các con của anh ở, sử dụng đất (từ năm 1990 đến nay) ổn định, không có bất cứ tranh chấp gì; các anh chị em không ai có ý kiến gì và cũng không liên quan gì. Bản T5 chị H chị T4, chị T2, chị T3, anh K ở cùng với ông T8 trên đất ở khu Đồng Con, thôn ĐB, xã TQu (hiện tại anh K đang ở). Còn thửa đất chị H đang yêu cầu chia thừa kế chỉ có vợ chồng anh cùng các con anh sử dụng, không có ai ở cùng.

Năm 2009, vợ chồng anh thấy chị T4 (là em gái) vất vả, không có nhà, không chồng nên cho một ít đất xây nhà tạm để sinh sống; năm 2012, vợ chồng anh thấy chị H (là em gái), không chồng, hoàn cảnh éo le khuyết tật nên vợ chồng anh lại cho một ít đất xây nhà tạm cạnh nhà chị T4 để sinh sống. Nay chị H đề nghị phân chia di sản thừa kế đối với diện tích đất 1.715.1m2, thửa đất số 12 (43), tờ bản đồ địa Chh 41 (08) tại khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc anh không đồng ý vì đây không phải là tài sản của ông T8. Bản T5 ông T8 chỉ khai hoang được một ít đất nhưng cũng không kê khai gì với Nhà nước còn lại vợ chồng anh tự khai hoang và kê khai đăng ký với Nhà nước nên ông T8 không có quyền gì đối với thửa đất vợ chồng anh đang ở. Vì tình tH anh em trong gia đình hơn nữa chị T4 và chị H có hoàn cảnh éo le nên anh vẫn tự nguyện cho chị T4 và chị H là em gái diện tích đất mà các chị đang ở trên đất của vợ chồng anh. Trường hợp các chị không nhận vợ chồng anh lấy lại.

Bị đơn chị Hoàng Thị X trình bày: chị kết hôn với anh C từ ngày 18/12/1989. Trước đây, bố chồng chị là ông T8 khai hoang được một ít đất sau đó cho vợ chồng chị ra ở riêng vào khoảng năm 1990. Sau khi được cho ra ở riêng, vợ chồng chị tiếp tục khai hoang ở từ đó cho đến nay như anh C trình bày là đúng. Chị đồng ý với lời trình bày của anh C, chị không sửa đổi, bổ sung gì thêm. Chị không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của chị H đề nghị phân chia di sản thừa kế đối với diện tích đất mà vợ chồng chị đang ở vì đây không phải là tài sản của ông T8 (bố chồng chị).Vì tình tH chị cũng đồng ý tự nguyện cho chị T4 và chị H là em chồng diện tích đất mà các cô đang ở trên đất của vợ chồng chị còn các chị không nhận vợ chồng chị lấy lại.

Người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan chị Lê Thị T1 trình bày:

Chị xác nhận về bố, mẹ, thời điểm bố mẹ chết, hàng thừa kế như chị H, anh C trình bày là đúng. Khoảng năm 1978, ông T8 có khai hoang được một ít đất ở khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, diện tích bao nhiêu chị không nắm được nhưng chiều rộng chỉ khoảng 09 đường bừa, để trồng sắn, trên đất có nhà cấp 4 đắp vách, lợp rơm dạ, đã hỏng và không còn từ khoảng năm 1993. Năm 1989, bố chị xây dựng gia đình cho anh C. Năm 1990, ông T8 cho vợ chồng anh C ra ở khu Đồng Con, thôn ĐB, xã TQu. Năm 1991, vợ chồng anh C được bố cho chuyển về thửa đất tại khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, còn ông T8 và các anh, chị em khác đều chuyển xuống khu Đồng Con, thôn ĐB. Đất ở khu Đồng Con hiện em trai chị là Lê Văn K đang ở (cũng là do ông T8 mua và khai hoang). Ngày 22/12/2008, ông T8 chết, khi chết ông không để lại di chúc. Nay chị H đề nghị đề nghị Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế của ông T8 là thửa đất số 12 (43), tờ bản đồ địa Chh số 41(08) thuộc thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc mà hiện nay vợ chồng anh C, chị X đang ở quan điểm của chị đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp được hưởng thừa kế của ông T8, chị từ chối không nhận.

Người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan chị Lê Thị T2 trình bày:

Chị xác nhận lời khai của chị H về bố, mẹ, thời điểm bố mẹ chết, hàng thừa kế như chị H trình bày là đúng. Chị được biết bố chị đã khai hoang được thửa đất ở khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc, diện tích bao nhiêu chị không nắm bắt được. Hiện nay trên mảnh đất này có vợ chồng anh C, chị X đang ở từ năm 1991 đến nay như anh C, chị T1 trình bày là đúng. Hiện chỉ có vợ chồng anh K ở khu Đồng Con, thôn ĐB. Năm 1982, chị Lê Thị T1 xây dựng gia đình. Năm 1985, bà nội chị mất còn lại bố và sáu anh chị em của chị sinh sống, lập nghiệp tại thửa đất khu TQ, thôn ĐB. Năm 1995, chị xây dựng gia đình và ra ở riêng, chỉ còn lại bố chị và ba anh em chị là chị H, anh C, chị T4 vẫn sinh sống ở trên thửa đất này. Ngày 22/12/2008, bố chị chết, không để lại di chúc. Nay chị H đề nghị Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế của ông T8 để lại là diện tích đất ở khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc mà hiện nay vợ chồng anh C đang ở, quan điểm của chị đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp được hưởng thừa kế của ông T8, chị xin được hưởng bằng hiện vật là đất.

Người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quanchị Lê Thị T4 trình bày:

Chị xác nhận lời khai của chị H về bố, mẹ, thời điểm bố mẹ chết, hàng thừa kế, quá trình chung sống của gia đình chị như chị T1 trình bày là đúng.

Khoảng năm 1978, ông T8 có khai hoang được một ít đất ở khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, diện tích bao nhiêu chị không biết. Năm 1989, bố chị xây dựng gia đình cho anh C. Đến năm 1990 thì bố chị cho anh C ra ở khu Đồng Con. Đến năm 1991, vợ chồng anh C được bố cho chuyển về đất hiện tại anh C đang ở tại khu TQ, thôn ĐB, còn bố chị và các chị, em chuyển xuống khu Đồng Con, thôn ĐB (Đất ở khu Đồng Con hiện em trai chị là Lê Văn K đang ở). Đến năm 1995, chị đi làm sau đó vẫn về khu Đồng Con ở. Năm 1999, chị sinh con vẫn về Đồng Con ở. Đến năm 2009, vợ chồng anh C chị X gọi cho chị xây nhà ở tạm trên đất của anh C, chị X ở từ đó cho đến nay. Nay chị H làm đơn đề nghị Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế là diện tích đất khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc mà hiện nay vợ chồng anh C đang ở chị đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp được hưởng thừa kế của ông T8, chị từ chối hưởng, không lấy gì.

Người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan anh Lê Văn K trình bày:

Anh nhất trí với lời trình bàyvề bố, mẹ, thời điểm bố mẹ chết, hàng thừa kế như chị H trình bày là đúng. Anh được biết bố anh đã khai hoang được thửa đất ở khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc diện tích khoảng bao nhiêu anh không nắm bắt được. Hiện nay trên mảnh đất này có chị H, vợ chồng anh C và chị T4 đang ở. Năm 1982, chị gái anh là bà Lê Thị T1 xây dựng gia đình. Trong năm 1982, bố anh cũng xây dựng gia đình với bà Phùng Thị T5 và sinh được hai người con tên là T6, Ch. Năm 1985, bà nội anh mất còn lại bố anh và sáu anh chị em của anh sinh sống, lập nghiệp tại thửa đất ở khu TQ. Năm 1990, bố anh cho anh C ra ở riêng trên mảnh ruộng đổi của ông hàng xóm, vị trí ở Đồng Con, thôn ĐB, xã TQu. Năm 1991, vợ chồng anh C về ở cùng bố và anh chị em ở khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, khoảng năm 1999, anh chuyển về Đồng Con ở và từ đó đến nay. Nay chị H làm đơn đề nghị Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế là diện tích đất ở khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc (hiện vợ chồng anh C đang ở), quan điểm của anh đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật nếu trường hợp được hưởng thừa kế của ông T8, anh đề nghị được lấy bằng hiện vật là đất.

Người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan, chị Lê Thị T3 trình bày:

Chị nhất trí với lời trình bày của anh K, chị bổ sung thêm: Chị chỉ ở khu TQ từ năm 1978 đến năm 1991. Nay chị H làm đơn đề nghị Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế là diện tích đất khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc, quan điểm của chị đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp được hưởng thừa kế của ông T8, chị đề nghị được lấy bằng hiện vật là đất.

Người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan anh Lê Văn T6 trình bày:

Anh là con của ông Lê Văn T8 và bà Phùng Thị T5. Trước khi lấy bà T5 ông T8 lấy bà Văn sinh được 07 người con. Ông T8 chết vào cuối tháng 12 năm 2008. Tài sản của ông T8 khi chết để lại anh không nắm được. Trước khi chết bố anh có di chúc hay không anh cũng không biết. Nay chị H làm đơn đề nghị Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế là diện tích đất khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc (hiện vợ chồng anh C đang ở), quan điểm của anh đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp được hưởng quyền thừa kế của bố anh là ông T8 anh từ chối không nhận. Do công việc anh bận hơn nữa anh đã từ chối nhận kỷ phần thừa kế nên anh xin gải quyết vắng mặt anh trong tất cả quá trình giải quyết, xét xử vụ án.

Người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan anh Lê Văn Ch trình bày:

Anh nhất trí như lời trình bày của anh T6, anh không bổ sung gì thêm. Trường hợp được hưởng quyền thừa kế của bố anh là ông T8 anh từ chối không nhận. Do công việc anh bận hơn nữa anh đã từ chối nhận kỷ phần thừa kế nên anh xin giải quyết vắng mặt anh trong tất cả quá trình giải quyết xét xử vụ án.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2020/DS-ST ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện TĐ đã quyết định:

Căn cứ các Điều 609, 610,612,613 của Bộ luật Dân sự; các Điều 26, 147, 271 và 273 của Bộ luật Tố Tụng dân sự; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án, xử:

- Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Lê Thị H về việc đề nghị phân chia di sản thừa kế của ông Lê Văn T8 là diện tích đất 1.715.1m2, tại thửa đất số 12 (43), tờ bản đồ 41 (08) tại thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc đứng tên hộ ông Lê Văn C và bà Hoàng Thị X.

- Ghi nhận sự tự nguyện của vợ chồng anh C, chị X về việc cho chị T4 và chị H diện tích đất ở tại thửa đất số 12 (43), tờ bản đồ địa Chh 41 (08) tại thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể:

Chị H được sử dụng diện tích đất ký hiệu S2 diện tích 88,4m2 đất ở theo hình 1,2,3,26,25,24,23,22,21 (Kích thước các cạnh, tứ cận thửa đất theo sơ đồ kèm theo bản án). Chị T4 được sử dụng diện tích đất ký hiệu S3 diện tích 111,0m2 đất ở theo hình 24,25,26,27,28,29,30 (Kích thước các cạnh, tứ cận thửa đất theo sơ đồ kèm theo bản án).

- Về án phí: Miễn toàn bộ tiền án phí dân sự sơ thẩm cho bà Lê Thị H Ngoài ra bản án còn tuyên án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự. Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 05 tháng 10 năm 2020, chị Lê Thị H, chị Lê Thị T2 có đơn kháng cáo; ngày 07 tháng 10 năm 2020 chị Lê Thị T3 có đơn kháng cáo và ngày 08 tháng 10 năm 2020 anh Lê Văn K có đơn kháng cáo, đều kháng cáo với nội dung đề nghị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện TĐ giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

Tại Quyết định kháng nghị số: 12/QĐKN-VKS-DS ngày 28 tháng 10 năm 2020của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã kháng nghị Bản án số 06/2020/DS-ST ngày 30/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện TĐ do có vi phạm giải quyết vượt quá yêu cầu của đương sự trong vụ án chia thừa kế; đề nghị sửa bản án sơ thẩm đối với việc ghi nhận sự tự nguyện của bị đơn về việc tặng cho đất.

Tại phiên tòa phúc thẩm: Người bảo vệ quyền lợi ích cho Nguyên đơn, Nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án đề nghị giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo và không xuất trình thêm tài liệu, chứng cứ mới.

Luật sư Văn Thị T3 Hoa bảo vệ cho nguyên đơn trình bày ý kiến: các đương sự đều thống nhất nguồn gốc đất anh C, chị X đang ở có phần là do ông T8 khai hoang; ông T8 chết không để lại di chúc nên cần xác định đó là di sản thừa kế của ông T8 để chia thừa kế theo yêu cầu của chị H.

Chị H nhất trí ý kiến của người bảo vệ quyền lợi cho mình, không bổ sung gì thêm.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu quan điểm về việc tuân theo pháp luật: Trong quá trình giải quyết và tại phiên tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Hội đồng xét xử đã tuân theo đúng trình tự thủ tục tố Tụng dân sự, nguyên đơn, bị đơn và những người tham gia tố tụng khác đã chấp hành đúng quy định của pháp luật từ khi thụ lý vụ án cho đến khi đưa vụ án ra xét xử.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của chị H, chị T2, chị T3 và anh K về việc đề nghị hủy án sơ thẩm mà giữ nguyên án sơ thẩm về phần không chấp nhận phân chia di sản theo yêu cầu của chị H. Đề nghị Tòa phúc phẩm rút kinh nghiệm với tòa án cấp sơ thẩm đưa thiếu bà T5 vào tham gia tố tụng (cấp phúc thẩm đã khắc phục và được bà T5 đồng ý tham gia tại cấp phúc thẩm và bà không đề nghị chia thừa kế của ông T8 (nếu có); đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng không ghi nhận việc anh C, chị X tặng cho đất đối với chị T4 và chị H trong vụ án này, vì đó là vượt quá yêu cầu khởi kiện của vụ án chia thừa kế; hơn nữa anh C, chị X chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa được thực hiện quyền tặng cho theo quy định tại Điều 168 của Luật Đất đai 2013.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, ý kiến của Viện kiểm sát, luật sư bảo vệ cho nguyên đơn và ý kiến của những người tham gia tố T8. Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Đơn kháng cáo của Lê Thị H, anh Lê Văn K, chị Lê Thị T2, chị Lê Thị T3 trong hạn luật định được xem xét.

[2] Xét kháng cáo của chị Lê Thị H, anh Lê Văn K, chị Lê Thị T2, chị Lê Thị T3 không đồng ý bản án sơ thẩm, đề nghị hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện TĐ giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm, Hội đồng xét xử nhận thấy:

Ông Lê Văn T8 và bà Trần Thị V có 07 người con gồm: Chị Lê Thị T1, sinh năm 1962, chị Lê Thị T2, sinh năm 1966, anh Lê Văn C, sinh năm 1968, chị Lê Thị T3, sinh năm 1971, chị Lê Thị T4, sinh năm 1973, anh Lê Văn K, sinh năm 1975 và chị là Lê Thị H, sinh năm 1974.

Năm 1975 bà Trần Thị V chết. Năm 1982, ông T8 lấy vợ hai là bà Phùng Thị T5 và sinh được hai người con là anh Lê Văn T6, sinh năm 1983 và anh Lê Văn Ch, sinh năm 1984.

Năm 2008, ông Lê Văn T8 chết, không để lại di chúc.

Về quan hệ gia đình, bố, mẹ, anh chị em ruột, năm, sinh, năm mất của bà Văn, ông T8 các đương sự đều trình bày thống nhất.

Các đương sự đều thừa nhận vào khoảng năm 1978, sau khi bà V chết, ông T8 có khai hoang một phần đất ở khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc. Nguyên đơn, chị H cho rằng diện tích đất 1.715,1m2 tại thửa đất số 12 (43), tờ bản đồ 41 (08) tại địa chỉ khu TQ, thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ (hiện nay vợ chồng anh C và chị X đang quản lý) là di sản do ông T8 để lại đề nghị Tòa án chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên chị H không biết rõ diện tích bao nhiêu m2, vị trí, chiều cạnh như thế nào.

Các đương sự khác đều thừa nhận anh C ở trên đất này là từ việc ông T8 khai hoang một phần đất nhưng không rõ diện tích bao nhiêu, chiều cạnh cụ thể như thế nào. Tài sản trên đất của ông T8 để lại không còn gì. (Vì ông T8 đến ở làm nhà đắp vách đất, lợp dạ, đã hỏng toàn bộ từ những năm 1993).

Sau khi anh C kết hôn với chị X thì năm 1989, ông T8 đã cho vợ chồng anh C ra ở riêng tại thửa đất này từ những năm 1991.

Quá trình sử dụng đất, theo anh C vợ chồng anh C, chị X được hàng xóm cho thêm đất và còn tiếp tục khai hoang thêm ở xung quanh nên mới có diện tích đất như hiện tại. Theo chị T1, anh C và xác minh lời khai của ông Tạ Văn Th, sinh năm 1959 (là người hàng xóm của anh C); của ông Hoàng Văn H, sinh năm 1955 (là hàng xóm của anh C và là cán bộ địa chính, đội trưởng đội sản xuất; trưởng thôn ĐB, từ năm 1977 đến năm 2011) và xác minh tại chính quyền địa phương cho biết: Lúc đầu ông T8 đến khai hoang diện tích nhỏ chỉ khoảng chín đường bừa (khoảng 1,2m một đường bừa), chỉ trồng sắn. Về tài sản trên đất chỉ có ngôi nhà nhỏ bằng vách đắp đất, mái lá và đã hỏng từ những năm 1990, và từ năm 1994, không còn tài sản gì của ông T8 trên đất. Sau năm 1991, anh chị C tự khai hoang thêm và được ông Tạ Văn T cho thêm đất khoảng 400m2. Từ năm 1991, anh C, chị X ra ở đất này thì các anh chị em đã sống ở nơi khác (ở khu đồng Con, ĐB, TĐ), không có ai có tranh chấp gì. Khi ông T8 vẫn còn sống, C quản lý sử dụng đất đã có tên trong sổ địa chính từ năm 1989; năm 1993 khi Nhà nước có chủ trương đăng ký ruộng đất anh C đã thực hiện việc kê khai, đăng ký quyền sử dụng thửa đất này gửi UBND xã TQu; ngày 15/3/1994 được Hội đồng đăng ký ruộng đất xã TQu duyệt với diện tích 1.296m2 (trong đó 400m2 đất ở và 896 m2 đất vườn). Hiện tại thửa đất này vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như sang tên, chuyển nhượng, tặng cho ai. Diện tích đất thực tế là 1.715,1m2, có sự khác nhau này là do vợ chồng anh C, chị X được cho và tự khai hoang thêm nên có sự chênh lệch. Thửa đất này chỉ có vợ chồng anh C, chị X cùng các con sinh sống từ những năm 1990. Năm 1994, anh C, chị X xây nhà cấp 4, lợp ngói ở, xây tường bao quanh đất để sử dụng đất đến nay ổn định, không ai có ý kiến và tranh chấp gì. Hàng năm vợ chồng anh C, chị X là người nộp các nghĩa vụ thuế cho Nhà nước từ khi ở cho đến nay.

Đối với anh K cũng được bố cho thửa đất rộng khác ở Đồng con, ĐB, TQu, TĐ anh cũng đã xây nhà ổn định.

Như vậy có thể khảng định việc ông T8 có khai hoang được một phần đất ban đầu từ những năm 1978 là đúng nhưng diện tích nhỏ, không có tài sản gì trên đất; đất không rõ chiều cạnh cụ thể; chưa đăng ký gì với cơ quan Nhà nước để thực hiện quyền về tài sản. Năm 1991, ông T8 đã cho anh C, chị X thửa đất này để sử dụng. Hộ ông Lê Văn T8 và hộ anh Lê Văn C có sổ hộ khẩu riêng (BL 134-138). Quá trình sử dụng, anh C, chị X được tặng cho và khai phá thêm mới có diện tích như hiện tại đang sử dụng. Trong thời gian ông T8 còn sống, anh C, chị X đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký kê khai với cơ quan Nhà nước, có tên trong sổ mục kê địa chính từ những năm 1989, 1990. Năm 1993, anh Lê Văn C đã kê khai, đăng ký quyền sử dụng thửa đất này gửi UBND xã TQu; ngày 15/3/1994 được Hội đồng đăng ký ruộng đất xã TQu duyệt. Khi anh C xây dựng nhà (năm 1994) và xây tường bao loan toàn bộ thửa đất các anh chị em mặc dù đều sinh sống tại địa phương nhưng không ai có ý kiến gì; anh C sử dụng ổn định, nộp thuế đầy đủ, không có tranh chấp gì.

Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa cũng đề nghị Tòa án không chấp nhận kháng cáo của chị H, anh K, chị T2, chị T3 về yêu cầu hủy án sơ thẩm. Rút kinh nghiệm với tòa án cấp sơ thẩm về việc đưa thiếu bà Phùng Thị T5 vào tham gia tố tụng (Tòa án cấp phúc thẩm đã khắc phục, đưa bà T5 vào tham gia tố tụng).

Hội đồng xét xử thấy tòa án cấp sơ thẩm đã nhận định, đánh giá các tình tiết của vụ án và xét xử không chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của chị Lê Thị H đối với thửa đất anh C, chị X đang sử dụng là phù hợp.

Trong vụ án “yêu cầu chia thừa kế” này, bà Phùng Thị T5 là vợ của ông T8 nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; chưa lấy lời khai, xác minh, hỏi… bà T5 để làm rõ nguồn gốc đất, tài sản trên đất, công sức đóng góp cũng như có yêu cầu hưởng di sản thừa kế không là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm đã khắc phục được. Tòa án phúc thẩm đã lấy lời khai, hỏi bà T5 và bà đồng ý tham gia tố tụng từ giai đoạn phúc thẩm. Bà xác định không tạo dựng tài sản gì cùng ông T8 và không yêu cầu gì về chia tài sản thừa kế của ông T8 (nếu có). Vi phạm về đưa thiếu người tham gia tố tụng của tòa án cấp sơ thẩm nhưng đã được tòa án cấp phúc thẩm khắc phục. Để vụ án không kéo dài, ảnh hưởng đương sự và cơ quan tố tụng nên cần rút kinh nghiệm nghiêm khắc với tòa án cấp sơ thẩm mà không cần phải hủy án sơ thẩm.

Từ những phân tích và nhận định trên và đề nghị của Viện kiểm sát là phù hợp, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của chị T3, chị T2, chị H và anh K về việc đề nghị hủy án sơ thẩm.

[2] Về kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đối với việc ghi nhận sự tự nguyện của bị đơn anh C, chị X tặng cho chị T4, chị H mỗi người một thửa đất (có diện tích, kích thước, tứ cạnh cụ thể kèm theo sơ đồ) là vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự, cần phải sửa án sơ thẩm, Hội đồng xét xử thấy:

Theo đơn khởi kiện và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, chị Lê Thị H đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế đối với thửa đất số 12, tờ bản đồ số 41 tại thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, Vĩnh Phúc mà chị cho rằng của ông T8 (bố chị) khai hoang mà có (hiện nay vợ chồng anh C, chị X đang ở) theo quy định của pháp luật. Ngoài ra chị H không đề nghị Tòa án giải quyết vấn đề gì khác. Tuy nhiên, phần quyết định của bản án sơ thẩm đã tuyên “ghi nhận sự tự nguyện của vợ chồng anh C, chị X về việc cho chị T4 và chị H diện tích đất ở tại thửa đất số 12 (43), tờ bản đồ địa chính số 41 (08) tại thôn ĐB, xã TQu, huyện TĐ, tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể: Chị H được sử dụng diện tích đất ký hiệu S2 diện tích 88,4m2 đất ở (kích thước các cạnh, tứ cận thửa đất theo sơ đồ kèm theo bản án). Chị T4 được sử dụng diện tích 111,0m2 đất (kích thước các cạnh, tứ cận thửa đất theo sơ đồ kèm theo bản án). Quyết định của bản án như vậy là vượt quá nội dung của vụ án chia thừa kế. Trong vụ án thừa kế tòa cần xác định thời hiệu giải quyết, di sản thừa kế, diện hàng thừa kế, có căn cứ chia không, hiện vật hay thanh toán bằng tiền … mà không giải quyết việc cho tặng tài sản, cấp sơ thẩm quyết định tặng cho như vậy là vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự. Mặt khác anh C, chị X cũng mới chỉ kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất, chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa được thực hiện quyền của người sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho …đất theo quy định tại Điều 168 Luật đất đai 2013.

Kháng nghị này của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là có căn cứ, được chấp nhận để sửa phần tuyên của án sơ thẩm theo hướng không tuyên phần tặng cho đất của anh C, chị X đối với chị H, T4.

[3] Về án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm: Do kháng cáo không được chấp nhận nên các đương sự phải chịu án án phí dân sự phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chị H thuộc hộ nghèo, có đơn miễn án phí nên được miễn án phí theo quy định.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308; Điều 309 Bộ luật tố Tụng dân sự; Điều 147, 148 Bộ Luật dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Sửa một phần bản án sơ thẩm số 06/2020/DS-ST ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện TĐ.

1. Không chấp nhận yêu cầu của chị Lê Thị H về việc phân chia di sản thừa kế của ông Lê Văn T8 đối với diện tích đất 1.715,1m2 , thửa 12 (43) tờ bản đồ địa Chh 41 (08) tại TQ, ĐB, TQu, TĐ đứng tên trên sổ mục kê đất, đăng ký đất Lê Văn C.

2. Về án phí: Chị Lê Thị H được miễn án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm (là hộ nghèo).

Các đương sự anh Lê Văn K, chị Lê Thị T3 và chị Lê Thị T2 mỗi đương sự phải chịu án phí dân sự phúc thẩm 300.000đ nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp, theo các biên lai thu tiền tạm ứng án phí số AA/2017/0008394; AA/2017/0008395; AA/2017/0008396 đều cùng ngày 28/10/2020 (do chị Lê Thị H đã nộp thay) tại Chi cục thi hành án huyện TĐ (xác nhận các đương sự đã nộp đủ án phí).

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1338
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp chia di sản thừa kế số 20/2021/DS-PT

Số hiệu:20/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 28/04/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về