Bản án về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản số 03/2022/HS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

BẢN ÁN 03/2022/HS-PT NGÀY 05/01/2022 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Ngày 05 tháng 01 năm 2022, tại Phòng xử án hình sự Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang, xét xử công khai Vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số 45/2021/TLPT-HS ngày 08 tháng 11 năm 2021 đối với bị cáo Hoàng Văn L và các đồng phạm do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 21/2021/HS-ST, ngày 28/9/2021 của Tòa án nhân dân huyện Q, tỉnh Hà Giang.

c bị cáo có kháng cáo:

1. Hoàng Văn L, sinh năm 1977 tại huyện Q, tỉnh Hà Giang; nơi cư trú: xã X, huyện Q, tỉnh Hà Giang; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hoá: 12/12; dân tộc: Tày; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Hoàng Văn K và bà Hoàng Thị H (đều đã chết); có vợ là Hoàng Thị K và 02 con; tiền án, tiền sự: Không; nhân thân: Bị phạt 05 tháng tù về tội Đánh bạc theo bản án số 09/2013/HSST ngày 23/9/2013 của Tòa án nhân dân huyện Quang Bình và bị phạt 05 tháng tù về tội Đánh bạc, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 tháng theo bản án số 09/2018/HS-PT ngày 19/4/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang, đều đã được xóa án tích; bị bắt, tạm giam ngày 06/4/2021; có mặt.

2. Bàn Văn C, sinh năm 1990 tại huyện Q, tỉnh Hà Giang; nơi cư trú: xã N, huyện Q, tỉnh Hà Giang; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hoá: 4/12; dân tộc: Dao; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Bàn Văn S và bà Vũ Thị Y; có vợ là Lý Thị T và 02 con; tiền án: Không; tiền sự: Bị phạt tiền 3.000.000 đồng về hành vi khai thác rừng trái pháp luật theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 185/QĐ-XPVPHC ngày 12/10/2020 của Chủ tịch UBND xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; bị tạm giữ ngày 26/01/2021, tạm giam ngày 04/02/2021, tại ngoại ngày 24/4/2021; có mặt.

3. Bàn Văn Th, sinh năm 1992 tại huyện Q, tỉnh Hà Giang; nơi cư trú: xã N, huyện Ư, tỉnh Hà Giang; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hoá: 9/12; dân tộc: Dao; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Bàn Quang Đ (đã chết) và bà Đặng Thị V; có vợ là Hoàng Thị S và 02 con; tiền án, tiền sự: Không; nhân thân: Bị phạt 06 tháng tù về tội Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo bản án số 04/2012/HSST ngày 28/6/2012 của Tòa án nhân dân huyện Quang Bình, đã được xóa án tích; bị bắt, tạm giam ngày 06/4/2021; có mặt.

4. Lý Văn T, sinh năm 1997 tại huyện Q, tỉnh Hà Giang; nơi cư trú: xã N, huyện Q, tỉnh Hà Giang; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hoá: 9/12; dân tộc: Dao; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lý Ngọc X và bà Đặng Thị M; có vợ là Long Thị A và 01 con; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt, tạm giam ngày 06/4/2021, tại ngoại ngày 25/5/2021; có mặt.

5. Lý Văn Ch, sinh năm 1991 tại huyện Q, tỉnh Hà Giang; nơi cư trú: xã N, huyện Q, tỉnh Hà Giang; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hoá: 7/12; dân tộc: Dao; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lý Văn T và bà Lý Thị Đ; có vợ là Hoàng Thị Đ và 02 con; tiền án, tiền sự: Không; bị bắt, tạm giam ngày 06/4/2021, tại ngoại ngày 25/5/2021; có mặt.

- Người bào chữa cho các bị cáo Bàn Văn C, Lý Văn T, Lý Văn Ch: Ông Ngô Trung Kiên, Luật sư, Văn phòng Luật sư Gia Long thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Hà Giang; địa chỉ: Số nhà 283 đường Nguyễn Thái Học, tổ 07, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang; có mặt.

Ngoài ra trong vụ án còn có bị cáo Hoàng Văn N; nguyên đơn dân sự Ủy ban nhân dân huyện Quang Bình; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án ông Hoàng Tiến Q, anh Vương Quốc anh Lý Văn S, anh Nguyễn Văn T, anh Vũ Đức C; Người tham gia tố tụng khác ông Hoàng Văn S, ông Phàn Văn H không có kháng cáo và không bị kháng nghị nên Tòa án cấp phúc thẩm không triệu tập.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Trong tháng 01 năm 2021, bị cáo Hoàng Văn L cùng các bị cáo khác đã khai thác rừng trái phép tại thôn Bản Tát, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Bị cáo Hoàng Văn L cung cấp máy cưa xăng, máy tời để phục vụ cho việc khai thác gỗ. Cách thức ăn chia số tiền thu được qua việc khai thác gỗ sẽ tính theo khối lượng gỗ khai thác thực tế với giá thị trường và chia theo số buổi, số ngày công từng người; riêng bị cáo L, nếu không đi khai thác trực tiếp cũng được tính công vì khi khai thác, vận chuyển gỗ phải dùng máy cưa xăng, máy tời của bị cáo L, còn nếu bị cáo L tham gia trực tiếp thì phải được tính thêm công. Dùng ô tô vận chuyển gỗ bán được lãi thì tiền lãi này các bị cáo Hoàng Văn L và Lý Văn T được hưởng vì xe ô tô biển kiểm soát 19C-030.01 là của hai bị cáo này mua chung (nhưng chưa làm thủ tục sang tên). Việc khai thác rừng cụ thể như sau:

Ln 1: n Văn C, Bàn Văn Th và Lý Văn Ch đến lán của Hoàng Văn L lấy máy cưa xăng rồi đến km 10 +100 đường liên xã Xuân Giang - Nà Khương, đi theo sườn dốc taluy âm xuống khu rừng, thấy 01 cây Sâng (được đánh số 15 trong biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 22/01/2021, khối lượng 7,906m3). Th dùng máy cưa xăng cắt đổ cây, cùng Ch, C xẻ đoạn gốc được 02 hộp gỗ xong tạm nghỉ ra về. Thấy cây Sâng này có thể xẻ gỗ dạng cột, biết Lý Văn S trú tại xã N, huyện Q đang làm nhà sàn cần cột gỗ nên Th gặp S thống nhất bán gỗ xẻ dạng cột cho S với giá tiền 2.500.000 đồng/cột. Sáng hôm sau Ch và C đến xẻ được 03 khúc gỗ dạng cột, có thêm Lý Văn T đến giúp kê đà; buổi chiều Ch, C, Th đang tời gỗ thì máy hỏng nên tạm dừng để sửa. Trưa hôm sau C, Th, T tiếp tục tời gỗ lên lưng chừng dốc gần đường để chờ đêm bốc gỗ đi bán. Khoảng 23 giờ cùng ngày, L canh gác, còn T lái xe ô tô biển kiểm soát 19C-030.01 đến nơi tập kết gỗ để C và Th dùng máy tời gắn cố định trong thùng xe ô tô từ trước, tời 03 khúc gỗ xẻ dạng cột nhà lên xe để T chở đi bán cho Lý Văn S.

Ln 2: Trong lúc xẻ cây Sâng số 15, Ch, C nhìn thấy một cây Sâng khác (đánh số 14 trong biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 22/01/2021, khối lượng 8,597m3), nên Ch dùng máy cưa xăng của L cưa hạ. Sau khi xẻ bán gỗ cây Sâng số 15 xong, L điện thoại gọi Hoàng Văn N đến cùng Ch, Th xẻ cây Sâng số 14. Th canh gác, còn N, C dùng cưa xăng cắt 03 khúc ngọn xẻ được 04 hộp gỗ rồi tạm nghỉ. Hôm sau, C và Th tiếp tục xẻ phần thân gốc cây Sâng số 14 được 03 khúc gỗ xẻ dạng cột, có thêm T tham gia. Chiều hôm sau, C, Th, T tời toàn bộ số gỗ xẻ được ở cây số 14 lên lưng chừng dốc gần đường, đến 23 giờ cùng ngày thì Lcanh gác để T lái xe ô tô biển kiểm soát 19C-030.01 đến, C, Th, N tời gỗ xẻ dạng cột lên xe để T chở số gỗ này đi bán cho Lý Văn S.

Ln 3: C, T đến lán của L lấy máy cưa xăng đi vào khu vực trước đó đã khai thác, C dùng máy cưa cắt hạ 01 cây Gội nếp (đánh số 26 trong biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 22/01/2021, khối lượng 3,388m3), cùng T cưa cắt thân cây thành 04 đoạn rồi ra về. Hai ngày sau vào buổi sáng, C, T đến lán của L lấy máy cưa xăng đi xẻ gỗ cây Gội nếp này được 03 đoạn (quá trình khám nghiệm hiện trường xác định có khối lượng 1,828m3), có thêm Th tham gia. Chiều cùng ngày L đến cùng C, T, Th tời gỗ đến lưng chừng dốc gần đường rồi nghỉ chờ tối sẽ vận chuyển, nhưng tối hôm đó L không đến mà bảo N tham gia; N lái xe ô tô biển kiểm soát 19C-030.01 cùng C, T, Th tời gỗ lên xe, số gỗ này N chở đến nhà của L.

Ln 4: n Văn C, Hoàng Văn N đến lán của L lấy máy cưa xăng đi cưa hạ, cắt khúc 01 cây Sâng, 02 cây Kẹn, 01 cây Vải, 01 cây Mã (được đánh số 32, 33, 36 trong biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 22/01/2021 và đánh số 01, 02 trong biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 22/04/2021). Khi C, N cưa cây thì L canh gác, lúc đó Vương Quốc T1, trú tại xã N, huyện Q đi qua và xin tham gia, L bảo T1 cứ về sẽ gọi sau. C và N đang cưa hạ cây thì Bàn Văn Th đến xem, bảo để lại cây Mã số 36 bán riêng. Sau khi C, N cưa hạ xong, thì T mang máy tời đến. L, T, Th, C, N cùng tời gỗ đến lưng chừng dốc gần đường thì dừng lại. Hôm sau có thêm Vương Quốc T1 được L gọi đến cùng tời gỗ lẫn cành nhỏ được cắt từ các cây số 32, 33, 1, 2 bán cho Nguyễn Văn T, trú tại xã X, huyện Q (L không nhớ số tiền bán gỗ). T2 tự chở về xưởng sau đó đã bán thành củi (quá trình điều tra không xác định được khối lượng gỗ chở đi bán, chỉ xác định được khối lượng còn lại tại hiện trường của cây Sâng số 32 là 0,740m3, cây Kẹn số 33 là 0,245m3), còn cây Mã số 36 có khối lượng 1,320m3 L, T, Th, C, N (Vương Quốc T1 không tham gia) bán cho Hoàng Tiến Q, trú tại xã N, huyện Q với số tiền 1.800.000 đồng.

Ln 5: n Văn C, Vương Quốc T1 đến lán của Hoàng Văn L lấy máy cưa xăng đi vào khu vực rừng Bản Tát sau đó cùng nhau cưa hạ, cắt khúc các cây gỗ tròn (được đánh số lần lượt 4,5,7,8,9,10,11,13 trong biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 22/04/2021). C, Th cưa cắt gỗ xong thì L và T mang máy tời đến cùng tời gỗ đến lưng chừng dốc, đến đêm tiếp tục tời lên xe ô tô biển kiểm soát 19C- 030.01 chở đi bán cho Vũ Đức C1, trú tại xã T, huyện Q được số tiền hơn 2.000.000 đồng.

Tuy không truy thu được gỗ đã mua bán, nhưng căn cứ vào lời khai của Bàn Văn C, Hoàng Văn L, Lý Văn T đều thừa nhận khối lượng gỗ khai thác vận chuyển đi bán là hơn 02m3, phù hợp với lời khai người mua gỗ, số tiền bán gỗ và tải trọng chở gỗ thông thường của xe ô tô biển kiểm soát 19C-030.01, xác định khối lượng gỗ lần khai thác này là 02m3, theo hướng có lợi cho các bị cáo.

Ln 6: Gia tháng 01 năm 2021, tại lán của Hoàng Văn L, L cùng Bàn Văn C, Bàn Văn Th, Lý Văn T, Hoàng Văn N, Vương Quốc T1 bàn bạc việc khai thác cây gỗ Trám trắng do người khác cưa hạ từ trước để mang về sử dụng. Ngày 20/01/2021, Th và T1 lấy máy cưa xăng của L đến chỗ cây Trám trắng (được đánh số 2, 6, 7, 9 trong biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 22/01/2021, bị khai thác khối lượng là 3,458m3) cắt được một khúc sát gốc dài hơn 02m, sau đó cùng nhau xẻ khúc gỗ này được 02 hộp. Tối cùng ngày, L cùng với Th, C, T1, T đến tời hai hộp gỗ Trám trắng, quá trình tời có 01 hộp bị tụt dây cáp gỗ lao xuống vực, còn 01 hộp có khối lượng là 0,696m3 L chở về nhà. Sáng ngày 21/01/2021, C, N, Th tiếp tục đến lán của L lấy máy cưa xăng, cùng nhau đi xẻ các khúc còn lại của cây Trám trắng. Th canh gác, còn C, T1, N dùng máy cưa xăng cắt thành 03 khúc, sau đó xẻ được 05 hộp, trong đó C dùng máy cưa xăng xẻ hộp gỗ tối hôm trước tời bị tụt cáp thành 02 hộp. Đến 13 giờ chiều cùng ngày C, T1, N tiếp tục lấy máy tời cùng nhau đến tời số gỗ đã xẻ được, khi đang tời thì bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Quang Bình phát hiện.

Tng số lượng gỗ của tất cả 06 lần các bị cáo khai thác là 27,654m3.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đề nghị Hạt Kiểm lâm huyện Quang Bình xác định hiện trạng, chức năng rừng, chủng loại, khối lượng gỗ theo các kết quả khám nghiệm hiện trường.

Ti Công văn số 18-HKL ngày 01/02/2021 và Công văn số 48/HKL ngày 27/4/2021 của Hạt Kiểm lâm huyện Quang Bình thì từ tọa độ các cây gỗ đã bị chặt hạ được ghi nhận trong biên bản khám nghiệm hiện trường, đối chiếu với bản đồ điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và đất lâm nghiệp xã Xuân Giang giai đoạn 2016- 2025, được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại quyết định 1619/QĐ-UBND ngày 30/7/2018, xác định được các cây được đánh số trong biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 22/01/2021 thuộc lô 12, lô 30, còn các cây được đánh số trong biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 22/4/2021 thuộc lô 30, khoảnh 14 tiểu khu 328 hiện trạng là rừng gỗ tự nhiên núi đất loại rừng thường xanh phục hồi, chức năng là rừng phòng hộ. Về chủng loại gỗ bị khai thác gồm: Gội nếp nhóm IV; Kẹn nhóm V; Sồi, Sâng, Chẹo tía, Kháo, Cáng lò nhóm VI; Trám trắng, Vạng trứng, Vàng anh, Mã nhóm VII, Dâu da nhóm VIII…thuộc loại gỗ thông thường.

Kết thúc điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị Hạt Kiểm lâm huyện Quang Bình xem xét xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với đối tượng có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý về hình sự như Vương Quốc T1 (khai thác, vận chuyển trái phép 5,458m3 gỗ thông thường thuộc rừng tự nhiên chức năng rừng phòng hộ); chuyển Hạt Kiểm lâm huyện Quang Bình xem xét xử lý hành chính đối với Lý Văn S, Hoàng Tiến Q, Nguyễn Văn T2, Vũ Đức C (có hành vi mua bán cây gỗ, quá trình điều tra các đối tượng này không biết gỗ do khai thác trái phép mà có).

Vic Bàn Văn Th và Hoàng Văn L khai trong lần bán các cây cột nhà cho Lý Văn S, Hoàng Văn L còn bán kèm theo 06 cột (dạng cột nhà), là số gỗ được kiểm lâm bán thanh lý mà L mua lại của chị Nguyễn Thị Hồng H, trú tại xã T, huyện Q. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Quang Bình đã tách khối lượng gỗ này đến Hạt kiểm lâm huyện Quang Bình để tiếp tục xác minh, giải quyết.

Đi với các cây gỗ còn lại được đánh số trong các biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 22/01/2021 và ngày 22/4/2021 chưa xác định được đối tượng có hành vi khai thác trái phép, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Quang Bình đã tách ra để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Đi với Ủy ban nhân dân xã Xuân Giang, huyện Quang Bình chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm về tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê trên địa bàn xã theo điểm c, khoản 3, Điều 102 Luật Lâm nghiệp; Hạt Kiểm lâm huyện Quang Bình có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, nhưng chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Xuân Giang tổ chức bảo vệ rừng theo điểm b, khoản 1, Điều 104 Luật Lâm nghiệp. Viện kiểm sát sẽ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý.

Từ nội dung trên, Bản án số 21/2021/HS-ST, ngày 28/9/2021 của Tòa án nhân dân huyện Q tỉnh Hà Giang đã xét xử:

Về tội danh: Tuyên bố các bị cáo Hoàng Văn L, Bàn Văn C, Bàn Văn Th, Lý Văn T, Lý Văn Ch, Hoàng Văn N phạm tội "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản".

Về hình phạt:

1. Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 232, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 58 của Bộ luật Hình sự; phạt bị cáo Hoàng Văn L 04 (bốn) năm 06 (sáu) tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giam là ngày 06/4/2021.

2. Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 232, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 58 của Bộ luật Hình sự;

- Phạt bị cáo Bàn Văn C 04 (bốn) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo đi chấp hành án phạt tù, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 26/01/2021 đến ngày 23/4/2021.

- Phạt bị cáo Bàn Văn Th 03 (ba) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giam là ngày 06/4/2021.

- Phạt bị cáo Lý Văn T 03 (ba) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo đi chấp hành án phạt tù, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 06/4/2021 đến ngày 24/5/2021.

- Phạt bị cáo Lý Văn Ch 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo đi chấp hành án phạt tù, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 06/4/2021 đến ngày 24/5/2021.

Ngoài ra bản án còn tuyên về phần hình phạt đối với bị cáo Hoàng Văn N;

xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo đối với các bị cáo.

Trong hạn luật định, từ ngày 08 đến ngày 11 tháng 10 năm 2021 các bị cáo Hoàng Văn L, Bàn Văn Th, Bàn Văn C, Lý Văn T và Lý Văn Ch có đơn kháng cáo với nội dung nhất trí về tội danh Bản án của Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên; tuy nhiên mức án của Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt các bị cáo là cao so với hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra. Các bị cáo Hoàng Văn L, Bàn Văn Th xin giảm nhẹ hình phạt; các bị cáo Bàn Văn C, Lý Văn T và Lý Văn Ch xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.

Ti phiên tòa, c bị cáo vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo, các bị cáo trình bày, hiện nay gia đình các bị cáo rất khó khăn, các bị cáo đều là lao động chính trong gia đình; là người dân tộc, sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bị cáo L, Th xuất trình thêm tài liệu chứng cứ mới, bà Hoàng Thị T3 là bà nội của bị cáo được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất; bị cáo Bàn Văn Th có ông nội là Bàn Văn D được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba. Các bị cáo xác định số lượng gỗ từng bị cáo khai thác Tòa án cấp sơ thẩm xác định và xét xử là đúng người, đúng tội.

Bị cáo Lý Văn T trình bày, chiếc xe ô tô BKS 19C-030-01 trở gỗ cấp sơ thẩm xác định là của bị cáo mua chung với bị cáo L là không đúng, bị cáo mua chung với bị cáo L là chiếc xe ô tô khác; nhưng bị cáo xác nhận được sử dụng chiếc xe BKS 19C-030-01 để trở số gỗ các bị cáo đã khai thác trái phép.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; sau khi phân tích về tính chất, mức độ hành vi phạm tội, hậu quả của tội phạm và nhân thân của từng bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đề nghị Hội đồng xét xử, căn cứ điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 355; Điều 356, Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 21, Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Hoàng Văn L, Bàn Văn C, Bàn Văn Th, Lý Văn T, Lý Văn Ch; giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 21/2021/HS-ST ngày 27/9/2021 của Tòa án nhân dân huyện Q, tỉnh Hà Giang.

Người bào chữa cho các bị cáo Bàn Văn C, Lý Văn T, Lý Văn Ch Luật sư Ngô Trung Kiên trình bày: Nguyên nhân các bị cáo C, T, Ch phạm tội xuất phát từ việc nhận thức pháp luật hạn chế, hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi được các bị cáo khác rủ rê lôi kéo, động cơ mục đích muốn giúp đỡ gia đình có thêm khoản tiền thu nhập, nên mới phạm tội; đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo C, xử phạt bị cáo 03 năm tù; áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự chuyển hình phạt tù sang án treo cho bị cáo T, và Ch.

Phn tranh luận: Các bị cáo nhất trí với luận tội và kết luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa, nhất trí với nội dung bào chữa của Luật sư bào chữa cho các bị cáo C, T, Ch, không có ý kiến bổ sung; đề nghị xét xử các bị cáo mức án thấp nhất.

Lời nói sau cùng của các bị cáo: Đã biết hành vi khai thác gỗ trái phép để bán lấy tiền chia nhau của các bị cáo là vi phạm pháp luật, rất hối hận về hành vi phạm tội của các bị cáo; đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo mức thấp nhất.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Tn cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về thủ tục tố tụng: Sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo Hoàng Văn L, Bàn Văn Th, Bàn Văn C, Lý Văn T, Lý Văn Ch có đơn kháng cáo theo đúng quy định tại các Điều 331, Điều 332, Điều 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự, nên kháng cáo của các bị cáo được chấp nhận xem xét.

[2] Về nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo Hoàng Văn L, Bàn Văn Th và xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo của các bị cáo Bàn Văn C, Lý Văn T, Lý Văn Ch: Xét thấy, tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, các bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của các bị cáo. Trong tháng 01 năm 2021, các bị cáo đã cùng nhau thực hiện hành vi khai thác rừng trái phép là các cây gỗ loài thực vật thông thường tại rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, tại thôn B, xã X, huyện Q, tỉnh Hà Giang; mục đích khai thác là bán gỗ lấy tiền chia nhau với tổng số 06 lần, cụ thể: Lần 1 khối lượng 7,906m3 có C, Th, Ch, T, L tham gia. Lần 2 khối lượng 8,597m3 có Ch, C, N, Th, T, L tham gia; Lần 3 khối lượng 3,388m3 có C, T, Th, N, L tham gia. Lần 4 khối lượng là 2,305m3có C, N, L, T, Th tham gia. Lần 5 khối lượng là hơn 02m3có C, L, Th, T tham gia. Lần 6 khối lượng là 3,458m3có L, C, Th, T, N, T1. Tổng khối lượng gỗ của tất cả 06 lần các bị cáo khai thác là trên 27,654m3, cụ thể: Bị cáo Hoàng Văn L được xác định tham gia khai thác gỗ trái phép là 27,654m3 , Bàn Văn C là 27,654m3; Bàn Văn Th là 21,717m3; Lý Văn T là 23,802m3, Lý Văn Ch là 16,503m3; Hoàng Văn N là 14,916m3.

[3] Các bị cáo là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được việc khai thác rừng trái phép là vi phạm pháp luật, song vì tư lợi cá nhân các bị cáo đã bất chấp pháp luật, cố ý thực hiện hành vi khai thác gỗ trái phép trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, trong khi các bị cáo không phải là chủ rừng và các cây gỗ mà các bị cáo đã khai thác không thuộc trường hợp được khai thác theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp. Hành vi của các bị cáo thuộc trường hợp bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Lâm nghiệp (gồm các hành vi chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng...). Các bị cáo khai thác gỗ trái phép trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu... Việc khai thác gỗ trái phép trong rừng nói riêng và rừng phòng hộ nói chung là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, thiên tai… Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng; gây tác động xấu đến môi trường. Bản án số 21/2021/HS- ST, ngày 28/9/2021 của Tòa án nhân dân huyện Q tỉnh Hà Giang đã xét xử các bị cáo Hoàng Văn L, Bàn Văn C, Bàn Văn Th, Lý Văn T, Lý Văn Ch phạm tội "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 232 của Bộ luật Hình sự với tình tiết “Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA” có khung hình phạt là phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm là đúng người, đúng tội, không oan.

[4] Về hình phạt: Toà án cấp sơ thẩm đã xem xét đánh giá toàn diện đến khối lượng gỗ khai thác mà mỗi bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự, vai trò thực hiện hành vi phạm tội đối với từng bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hậu quả về hành vi phạm tội của các bị cáo gây nên, nhân thân của từng bị cáo để quyết định hình phạt là đúng phạt luật, cụ thể:

[5] Đối với bị cáo L là người khởi xướng rủ rê một số bị cáo khác trong việc khai thác gỗ trái phép; cung cấp máy cưa xăng, máy tời và ô tô vận chuyển gỗ cho các bị cáo thực hiện việc khai thác gỗ, bản thân bị cáo cũng trực tiếp tham gia và giúp sức thực hiện trong quá trình 06 lần khai thác gỗ; do đó vai trò của bị cáo là tích cực nhất, thể hiện từ đầu đến cuối của quá trình khai thác gỗ, vận chuyển, tiêu thụ khối lượng 27,654m3 gỗ. Bị cáo là người có trình độ văn hóa cao nhất trong số các bị cáo; về nhân thân: Đã 02 lần bị Toà án xét xử về tội Đánh bạc theo Bản án số 09/2013/HSST ngày 23/9/2013 của Tòa án nhân dân huyện Quang Bình và Bản án số 09/2018/HS-PT ngày 19/4/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang; bị cáo có một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự, nhưng mức độ thành khẩn khai báo của bị cáo L tại phiên toà sơ thẩm là không bằng các bị cáo khác; Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo L 04 năm 06 tháng tù, mức án cao nhất so với các bị cáo khác là đúng pháp luật.

[6] Đối với bị cáo C là người thực hành, đã tham gia trực tiếp và tích cực vào quá trình khai thác gỗ, có khối lượng gỗ phải chịu trách nhiệm do bị cáo khai thác trái phép bằng bị cáo L khối lượng 27,654m3; về nhân thân: Bị cáo có 01 tiền sự, bị phạt tiền 3.000.000 đồng về hành vi khai thác rừng trái pháp luật theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 185/QĐ-XPVPHC ngày 12/10/2020 của Chủ tịch UBND xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, là người dân tộc sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự; Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Bàn Văn C 04 (bốn) năm tù, thấp hơn so với mức hình phạt của bị cáo L là phù hợp với tính chất mức độ hành vi phạm tội do bị cáo gây nên.

[7] Đối với bị cáo Th đã tham gia trực tiếp và tích cực vào việc khai thác gỗ từ việc cưa hạ cây, cắt xẻ, tời gỗ lên xe để vận chuyển, liên hệ tiêu thụ và nhận tiền khối lượng gỗ khai thác trái phép mà bị cáo Th chịu trách nhiệm 21,717m3; về nhân thân: Bị phạt 06 tháng tù về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng" theo Bản án số 04/2012/HSST ngày 28/6/2012 của Tòa án nhân dân huyện Quang Bình mặc dù đã được xóa án tích nhưng bị cáo không lấy đó làm bài học mà lại tiếp tục phạm tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; bị cáo được đánh giá vai trò, mức độ hành vi phạm tội ngang bằng với bị cáo T là có căn cứ. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, là người dân tộc sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự; Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Bàn Văn Th 03 năm tù là đúng pháp luật.

[8] Đối với bị cáo T tuy không tích cực tham gia vào quá trình cưa, cắt xẻ gỗ, nhưng bị cáo đã tham gia tích cực trong việc giúp sức kê đà, tời gỗ với toàn bộ khối lượng 23,802m3 nhiu hơn bị cáo Th, đồng thời tham gia tích cực trong việc vận chuyển gỗ để đem đi bán; bị cáo được đánh giá vai trò, mức độ hành vi phạm tội ngang bằng với bị cáo Th là có căn cứ; quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, là người dân tộc sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bị cáo có nhân thân tốt quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự; Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo T 03 năm tù là phù hợp.

[9] Đối với bị cáo Ch, khối lượng gỗ khai thác trái phép được xác định là 16,503m3 thp hơn so với các bị cáo L, C, T, Th; bị cáo đã tham gia trực tiếp và tích cực vào việc cưa, cắt xẻ gỗ là người thực hành; quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, là người dân tộc sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bị cáo có nhân thân tốt quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự; Toà án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 2 năm 6 tháng tù cao hơn mức khởi điểm của khung hình phạt là phù hợp và đúng pháp luật.

[10] Tòa án cấp sơ thẩm xác định các bị cáo cố ý cùng thực hiện hành vi khai thác gỗ trái phép, là trường hợp đồng phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Hình sự nhưng giữa các bị cáo không có sự câu kết chặt chẽ với nhau nên không bị coi là phạm tội có tổ chức và được xác định là đồng phạm giản đơn; cần áp dụng Điều 58 Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm là có căn cứ.

[11] Xét thấy, các bị cáo có 02 lần thực hiện hành vi khai thác gỗ trái phép: Lần 1 khối lượng 7,906m3 có C, Th, Ch, T, L tham gia. Lần 2 khối lượng 8,597m3 có C, Ch, N, Th, T, L tham gia; cả hai lần các bị cáo khai thác gỗ trái phép đều là gỗ cây Sâng, do đó đủ yếu tố cấu thành tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” quy định tại điểm d khoản 1 Điều 232 của Bộ luật Hình sự với tình tiết “Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA”có khung hình phạt là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Toà án cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g Điều 52 Bộ luật Hình sự “ Phạm tội 02 lần trở lên” đối với các bị cáo L, Ch, C, Th, T là còn thiếu sót, cần rút kinh nghiệm; cần được bổ sung cho đầy đủ vào phần quyết định của bản án nhưng không được làm xấu đi tình trạng của các bị cáo; đồng thời xử phạt các bị cáo hình phạt tù và u trừ thời gian tạm giữ, tạm giam nhưng không áp dụng Điều 38 Bộ luật Hình sự, cần được bổ sung.

[12] Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo L, Th cung cấp thêm tài liệu chứng cứ mới, gia đình các bị cáo có công với cách mạng; bà Hoàng Thị T3 là bà nội của bị cáo L được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất; ông Bàn Văn D là ông nội của bị cáo Th được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Xét thấy, các bị cáo bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự; do đó mặc dù các bị cáo L, Th cung cấp thêm tình tiết giảm nhẹ mới, nhưng hình phạt Toà án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo L 4 năm 6 tháng tù, bị Th 3 năm tù là phù hợp, nên không thể xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo; cần giữ nguyên mức hình phạt đối với bị cáo L, Th.

[13] Đối với các bị cáo C, Ch, T không cung cấp được thêm tài liệu chứng cứ mới về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các bị cáo thuộc trường hợp bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự; nên Hội đồng xét xử không chấp nhận nội dung kháng cáo của các bị cáo. Đây cũng là lập luận chấp nhận quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên toà đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm; không chấp nhận quan điểm bào chữa của Luật sư bào chữa cho các bị cáo C, T, Ch về đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo C và áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự cho bị cáo T, Ch được hưởng án treo.

[14] Từ những nội dung phân tích, đánh giá nêu trên; Hội đồng xét xử căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự, giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 21/2021/HS-ST ngày 28/9/2021 của Tòa án nhân dân huyện Q, tỉnh Hà Giang.

[15] Về án phí: Do kháng cáo của các bị cáo không được Hội đồng xét xử chấp nhận, nên bị cáo Hoàng Văn L phải chịu án phí hình sự sơ thẩm. Các bị cáo Bàn Văn C, Bàn Văn Th, Lý Văn T, Lý Văn Ch đều là người dân tộc thiểu số, sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và có đơn xin miễn tiền án phí. Căn cứ khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 12, Điều 15, Điều 23 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án; miễn tiền án phí hình sự phúc thẩm cho các bị cáo

[16] Các nội dung khác tại Bản án sơ thẩm số 21/2021/HS-ST ngày 28/9/2021 của Tòa án nhân dân huyện Q, tỉnh Hà Giang về hình phạt đối với bị cáo Hoàng Văn N, xử lý vật chứng, án phí sơ thẩm, quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án không có kháng cáo, không bị kháng nghị, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 355; Điều 356, Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 12, Điều 15, Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Hoàng Văn L, Bàn Văn C, Bàn Văn Th, Lý Văn T, Lý Văn Ch; giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 21/2021/HS-ST ngày 27/9/2021 của Tòa án nhân dân huyện Q, tỉnh Hà Giang.

1. Về tội danh: Tuyên bố các bị cáo Hoàng Văn L, Bàn Văn C, Bàn Văn Th, Lý Văn T, Lý Văn Ch phạm tội "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản".

2. Về hình phạt:

- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 232, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, Điều 38 của Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Hoàng Văn L 04 (bốn) năm 06 (sáu) tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giam ngày 06/4/2021.

- Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 232, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, Điều 38 của Bộ luật Hình sự đối với các bị cáo Bàn Văn C, Bàn Văn Th, Lý Văn T, Lý Văn Ch:

+ Xử phạt bị cáo Bàn Văn C 04 (bốn) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo đi chấp hành án phạt tù, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 26/01/2021 đến ngày 23/4/2021.

+ Xử phạt bị cáo Bàn Văn Th 03 (ba) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giam ngày 06/4/2021.

+ Xử phạt bị cáo Lý Văn T 03 (ba) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo đi chấp hành án phạt tù, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 06/4/2021 đến ngày 24/5/2021.

+ Xử phạt bị cáo Lý Văn Ch 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo đi chấp hành án phạt tù, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 06/4/2021 đến ngày 24/5/2021.

3. Về án phí:

- Bị cáo Hoàng Văn L phải chịu 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự phúc thẩm;

- Miễn tiền án phí hình sự phúc thẩm cho các bị cáo Bàn Văn C, Bàn Văn Th, Lý Văn T, Lý Văn Ch.

4. Các nội dung khác tại Bản án sơ thẩm số 21/2021/HS-ST ngày 28/9/2021 của Tòa án nhân dân huyện Q, tỉnh Hà Giang về hình phạt đối với bị cáo Hoàng Văn N, xử lý vật chứng, tiền án phí hình sự sơ thẩm, quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án bản án không có kháng cáo, không bị kháng nghị, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

200
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản số 03/2022/HS-PT

Số hiệu:03/2022/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Giang
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 05/01/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về