Bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản số 31/2023/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

BẢN ÁN 31/2023/HS-ST NGÀY 20/07/2023 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 20 tháng 7 năm 2023 tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 14/2023/TLST-HS ngày 20 tháng 3 năm 2023 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 24/2023/QĐXXST-HS ngày 24 tháng 5 năm 2023 đối với:

*. Bị cáo Otujieme Frank I (tên gọi khác R), sinh ngày 02/7/1989, tại thành phố S, bang N, Nigeria;

Số Hộ chiếu: A09220167, cấp ngày 12/4/2018, Nơi cấp: Nigeria;

Đăng ký nhân khẩu thường trú: số B đường E U, thị trấn O, huyện N, bang I, Nigeria;

Nơi cư trú trước khi bị bắt: Thủ đô Phnôm-pênh, Vương quốc C1; Nghề nghiệp: Lao động tự do; Giới tính: Nam;

Quốc tịch: Nigeria; Tôn giáo: Thiên chúa giáo;

Con ông David O và bà Chireyere O1 đang cư trú tại Nigeria;

Bị cáo chưa có vợ, con; Tiền án, tiền sự: không; Ngày bị bắt: 01/3/2020;

Đang chấp hành án tại Trại giam V – Bộ C2; Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

*. Người bào chữa cho bị cáo Otujieme Frank I1:

Luật sư – D – thuộc Đoàn Luật sư tỉnh T; (có mặt) Địa chỉ: E - T, phường F, thành phố M, tỉnh Tiền Giang.

* Người phiên dịch: Phạm Hoàng N – Phiên dịch viên; (có mặt) Địa chỉ: G - Rạch G, phường A, thành phố M, tỉnh Tiền Giang.

*. Bị hại: Bùi Thị Mỹ D, sinh năm 1975; (có văn bản xin vắng mặt) Địa chỉ: ấp H, xã L, thị xã G, tỉnh Tiền Giang.

*. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Tiêu Mỹ C, sinh năm 1962; (có văn bản xin vắng mặt) Địa chỉ: 1, Võ Văn K, Phường A, Quận F, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngô Thị A, sinh năm 1990; (có văn bản xin vắng mặt) Địa chỉ: E - V, phường V, thành phố R, tỉnh Kiên Giang.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng tháng 5/2019, Oujieme Frank I2 (tên gọi khác R) nhập cảnh vào thủ đô P - pênh, Vương quốc C-pu-chia thuê nhà sống chung như vợ chồng với Ngô Thị A, sinh ngày 10/10/1990, nơi cư trú: số E V, phường V, thành phố R, tỉnh Kiên Giang. Trong thời gian này, thông qua ứng dụng W, F quen biết với một số đồng hương người Nigeria, trong đó Osuchukwu Bede O2 (tên gọi khác B), sinh ngày 13/11/1988, đăng ký thường trú tại S InsnuL.G.H, bang I, N1, tất cả bàn bạc thống nhất với nhau cùng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của phụ nữ Việt Nam thông qua hình thức kết bạn trên ứng dụng facebook, giả gửi quà từ nước ngoài về rồi điện thoại hối thúc, yêu cầu người bị hại nộp các khoản tiền như: phí vận chuyển, thuế, bảo hiểm,...vào tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt;

Để thực hiện hành vi lừa đảo, F yêu cầu A về Việt Nam mua sim điện thoại không chính chủ, trong đó có sim số 0386865X, thuê người mở tài khoản tại ngân hàng Việt Nam, đăng ký thẻ ATM đem sang Vương quốc Campuchia cho F;

Đối với sim số 0386865X, để phòng tránh việc A nhận tin nhắn chuyển khoản, rút tiền chiếm giữ cho bản thân, F chỉ giao cho A khi cần thực hiện các cuộc gọi lừa đảo, khi A trở về Việt Nam thăm gia đình vào các ngày cuối tuần, thì phải giao lại cho F;

Trong thời gian từ ngày 20/6/2019 đến ngày 14/02/2020, F, B1, A, cùng nhiều người khác đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều phụ nữ thuộc nhiều tỉnh thành như Lào Cai, Thái Nguyên, Đ, Vĩnh Long,…trong đó trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, F đã thực hiện 01 vụ như sau:

Ngày 10/02/2020, thông qua tài khoản trên mạng xã hội facebook, chị Bùi Thị Mỹ D, sinh năm 1975, cư trú ấp H, xã L, thị xã G, tỉnh Tiền Giang kết bạn với một người tự giới thiệu là người nước ngoài có tên tài khoản là Neville A1;

Ngày 11/02/2020, tài khoản Neville Anthony nhắn tin với nội dung “sẽ gửi cho chị D món quà nhân ngày 14/02 để làm kỷ niệm” và xin địa chỉ, số điện thoại thì được chị D đồng ý. Đến ngày 13/02/2020, có người phụ nữ tự xưng là nhân viên chuyển hàng quốc tế hải quan sân bay dùng số điện thoại 0386865X gọi vào số điện thoại 0962010X của chị D, thông báo cho chị D biết có một hộp quà gửi về từ nước A, yêu cầu chị D chuyển số tiền 24.000.000 đồng vào tài khoản số 105870350X, đứng tên Văn Đức D1 mở tại Ngân hàng thương mại cổ phần C3 (V1) để đóng phí nhận hộp quà;

Tin tưởng lời hứa hẹn này, khoảng 9 giờ ngày 13/02/2020, chị D chuyển số tiền 24.000.000 đồng vào tài khoản số 105870350X. Sau khi chị D chuyển tiền, người phụ nữ liên tục dùng số 0386865X gọi điện thoại cho chị D yêu cầu tiếp tục chuyển tiền với nhiều lý do: đóng phạt, làm giấy ủy quyền và đóng bảo hiểm cho hộp quà... vì thế, vào khoảng 10 giờ và 14 giờ ngày 13/02/2020, chị D đã thực hiện 01 lần chuyển số tiền 120.000.000 đồng và 01 lần chuyển 290.000.000 đồng vào tài khoản số 105870350X của Văn Đức D1;

Trong ngày 14/02/2020, chị D cũng 02 lần chuyển tiền, với số tiền mỗi lần là 300.000.000 đồng vào tài khoản số 19034603100, đứng tên Văn Đức D1 mở tại Ngân hàng thương mại cổ phần K1 (T). Sau khi chị D chuyển 600.000.000 đồng, người phụ nữ tiếp tục yêu cầu chị D chuyển số tiền 840.000.000 đồng để làm thủ tục bảo hiểm, lúc này chị D nói không chuyển nữa, thì số điện thoại trên tắt máy. Ngày 03/3/2020, biết mình bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền 1.034.000.000 đồng, nên chị D làm đơn tố giác đến Phòng C4 Công an tỉnh T.

Bản cáo trạng số 58/CT-VKSTG-P2 ngày 21 tháng 11 năm 2022, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang đã truy tố bị cáo Otujieme Frank I1, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa sơ thẩm:

*. Đại diện Viện kiểm sát trình bày lời luận tội đối với bị cáo, vẫn giữa nguyên quan điểm truy tố và đề nghị:

Về tội danh bị cáo Otujieme F1 Ikenna phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”;

Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 174; Điều 37; Điều 38; Điều 50 và Điều 56 Bộ luật Hình sự; Đề nghị xử phạt bị cáo mức án từ 12 năm tù đến 14 năm tù; Thời hạn tù tính từ ngày 01/3/2020. Tổng hợp hình phạt bản án 118/2022/HS-ST ngày 26/9/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù. Trục xuất bị cáo ra khỏi lãnh thổ Việt Nam khi bị cáo chấp hành xong hình phạt chính.

Về vật chứng: Cơ quan cảnh sát điều tra đã xử lý vật chứng trong quá trình điều tra phù hợp với quy định nên không đặt ra xem xét tại phiên tòa.

Về trách nhiệm dân sự: Chị Bùi Thị Mỹ D là người bị hại đã nhận lại số tiền tại giai đoạn điều tra có văn bản xin vắng mặt và không có yêu cầu gì đối với bị cáo và những người tham gia tố tụng khác nên không đặt ra xem xét tại phiên tòa;

*. Luật sư bào chữa cho bị cáo Otujieme F1 Ikenna thống nhất với cáo trạng và bản luận tội đối với bị cáo Otujieme Frank I1, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo O1 Frank Ikenna là số tiền đã thu hồi và được trả lại cho người bị hại;

*. Bị cáo Otujieme Frank I1 không thừa nhận về hành vi mà bị cáo đã thực hiện như nội dung bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang đã truy tố đối với bị cáo. Bị cáo không phạm tội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, người thực hiện là DeDo;

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về hành vi, Quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng:

Trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng Hình Sự. Bị cáo, bị hại không khiếu nại về hành vi, Quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đúng quy định pháp luật.

[2]. Sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia tố tụng:

Bị cáo Oujieme Frank I2 có mặt tại điểm cầu thành phần tại Trại tạm giam tỉnh Vĩnh Phúc; Người bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có văn bản vắng mặt, đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt không lý do, Tòa án đã tống đạt văn bản tố tụng và niêm yết theo quy định nên phiên tòa vẫn được tiến hành xét xử theo quy định.

[3]. Về hành vi phạm tội của bị cáo:

Tại phiên tòa bị cáo Otujieme Frank I1 không thừa nhận hành vị phạm tội của bị cáo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, căn cứ vào chứng thu giữ cùng các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, lời khai của người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Do đó, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở xác định:

Khoảng tháng 5/2019, Oujieme Frank I2 (tên gọi khác R) nhập cảnh vào thủ đô Phnôm-pênh, Vương quốc C-pu-chia thuê nhà sống chung như vợ chồng với Ngô Thị A, sinh ngày 10/10/1990, nơi cư trú: số E V, phường V, thành phố R, tỉnh Kiên Giang. Trong thời gian này, thông qua ứng dụng W, F1 quen biết với một số đồng hương người Nigeria, trong đó Osuchukwu Bede O2 (tên gọi khác B), sinh ngày 13/11/1988, đăng ký thường trú tại S InsnuL.G.H, bang I, N1, tất cả bàn bạc thống nhất với nhau cùng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của phụ nữ Việt Nam thông qua hình thức kết bạn trên ứng dụng facebook, giả gửi quà từ nước ngoài về rồi điện thoại hối thúc, yêu cầu người bị hại nộp các khoản tiền như: phí vận chuyển, thuế, bảo hiểm,...vào tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt;

Để thực hiện hành vi lừa đảo, F1 yêu cầu A về Việt Nam mua sim điện thoại không chính chủ, trong đó có sim số 0386865X, thuê người mở tài khoản tại ngân hàng Việt Nam, đăng ký thẻ ATM đem sang Vương quốc Campuchia cho F1;

Đối với sim số 0386865X, để phòng tránh việc A nhận tin nhắn chuyển khoản, rút tiền chiếm giữ cho bản thân, F1 chỉ giao cho A khi cần thực hiện các cuộc gọi lừa đảo, khi A trở về Việt Nam thăm gia đình vào các ngày cuối tuần, thì phải giao lại cho F1;

Trong thời gian từ ngày 20/6/2019 đến ngày 14/02/2020, F1, B1, A, cùng nhiều người khác đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều phụ nữ thuộc nhiều tỉnh thành như Lào Cai, Thái Nguyên, Đ, Vĩnh Long,…trong đó có địa bàn tỉnh Tiền Giang, F1 đã thực hiện 01 hành vi phạm tội như sau:

Ngày 10/02/2020, thông qua tài khoản trên mạng xã hội facebook, chị Bùi Thị Mỹ D, sinh năm 1975, cư trú ấp H, xã L, thị xã G, tỉnh Tiền Giang kết bạn với một người tự giới thiệu là người nước ngoài có tên tài khoản là Neville A1;

Ngày 11/02/2020, tài khoản Neville Anthony nhắn tin với nội dung “sẽ gửi cho chị D món quà nhân ngày 14/02 để làm kỷ niệm” và xin địa chỉ, số điện thoại thì được chị D đồng ý. Đến ngày 13/02/2020, có người phụ nữ tự xưng là nhân viên chuyển hàng quốc tế hải quan sân bay dùng số điện thoại 0386865X gọi vào số điện thoại 0962010X của chị D, thông báo cho chị D biết có một hộp quà gửi về từ nước A, yêu cầu chị D chuyển số tiền 24.000.000 đồng vào tài khoản số 105870350X, đứng tên Văn Đức D1 mở tại Ngân hàng thương mại cổ phần C3 (V1) để đóng phí nhận hộp quà;

Tin tưởng lời hứa hẹn này, khoảng 9 giờ ngày 13/02/2020, chị D chuyển số tiền 24.000.000 đồng vào tài khoản số 105870350X. Sau khi chị D chuyển tiền, người phụ nữ liên tục dùng số 0386865X gọi điện thoại cho chị D yêu cầu tiếp tục chuyển tiền với nhiều lý do: đóng phạt, làm giấy ủy quyền và đóng bảo hiểm cho hộp quà... vì thế, vào khoảng 10 giờ và 14 giờ ngày 13/02/2020, chị D đã thực hiện 01 lần chuyển số tiền 120.000.000 đồng và 01 lần chuyển 290.000.000 đồng vào tài khoản số 105870350X của Văn Đức D1;

Trong ngày 14/02/2020, chị D cũng 02 lần chuyển tiền, với số tiền mỗi lần là 300.000.000 đồng vào tài khoản số 19034603100, đứng tên Văn Đức D1 mở tại Ngân hàng thương mại cổ phần K1 (T). Sau khi chị D chuyển 600.000.000 đồng, người phụ nữ tiếp tục yêu cầu chị D chuyển số tiền 840.000.000 đồng để làm thủ tục bảo hiểm, lúc này chị D nói không chuyển nữa, thì số điện thoại trên tắt máy. Ngày 03/3/2020, biết mình bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền 1.034.000.000 đồng, nên chị D làm đơn tố giác đến Phòng C4 Công an tỉnh T.

Nhận thấy, về ý thức chủ quan, bị cáo Otujieme Frank I1 biết rằng hành vi lừa dối là hành vi cố ý, bị cáo đã đưa ra thông tin sai sự thật để người bị hại tin đó là sự thật. Từ đó người bị hại đưa tài sản cho bị cáo bằng hình thức là chuyển tiền vào số tài khoản mà bị cáo đã chuẩn bị trước đó nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người bị hại. Do đó, hành vi của bị cáo là vi phạm pháp luật nhưng bị cáo vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội;

Bị cáo Otujieme Frank I1 biết rằng tài sản của công dân Việt Nam luôn được pháp luật bảo vệ, bị cáo đã dùng thủ đoạn tinh vi, thông qua sự hỗ trợ của nhiều người để luân chuyển số tiền của người bị hại vào nhiều số tài khoản khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại và Cơ quan chức năng khó phát hiện. Do người bị hại nhẹ dạ, cả tin nên đã nhiều lần chuyển tiền cho bị cáo vào những số tài khoản khác nhau mà bị cáo đã chuẩn bị trước đó. Số tiền bị cáo đã chiếm đoạt của bị hại D là 1.034.000.000 đồng;

Do đó, hành vi phạm tội của bị cáo Otujieme Frank I1 đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tội phạm và hình phạt được quy định tại định tại điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình Sự. Vì thế cần có hình phạt nghiêm khắc đối với bị cáo mới đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung cho xã hội.

[4]. Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hình phạt bổ sung, Hội đồng xét xử thấy rằng: Bị cáo Otujieme Frank I không có tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự;

Bị cáo Otujieme Frank Ikenna không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải nên không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình Sự khi lượng hình đối với bị cáo;

Bị cáo là người nước ngoài nên cần áp dụng Điều 37 Bộ luật Hình sự là trục xuất bị cáo khi bị cáo chấp hành xong hình phạt chính.

[5]. Về vật chứng: Cơ quan cảnh sát điều tra đã xử lý vật chứng theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra nên Hội đồng xét xử không đặt ra xem xét tại phiên tòa;

[6]. Về trách nhiệm dân sự: Chị Bùi Thị Mỹ D đã nhận lại tài sản và không có yêu cầu nên Hội đồng xét xử không đặt ra xem xét.

[7]. Về án phí: Bị cáo Otujieme Frank I phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

[8]. Kiến nghị: Tòa án đã trả hồ sơ điều tra vai trò của Ngô Thị A có dấu hiệu đồng phạm với bị cáo nhưng Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm không truy tố. Do đó Hội đồng xét xử tiếp tục đề nghị điều tra hành vi của vai trò Ngô Thị A để tránh bỏ lọt tội phạm.

Đề nghị của Đại diện Viện kiểm sát phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố bị cáo Otujieme Frank I1 (tên gọi khác R) phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 174; Điều 37; Điều 38; Điều 50; Điều 56 Bộ luật Hình Sự;

Xử phạt: Bị cáo Otujieme Frank I (tên gọi khác R) 14 (mười bốn) năm tù, thời hạn tù được tính từ ngày 01/3/2020.

Hình phạt bổ sung: Trục xuất bị cáo Otujieme Frank I1 (tên gọi khác Rector) khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi chấp hành xong hình phạt chính.

Tổng hợp hình phạt 29 năm 06 tháng tù của Bản án hình sự sơ thẩm số 118/2022/HS-ST ngày 26/9/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh nên buộc bị cáo Otujieme Frank I1 (tên gọi khác R) phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 30 năm tù và hình phạt bổ sung là trục xuất bị cáo khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi bị cáo chấp hành xong hình phạt chính.

2. Về án phí hình sự sơ thẩm: Căn cứ Điều 136 Bộ luật Tố tụng Hình Sự; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

Bị cáo Otujieme Frank I phải chịu 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

3. Về quyền kháng cáo: Áp dụng Điều 331, Điều 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày nhận bản án hoặc niêm yết bản án theo quy định. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

18
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản số 31/2023/HS-ST

Số hiệu:31/2023/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Tiền Giang
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 20/07/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về