TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
BẢN ÁN 343/2022/HSPT NGÀY 05/09/2022 VỀ TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
Trong ngày 05 tháng 9 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 258/2022/HSST ngày 12 tháng 7 năm 2022 đối với bị cáo Nguyễn Đức T, do có kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 231/2022/HSST ngày 31/5/2022 của Tòa án nhân dân TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Bị cáo bị kháng cáo:
Nguyễn Đức T, sinh năm 1984, nơi đăng ký HKTT: thôn 8, xã Lý H, huyện Vĩnh B, thành phố P. Nơi cư trú: tổ 10, khu 4, ấp 8, xã An P, huyện Long T, tỉnh Đồng Nai; nghề nghiệp: lao động tự do; trình độ học vấn: lớp 12/12; dân tộc: Kinh; tôn giáo: không; giới tính : nam; quốc tịch: Việt Nam; con ông: Nguyễn Đức B, sinh năm 1962 (đã chết); con bà: Nhữ Thị T, sinh năm 1962. Gia đình có 02 anh em, bị cáo là con lớn nhất, có vợ là Lê Thị T và có 02 con sinh năm 2011 và 2018.
Tiền án, tiền sự: không Nhân thân: Năm 2018, bị Toà án nhân dân huyện Vĩnh B, TP. Hải Phòng xử phạt 09 tháng cải tạo không giam giữ về tội đánh bạc (theo Bản án số 03/2018/HSST ngày 25/01/2018). Ngày 13/10/2020, bị Cơ quan CSĐT công an huyện Long T, tỉnh Đồng Nai khởi tố về hành vi Đánh bạc (vụ án đang được Toà án nhân dân huyện Long T thụ lý, hiện đang trả hồ sơ điều tra bổ sung theo Quyết định số 05/2022/HSST-QĐ ngày 29/4/2022).
Bị bắt, tạm giữ từ ngày 23/12/2021, chuyển tạm giam theo lệnh số 71 ngày 31/12/2021 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa. Hiện bị cáo đang bị tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an thành phố Biên Hòa; (có mặt tại phiên toà) - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Vũ Văn Nhị N, sinh năm 1983. (vắng mặt) Địa chỉ: tổ 2, khu phố Long Đức 1, phường Tam P, thành phố H; vắng mặt tại phiên toà.
2. Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1969. (có mặt) Địa chỉ: tổ 4, khu phố 2, phường An B, thành phố H, có mặt tại phiên toà.
3. Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1987.(vắng mặt) Địa chỉ: tổ 1, khu phố Long Đức 1, phường Tam P, thành phố H; vắng mặt tại phiên toà.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Từ tháng 11/2020, Nguyễn Đức T đến thành phố Biên Hòa sinh sống và hoạt động cho vay tiền với lãi suất cao để thu lợi bất chính. Khi những người có nhu cầu vay tiền sẽ liên lạc qua số điện thoại 0963090584 thì sẽ gặp T và được hướng dẫn về việc cho vay tiền, số tiền khách thực nhận, tiền phí, số tiền góp hàng ngày và số ngày trả góp với mức lãi suất từ 30%/tháng đến 48,58%/tháng. T thu tiền phí là 5% trên tổng số tiền vay (nhưng cũng tùy từng người vay mà có một số trường hợp T không thu tiền phí). T cho vay tiền và tính tiền lãi với cách thức như sau:
- Trường hợp vay 10.000.000đ (Mười triệu đồng) thì số tiền người vay phải trả là 12.000.000đ (Mười hai triệu đồng) và trả góp mỗi ngày 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) trong 24 ngày; người vay phải trả tiền phí 05% là 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) nên chỉ nhận được 9.500.000đ (Chín triệu năm trăm nghìn đồng) và phải trả trong 24 ngày.
- Trường hợp vay 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng) thì số tiền người vay phải trả là 28.500.000đ (Hai mươi tám triệu năm trăm nghìn đồng) và trả góp mỗi ngày 950.000đ (Chín trăm năm mươi nghìn đồng) trong 30 ngày; người vay phải trả tiền phí 05% là 1.000.000đ (Một triệu đồng) nên chỉ nhận được 19.000.000đ (Mười chín triệu đồng) và phải trả góp trong 30 ngày. Đối với trường hợp không phải đóng tiền phí thì người vay nhận được 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng) và trả góp trong 30 ngày.
Nếu người vay chưa trả hết tiền của lần vay trước mà muốn vay tiếp thì khi cho vay T sẽ trừ luôn số tiền người vay chưa trả của lần vay trước vào số tiền cho vay của lần vay mới nên người vay chỉ nhận được số tiền còn lại và coi như lần vay trước đã trả xong. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể theo thỏa thuận giữa T và người vay thì tiền phí, lãi suất, thời hạn trả góp và số tiền trả góp hàng ngày có thể thay đổi không cố định.
Từ tháng 11/2020 đến ngày 22/12/2021, Nguyễn Đức T đã bỏ ra số tiền gốc là 200.000.000 đ (Hai trăm triệu đồng) để cho nhiều người trên địa bàn thành phố Biên Hòa vay tiền với lãi suất cao để thu lợi bất chính. Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa xác định Nguyễn Đức T đã thu lợi bất chính của 03 người vay tiền trong 27 lần cho vay, cụ thể như sau:
Từ tháng 3/2021 đến tháng 6/2021, T cho bà Nguyễn Thị L vay 02 khoản vay trả góp và 02 khoản vay trả lãi theo ngày, cụ thể như sau:
* Khoản vay trả góp (02 lần vay): :
- Vào tháng 5/2021 (không rõ ngày), T cho bà L vay lần 1 số tiền 50.000.000đ. Bà L phải trả tiền phí 5.000.000đ nên được nhận là 45.000.000đ. Tổng số tiền bà L phải trả là 62.500.000đ với hình thức trả góp mỗi ngày 2.500.000đ trong vòng 25 ngày tương đương với lãi suất 33.33%/tháng và bà L đã trả xong. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 25 ngày là 626.250đ, số tiền thu lợi bất chính là 11.873.750đ.
- Vào tháng 6/2021 (không rõ ngày), T cho bà L vay lần 2 số tiền 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Tuy nhiên, sau khi trả góp được 06 ngày với tổng số tiền 15.000.000đ thì bà L không trả được nữa nên vẫn còn nợ T 35.000.000đ tiền gốc.
* Khoản vay trả lãi hàng ngày (02 lần vay):
Vào tháng 4/2021 (không rõ ngày), T cho bà L vay 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng) với hình thức trả tiền lãi hàng ngày và tiền lãi là 450.000đ/ngày (Bốn trăm năm mươi nghìn đồng) tương đương với lãi suất 45%/tháng. Bà L đã trả tiền lãi được 15 ngày với tổng số tiền 6.750.000đ thì vay tiếp khoản vay khác và chưa trả tiền gốc. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 15 ngày là 250.500đ, số tiền thu lợi bất chính là 6.499.500đ.
Vào tháng 4/2021 (không rõ ngày), sau khi đóng tiền lãi cho khoản vay 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng) được 15 ngày thì bà L tiếp tục vay của T 70.000.000đ (Bảy mươi triệu đồng) nên T cộng dồn cả 02 khoản vay thành 01 khoản vay mới với tổng số tiền là 100.000.000đ và tiền lãi là 1.000.000đ/ngày tương đương với lãi suất 30%/tháng. Bà L đã trả tiền lãi được 16 ngày với tổng số tiền 16.000.000đ thì không trả được nữa nên vẫn nợ T 100.000.000đ tiền gốc. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 16 ngày là 890.666đ, số tiền thu lợi bất chính là 15.109.334đ.
Đối với bà Nguyễn Thị H: từ ngày 01/4/2021 đến 21/12/2021, T cho bà Nguyễn Thị H, vay 03 khoản vay trả góp và 01 khoản vay trả lãi theo ngày (tổng cộng 22 lần vay), cụ thể:
* Khoản vay 01 (07 lần vay):
Vào ngày 01/4/2021, T cho bà H vay lần 01 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng). Bà H phải trả tiền phí 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) nên số tiền bà H được nhận là 9.500.000đ (Chín triệu năm trăm nghìn đồng). Tổng số tiền bà H phải trả là 12.000.000đ (Mười hai triệu đồng) và trả góp mỗi ngày 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) trong vòng 24 ngày tương đương với lãi suất 25,26%/tháng. Tuy nhiên, sau khi trả góp được 18 ngày thì đến ngày 19/4/2021 bà H đã vay lần thứ 02 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 33,24%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 19 ngày (từ 01/4/2021 đến 19/4/2021) là 100.478đ (Một trăm nghìn bốn trăm bảy mươi tám đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.399.522đ (Hai triệu ba trăm chín mươi chín nghìn năm trăm hai mươi hai đồng).
Vào ngày 19/4/2021, T cho bà H vay lần 02 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 01 nên số tiền bà H được nhận là 6.000.000đ (Sáu triệu đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 15 ngày thì đến ngày 03/5/2021 bà H đã vay lần thứ 03 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 42,11%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 15 ngày (từ 19/4/2021 đến 03/5/2021) là 79.325đ (Bảy mươi chín nghìn ba trăm hai mươi lăm đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.420.675đ (Hai triệu bốn trăm hai mươi nghìn sáu trăm bảy mươi lăm đồng).
Vào ngày 03/5/2021, T cho bà H vay lần 03 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 02 nên số tiền bà H được nhận là 4.500.000đ (Bốn triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 15 ngày thì đến ngày 18/5/2021 bà H đã vay lần thứ 04 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 39,47%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 16 ngày (từ 03/5/2021 đến 18/5/2021) là 84.613đ (Tám mươi bốn nghìn sáu trăm mười ba đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.415.387đ (Hai triệu bốn trăm mười lăm nghìn ba trăm tám mươi bảy đồng).
Vào ngày 18/5/2021, T cho bà H vay lần 04 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 03 nên số tiền bà H được nhận là 4.500.000đ (Bốn triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 15 ngày thì đến ngày 02/6/2021 bà H đã vay lần thứ 05 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 39,47%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 16 ngày (từ 18/5/2021 đến 02/6/2021) là 84.613đ (Tám mươi bốn nghìn sáu trăm mười ba đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.415.387đ (Hai triệu bốn trăm mười lăm nghìn ba trăm tám mươi bảy đồng).
Vào ngày 02/6/2021, T cho bà H vay lần 05 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 04 nên số tiền bà H được nhận là 4.500.000đ (Bốn triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 15 ngày thì đến ngày 17/6/2021 bà H đã vay lần thứ 06 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 39,47%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 16 ngày (từ 02/6/2021 đến 17/6/2021) là 84.613đ (Tám mươi bốn nghìn sáu trăm mười ba đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.415.387đ (Hai triệu bốn trăm mười lăm nghìn ba trăm tám mươi bảy đồng).
Vào ngày 17/6/2021, T cho bà H vay lần 06 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 05 nên số tiền bà H được nhận là 4.500.000đ (Bốn triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 15 ngày thì đến ngày 02/7/2021 bà H đã vay lần thứ 07 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 39,47%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 16 ngày (từ 17/6/2021 đến 02/7/2021) là 84.613đ (Tám mươi bốn nghìn sáu trăm mười ba đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.415.387đ (Hai triệu bốn trăm mười lăm nghìn ba trăm tám mươi bảy đồng).
Vào ngày 02/7/2021, T cho bà H vay lần 07 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 06 nên số tiền bà H được nhận là 4.500.000đ (Bốn triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 15 ngày với tổng số tiền là 7.500.000đ (bảy triệu năm trăm nghìn đồng) thì bà H không trả tiếp được nên vẫn còn nợ T 2.500.000đ (Hai triệu năm trăm nghìn đồng) tiền gốc.
* Khoản vay 02 (08 lần vay):
Vào ngày 08/4/2021, T cho bà H vay lần 01 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng). Bà H phải trả tiền phí 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) nên số tiền bà H được nhận là 9.500.000đ (Chín triệu năm trăm nghìn đồng). Tổng số tiền bà H phải trả là 12.000.000đ (Mười hai triệu đồng) và trả góp mỗi ngày 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) trong vòng 24 ngày tương đương với lãi suất 25,26%/tháng. Tuy nhiên, sau khi trả góp được 13 ngày thì đến ngày 20/4/2021 bà H đã vay lần thứ 02 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 48,58%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 13 ngày (từ 08/4/2021 đến 20/4/2021) là 68.748đ (Sáu mươi tám nghìn bảy trăm bốn mươi tám đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.431.252đ (Hai triệu bốn trăm ba mươi mốt nghìn hai trăm năm mươi hai đồng).
Vào ngày 20/4/2021, T cho bà H vay lần 02 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 01 nên số tiền bà H được nhận là 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 14 ngày thì đến ngày 03/5/2021 bà H đã vay lần thứ 03 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 45,11%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 14 ngày (từ 20/4/2021 đến 03/5/2021) là 74.036đ (Bảy mươi bốn nghìn không trăm ba mươi sáu đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.425.964đ (Hai triệu bốn trăm hai mươi lăm nghìn chín trăm sáu mươi bốn đồng).
Vào ngày 03/5/2021, T cho bà H vay lần 03 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 02 nên số tiền bà H được nhận là 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 14 ngày thì đến ngày 16/5/2021 bà H đã vay lần thứ 04 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 45,11%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 14 ngày (từ 03/5/2021 đến 16/5/2021) là 74.036đ (Bảy mươi bốn nghìn không trăm ba mươi sáu đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.425.964đ (Hai triệu bốn trăm hai mươi lăm nghìn chín trăm sáu mươi bốn đồng).
Vào ngày 16/5/2021, T cho bà H vay lần 04 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 03 nên số tiền bà H được nhận là 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 14 ngày thì đến ngày 29/5/2021 bà H đã vay lần thứ 05 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 45,11%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 14 ngày (từ 16/5/2021 đến 29/5/2021) là 74.036đ (Bảy mươi bốn nghìn không trăm ba mươi sáu đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.425.964đ (Hai triệu bốn trăm hai mươi lăm nghìn chín trăm sáu mươi bốn đồng).
Vào ngày 29/5/2021, T cho bà H vay lần 05 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 04 nên số tiền bà H được nhận là 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 14 ngày thì đến ngày 11/6/2021 bà H đã vay lần thứ 06 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 45,11%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 14 ngày (từ 29/5/2021 đến 11/6/2021) là 74.036đ (Bảy mươi bốn nghìn không trăm ba mươi sáu đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.425.964đ (Hai triệu bốn trăm hai mươi lăm nghìn chín trăm sáu mươi bốn đồng).
Vào ngày 11/6/2021, T cho bà H vay lần 06 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 05 nên số tiền bà H được nhận là 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 14 ngày thì đến ngày 24/6/2021 bà H đã vay lần thứ 07 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 45,11%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 14 ngày (từ 11/6/2021 đến 24/6/2021) là 74.036đ (Bảy mươi bốn nghìn không trăm ba mươi sáu đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.425.964đ (Hai triệu bốn trăm hai mươi lăm nghìn chín trăm sáu mươi bốn đồng).
Vào ngày 24/6/2021, T cho bà H vay lần 07 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 06 nên số tiền bà H được nhận là 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 14 ngày thì đến ngày 07/7/2021 bà H đã vay lần thứ 08 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 45,11%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 14 ngày (từ 24/6/2021 đến 07/7/2021) là 74.036đ (Bảy mươi bốn nghìn không trăm ba mươi sáu đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.425.964đ (Hai triệu bốn trăm hai mươi lăm nghìn chín trăm sáu mươi bốn đồng).
Vào ngày 07/7/2021, T cho bà H vay lần 08 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 07 nên số tiền bà H được nhận là 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 6.000.000đ (Sáu triệu đồng) thì bà H không trả được nữa nên vẫn còn nợ T 4.000.000đ (Bốn triệu đồng) tiền gốc.
* Khoản vay 03 (06 lần vay):
Vào ngày 16/4/2021, T cho bà H vay lần 01 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng). Bà H phải trả tiền phí 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) nên số tiền bà H được nhận là 9.500.000đ (Chín triệu năm trăm nghìn đồng). Tổng số tiền bà H phải trả là 12.000.000đ (Mười hai triệu đồng) và trả góp mỗi ngày 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng) trong vòng 24 ngày tương đương với lãi suất 25,26%/tháng. Tuy nhiên, sau khi trả góp được 16 ngày thì đến ngày 01/5/2021 bà H đã vay lần thứ 02 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 39,47%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 16 ngày (từ 16/4/2021 đến 01/5/2021) là 84.613đ (Tám mươi bốn nghìn sáu trăm mười ba đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.415.387đ (Hai triệu bốn trăm mười lăm nghìn ba trăm tám mươi bảy đồng).
Vào ngày 01/5/2021, T cho bà H vay lần 02 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 01 nên số tiền bà H được nhận là 5000.000đ (Năm triệu đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 17 ngày thì đến ngày 17/5/2021 bà H đã vay lần thứ 03 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 45,11%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 17 ngày (từ 01/5/2021 đến 17/5/2021) là 89.901đ (Tám mươi chín nghìn chín trăm lẻ một đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.410.099đ (Hai triệu bốn trăm mười nghìn không trăm chín mươi chín đồng).
Vào ngày 17/5/2021, T cho bà H vay lần 03 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 02 nên số tiền bà H được nhận là 5000.000đ (Năm triệu đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 17 ngày thì đến ngày 17/5/2021 bà H đã vay lần thứ 03 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 45,11%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 17 ngày (từ 17/5/2021 đến 02/6/2021) là 89.901đ (Tám mươi chín nghìn chín trăm lẻ một đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.410.099đ (Hai triệu bốn trăm mười nghìn không trăm chín mươi chín đồng).
Vào ngày 02/6/2021, T cho bà H vay lần 04 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 03 nên số tiền bà H được nhận là 5000.000đ (Năm triệu đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 17 ngày thì đến ngày 18/6/2021 bà H đã vay lần thứ 05 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 45,11%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 17 ngày (từ 02/6/2021 đến 18/6/2021) là 89.901đ (Tám mươi chín nghìn chín trăm lẻ một đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.410.099đ (Hai triệu bốn trăm mười nghìn không trăm chín mươi chín đồng).
Vào ngày 18/6/2021, T cho bà H vay lần 05 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 04 nên số tiền bà H được nhận là 5000.000đ (Năm triệu đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 17 ngày thì đến ngày 04/7/2021 bà H đã vay lần thứ 06 và T đã trừ hết số tiền bà H còn thiếu của lần vay này nên lãi suất thực tế là 45,11%/tháng. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 17 ngày (từ 18/6/2021 đến 04/7/2021) là 89.901đ (Tám mươi chín nghìn chín trăm lẻ một đồng), số tiền thu lợi bất chính là 2.410.099đ (Hai triệu bốn trăm mười nghìn không trăm chín mươi chín đồng).
Vào ngày 04/7/2021, T cho bà H vay lần 06 số tiền 10.000.000đ (Mười triệu đồng) với tiền phí, lãi suất và cách thức trả góp như lần 01. Do phải trả tiền còn thiếu của lần vay 05 nên số tiền bà H được nhận là 5000.000đ (Năm triệu đồng). Tuy nhiên, sau khi trả góp được 12 ngày với tổng số tiền 6.000.000đ (Sáu triệu đồng) thì bà H không trả được nữa nên vẫn còn nợ T 4.000.000đ (Bốn triệu đồng) tiên gốc.
* Khoản vay trả lãi hàng ngày (01 lần vay):
Vào ngày 10/05/2021, T cho bà H vay 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng) với hình thức trả tiền lãi hàng ngày và tiền lãi là 400.000đ/ngày (Bốn trăm nghìn đồng) tương đương với lãi suất 60%/tháng. Bà H đã trả tiền lãi được 84 ngày với tổng số tiền 33.600.000đ (Ba mươi ba triệu sáu trăm nghìn đồng) thì không trả được nữa nên vẫn nợ T 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng) tiền gốc. Số tiền lãi hợp pháp tương ứng với mức 1,67%/tháng mà T được hưởng trong 84 ngày là 935.200đ (Chín trăm ba mươi lăm nghìn hai trăm đồng), số tiền thu lợi bất chính là 32.664.800đ (Ba mươi hai triệu sáu trăm sáu mươi bốn nghìn tám trăm đồng).
Ngoài ra, bị cáo còn cho ông Vũ Văn Nhị N vay số tiền 20.000.000đ, trong vòng 30 ngày. Tổng số tiền ông N phải trả là 28.500.000đ với hình thức trả góp mỗi ngày 950.000đ và ông N đã trả xong;
Bản án hình sự sơ thẩm số 231/2022/HSST ngày 31/5/2022 của Tòa án nhân dân TP. Biên Hòa quyết định:
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 201; điểm s khoản 1 Điều 51; các Điêu 32, 36, 46, 47, 48 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015; các Điều 106, 135, 136, 331, 332, 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự; khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
1. Tuyên bố bị cáo Nguyễn Đức T phạm tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Xử phạt: Nguyễn Đức T 01 (một) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giữ 23-12-2021.
2. Về biện pháp tư pháp:
- Buộc bị cáo Nguyễn Đức T nộp lại 34.500.000đ (Ba mươi bốn triệu năm trăm nghìn đồng) là phương tiện phạm tội để sung vào Ngân sách Nhà nước.
- Buộc bị cáo Nguyễn Đức T phải nộp lại số tiền 4.512.052đ (Bốn triệu năm trăm mười hai nghìn không trăm năm mươi hai đồng) là số tiền lãi tương ứng 20%/năm phát sinh từ hành vi phạm tội để sung vào Ngân sách Nhà nước.
- Buộc bà Nguyễn Thị H phải nộp lại số tiền 30.500.000đ (Ba mươi triệu năm trăm nghìn đồng) là phương tiện bị cáo Nguyễn Đức T sử dụng vào việc phạm tội để sung vào Ngân sách Nhà nước.
- Buộc bà Nguyễn Thị L phải nộp lại số tiền 135.000.000đ (Một trăm ba mươi lăm triệu đồng) là phương tiện bị cáo Nguyễn Đức T sử dụng vào việc phạm tội để sung vào Ngân sách Nhà nước.
Án sơ thẩm còn tuyên về xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo.
Ngày 27/6/2022, bà Nguyễn Thị H kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm điều chỉnh lại lãi suất theo quy định của pháp luật. Ngày 28/6/2022, bà Nguyễn Thị L kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm điều chỉnh lại lãi suất theo quy định của pháp luật. Ngày 26/7/2022 bà Nguyễn Thị L có đơn xin rút kháng cáo.
Quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai: Đơn kháng cáo của bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị L làm trong hạn luật định nên được xem xét theo trình tự phúc thẩm. Cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đức T 01 năm tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” là phù hợp, có căn cứ pháp luật. Ngày 26/7/2022 bà Nguyễn Thị L có đơn xin rút kháng cáo nên cần đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với đơn kháng cáo của bà L. Đối với kháng cáo của bà H về việc đề nghị điều chỉnh lại lãi suất theo quy định của pháp luật: Cấp sơ thẩm nhận định do những người vay tiền không yêu cầu bị cáo trả lại số tiền đã thu vượt quá 20% lãi suất theo quy định pháp luật nên không xem xét, giải quyết là không đúng. Vì việc trả lại số tiền thu lợi bất chính nêu trên là biện pháp tư pháp theo quy định tại Điều 46, 47 Bộ luật hình sự, đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Do cấp sơ thẩm chưa xem xét, giải quyết nên cần hủy một phần bản án sơ thẩm về việc áp dụng các biện pháp tư pháp để xét xử lại ở cấp sơ thẩm do có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về tố tụng: đơn kháng cáo của bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị L làm trong hạn luật định nên được xem xét theo trình tự phúc thẩm. Ngày 26/7/2022 bà Nguyễn Thị L có đơn xin rút kháng cáo. Xét thấy việc rút kháng cáo của bà L là tự nguyện nên chấp nhận, đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của bà L.
[2] Về nội dung kháng cáo của bà H: tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm đã nêu. Cấp sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đức T phạm tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” là đúng người đúng tội, có căn cứ pháp luật. Bà Nguyễn Thị H kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm điều chỉnh lại lãi suất theo quy định của pháp luật. Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy: Cấp sơ thẩm mặc dù đã có tính toán lại lãi suất theo quy định của pháp luật nhưng lại nhận định do những người vay tiền không yêu cầu bị cáo trả lại số tiền đã thu vượt quá 20% lãi suất theo quy định pháp luật nên không xem xét, giải quyết là không đúng. Vì việc trả lại số tiền thu lợi bất chính nêu trên là biện pháp tư pháp theo quy định tại Điều 46, 47 Bộ luật hình sự, bắt buộc phải trả lại cho người vay tiền theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật hình sự, không phải khi nào đương sự có yêu cầu mới được trả lại. Do cấp sơ thẩm chưa xem xét, giải quyết nên cấp phúc thẩm không thể khắc phục được, cần hủy một phần bản án sơ thẩm về việc áp dụng các biện pháp tư pháp để xét xử lại ở cấp sơ thẩm do có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật theo điểm đ khoản 2 Điều 358, điểm c khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng hình sự.
[3] Về án phí hình sự phúc thẩm: do kháng cáo được chấp nhận nên bà H không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm. Bà Nguyễn Thị L rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm nên không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm [4] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật.
[5] Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào điều 342, Điều 348 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của bà L.
Căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 355, điểm đ khỏan 2 Điều 358 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
2. Chấp nhận kháng cáo của bà Nguyễn Thị H, hủy một phần bản án hình sự sơ thẩm số 231/2022/HSST ngày 31/5/2022 của Tòa án nhân dân TP. Biên Hòa, giao hồ sơ về cho Tòa án nhân dân TP. Biên Hòa giải quyết lại về phần các biện pháp tư pháp.
3. Về án phí: bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị L không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.
4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự số 343/2022/HSPT
Số hiệu: | 343/2022/HSPT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Đồng Nai |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 05/09/2022 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về