Bản án về tội bắt, giữ người trái pháp luật số 219/2021/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG

BẢN ÁN 219/2021/HS-ST NGÀY 25/11/2021 VỀ TỘI BẮT, GIỮ NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT

Ngày 25 tháng 11 năm 2021, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 227/2021/TLST-HS ngày 25 tháng 10 năm 2021 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 254/2021/QĐXXST-HS ngày 15 tháng 11 năm 2021 đối với:

- Bị cáo: Nguyễn Văn K, sinh ngày: 28/02/2004, tại Lâm Đồng; Nơi ĐKHKTT: Tổ 4, đường T, Phường 9, thành phố Đ, tỉnh L; Chỗ ở: Tổ 4, đường T, Phường 9, thành phố Đ, tỉnh L; Nghề nghiệp: Không; Học vấn: 9/12; Giới tính: Nam; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Phật giáo; Con ông Nguyễn Văn N, sinh năm: 1975; Con bà Phạm Thị N, sinh năm: 1985; Gia đình có 02 anh em, bị cáo là con lớn nhất, nhỏ nhất sinh năm 2012.

Tiền án; Tiền sự: không.

Bị cáo tại ngoại tại: Tổ 4, đường T, Phường 9, thành phố Đ, tỉnh L.

Có mặt tại phiên tòa.

- Người bào chữa cho bị cáo: Bà Nguyễn Ngọc Hoàng G– Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lâm Đồng.

Có mặt tại phiên tòa.

- Người đại diện hợp pháp của bị cáo : Ông Nguyễn Văn N, sinh năm: 1975.

Địa chỉ: Tổ 4 đường T, Phường 9, thành phố Đ, tỉnh L.

Có mặt tại phiên tòa.

- Người bị hại: Em Phạm Nguyễn Công T, sinh năm: 2005.

Địa chỉ: Tổ 2, M, Phường 7, thành phố Đ, tỉnh L.

Có mặt tại phiên tòa.

- Người đại diện hợp pháp của người bị hại: Bà Nguyễn Thị Thanh T, sinh năm: 1975.

Địa chỉ: Tổ 2, M, Phường 7, thành phố Đ, tỉnh L.

Vắng mặt tại phiên tòa.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại: Bà Nguyễn Thị M – Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lâm Đồng. Có mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Phạm Chí C, sinh ngày 20/5/2005, trú tại: xã Kim Tân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương và Lê Trần Khánh N (tên thường gọi là Nấm), sinh năm 2004, trú tại: 14/1 đường ¾, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là bạn bè quen biết với nhau. Khoảng tháng 07/2020 Phạm Chí C mượn một áo khoác của Lê Trần Khánh N nhưng làm mất nên Nguyên yêu cầu Công phải bồi thường số tiền là 500.000đ (m trăm nghìn đồng) nhưng Công không trả tiền. Sau đó, Bùi Phương Nguyên (tên thường gọi là Nhỏ), sinh năm 2001 là bạn của Lê Trần Khánh N đã nhiều lần nhắn tin đòi Công số tiền 500.000đ (năm trăm ngàn đồng) nên hai bên xảy ra mâu thuẫn. Phạm Chí C kể lại sự việc cho Nguyễn Văn K nghe nên vào ngày 04/8/2020 Khải nói Công hẹn Lê Trần Khánh N và Bùi Phương Nguyên ra trả tiền nhưng mục đích là để đánh Bùi Phương Nguyên. Nguyễn Văn K rủ Lê Hữu Thiện, sinh ngày 26/01/2006, trú tại Tổ 25, Tự Phước, phường 11, Đà Lạt và Hà Gia Bảo, sinh ngày 14/11/2004, trú tại Tổ 6, Lộc Quý, Xuân Thọ, Đà Lạt đi đánh Bùi Phương Nguyên thì cả hai đồng ý, sau đó Khải và Thiện chuẩn bị mỗi người một con dao tự chế và chạy qua quán cà phê “Hẻm” tại đường Võ Thị Sáu, phường 2, Đà Lạt gặp Phạm Chí C. Lúc này, Phạm Chí C gọ i điện thoại cho Lê Trần Khánh N hẹn gặp tại quán cà phê “Hẻm” đường Võ Thị Sáu, phường 2, Đà Lạt để trả tiền. Khoảng 15 giờ ngày 04/8/2020 Lê Trần Khánh N cùng em Phạm Nguyễn Công T, sinh năm 2005, trú tại tổ 2, Mănglin, phường 7, Đà Lạt ra gặp Phạm Chí C, lúc này không thấy Bùi Phương Nguyên nên Nguyễn Văn K nói cả nhóm bắt, giữ Phạm Nguyễn Công T mục đích là ép Bùi Phương Nguyên ra gặp mặt để đánh Nguyên thì tất cả đồng ý. Nguyễn Văn K lấy dao tự chế dí vào mặt Phạm Nguyễn Công T ép buộc Trọng lên xe mô tô của Hà Gia Bảo, sau đó Phạm Chí C ngồi phía sau giữ Trọng, cả nhóm bắt Trọng đưa về quán cà phê Pola tại đường Mê Linh, phường 9, thành phố Đà Lạt. Nguyễn Văn K gọi điện thoại cho Bùi Đức Sang, sinh năm 2004, trú tại tổ 4, thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt để nhờ Sang đi đánh nhau với nhóm của Bùi Phương Nguyên thì Sang đồng ý.

Đến khoảng 17 giờ 30 phút cùng ngày, vì không thấy Bùi Phương Nguyên đến nên nhóm của Nguyễn Văn K tiếp tục khống chế đưa Phạm Nguyễn Công T đến quán cà phê Misol tại xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt để gặp Bùi Đức Sang, lúc này Sang gọi điện thoại cho Phạm Thành Long, sinh năm 2004, trú tại tổ Trại Mát, phường 11, Đà Lạt đi giúp Khải đánh nhóm của Bùi Phương Nguyên thì Phạm Thành Long đồng ý. Nguyễn Văn K tiếp tục gọi điện thoại cho Nguyễn Hoàng Mai Thiện, sinh năm 2003, trú tại tổ 2, thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, Đà Lạt đi đánh nhau, Nguyễn Hoàng Mai Thiện rủ Võ Nguyễn Duy Anh, sinh năm 2003, trú tại thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, Đà Lạt và Cao Nguyên Vũ, sinh năm 2003, trú tại tổ Đa Phước 1, phường 11, Đà Lạt. Khi cả nhóm có mặt tại quán cà phê Misol thì Nguyễn Văn K chỉ bàn bạc phân công việc đánh nhóm Bùi Phương Nguyên mà không nói việc bắt giữ Phạm Nguyễn Công T cho cả nhóm biết.

Đến khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, không thấy nhóm của Bùi Phương Nguyên tới nên nhóm của Nguyễn Văn K đi tới khu vực trước cửa hàng Điện máy xanh phường 11, thành phố Đà Lạt thì thấy nhóm của Lê Trần Khánh N đang đứng tại đây, nhóm Nguyễn Văn K định lao vào đánh nhóm của Lê Trần Khánh N thì bị lực lượng Công an phát hiện bắt giữ.

Vật chứng thu giữ:

- 01 cây mã tấu cán bằng gỗ sơn màu đỏ dài khoảng 100cm;

- 01 cây gỗ vuông dài khoảng 130cm.

Tại bản cáo trạng số 232/CT-VKS ngày 25/10/2021 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Lạt đã truy tố Nguyễn Văn K về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật” theo quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa, - Bị cáo không khiếu nại bản cáo trạng và khai nhận đ ã thực hiện hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố.

- Đại diện Viện kiểm sát giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo và đề nghị:

Đề nghị tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn K phạm các tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”;

Áp dụng điểm e Khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự; các điểm b, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điều 90; Điều 91; Điều 98; Điều 54; Điều 65 Bộ luật hình sự xử phạt: Nguyễn Văn K mức hình phạt từ 09 tháng tù đến 12 tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 18 tháng tù đến 24 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Về trách nhiệm dân sự: Gia đình bị cáo đã bồi thường cho người bị hại là em Nguyễn Công Trọng số tiền 15.000.000 đồng, em Trọng và người đại diện hợp pháp của người bị hại không có yêu cầu gì thêm về trách nhiệm dân sự nên không đặt ra để xem xét;

Về xử lý vật chứng:

Đề nghị tịch thu tiêu hủy toàn bộ vật chứng của vụ án.

Về án phí: Đề nghị buộc bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định.

- Người bào chữa phát biểu bào chữa cho bị cáo với nội dung chính như sau: Về tội danh và khung hình phạt mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Lạt đã truy tố thì người bào chữa không có ý kiến. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét bị cáo có nhân thân tốt, sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, gia đình bị cáo tích cực bồi thường thiệt hại cho người bị hại và được người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt, mức hình phạt mà đại diện Viện kiểm sát đề nghị là quá nặng nên xin hội đồng xét xử áp dụng cho bị cáo được hưởng mức án dưới mức mà đại diện Viện kiểm sát đề nghị.

- Đại diện hợp pháp của bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại: Về tội danh và khung hình phạt mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Lạt đã truy tố thì không có ý kiến, trong vụ án này thì bị cáo và người bị hại cũng là bạn bè, quá trình bị cáo thực hiện hành vi phạm tội cũng không gây ra tổn thương gì cho người bị hại, gia đình bị cáo đã xin lỗi và bồi thường thiệt hại đầy đủ cho người bị hại nên xin hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

- Người bị hại: Thống nhất ý kiến xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Lời nói sau cùng của bị cáo tại phiên tòa: Bị cáo biết lỗi và ăn năn hối hận về hành vi của mình, bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng: Quá trình điều tra, tru y tố, Cơ quan điều tra Công an thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và Kiểm sát viên đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Bị cáo, người đại diện hợp pháp cho bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại không có ý kiến hay khiếu nại gì về hành vi, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, của người tiến hành tố tụng đã được tiến hành hợp pháp.

[2] Về hành vi phạm tội của bị cáo: Tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo Nguyễn Văn K ở độ tuổi 16 tuổi 07 tháng, nhận thức pháp luật có phần hạn chế nhưng bị cáo biết rất rõ việc dùng vũ lực khống chế để bắt, giữ người khác trái pháp luật bị pháp luật nghiêm cấm nhưng vẫn cố ý thực hiện. Bị cáo không có thẩm quyền bắt giữ người khác, và cũng không phải trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang có lệnh truy nã nhưng xuất phát từ việc Phạm Chí C mượn một áo khoác của Lê Trần Khánh N nhưng làm mất nên Nguyên yêu cầu Công phải bồi thường số tiền là 500.000đ (m trăm nghìn đồng) nhưng Công không trả tiền nên Công kể lại sự việc cho Nguyễn Văn K nghe. Vào ngày 04/8/2020, Khải nói Công hẹn Lê Trần Khánh N và Bùi Phương Nguyên ra trả tiền nhưng mục đích là để đánh Bùi Phương Nguyên. Nguyễn Văn K rủ Lê Hữu Thiện, sinh ngày 26/01/2006 và Hà Gia Bảo, sinh ngày 14/11/2004 đi đánh Bùi Phương Nguyên thì cả hai đồng ý, sau đó Khải và Thiện chuẩn bị mỗi người một con dao tự chế và chạy qua quán cà phê “Hẻm” tại đường Võ Thị Sáu, phường 2, Đà Lạt gặp Phạm Chí C. Lúc này, Phạm Chí C gọi điện thoại cho Lê Trần Khánh N hẹn gặp tại quán cà phê “Hẻm” đường Võ Thị Sáu, phường 2, Đà Lạt để trả tiền. Khoảng 15 giờ ngày 04/8/2020, Khánh Nguyên cùng em Phạm Nguyễn Công T, sinh năm 2005, ra gặp Phạm Chí C, lúc này không thấy Bùi Phương Nguyên nên Nguyễn Văn K nói cả nhóm bắt, giữ Phạm Nguyễn Công T mục đích là ép Bùi Phương Nguyên ra gặp mặt để đánh Nguyên thì tất cả đồng ý. Nguyễn Văn K lấy dao tự chế dí vào mặt Phạm Nguyễn Công T ép buộc Trọng lên xe mô tô của Hà Gia Bảo, sau đó Phạm Chí C ngồi phía sau giữ Trọng, cả nhóm bắt Trọng đưa về quán cà phê Pola tại đường Mê Linh, phường 9, thành phố Đà Lạt. Nguyễn Văn K gọi điện thoại cho Bùi Đức Sang, sinh năm 2004 để nhờ Sang đi đánh nhau với nhóm của Bùi Phương Nguyên thì Sang đồng ý.

Đến khoảng 17 giờ 30 phút cùng ngày, vì không thấy Bùi Phương Nguyên đến nên nhóm của Nguyễn Văn K tiếp tục khống chế đưa Phạm Nguyễn Công T đến quán cà phê Misol tại xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt để gặp Bùi Đức Sang, lúc này Sang gọi điện thoại cho Phạm Thành Long, sinh năm 2004, trú tại tổ Trại Mát, phường 11, Đà Lạt đi giúp Khải đánh nhóm của Bùi Phương Nguyên thì Phạm Thành Long đồng ý. Nguyễn Văn K tiếp tục gọi điện thoại cho Nguyễn Hoàng Mai Thiện, sinh năm 2003, trú tại tổ 2, thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, Đà Lạt đi đánh nhau, Nguyễn Hoàng Mai Thiện rủ Võ Nguyễn Duy Anh, sinh năm 2003, trú tại thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, Đà Lạt và Cao Nguyên Vũ, sinh năm 2003, trú tại tổ Đa Phước 1, phường 11, Đà Lạt. Khi cả nhóm có mặt tại quán cà phê Misol thì Nguyễn Văn K chỉ bàn bạc phân công việc đánh nhóm Bùi Phương Nguyên mà không nói việc bắt giữ Phạm Nguyễn Công T cho cả nhóm biết.

Đến khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, không thấy nhóm của Bùi Phương Nguyên tới nên nhóm của Nguyễn Văn K đi tới khu vực trước cửa hàng Điện máy xanh phường 11, thành phố Đà Lạt thì thấy nhóm của Lê Trần Khánh N đang đứng tại đây, nhóm Nguyễn Văn K định lao vào đánh nhóm của Lê Trần Khánh N thì bị lực lượng Công an phát hiện bắt giữ.

Căn cứ lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, phù hợp với lời khai của người bị hại, người làm chứng, vật chứng thu giữ và các tài liệu chứng cứ khác đã được thu thập trong quá trình điều tra vụ án. Có đủ căn cứ kết luận bị cáo Nguyễn Văn K phạm các tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”. Hành vi của bị cáo đã xâm phạm đến quyền tự do thân thể của người bị hại tại thời điểm người bị hại chưa đủ 18 tuổi. Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Lạt truy tố bị cáo với tình tiết định khung hình phạt “Đối với người dưới 18 tuổi” được qui định tại điểm e Khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.

Trong vụ án này có Hà Gia Bảo, Phạm Chí C, Lê Hữu Thiện thực hiện hành vi bắt, giữ Phạm Nguyễn Công T. Tuy nhiên tại thời điểm thực hiện hành vi Bảo, Công, Thiện chưa đủ 16 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đã thực hiện.

Đối với hành vi chuẩn bị hung khí để nhằm gây thương tích cho người khác của Nguyễn Văn K, Lê Hữu Thiện, Phạm Chí C, Hà Gia Bảo, Cao Nguyên Vũ, Bùi Đức Sang, Phạm Thành Long, Nguyễn Hoàng Mai Thiện, Võ Nguyễn Duy Anh. Tuy nhiên, quá trình điều tra xác định các đối tượng chưa gây thương tích cho người khác nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Lạt xử phạt vi phạm hành chính.

[3] Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với bị cáo:

Bị cáo phạm tội không thuộc trường hợp bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Khi quyết định hình phạt có xem xét bị cáo đã thành khẩn khai báo, gia đình bị cáo đã bồi thường thiệt hại cho người bị hại và được người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt nên áp dụng cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm b, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Bị cáo phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi nên áp dụng các Điều 90; Điều 91; Điều 98; Điều 101 Bộ luật hình sự để xử lý đối với bị cáo.

Xét đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo mức hình phạt từ 09 tháng tù đến 12 tháng tù, cho hưởng án treo của đại diện Viện Kiểm sát và người bào chữa tại phiên tòa là chưa tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo do bị cáo là người khởi xướng việc bắt, giữ người bị hại và cũng là người trực tiếp thực hiện hành vi, bị cáo giữ người bị hại trong khoảng thời gian dài cho đến khi bị công an phát hiện, do đó Hội đồng xét xử không áp dụng khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự để áp dụng hình phạt đối với bị cáo.

Xét bị cáo phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng, ổn định; bị cáo được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt, người bị hại trong vụ án xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo nên không cần cách ly bị cáo khỏi đời sống cộng đồng mà áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự, cho bị cáo được hưởng án treo và giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú theo dõi, giáo dục cũng đủ tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

[4] Về trách nhiệm dân sự: Người bị hại em Phạm Nguyễn Công T và người đại diện hợp pháp của người bị hại là cha mẹ của em Trọng không có yêu cầu gì thêm về trách nhiệm dân sự nên không đặt ra để xem xét giải quyết.

[5] Về xử lý vật chứng:

Các vật chứng gồm: 01 cây mã tấu cán bằng gỗ sơn màu đỏ dài khoảng 100cm; 01 cây gỗ vuông dài khoảng 130cm là những đồ vật bị cáo đã sử dụng thực hiện hành vi phạm tội và không có giá trị sử dụng nên tuyên tịch thu tiêu hủy.

[6] Về án phí: Buộc bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên, luật” .

QUYẾT ĐỊNH

[1] Tuyên bố: Bị cáo Nguyễn Văn K phạm tội “Bắt, giữ người trái pháp

- Áp dụng điểm e Khoản 2 Điều 157; Các điểm b, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điều 90; Điều 91; Điều 98; Điều 101; Điều 65 Bộ luật hình sự.

Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Văn K 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 03 (ba) năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm (25/11/2021).

Giao bị cáo Nguyễn Văn K cho Ủy ban nhân dân Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo .

Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

[2] Xử lý vật chứng:

Căn cứ Điều 47 Bộ luật hình sự và Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự: Tuyên:

- Tịch thu tiêu hủy: 01 cây mã tấu cán bằng gỗ sơn màu đỏ dài khoảng 100cm; 01 cây gỗ vuông dài khoảng 130cm.

(Theo biên bản giao, nhận vật chứng ngày 17/6/2021 giữa Công an thành phố Đà Lạt và Chi cục thi hành án dân sự thành phố Đà Lạt).

[3] Về án phí: Căn cứ khoản 2 Điều 135 và khoản 2 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 31/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về việc áp dụng án phí, lệ phí Tòa án: Buộc bị cáo Nguyễn Văn K phải nộp 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

Trong hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày tuyên án, bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại có quyền kháng cáo để yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm. Người đại diện hợp pháp của người bị hại vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

275
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội bắt, giữ người trái pháp luật số 219/2021/HS-ST

Số hiệu:219/2021/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 25/11/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về