Bản án 85/2019/HS-ST ngày 25/10/2019 về tội giả mạo trong công tác

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

BẢN ÁN 85/2019/HS-ST NGÀY 25/10/2019 VỀ TỘI GIẢ MẠO TRONG CÔNG TÁC

Ngày 25 tháng 10 năm 2019, tại trụ sở, Toà án nhân dân tỉnh Nam Định mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 87/2019/TLST- HS ngày 01 tháng 10 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 83/2019/QĐXXST- HS ngày 07 tháng 10 năm 2019 đối với các bị cáo:

1. Họ và tên: Vũ Thị K; Tên gọi khác: Không; Giới tính: Nữ; Sinh năm 1989, tại huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc; Nơi ĐKHKTT và nơi ở hiện tại: Phòng 207, Khu tập thể ký túc xá trường C, phường L, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Trình độ học vấn: 12/12; Nghề nghiệp trước khi phạm tội: Tự do; Chức vụ: Không; Họ và tên bố: Vũ Viết H, sinh năm 1966; Họ và tên mẹ: Lê Thị B, sinh năm 1966; Gia đình có 03 anh em, bị cáo là con thứ hai; Họ và tên chồng: Nguyễn Gia Q, sinh năm 1987; Có 02 con: Con lớn sinh năm 2014, con nhỏ sinh ngày 02/9/2017, hiện đang mang thai con thứ ba; Tiền án, tiền sự: Không;

Bị cáo bị áp dụng biện pháp “Cấm đi khỏi nơi cư trú”. Hiện đang tại ngoại.

2. Họ và tên: Phạm Thị S; Tên gọi khác: Không; Giới tính: Nữ; Sinh năm 1996, tại tại huyện T tỉnh Vĩnh Phúc; Nơi ĐKHKTT và nơi ở hiện tại: Thôn N, xã N, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Trình độ học vấn: 12/12; Nghề nghiệp trước khi phạm tội: Tự do; Chức vụ: Không; Họ và tên bố: Phạm Minh Đ, sinh năm 1967; Họ và tên mẹ: Dương Thị M sinh năm 1969; Gia đình có 05 anh em, bị cáo là con thứ ba; Họ và tên chồng: Nguyễn Xuân M, sinh năm 1993; Có 01 con sinh ngày 15/6/2019; Tiền án, tiền sự: Không;

Bị cáo bị áp dụng biện pháp “Cấm đi khỏi nơi cư trú”. Hiện đang tại ngoại.

Người bào chữa cho bị cáo Phạm Thị S theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật tố tụng Hình sự: Luật sư Nguyễn Đình K - Văn phòng luật sư T, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; Địa chỉ: Số 701, đường Hồng Hà, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Tại phiên tòa: Các bị cáo, người bào chữa có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Sau khi khởi tố điều tra và kết thúc điều tra một số vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra trên địa bàn tỉnh Nam Định và có liên quan đến một số tỉnh, thành như Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc…Do còn một số nội dung liên quan cần điều tra để xử lý tiếp, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nam Định (viết tắt là Cơ quan ANĐT) đã báo cáo và được Bộ Công an đồng ý cho tiến hành điều tra những nội dung liên quan đến các vụ án này. Trên cơ sở kết quả điều tra, xác minh những nội dung tách ra từ bản kết luận điều tra vụ án số 04/ANĐT ngày 28/03/2019 của Cơ quan ANĐT. Ngày 13/8/2019, Cơ quan ANĐT đã khởi tố vụ án“Giả mạo trong công tác” và khởi tố bị can đối với Vũ Thị K, Phạm Thị S về tội “Giả mạo trong công tác” theo quy định tại khoản 2 Điều 284 BLHS năm 1999 để điều tra.

Quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT đã làm rõ nội dung, diễn biến hành vi phạm tội, phương thức, thủ đoạn phạm tội của các bị can Vũ Thị K, Phạm Thị S và các đối tượng có liên quan trong việc giúp sức Nguyễn Thị T, Dương Thị Minh N và đồng phạm thực hiện hành vi giả mạo trong công tác để cấp trái phép 30 chứng chỉ tin học trình độ B, chứng chỉ tiếng Anh trình độ B (trong tổng số 576 chứng chỉ đã bị xem xét xử lý hình sự) của Trung tâm ngoại ngữ tin học thuộc trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc (viết tắt là trường CĐN Vĩnh Phúc). Cụ thể như sau:

Đi với bị can Phạm Thị S: Khoảng tháng 4 năm 2017, khi đang là sinh viên học năm cuối tại khoa Tiểu học trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, Phạm Thị S biết được thông tin khoảng tháng 6 năm 2017, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có tổ chức thi tuyển viên chức giáo viên cho ngành giáo dục đào tạo. Để chuẩn bị trước các điều kiện đáp ứng thủ tục, hồ sơ thi tuyển viên chức sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Vĩnh Phúc là phải có chứng chỉ tin học trình độ B, chứng chỉ tiếng Anh trình độ B (sau đây viết tắt là chứng chỉ). S và các bạn cùng lớp có nói chuyện tìm nơi làm được chứng chỉ mà không phải học, không phải thi. S biết được trước đây Phạm Thị Mơ (là chị ruột S) có làm 02 chứng chỉ qua 01 người phụ nữ thông qua giao dịch trên mạng xã hội Facebook. S hỏi và được Mơ cho tài khoản Facebook có nickname là “Kim Cận”. S đã chủ động nhắn tin nói chuyện với người này thông qua tài khoản Facebook của bản thân là “Sen Phạm”. Qua trao đổi, S biết người này tên là Vũ Thị K, có địa chỉ cư trú tại Khu tập thể ký túc xá trường CĐN Vĩnh Phúc. S đã đặt vấn đề nhờ K làm chứng chỉ cho bản thân và một số người bạn cùng lớp. K đồng ý và hướng dẫn S thu hồ sơ của người mua, làm chứng chỉ gồm: 02 ảnh hồ sơ 3x4 hoặc 4x6, bản photocoppy chứng minh nhân dân (CMND), kèm theo tiền là 700.000 đồng/02 chứng chỉ. Trong thoả thuận K nói rõ cho S biết chứng chỉ là phông của Bộ (Bộ GD ĐT). Đồng thời K trao đổi với S nội dung nếu số lượng từ 20 người trở lên thì giá tiền s giảm còn 600.000 đồng/02 chứng chỉ. Sau đó S thông báo cho các bạn cùng lớp biết ai có nhu cầu làm chứng chỉ thì đăng ký. Khi có 15 người đăng ký làm chứng chỉ không học, không thi (chưa kể S), S lập danh sách và chụp lại hình ảnh gửi cho K qua ứng dụng Messenger của mạng xã hội Facebook. Khi K nhận được danh sách 15 người làm chứng chỉ thì giữa K và S thống nhất giá tiền làm chứng chỉ cho 15 người này là 620.000 đồng/02 chứng chỉ, riêng chứng chỉ của S, K thỏa thuận làm miễn phí vì S có công thu gom hồ sơ của người mua, làm chứng chỉ không học, không thi. Sau đó, S thông báo cho các bạn cùng lớp nộp hồ sơ kèm tiền là 700.000 đồng/02 chứng chỉ để làm chứng chỉ và 15 người đã nộp hồ sơ, nộp tiền cho S là: Lê Thị Linh, Bùi Thị Ngọc, Nguyễn Thị K Cúc, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Lan Phương, Cao Thị Ngọc Huyền, Cao Thị Thu Thuỷ, Phùng Thị Thanh Yến, Đào Thị Trang, Hoàng Thị Ngọc Ánh, Vũ Thị Thuý, Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, Nguyễn Thị Thu Trà, Lê Thị K Thanh, Nguyễn Thị Hạnh. Trước khi chuyển hồ sơ và tiền, S liên hệ thông báo cho K biết số lượng người đăng ký làm chứng chỉ mà S đã thu hồ sơ được và hỏi K xem có bớt được chi phí nữa không. Qua trao đổi, K và S thống nhất giá tiền cuối cùng là 600.000 đồng/02 chứng chỉ. Sau khi đã thỏa thuận xong, S và K hẹn và gặp nhau tại ven đường gần bến xe thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, S đã chuyển hồ sơ và tiền của 15 người làm chứng chỉ cho K. Khoảng hai tuần sau, K liên hệ chuyển 30 chứng chỉ cho S tại địa điểm cũ. Do tại thời điểm làm chứng chỉ Trung tâm ngoại ngữ tin học trường CĐN Vĩnh Phúc không đủ phôi nên K không làm được chứng chỉ cho S. Để trả công, K bồi dưỡng cho S 600.000 đồng. Như vậy, tổng số tiền S được hưởng lợi từ việc làm vi phạm trên là 2.100.000 đồng, trong đó có 1.500.000 đồng là S thu hưởng chênh lệch từ việc làm chứng chỉ cho 15 người bạn cùng lớp và 600.000 đồng từ nguồn tiền do K bồi dưỡng. Sau khi nhận chứng chỉ từ K, S liên hệ chuyển lại cho 15 bạn cùng lớp.

Đi với bị can Vũ Thị K: Thông qua mạng xã hội Facebook, Vũ Thị K có quen biết với Phạm Thị Mơ (chị ruột Phạm Thị S) và vào khoảng đầu năm 2017, Mơ nhờ K làm giúp chứng chỉ tin học, tiếng Anh mà không phải học, không phải thi để Mơ sử dụng nộp hồ sơ thi tuyển viên chức làm giáo viên (vì Mơ cũng học trường Cao đẳng Vĩnh phúc), K đồng ý. Sau đó, từ mối quan hệ quen biết với Nguyễn Thị T, là nhân viên Trung tâm tin học ngoại ngữ trường CĐN Vĩnh Phúc (vì cùng ở khu tập thể Ký túc xá của Trường CĐN Vĩnh Phúc), K hỏi và nhờ Thao làm chứng chỉ không học, không thi cho Phạm Thị Mơ. Thao đồng ý và hướng dẫn K nộp hồ sơ, gồm: 02 ảnh hồ sơ 3x4 hoặc 4x6, bản photocoppy CMND, kèm tiền là 230.000 đồng/01 chứng chỉ. Sau đó, K trả lời và yêu cầu Mơ nộp hồ sơ và tiền là 700.000 đồng/02 chứng chỉ. Do bận việc nên Mơ gửi hồ sơ và tiền làm chứng chỉ cho K theo dịch vụ chuyển phát nhanh. Nhận được hồ sơ của Mơ, K nộp hồ sơ và tiền cho Thao theo thỏa thuận. Khoảng 02 đến 03 ngày sau, Thao thông báo K đến Trung tâm tin học ngoại ngữ trường CĐN Vĩnh Phúc để nhận 02 chứng chỉ của Mơ và K đã chuyển các chứng chỉ trên cho Mơ thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. K được hưởng lợi số tiền là 240.000 đồng.

Sau khi làm chứng chỉ cho Phạm Thị Mơ xong đến giữa tháng 4/2017, Vũ Thị K đã giao dịch với Phạm Thị S để làm 30 chứng chỉ cho 15 người là sinh viên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc (là bạn của S) với phương thức thủ đoạn và diễn biến như nêu trên.

Về số tiền làm chứng chỉ không học, không thi theo thỏa thuận K thu của S là 600.000 đồng/02 chứng chỉ. K nộp cho Thao là 230.000đồng/01 chứng chỉ. K thu lợi từ việc làm 30 chứng chỉ là 2.100.000 đồng nhưng có chi bồi dưỡng công môi giới trung gian cho Phạm Thị S là 600.000 đồng. Còn lại K hưởng lợi 1.500.000 đồng. Như vậy tổng cộng bị can Vũ Thị K đã là đầu mối trung gian kết nối giữa Nguyễn Thị Thao và những người có nhu cầu mua, làm chứng chỉ không học, không thi để làm 32 chứng chỉ trái phép cho 16 người và thu lợi 1.740.000 đồng.

Tại Cơ quan ANĐT, các bị can Vũ Thị K và Phạm Thị S thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của bản thân và khẳng định nhận thức rõ về điều kiện để được cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ là phải qua quá trình tích luỹ kiến thức, được tổ chức thi, kiểm tra sát hạch và đủ điểm mới được cấp chứng chỉ. Nhưng vì động cơ vụ lợi là lợi ích cá nhân nên nhiều lần nhận hồ sơ và tiền của nhiều người để làm chứng chỉ không học không thi.

Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Nam Định đã thu thập các tài liệu, chứng cứ để xác định hành vi phạm tội của các bị can Vũ Thị K và Phạm Thị S như sau:

- Cơ quan ANĐT ghi lời khai Nguyễn Thị T, sinh năm 1987, trú tại Phòng 105 Khu tập thể ký túc xá trường CĐN Vĩnh Phúc, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (là nhân viên của trung tâm ngoại ngữ tin học trường CĐN Vĩnh Phúc và đã bị TAND tỉnh Nam Định xét xử sơ thẩm ngày 24/6/2019 trong vụ án Dương Thị Minh N và đồng phạm phạm tội “Giả mạo trong công tác”). Tại Cơ quan ANĐT, Nguyễn Thị T thừa nhận có tiếp nhận hồ sơ để làm chứng chỉ cho những người không học, không thi do bị can Vũ Thị K chuyển và những người được cấp chứng chỉ do bị can K chuyển hồ sơ đều nằm trong danh sách 576 chứng chỉ được cấp trái phép trong ba khóa thi Tin học BK19; tiếng Anh BK19; tiếng Anh BK20; tiếng Anh BK21 hoặc không có tên trong danh sách học viên bất kỳ khóa thi nào và đã bị Cơ quan ANĐT điều tra làm rõ và xử lý trong vụ án “Giả mạo trong công tác” khởi tố ngày 28/8/2018.

- Cơ quan ANĐT tiến hành ghi lời khai của 16 người, cụ thể: Lê Thị Linh, Bùi Thị Ngọc, Nguyễn Thị K Cúc, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Lan Phương, Cao Thị Ngọc Huyền, Cao Thị Thu Thuỷ, Phùng Thị Thanh Yến, Đào Thị Trang, Hoàng Thị Ngọc Ánh, Vũ Thị Thuý, Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, Nguyễn Thị Thu Trà, Lê Thị K Thanh, Nguyễn Thị Hạnh và Phạm Thị Mơ là những người đã liên hệ, gặp gỡ các bị can để mua, làm chứng chỉ củaTrung tâm ngoại ngữ tin học thuộc Trường CĐN Vĩnh Phúc. Tại Cơ quan ANĐT họ đều khai: Bản thân họ không học, không thi, không kiểm tra, họ đã nhờ bị can Phạm Thị S, Vũ Thị K làm chứng chỉ nhằm mục đích để kê khai, bổ sung hồ sơ thi tuyển viên chức.

Nhng nội dung liên quan đến vụ án:

Đi với những người mua, làm chứng chỉ đều xuất phát từ nhu cầu sử dụng chứng chỉ, có dấu hiệu của hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Quá trình điều tra vụ án Cơ quan ANĐT đã cơ bản thu hồi chứng chỉ gốc và bản thân những người này đã nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình, tích cực hợp tác để điều tra, giải quyết nhanh vụ án nên xét thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ.

Đi với hành vi vi phạm của Dương Thị Minh N và Nguyễn Thị T đã bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm về tội “Giả mạo trong công tác” theo quy định tại Điều 284 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 nên không đặt ra việc xử lý về hình sự trong vụ án này.

Nhng vật chứng, tiền, tài sản, đồ vật đã thu, tạm giữ trong quá trình điều tra vụ án: Thu giữ của Vũ Thị K: 01 (một) điện thoại Iphone 6S, có viền màu trắng mặt phía sau màu hồng; số IMEI: 355693073950274, đã qua sử dụng. Thu giữ của Phạm Thị S: 01 (một) điện thoại Iphone 6Plus có viền màu trắng, mặt phía sau màu vàng; số IMEI: 353286075587236, đã qua sử dụng. Thu giữ số tiền 4.040.000 đồng (Bốn triệu không trăm bốn mươi nghìn đồng). Số tiền và 02 chiếc điện thoại nêu trên được chuyển theo vụ án để xử lý.

Quá trình điều tra vụ án Dương Thị Minh N, Nguyễn Thị T và đồng phạm về tội “Giả mạo trong công tác”, Cơ quan ANĐT đã thu và xử lý 354 chứng chỉ tin học, ngoại ngữ (tiếng Anh) trình độ B (bản gốc) do trường CĐN Vĩnh Phúc cấp trong đó có 20 chứng chỉ (bản gốc) trong vụ án này. Quá trình điều tra vụ án này, Cơ quan ANĐT tiếp tục thu giữ 08 chứng chỉ (bản gốc), do xác định là vật chứng dạng tài liệu nên chuyển theo cùng hồ sơ vụ án. Đối với 20 chứng chỉ (bản gốc) thu giữ trước đây đã chuyển theo hồ sơ vụ án hình sự số 08/ANĐT ngày 28/8/2018.

Cáo trạng số 74/CT-VKS-P1 ngày 01/10/2019, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định truy tố bị can Vũ Thị K và Phạm Thị S về tội:Giả mạo trong công tác” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 284 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009).

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định thực hành quyền công tố giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo về tội danh và điều luật áp dụng như bản cáo trạng đã nêu và đề nghị Hội đồng xét xử: Tuyên bố các bị cáo Vũ Thị K và Phạm Thị S phạm tội: Giả mạo trong công tác” Áp dụng điểm c khoản 2, khoản 5 Điều 284; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 20, Điều 47, Điều 53, Điều 60 BLHS năm 1999. Xử phạt Vũ Thị K từ 24 đến 27 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách gấp đôi.

Xử phạt Phạm Thị S từ 21 đến 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách gấp đôi.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

Tch thu số tiền các bị cáo chiếm hưởng bất chính để sung vào ngân sách Nhà nước.

Tch thu 02 chiếc điện thoại đã thu giữ của Vũ Thị K và Phạm Thị S.

Trả lại cho Phạm Thị S số tiền 200.000 đồng.

Người bào chữa cho bị cáo Phạm Thị S trình bày: Đồng ý với quan điểm truy tố và đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định tại phiên tòa. Tuy nhiên, đề nghị HĐXX xem xét hành vi của Phạm Thị S không phải là phạm tội nhiều lần nên chỉ áp dụng khoản 1 Điều 284 BLHS năm 1999.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định giữ nguyên quan điểm như bản luận tội.

Các bị cáo nói lời sau cùng xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cở sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Nam Định, Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Hành vi phạm tội của bị cáo được chứng minh bằng các chứng cứ sau: Lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra và tại phiên tòa; Lời khai người làm chứng và các tài liệu trong hồ sơ vụ án có đủ cơ sở kết luận: Vũ Thị K và Phạm Thị S có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có hiểu biết các quy định của pháp luật về kiểm tra, cấp chứng chỉ tin học và chứng chỉ ngoại ngữ. Nhưng vì động cơ vụ lợi đã thực hiện hành vi thu hồ sơ, tiền rồi chuyển cho Nguyễn Thị T và Thao chuyển cho Dương Thị Minh N để Nguyệt và các đồng phạm khác (đã bị xử lý hình sự) lập và hợp pháp hoá hồ sơ ký cấp, bán 32 chứng chỉ tin học (trình độ B), tiếng Anh (trình độ B) trong tổng số 576 chứng chỉ đã cấp, bán trái phép (đã bị xử lý về hình sự) của Trung tâm ngoại ngữ tin học thuộc trường CĐN Vĩnh Phúc cho 16 người không học, không thi, kiểm tra. Trong đó bị cáo Phạm Thị S phải chịu trách nhiệm 30 chứng chỉ cấp khống cho 15 người để thu lợi bất chính 2.100.000 đồng; Bị cáo Vũ Thị K phải chịu trách nhiệm 32 chứng chỉ cấp khống cho 16 người để thu lợi bất chính 1.740.000 đồng. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi phạm tội thì BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đang có hiệu lực thi hành. Thời điểm khởi tố, điều tra vụ án thì BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành. So sánh giữa hai BLHS về tội phạm và hình phạt thấy: Hành vi phạm tội của các bị cáo Vũ Thị K và Phạm Thị S được quy định tương ứng tại Khoản 4 Điều 359 BLHS năm 2015 và Khoản 2 Điều 284 BLHS năm 1999. Mức hình phạt quy định tương ứng tại Khoản 4 Điều 359 BLHS năm 2015 là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; còn mức hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 284 BLHS năm 1999 là phạt tù từ ba năm đến mười năm. Căn cứ khoản 2 Điều 7 BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội hướng dẫn thi hành BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) thì hành vi phạm tội của Vũ Thị K và Phạm Thị S đã đủ yếu tố cấu thành tội Giả mạo trong công tác”, tội danh và hình phạt qui định tại điểm c khoản 2 Điều 284 BLHS năm 1999.

Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự quản lý hành chính, hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.

[3] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Các bị cáo đã tự nguyện khắc phục hậu quả, nộp lại số tiền đã chiếm hưởng; Các bị cáo đều đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. HĐXX áp dụng điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999 để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo [4] Xét tính chất mức độ, hành vi phạm tội của các bị cáo: Các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt và nơi cư trú rõ ràng, phạm tội khi còn đang là sinh viên, thực hiện hành vi phạm tội với vai trò giúp sức trong đồng phạm. HĐXX quyết định hình phạt tù tương xứng với hành vi của từng bị cáo nhưng cho các bị cáo hưởng án treo, giao các bị cáo cho chính quyền địa phương nơi các bị cáo cư trú giám sát, giáo dục, giúp đỡ bị cáo trở thành công dân có ích cho xã hội.

[5] Hình phạt bổ sung: Các bị cáo đều đang nuôi con nhỏ, hoàn cảnh khó khăn, số tiền các bị cáo chiếm hưởng không lớn. HĐXX, không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với các bị cáo.

[6] Xử lý vật chứng: Bị cáo Vũ Thị K đã nộp số tiền 1.740.000 đồng được đối trừ vào số tiền chiếm hưởng nên bị cáo Vũ Thị K đã nộp đủ. Bị cáo Phạm Thị S đã nộp số tiền 2.300.000 được đối trừ vào số tiền chiếm hưởng, bị cáo S được trả lại 200.000 đồng.

- 01 điện thoại Iphone 6S, có viền màu trắng, mặt phía sau màu hồng thu giữ của Vũ Thị K và 01 điện thoại Iphone 6 Plus có viền màu trắng, mặt phía sau màu vàng thu giữ của Phạm Thị S liên quan đến việc phạm tội nên tịch thu sung ngân sách nhà nước.

- Các vật chứng khác chuyển theo hồ sơ vụ án là tài liệu chứng cứ nên không đề cập xử lý.

[7] Về án phí: Các bị cáo phải nộp án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các l trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố các bị cáo Vũ Thị K và Phạm Thị S phạm tội Giả mạo trong công tác”.

2. Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 284; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 20, Điều 47, Điều 53, Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Xử phạt Vũ Thị K 27 (Hai mươi bảy) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4 (Bốn) năm 6 (Sáu) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao Vũ Thị K cho UBND phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Xử phạt Phạm Thị S 24 (Hai mươi bốn) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4 (Bốn) năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao Phạm Thị S cho UBND xã N, huyện Y, tỉnh Vĩnh Phúc giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trong trường hợp các bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo qui định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, nếu các bị cáo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên, thì Toà án có thể quyết định buộc các bị cáo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

3. Xử lý vật chứng: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 47 của Bộ luật Hình sự năm 2015;

điểm a khoản 2 Điều 106 của BLTTHS năm 2015, Tịch thu sung ngân sách Nhà nước số tiền chiếm hưởng 1.740.000 (Một triệu, bảy trăm bốn mươi nghìn) đồng của bị cáo Vũ Thị K. Bị cáo Vũ Thị K đã nộp số tiền 1.740.000 đồng được đối trừ.

Tch thu sung ngân sách Nhà nước số tiền chiếm hưởng 2.100.000 (Hai triệu, một trăm nghìn) đồng của bị cáo Phạm Thị S. Bị cáo Phạm Thị S đã nộp số tiền 2.300.000 đồng được đối trừ.

Tch thu của Vũ Thị K 01 điện thoại Iphone 6S, có viền màu trắng, mặt phía sau màu hồng và của Phạm Thị S 01 điện thoại Iphone 6Plus có viền màu trắng, mặt phía sau màu vàng để sung vào ngân sách nhà nước.

Trả lại cho Phạm Thị S số tiền 200.000 đồng (Hai trăm nghìn).

Tất cả các vật chứng được tạm giữ để đối trừ nghĩa vụ thi hành án.

(Chi tiết trong Biên bản giao, nhận tài sản thi hành án số 04/20 và Ủy nhiệm chi số 06 ngày 14/10/2019 giữa Công an tỉnh Nam Định và Cục thi hành án dân sự tỉnh Nam Định).

4. Về án phí: Căn cứ khoản 2 Điều 136 của BLTTHS, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án. Các bị cáo Vũ Thị K, Phạm Thị S mỗi bị cáo phải nộp 200.000 đồng.

Các bị cáo được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì các bị cáo có quyền tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

475
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 85/2019/HS-ST ngày 25/10/2019 về tội giả mạo trong công tác

Số hiệu:85/2019/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Nam Định
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 25/10/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về